当前位置:首页 > Thể thao > Câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi 'Người kiếm được 500.000 USD/năm làm công việc gì?'

Câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi 'Người kiếm được 500.000 USD/năm làm công việc gì?'

2025-01-20 12:12:22 [Nhận định] 来源:NEWS

Một người dùng của Quora –  trang web dịch vụ hỏi đáp được tạo lập bởi chính các thành viên – đã đặt một câu hỏi như thế này: “Gần đây tôi có đọc được một bài báo viết về một lập trình viên được trả 3 triệu đô/ năm ở Google. Họ có những kỹ năng gì hay làm nhiệm vụ gì mà đáng giá như vậy?âutrảlờituyệtvờichocâuhỏiNgườikiếmđượcUSDnămlàmcôngviệcgìgiải la liga

Câu trả lời được cho là xác đáng nhất thuộc về Amin Ariana – một cựu kỹ sư của Google. Câu trả lời của anh nhận được hơn 1 triệu lượt xem.

Dưới đây là nguyên văn câu trả lời của Ariana.

Tiết lộ một chút: Tôi là cựu nhân viên Google và câu trả lời này không đại diện cho quan điểm của công ty.

Giả thuyết của câu hỏi đã sai căn bản ở chỗ không có thu nhập đảm bảo nào dành cho các kỹ sư đáng giá 500 ngàn đô la. Như bài báo đã đề cập, con số này là tính cả khoản tiền lương và số cổ phiếu hạn chế.

Để giải thích cho việc bạn cần phải làm gì để đạt được con số đó, tôi muốn đưa ra một ví dụ minh họa:

Nếu bạn là công nhân trong một ngôi làng và nhiệm vụ của bạn là cung cấp nguồn nước cho ngôi làng đó, thì bạn là người mang lại giá trị cho dân làng. Sẽ có 2 kiểu công nhân:

Loại 1:

Bạn lấy 1, 2 chiếc xô, ra hồ nước ngọt, múc đầy chúng rồi quay về. Số nước bạn mang về mang lại niềm vui cho 20 người. Bạn sẽ uống một ít dọc đường đi và khi trở về, bạn cũng có phần của mình.

Loại 2:

Không tính phần nước mà người công nhân này nhận được. Thay vì lấy một cái xô, anh ta lấy một chiếc xẻng và một chiếc cốc nhỏ, biến mất trong một khoảng thời gian. Anh ta đào một đường dẫn nước từ cái hồ về ngôi làng. Thường thì anh ta sẽ khiến mọi người thất vọng vì quay trở về hàng tuần với một cái cốc không có gì. Nhưng những bô lão trong làng vì lý do nào đó tin tưởng anh ta và muốn giữ lại anh ta (ném cho anh ta một mẩu xương để không phải chết đói).

Một ngày nào đó, anh ta đột nhiên xuất hiện với một dòng nước chảy liên tục phía sau. Anh ta khiến những công nhân loại 1 không còn việc gì để làm. Họ sẽ phải đi tìm một hoạt động khác và một nhóm khác để làm việc cùng.

Tùy vào việc giữ kiểm soát ở mức nào với dòng nước đó, công nhân loại 2 sẽ sở hữu một phần của dòng nước đó. Vì dân làng muốn thu lại và đồng bộ dòng nước đó, nên họ thương lượng quyền sở hữu nó.

Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện có thật:

Dịp năm mới vừa rồi tôi đã đi nghỉ ở Vịnh Monterey. Tôi đứng ở đó với vợ để theo dõi một chàng trai trẻ đào một cái lỗ. Vợ tôi thì đang tận hưởng không khí biển, trong khi mọi người đang bận rộn tận hưởng, hoàn toàn không chú ý tới chàng trai đó.Tôi đã chỉ về phía anh ta từ điểm quan sát và nói với vợ tôi rằng “Nhìn kìa. Trong 30 phút nữa, tất cả những người này sẽ cùng đào với anh chàng ấy”.

30 phút sau, anh chàng đang cố gắng đào một dòng chảy nhỏ từ cái hào của mình ra biển. Nước phải chảy từ biển vào đầy hào nước, nên anh ta rất vất vả trong việc thay đổi độ dốc của dòng chảy. 5 phút sau, những đứa trẻ đang đứng nhìn bắt đầu giúp anh ta. 10 phút sau, một vài người lớn bắt đầu đào. 15 phút sau, những du khách nước ngoài rụt rè với chiếc máy ảnh trên tay cũng bắt đầu đào cùng.

Một giờ sau, người công nhân loại 2 này đã truyền cảm hứng cho 15 người công nhân loại 1 hoàn thành dòng chảy.

Bức ảnh mà tôi đã chụp lại này là khi dự án đã hoàn thành. Tôi chụp lại nó là để ghi lại kỷ niệm về sự đặt cược của tôi vào sức mạnh của một cá nhân. Chàng trai với chiếc xô tím là người sang lập dòng chảy, mặc dù bạn sẽ không nhận ra khi nhìn vào bức ảnh.

