当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Union Berlin, 0h30 ngày 23/2: Phong độ sa sút 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 23/2: Đối thủ khó ưa
“Nơi gặp gỡ tình yêu” – Tựa album mới nhất của Thanh Lam nghe đâu là một “điềm lành” dự báo cho câu chuyện tình yêu giữa hai người?
- Album này Thanh Lam đeo đuổi trong suốt 2-3 năm nay và hoàn thiện nó vào đúng đợt giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19, cũng chính là thời điểm chúng tôi gặp nhau. Nếu tên album được chọn trước đó thì quả đúng nó là một “điềm lành” thật. Có điều, “nơi gặp gỡ tình yêu” của chúng tôi có vẻ như chẳng giống ai: Ngay bên con phố đầu tiên bị phong tỏa ở Hà Nội vì sự cố bệnh nhân thứ 17 và bệnh viện mắt của chúng tôi gần như nằm ngay sát tâm dịch.
Nghĩa là chỉ mới 3 tháng? Ở vào tuổi của anh, thường người ta không nghĩ tới khả năng “sét đánh”, liệu đây chính xác có phải là một chuyện tình kiểu “có tránh cũng chả được”?
- Chắc vậy, vì đúng là… cứ thế lao bổ vào nhau, nào kịp nghĩ gì (cười). Tất nhiên không phải ngay trong lần gặp đầu tiên, lúc cô ấy tranh thủ khi không vướng show để đến chỗ tôi mổ mắt, theo lời mách của một người bạn. Chỉ là trong một lần tái khám, cô ấy không sao gọi nổi taxi đến khu Trúc Bạch vào những ngày ấy nên tôi… “đành” phải đưa cô ấy về, và dọc đường nói chuyện thấy… cũng hợp.
Trước đấy anh có lưu tâm nhiều tới cái tên Thanh Lam không?
- Cũng có nhưng không nhiều lắm, vì quả thực công việc bận rộn khiến tôi gần như không có thời gian đi xem ca nhạc hay TV. Nhưng báo thì có đọc, đại loại cũng biết cô ấy là một diva cá tính, tài năng và cũng vướng phải không ít thị phi như lẽ thường ở một người “làm dâu trăm họ”. Tôi thậm chí còn là hơi định kiến. Thú thực là lúc đầu, tôi đến với Thanh Lam chủ yếu là vì tò mò về một người nổi tiếng lẫn… điều tiếng, và phải nói là không hẳn nghiêm túc, không hề định gắn bó lâu dài. Nhưng rồi dần dần, cô ấy cứ dẫn tôi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác và nó thú vị đến nỗi tôi không thể không nghiêm túc. Thoạt đầu, là thiên về cảm tính, có phần hời hợt, kiểu gặp nhau thì mãnh liệt nhưng chưa chắc xa đã thấy nhớ, nhưng sau thì bằng cả lý tính, thấy yêu không chỉ là yêu thôi đâu, mà còn cả thương nữa. Khi trong tình yêu xuất hiện tình thương, thì nghĩa là mình đã yêu người ta lắm rồi đấy!
![]() |
BS Bùi Tiến Hùng: “Đi tìm dữ dội, lại gặp dịu dàng”. Ảnh: Phạm Ngọc |
Cụ thể, anh… thương gì?
- Là khi Lam kể lại những chuyện đã qua, những mối tình, chẳng hạn. Có cuộc, tôi thấy xót Lam lắm. Có chuyện, làm tôi mất ngủ mấy đêm liền, vì thương, vì cả sốc nữa. Ngốc vừa thôi chứ! Nên đôi lúc cứ là phải mắng vốn cho tỉnh ra, dù… tỉnh rồi. Lam lạ lắm, gì cũng biết mà không hiểu sao có đầy lúc yêu ngốc lắm, như ma làm (cười). Nhưng chắc cũng vì thế mà Lam mới lại càng đáng yêu chăng? Khôn quá, thì đã chẳng!
Thanh Lam cực kỳ yếu đuối, nhưng là để… mạnh lên
Gặp đúng người, đúng thời điểm thì đương nhiên luôn vẫn là sự may mắn trong tình yêu. Nhưng “đúng thời điểm” biết đâu cũng kèm theo cả rắc rối, khi cái giá của tự do lắm lúc quá đắt?
