- Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động.
-Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập.
- Những nhà giáo không thuộc 2 nhóm đối tượng trên mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 thì không được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.
![]() |
Nghị định mới về phụ cấp thâm niên được ban hành sau hơn 1 năm Luật Giáo dục có hiệu lực (từ 1/7/2020) |
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.
Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).
Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: Thời gian tập sự; Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định; Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm nêu trên.
Mức phụ cấp thâm niên 5%
Nghị định cũng quy định cụ thể mức phụ cấp thâm niên. Theo đó, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Cách tính phụ cấp thâm niên hàng tháng:
Mức tiền phụ cấp thâm niên= (Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp của viên chức + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có hiện hưởng) x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2021.
Các địa phương, cơ sở giáo dục công lập đã thực hiện chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo từ ngày 1/7/2020 đến nay, thì tiếp tục thực hiện theo Nghị định này.
Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập vẫn giữ ngạch viên chức ngành giáo dục, đào tạo (có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) mà chưa được chuyển xếp sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mã số V07), chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mã số V09) thì vẫn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định này.
Thanh Hùng
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi khẳng định việc Sở này ban hành văn bản tạm dừng chi phụ cấp thâm niên nhà giáo từ ngày 1/7/2020 là đúng Luật.
" alt=""/>Áp dụng quy định mới về phụ cấp thâm niên cho giáo viên từ 1/8/2021Điểm xét tuyển lớp 10 chuyên = tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn Văn - Toán - Ngoại ngữ + điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn đăng ký thi chuyên x 2 + điểm khuyến khích (nếu có).
Các học sinh không trúng tuyển lớp 10 chuyên sẽ được xét tuyển lớp không chuyên trong trường chuyên căn cứ trên điểm xét tuyển = tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn Văn - Toán - Ngoại ngữ + điểm khuyến khích (nếu có).
![]() |
Điểm xét tuyển vào lớp 10 = tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn Văn - Toán - Ngoại ngữ + điểm ưu tiên (nếu có).
Điểm xét tuyển vào lớp 10 tích hợp = tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn Văn - Toán - Ngoại ngữ + điểm trung bình các môn của chương trình tích hợp lớp 9 (theo thang điểm 10).
Điểm xét tuyển vào lớp 10 tiếng Pháp = (trung bình của tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn Văn - Toán - Ngoại ngữ) x 2 + điểm trung bình cộng của các bài thi môn tiếng Pháp và bài thi môn Toán bằng tiếng Pháp trong kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở trong khuôn khổ Chương trình tiếng Pháp song ngữ.
Điểm xét tuyển vào lớp 10 tiếng Nhật = tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn Văn - Toán - Ngoại ngữ + điểm trung bình của môn đăng ký thi Ngoại ngữ 1.
Sau khi công bố điểm xét tuyển, TP.HCM sẽ công bố điểm chuẩn trường chuyên, lớp chuyên, lớp tích hợp năm học 2021-2022 và nộp hồ sơ nhập học từ ngày 10/8 đến 15h ngày 14/8/2021.
Các trường hoàn tất nhập báo cáo trên hệ thống quản lý thị trước 17hngày 14/8/2021.
Sở GD-ĐT TP.HCM trích xuất dữ liệu thí sinh đã nộp lớp chuyên, lớp tích hợp trong dữ liệu tuyển sinh lớp 10 THPT công lập từ ngày 15 – 19/8/2021.
Công bố điểm chuẩn và nộp hồ sơ nhập học lớp 10 THPT công lập từ ngày 20/8 đến 16h ngày 27/8/2021.
Các trường hoàn tất báo cáo trên hệ thống quản lý thi trước 16h, ngày 30/8/2021.
Minh Anh
Hôm nay (20/8) Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2021-2022.
" alt=""/>Tra cứu điểm xét tuyển vào lớp 10 TP.HCMSBU tiết lộ một camera bị Nga tấn công mạng nằm trên ban công của một tòa nhà, và được sử dụng để giám sát khu vực xung quanh. Camera còn lại nằm trong một khu dân cư phức hợp, thường được dùng để theo dõi bãi đậu xe.
SBU cáo buộc Nga đã thay đổi góc quay của camera trên ban công, và kết nối với YouTube để có thể xem camera đang ghi lại những gì.
Phía Ukraine cho biết vụ tấn công của Nga vào thủ đô Kiev và các khu vực xung quanh vào ngày 2/1 đã khiến 4 người thiệt mạng, và khoảng 70 người khác bị thương. Tướng Valerii Zaluzhnyi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, cho hay Nga đã phóng gần 100 tên lửa vào Kiev, và thành phố phía đông Kharkiv.
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, các nhân viên an ninh mạng của Ukraine đã chặn khoảng 10.000 camera mà Kiev nghi Moscow có thể sử dụng để lên kế hoạch tấn công.
Trong những tuần gần đây, Nga còn nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine như hệ thống năng lượng.