{ keywords}

Chi tiết không phải ai cũng nhìn ra là, không phải tất cả mồ hôi đều tạo ra giá trị như nhau. Người công nhân loại 2 đang sẵn sang phá vỡ một số quy tắc, trở thành kẻ bị bỏ rơi và bị bỏ đói trong một khoảng thời gian không được xác định để tạo ra một dòng chảy tự động về cho dân làng. Trong khi công nhân loại 1 thì mong được trả công cho những kỹ năng và công việc họ làm. Cơ sở của dòng lập luận này không mang lại kết quả mong muốn. Sự khác biệt chính là chấp nhận rủi ro mà không hề có sự đảm bảo.

Có thể cho rằng hầu hết những người tiên phong ở ngôi làng (trong trường hợp này là Google) là những công nhân loại 2 – những người bị bỏ đói trong nhiều năm trước khi thiết lập một dòng chảy hàng tỷ đô la.

Những cách để có được số cổ phiếu hạn chế lớn của công ty:

- Ngay từ những ngày đầu đã có trách nhiệm tạo ra giá trị cốt lõi

- Tạo ra một giá trị mới tình cờ khi đang làm một dự án phụ nhưng sau đó lại mang lại giá trị lớn

- Rời bỏ ngôi làng để bắt đầu dự án của mình

- Bằng cách nào đó có kiến thức độc quyền về một dòng giá trị

Không mạo hiểm thì chẳng đạt được điều gì cả.

Nhiều người chỉ ra rằng họ gặp khó khăn khi đặt những dụ ngôn này vào hoàn cảnh thực tế của họ. Một số người đặt câu hỏi về chiến thuật đàm phán để đảm bảo một sự trả công tương xứng cho những đóng góp của họ cho công ty. Câu chuyện dưới đây sẽ làm sang tỏ nhiều hơn:

Tháng 5/2009, một công nhân loại 1 nộp đơn vào Twitter. Anh ta bị từ chối. Tháng 8/2009, anh ta lại nộp đơn vào Facebook. Anh ta lại bị từ chối. Anh ta quyết định thực hiện cuộc phiêu lưu của chính mình và chọn một công việc loại 2 là đào một dòng chảy doanh thu từ nhu cầu truyền thông của Lake of Humanity tới Ngôi làng Incorporated Chatterboxes.

Trên đường đi, khi anh ta và một người bạn khác đang đào thì công việc của họ đã truyền cảm hứng và thu hút 55 người khác. Các bô lão của những ngôi làng khác đã ném cho họ một vài mẩu xương, đầu tiên là 250.000 USD, sau đó là 8 triệu USD, và cuối cùng là 50 triệu USD của Sequoia Capital khi thấy dòng chảy này rõ ràng là sẽ thành công.

3 giờ trước khi tôi viết câu chuyện này, CNN thong báo dòng chảy của người công nhân loại 2 này đã được Facebook mua lại với giá 19 tỷ USD. (Ghi chú: Đây chính là câu chuyện về việc Facebook mua lại WhatsApp vào tháng 2/2014).

Và Brian Acton, sau 5 năm đi “đào dòng chảy doanh thu” cho hoạt động kinh doanh của Facebook, hiện đang là chủ sở hữu vốn ở Facebook – nơi mà anh đã từng xin việc và bị từ chối.

Đây là những dòng chia sẻ của anh từ năm 2009 vào 2 thời điểm anh bị từ chối bởi Facebook và Twitter.

{ keywords}

Bạn có cho rằng 55 người lao động kia cần thương lượng mức lương 500.000 USD ở Facebook không?

Hay bạn cho rằng Facebook sẽ buộc phải trả lương cao hơn và rót vốn cho họ vì sợ rằng họ sẽ quyết định đưa dòng chảy của mình ra khỏi ngôi làng ngay khi tài khoản của họ trống trơn?

Một công nhân loại 2 sẽ không so sánh hoặc thương lượng mức lương, bởi vì anh ta không bán dịch vụ cho ngôi làng (doanh nghiệp), mà anh ta đang bán tài sản tiềm năng. Ngôi làng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đãi ngộ cho anh ta theo giá trị của tài sản mà anh ta mang về. Tài sản trong tay anh ta có thể được giao dịch để cả hai bên giao dịch đều có lợi hơn.

Câu hỏi không phải là sẽ có giao dịch hay không, mà là ngôi làng này có đang ngồi ở phía bên kia của chiếc bàn khi giao dịch diễn ra hay không. Và khi tài sản đó là nước cho dân làng thì những số 0 đằng sau ký hiệu USD được xem là một sự cần thiết không đáng kể.

  • Nguyễn Thảo(Theo Quora)

(责任编辑:Thời sự)

相关内容
推荐文章
热点阅读
随机内容