- Đúng vậy, có những tổn thương không thuần túy là tinh thần, không đơn giản là hai người chỉ cần cùng có tự do là tới được với nhau dễ dàng. Rối tới nỗi Thanh Lam có lúc phải thở hắt xui tôi: “Thôi anh bỏ quách em đi cho rồi!”. Lam thật ra cũng có cái ý nhị riêng của cô ấy. Có những chuyện, nếu nói ra sớm, sẽ rất dễ bị nghĩ khác. Nhưng cô ấy đủ thông minh để đợi nó chín muồi, đủ được tin, rồi mới nói. Và cũng đủ tự trọng để không muốn làm phiền người mình yêu. Có những chuyện phải nói nó khiến tôi đau đầu tới nỗi có lúc tôi đã lên cơn hèn thoáng nghĩ: “Ôi hay thôi, có khi chả yêu Thanh Lam nữa đâu! Nhịn cho lành!” (cười). Nhưng đúng lúc đấy thì tình thương ở đâu tự dưng lù lù xuất hiện. Trước, nếu có, thì cùng lắm chỉ là ý nghĩ: “Ôi tội nghiệp cái cô này quá đi! Sao lại có thể gặp phải ngần ấy rắc rối cơ chứ!”. Nhưng sau đó thì là cảm giác thương yêu, lo lắng thực sự, luôn lo cô ấy nhỡ chẳng may bị làm sao. Thương, nó khác với tội nghiệp. Thương, nó mới là đỉnh cao của tình yêu…
Trông anh thì lại không có vẻ… “dại gái” nhỉ? Tôi nhớ có lần phỏng vấn đạo diễn Doãn Hoàng Giang, ông ấy đã mạnh miệng tuyên ngôn: “Tôi thà dại gái còn hơn… khôn gái’, anh thấy sao?
- Chính xác. Đàn ông phải dại gái chút mới hay chứ! Chất manly ở đàn ông chắc chắn phải bao gồm cả yếu tố dại gái. Một trong những phẩm chất của đàn ông theo tôi là… dại gái. Tôi thà bị ngã ngựa vì dại gái còn hơn là làm phụ nữ bị ngã vì cái tội “ranh gái”.
Ừ thôi, vất vả rồi, giờ đến đoạn những bất ngờ thú vị nhất về diva, là gì?
- Trước, “nghe hơi nồi chõ” loáng thoáng, tôi tưởng đâu nghệ sỹ nói chung thường thuộc về một thế giới có phần phù phiếm, hào quang sân khấu có thể ít nhiều làm người ta sao nhãng việc gia đình, đặc biệt là típ đàn bà trông nổi loạn như Thanh Lam. Ấy vậy mà chỉ cần chứng kiến một lần Thanh Lam vào bếp, và được ăn những món Thanh Lam nấu, Thanh Lam bày biện, thì chắc chắn bạn sẽ buộc sẽ phải xem lại những định kiến trước đây của mình. Thanh Lam hát thế nào thì cô ấy nấu ăn cũng y như thế. Một người làm gì cũng bằng tất cả tâm huyết và tình yêu như thế không thể nào là một người lơ phơ, hời hợt.
Nhưng khám phá bất ngờ nhất đối với tôi là đằng sau vẻ ngoài mạnh mẽ ấy hóa ra lại là một Thanh Lam cực kỳ yếu đuối, dễ tổn thương kinh khủng. Tôi đặc biệt bị cuốn hút không phải vì sự mạnh mẽ mà chính bởi vẻ đẹp của sự yếu đuối nơi cô ấy. Nó không chỉ khiến một người đàn ông muốn che chở cho cô ấy mà còn là cảm giác rất thật, rất gần trước một người vừa lạ vừa quen… Và đáng kể, sự yếu đuối đấy ở Lam lại không hề là cái yếu đuối ủy mị mà thật ra chỉ là một quãng lặng, khoảng lùi để giúp cô ấy tĩnh tại hơn, có dịp nhìn lại mình hơn và nạp thêm năng lượng mới. Sự yếu đuối không làm phiền đến ai mà chỉ để giúp cô ấy mạnh hơn. Tôi nghĩ Lam quyến rũ chính bởi cô ấy luôn đứng chông chênh giữa hai thái cực. Tôi chưa bao giờ gặp một người phụ nữ cực kỳ nghiện shopping nhưng cũng lại chăm tu tập như cô ấy…
![]() |
BS Bùi Tiến Hùng: “Đi tìm dữ dội, lại gặp dịu dàng”. Ảnh: Phạm Ngọc |
Anh có nghĩ mình hơi vội để “kết luận” về một người vốn chẳng lạ gì với “nghệ thuật hóa thân” không, khi mối quan hệ thực sự chưa đủ bề dày?
- Dày hay mỏng, ở vào độ tuổi của tôi, trường tiếp xúc của tôi, trải nghiệm của tôi…, tôi nghĩ không thể chỉ đo đếm thời gian một cách cơ học như thế được. Trong 3 tháng vừa qua, tôi và Lam thậm chí còn đầy lần… cãi nhau ác, và đó chính là những lúc Lam thật nhất. Lam bảo với tôi: “Em có cái tật là… không ai bảo được em cả”, và tôi kêu lên: “Ô thế cả anh cũng không bảo được em à? Không bảo được là anh đánh đấy!” (cười). Tôi thì tôi đồ là khi một người đàn ông đủ mạnh, họ lập tức sẽ bảo được người phụ nữ của mình. Kiểu như “cua gặp ếch” ấy mà, dân Hải Phòng bọn tôi có câu ấy. Ngang, thì có ai ngang bằng cua, nhưng gặp phải ếch phát xem, ôi cứ gọi là co hết càng lại, chả biết kiếp trước có nợ gì nhau không, lạ thế chứ!
Lam cũng bảo, giờ cô ấy khác trước nhiều rồi. Có điều, cô ấy cho rằng đấy là nhờ tu tập, chứ không phải là do đàn ông, không đời nào.
“Ông mà lấy Thanh Lam thì để tôi đi sắm cái xẻng, còn… đào huyệt”
Con cái và bạn bè anh đón nhận “tin sốc” này thế nào?
- Cả 5 đứa con của tôi và Lam thì đều cùng rất ủng hộ và mừng cho “đôi trẻ” (cười). Tự dưng lại có thêm anh thêm em, vui chứ! Căn bản là các cháu cũng đều đã lớn cả rồi, đã bắt đầu tự lập và dần hiểu được lẽ đời. Con gái tôi còn học piano ở Nhạc viện và biết Đăng Quang, con Thanh Lam từ trước. Nói chung là thuận. Bạn bè thì về cơ bản cũng vote mạnh, vì đã sẵn mến mộ Thanh Lam, nhưng cũng có ông can mạnh, bảo… “chia buồn”, hoặc chúc mừng tôi vì đã… có gan lao đầu vào lửa. Có ông còn bạo mồm tuyên bố: “Ông mà lấy Thanh Lam thì để tôi đi sắm cái xẻng, còn… đào huyệt chôn ông” (cười). Ô nhưng tôi thực sự thấy chẳng sao, Thanh Lam thú vị chết đi được! Yêu Lam, tôi thấy mình khỏe ra, trẻ lên, mới lại. Tôi nghĩ Lam đã điểm đúng huyệt của tôi hơn là… đưa tôi xuống huyệt. Cái xẻng ấy của ông bạn tôi chắc vứt được rồi! (cười)
Thấy bảo, anh đã kịp ngồi cụng ly với… Quốc Trung?
- Ô, Quốc Trung thậm chí còn mời tôi về nhà dùng bữa nhé! Nói chuyện hợp là khác. Quốc Trung hay mà! Cảm nhận thôi nhé, tôi đồ rằng trong những người đàn ông từng yêu Thanh Lam, chắc chắn Quốc Trung là người thương Thanh Lam nhiều nhất. Khi đàn ông biết lo cho mình, là họ thương mình lắm đấy!
Nghe đâu trước đó, người đàn ông thành đạt, tự do, có ngoại hình và khá hoạt ngôn như anh vốn chẳng mấy khó để chinh phục các cô gái trẻ. Vậy nhưng, thay vì 9X, bỗng bất ngờ quay ngược thành… 6X?
- Thú thực là tôi cũng từng thử quen một vài cô gái trẻ, đúng, thậm chí 9X. Nói thật là lúc đầu thì thấy rất mới, rất thú vị, nhưng chẳng hiểu sao đi chơi cùng nhau được 1-2 lần thì bỗng… chẳng biết nói chuyện gì. Cạn vốn luôn! Chán. Có lẽ là do sự cách biệt quá nhiều về tuổi tác, tâm sinh lý… Trong khi, ở cạnh Thanh Lam thì có mà rỉ rả suốt ngày suốt đêm cũng không hết chuyện.
Vậy mà không ít đàn ông lại cho rằng chinh phục được một cô gái trẻ khi đầu đã hai thứ tóc thì là cả một chiến công?
- Tôi lại nghĩ ngược lại. Nói thật là tôi luôn cảm thấy không được tự tin và phần nào đó bất an khi đi cùng một cô gái trẻ. Với tôi, chinh phục một người phụ nữ giàu trải nghiệm mới là khó hơn nhiều. Vì họ luôn có khả năng nhìn thấu đối phương và trong đầu họ luôn thường trực câu hỏi: Người này đến với mình vì cái gì. Trong khi đàn ông - nếu yêu thực lòng - thì lại thường không có sẵn câu trả lời cho câu hỏi đó (cười). Mà bạn không thấy, Thanh Lam rõ ràng là một người đàn bà không tuổi sao?
Tôi chưa bao giờ yêu ai mà bị coi là “cửa dưới”, trừ yêu Thanh Lam
Một bác sỹ nhãn khoa thì nhất định không thể cầm lòng nổi trước… một đôi mắt đẹp? Thật sự thì nhan sắc của người đàn bà không tuổi chiếm bao nhiêu phần trăm trong quyết định của anh?
- Nói, lại nhớ cái lần đầu tiên tôi được xem Thanh Lam hát trực tiếp trên sân khấu, lâu lắm rồi, tại Hải Phòng quê tôi. Nhớ là cô ca sĩ đó rất xinh, giọng thì rõ là đặc sản, phong cách hết sức cá tính và đôi mắt thì quả đúng như ca khúc mà cô ấy hát hôm đó: “Hồ trên núi”. Nhưng thật ra, cái làm tôi bị mê hoặc nhất lại không phải là cái “hồ trên núi” có thể quan sát được bằng mắt thường ấy. Tôi mê Thanh Lam vì một ngọn núi khác, đấy chính là con người nội tâm nơi cô ấy.
Có câu “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Bác sỹ nhãn khoa, anh nghĩ câu này đúng cho tình yêu hay là sự nghiệp hơn?
- Tôi nghĩ dù đứng ở đâu thì trước hết cũng cần có một nhãn quan tốt và sau đó là sự chăm chỉ của đôi bàn tay. Trong tình yêu, chọn được đúng người đã là một nhẽ, còn phải chăm vun xới nữa!
Ở tầm này, anh còn nghĩ tới chuyện kết hôn? Anh có lo đặt Thanh Lam vào hôn nhân khéo chẳng khác nào… “bỏ cóc vào đĩa”?
- Ô, tất nhiên có chứ, sớm thôi! Cóc và đĩa nào ở đây, tôi không nghĩ thế. Trước, tôi còn ngớ người ra vì được diva chọn, nhưng giờ thì chưa biết chừng là diva còn sợ để mất tôi hơn là ngược lại đấy! Bằng chứng là mỗi lần cãi nhau, Lam toàn phải làm lành và xin lỗi trước. Bọn này được cái cãi nhau như cơm bữa. Tính tôi ấy mà, không thích là tôi phang ngay.
Nhưng là nói cho sướng mồm thế thôi, chứ trong thâm tâm thật ra mình cũng lo đấy! Lớ xớ là bị cho out ngay ấy chứ! Hồi giờ, thật tôi chưa bao giờ yêu ai mà bị coi là “cửa dưới”, trừ yêu Thanh Lam.
![]() |
BS Bùi Tiến Hùng: “Đi tìm dữ dội, lại gặp dịu dàng”. Ảnh: Phạm Ngọc |
Nói thật là tôi nom anh không chừng cũng dễ… “lớ xớ” lắm đấy nhé! Chính xác là anh có đa tình không?
- Có chứ! Nhưng lớ xớ thì không. Bằng chứng là tôi chưa có cuộc tình nào dưới 1 tháng cả! (cười)
Tôi được biết là anh từng có những năm tháng dài chăm vợ ốm. Giữa những ngày tháng ấy, đã bao giờ anh cảm thấy nản lòng, mệt mỏi, muốn buông xuôi? Hoặc, cũng thế: buông, khi đã là một người đàn ông tự do?
- Kể từ khi vợ tôi phát hiện mắc trọng bệnh tới lúc ra đi, là hơn 12 năm. Cả một cái án tử đằng đẵng trong suốt ngần ấy năm, mệt mỏi chứ, sao không? Nhưng là cái mệt mỏi của một người đàn ông chỉ biết cắm mặt kiếm tiền để lo chữa chạy cho vợ, rảnh được chút nào là chạy về xem vợ thế nào, gần như không còn biết thú vui nào trên đời, ngoài niềm vui khi về tới nhà thấy vợ chạy ra đón. Còn hôm nào không, thì có nghĩa là cô ấy không được khỏe, cô ấy đau đớn, bữa cơm gia đình những hôm ấy thường phải 9-10 giờ mới bắt đầu, gắp một chút thức ăn ở đầu đũa mà cũng thấy tay nặng trĩu.
Tới giờ này, đó vẫn là cảm giác tôi sợ hãi nhất. Trong 3 năm còn lại, khi tế bào ung thư bắt đầu di căn, cô ấy thậm chí còn thay đổi tâm tính, chỉ tin vào tâm linh mà từ chối điều trị, khiến tôi không khỏi có lúc ngỡ ngàng, thậm chí bất đồng, thất vọng. Rất nhiều năng lượng tích cực cần thiết cho cuộc sống đã bị mất đi…
Thương nỗi, vào những năm tháng cuối đời, cô ấy đã âm thầm dùng morphine giảm đau để khiến ba bố con tôi tưởng rằng cô ấy đang khỏe lên và bớt đau hơn. Đó là những ngày cả nhà được ăn cùng nhau đầy đủ hai bữa, và bữa tối thì luôn đúng giờ. Tiếc là, cái hôm cô ấy ra đi nhẹ nhàng trong giấc ngủ (vợ tôi thậm chí đã nhờ y tá tiêm tới liều morphine thứ 5 trong ngày), và trong cuộc chuyện cuối cùng với cô ấy, tôi đã khuyên cô ấy đi ngủ sớm chỉ vì không muốn vợ mình bị mệt…
Tôi nghe nói chị ấy rất đẹp?
- Ừ, cô ấy là một giáo viên mầm non. Cô ấy đẹp tới nỗi ngay cả sau hóa trị cũng vẫn đẹp như thường, thậm chí còn đẹp hơn, hoặc do tôi may mắn. Cô ấy đựng tất cả mọi sự dịu dàng nền nã, và cả sự bao dung…
Thật bất nhã khi so sánh! Nhưng tôi không thể không nghĩ đến vẻ dữ dội ở Thanh Lam, như người ta vẫn nói…
- Trước thì tôi cũng tưởng vậy nhưng giờ thì ngược lại. Tôi thậm chí còn thấy hai người phụ nữ của mình giống nhau kỳ lại ở cái đức dịu dàng. Sự dịu dàng của thương yêu. Tôi thậm chí còn không hề nhìn ra chút dữ dội nào ở Thanh Lam. Như đã nói, thoạt tiên, tôi đến với Thanh Lam là vì tò mò, trong đó có cả sự tò mò về cái gọi là dữ dội và nổi loạn. Nhưng cuối cùng, cái tôi tìm thấy, mà khiến tôi muốn ở lại nhất, lại chính là sự dịu dàng!
(Theo Thuỷ Lê - laodong.vn)
Ở tuổi 51, Thanh Lam vẫn đẹp và nhiều năng lượng. Trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống, nữ diva đã có "bến đỗ" vững chãi để nép vào.
" alt="Thanh Lam dữ dội ở đâu? Tôi chỉ thấy dịu dàng!"/>Có một con trai đi làm được ba năm, còn một con gái đang học đại học năm thứ ba, chị Duyên cho biết chị không dạy con như ba mẹ đã dạy mình, mà rút kinh nghiệm từ chính bản thân.
Tôi quan niệm người có học là người biết suy nghĩ trước khi hành động. Khi đi học, học sinh không thể tự nhiên biết làm một bài toán mà cô phải dạy. Khi cô dạy xong, các em sẽ nhìn vào bài toán và nghĩ rằng sẽ làm như thế này trước khi bắt tay vào giải...
“Tôi có quan điểm dạy trẻ thuở còn thơ, chứ không để tới khi con lớn lên mới bắt đầu dạy. Ngay từ khi con bé, tôi đã tập cho con hai chữ “tự” - tự chịu trách nhiệm và tự lực.Tôi có suy nghĩ trẻ con khi sinh ra không phải không biết gì mà rất có óc nhận xét, nên phải dạy từ bé.
Ví dụ, con muốn một cái bánh, tôi sẽ lấy cái bánh và để chung với rất nhiều đồ. Từ đó con thích có thể nhận xét cái bánh như thế nào và tự tìm lấy.
Khi con muốn ăn một cái kẹo, mình phải đưa lên và nói với con cái kẹo như thế này, bây giờ mẹ để trong này, con hãy lấy, nếu con lấy được thì con sẽ ăn.
Hoặc nếu con thích một bức tranh màu xanh, mình phải để lẫn lộn để con tự chọn ra một bức màu xanh…
Đó là cách tập cách biết suy nghĩ trước khi hành động
Ngay từ khi con bé, con hỏi bài tôi rất kiên nhẫn chỉ cho con cách làm. Thường thì tôi sẽ hướng dẫn con suy nghĩ, phải biết bài này nói gì sau đó mới tới cách làm. Tức là mình phải hướng dẫn cách suy nghĩ chứ không phải giải bài tập cho con.
Bạn cứ về dạy cho con như thế, và đừng làm sẵn cho con bất kì một cái gì”.
Yêu vẫn… cho roi
Bà mẹ này tỏ ra khá truyền thống khi giữ quan điểm “Yêu cho voi, cho vọt”.
Chị Duyên cho biết mình không bao giờ để con năn nỉ. “Tất nhiên tôi không cứng nhắc quá mà vẫn mềm dẻo. Nhưng khi đã thống nhất rồi là phải thực hiện, tôi nói thế nào con thực hiện như thế”.
Lần đầu làm sai, tôi sẽ phạt rất nặng để con biết mẹ không đồng ý.
Hình phạt nặng nhất mà chị áp dụng cho con là úp mặt vào tường suy nghĩ trong 5 phút xem sai hay đúng, và “Nếu cần thiết sẽ đánh, nhưng rất hạn chế. Nếu lần sau tiếp tục phạm lỗi sẽ phạt nặng hơn. Thậm chí, có lúc không bằng lòng, tôi đã đẩy con ra ngoài cửa”.
Dạy con từ thuở còn thơ, lớn lên rồi tôi không dạy nữa, vì khi lớn lên nếu đánh đòn con sẽ nghĩ là đang ghét con.
Không cho con “ngủ lang”
Một điều đặc biệt mà chị Duyên rèn cho con đó là không đi “ngủ lang”.
“Tức là con chỉ có thói quen ngủ trên giường của con, vì vậy mà con không thích ngủ ở chỗ khác. Có những phụ huynh đưa con sang nhà bà chơi hoặc tới nhà bạn, con đòi ngủ lại là cho ngủ, nhưng con tôi luôn luôn đi về vì chỉ quen với không gian ngủ của con. Tất nhiên, con cũng đi sinh hoạt tập thể nhưng luôn yêu quý nhà mình”.
Chị Duyên rèn cho con thói quen này “để con suy nghĩ nhà là mái ấm, đi đâu thì đi nhưng phải về nhà mình”. Kể cả khi con đi Úc học, xa như vậy nhưng tôi bảo con cứ đi đi, nếu không ở được mẹ luôn đón con về.
Chuyện con cái bỏ nhà là do con nắm được điểm yếu của cha mẹ, sợ con bỏ đi. “Tôi thấy rằng không được để con bỏ đi và suy nghĩ nhà này không là gì hết, nhà này không yêu thương mình... Phải làm sao để con thấy được bỏ đi là đáng sợ, bỏ đi là từ bỏ mái ấm”.
Cái gì mà mình đã làm được cũng đừng bắt con phải làm cho được. Cái gì mình chưa làm được mà muốn con làm thì hãy ngồi với con để bàn luận. Phải tìm hiểu và phân tích ước muốn của con trước. Mình phải thổ lộ hết cho con, để con thấy mẹ muốn gì, mẹ nói gì để con hiểu. Đừng dấu diếm. |
Điều đặc biệt cần thiết thứ hai, theo chị Duyên, là phải dạy con cái gì của mình thì mình xài, không ham của người khác. Ví dụ như không có chuyện đến nhà bạn thấy đồ chơi của bạn thích quá rồi cầm về.
“Bất kì một việc gì xảy ra tôi cũng ngồi giảng giải cho con, không áp đặt con không được lấy cái này, không được lấy cái kia, mà giải thích rõ tại sao con không được lấy.
Với học trò tôi cũng làm vậy, phân tích cho các em hiểu, tại sao có những chuyện cô đề ra nội quy a, b, c như vậy, các con thấy cô nói có đúng không”.
Dạy trò chẳng khác dạy con
“Dạy con thực ra cũng rất dễ, và cũng như dạy học trò. Phải hết lòng yêu thương chúng, những gì đã hứa với con, với trò dù gian khổ thế nào cũng phải thực hiện” – chị Duyên trải lòng.
“Tôi cũng là một người mẹ, phải đưa con đi học, cũng phải lo cơm nước cho con. Nhưng nếu có học trò học yếu, tôi có thể phụ đạo thêm giờ, nếu các em đói tôi có thể mua đồ ăn cho.
Trong khi đó, đến giờ phải đưa con đi học nhưng tôi không đưa con mà dặn xe ôm đưa con đi, đến lúc phải về nhà cơm nước nhưng vì còn bận ở lại hướng dẫn trò học thêm nên đành mua đồ ăn ở ngoài cho cả nhà...
Đấy là lúc mà học trò biết mình vì chúng nó. Nếu tôi lấy tiền các em sẽ nói tôi vì tiền, nhưng tôi không làm như vậy. Các em sẽ tự nghĩ "Tại sao cô không về nấu cơm cho con mà phải ở đây dạy cho mình?"…
![]() |
Đối với học trò, quan điểm của tôi là phải làm thế nào để kể cả khi mình đe nẹt, các em vẫn biết là mình rất thương yêu chứ không phải ghét bỏ chúng. Khi làm được chuyện đó rồi mình nói gì các em cũng sẽ nghe.
Ví dụ, tôi rất bận nhưng khi học trò đến nói chuyện tôi cũng sẽ dành thời gian tâm sự, để các em biết rằng tôi cũng như một người mẹ. Hay ở nhà cũng vậy, các con luôn coi tôi như một người bạn...”
Áp lực cho con là có
Chị Duyên thừa nhận rằng mình hơi khắt khe trong chuyện học hành của con.
“Tôi dạy con rằng mẹ là giáo viên, con phải học tốt.
Tôi không có phần thưởng như mọi người, rằng con học đi sẽ cho cái này, cái kia. Vì vậy con không có suy nghĩ làm cái này mẹ sẽ cho cái gì. Còn khi mẹ có quà đó là tình cảm mẹ dành cho con.
Cũng là sự may mắn, cha mẹ sinh con, trời sinh tính, các cháu nhà tôi được nết tự học. Ví dụ trong cuốn đề cương cô giáo cho 20 bài và bắt về nhà làm 5 bài. Thường thì các học sinh khác chỉ làm 5 bài cô giao,nhưng con tôi sẽ tự giác làm cả 20 bài.
Hay có lần gia đình chúng tôi dự định đi chơi. Trước thời điểm đi cả hai tháng, tôi hỏi con có tham gia được không, con bảo có, và chúng tôi mua tour. Nhưng tới hôm đi nhà trường có giờ học, con đã bỏ đi chơi để đi học.
Thậm chí khi ở nhà đang xem bộ phim rất hay, nhưng nếu đến giờ học con cũng sẽ bỏ xem phim để lên học”…
Bài học về đồng tiền du học
Chị Duyên cho biết gia đình làm kinh doanh, “không giàu có nhưng cũng đủ”, nhưng các con đều biết bố mẹ kiếm tiền rất cực khổ nên rất tiết kiệm.
Tạo điều kiện cho con được học ở những môi trường tốt, nhưng cách hướng con đi du học và chi tiêu cho việc học của bà mẹ này có những điều đặc biệt.
“Học xong đại học, con trai tôi muốn đi du học Úc. Tôi đặt điều kiện muốn đi cháu phải thi đỗ đại học ở Việt Nam, và học Anh văn sao cho khi qua đó có thể vào học đại học luôn. Tóm lại là làm thế nào để đi học ít tốn kém nhất.
Cháu đã thực hiện được các điều kiện của tôi, đỗ hai trường đại học ở Việt Nam, và khi qua Úc cháu cũng chỉ mất rất ít thời gian học thêm ngoại ngữ trước khi vào học chính thức”.
Cô con gái vốn học trường Lê Quý Đôn, khi vào học đại học được một năm thì chán vì lối truyền thụ kiến thức một chiều, nên xin mẹ sang học tại một trường quốc tế.
“Tôi nói với con rằng con đã học hết một năm, còn ba năm nữa ra trường. Nếu bây giờ sang trường kia học lại từ đầu, thì khi các bạn ra trường con vẫn phải học thêm năm nữa. Vì vậy, muốn chuyển trường cũng được, nhưng con phải vào thẳng đại học ở trường đó.
Tuy nhiên, để vào học thẳng đại học, điểm IELTS của cháu phải trên 6.5. Cháu quyết tâm rằng sẽ đạt được, và cũng đã học để thi được chứng chỉ và đạt được trên 6.5.
Để học xong chương trình của trường, cháu phải hoàn thành hơn 20 tín chỉ. Mỗi tín chỉ vài chục triệu đồng. Ông xã tôi rút tiết kiệm, chuyển đúng số tiền học hơn 20 tín chỉ đó chuyển sang một tài khoản lập cho cháu tự quản lý.
Con “không được quyền” thi lại, bởi nếu thi lại sẽ lẹm vào số tiền học, sẽ không đủ tiền hoàn thành khóa học.
Con muốn có tiền tiêu thì phải tự kiếm học bổng, lấy lãi từ khoản tiết kiệm này, hay tự kinh doanh, tính toán để chi tiêu. Để tiết kiệm, con có thể lấy cơm ở nhà mang theo.Còn nếu muốn ăn ngoài, con tự tính toán lấy tiền bố mẹ đã cho đó con chứ không có hơn... Muốn mặc đẹp hay tiêu pha gì đó cũng tự mua.
Các con tôi biết nhà mình có cái này cái kia, nhưng có suy nghĩ là không phải của nó, nên không đòi hỏi”.
Điều chị Duyên mong mỏi là các con tự lực. “Tôi còn muốn các cháu phải có tinh thần trách nhiệm với nhau. Các cháu cần có tinh thần trách nhiệm với ba mẹ, ông bà... đồng thời có trách nhiệm với cuộc sống, tự lực phấn đấu.
Tôi cũng muốn các em học sinh như vậy - chịu trách nhiệm với chính mình, với gia đình, với xã hội...”.
Điều đầu tiên của người làm giáo dục là có sự vị tha. Mọi việc xong rồi, nhất trí rồi thì bỏ qua hết, không giữ lấy chuyện đó để vài năm sau lại nhắc lại. Trong giáo dục phải có tình thương, trách nhiệm và kỷ cương. Cái gì đã thống nhất rồi thì phải làm,đương nhiên không cứng nhắc nhưng cũng không có nghĩa là không tuân thủ. Trong nhà trường mà không tuân thủ nội quy đừng nói gì đến việc ra xã hội tuân thủ pháp luật. |
Chi Mai – Lê Huyền
" alt="Hiệu trưởng trường tiên tiến chia sẻ việc dạy con"/>Đây là năm đầu tiên Việt Nam có đại diện được đặc cách vào thẳng vòng chung kết, để tham dự cùng với các các thí sinh đến từ nhiều quốc gia như Anh, Canada, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lain, Malaysia.
Đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi gồm 12 học sinh khối lớp 5 và 6 hiện đang theo học trên địa bàn TP.HCM.
Trước đó, để chuẩn bị cho cho cuộc thi, Sở GD-DT TP.HCM phối hợp cùng với Công ty EMG Education tổ chức cuộc thi “Toán học, tư duy và thực tiễn” nhằm tìm kiếm những học sinh xuất sắc nhất để đại diện đội tuyển Việt Nam. Cuộc thi này đã diễn đã thu hút hơn 700 học sinh lớp 5 và lớp 6 đến từ hơn 80 trường tiểu học và trung học trên địa bàn TP.HCM
Từ cuộc thi trên đã chọn ra 37 học sinh đạt kết quả cao nhất để tiếp tục bồi dưỡng và cuối cùng chọn ra 12 học sinh xuất sắc nhất gồm 10 học sinh khối lớp 6 và 2 học sinh khối lớp 5.
![]() |
Học sinh TP.HCM dự thi Toán học thế giới tại Seoul, Hàn Quốc |
WMO - World Mathematics Olympiad - là kỳ thi Toán học quốc tế dành cho học sinh từ 8 – 13 tuổi. Hàng năm, kỳ thi WMO Thế giới thu hút hàng nghìn học sinh từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Canada, Mỹ tham dự.
Đây một sân chơi trí tuệ cho các tài năng toán học trẻ tuổi, qua đó học sinh từ nhiều quốc gia trên thế giới có cơ hội được trải nghiệm và thử sức với các bạn đồng trang lứa đại diện cho các quốc gia có nền toán học phát triển hàng đầu.
Bài thi WMO chú trọng tính sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, tư duy suy luận trực giác, và khả năng giải quyết vấn đề, đặc biệt tích hợp kiến thức toán học với khả năng áp dụng khoa học, công nghệ của học sinh. Bên cạnh vòng thi viết cá nhân, học sinh còn trải qua vòng thi đồng đội, thiết kế sáng tạo, giải toán tiếp sức.
Lê Huyền
" alt="12 học sinh TP.HCM dự thi Toán học thế giới"/>Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Radnicki 1923 Kragujevac, 22h00 ngày 21/2: Khó tin tân binh
5 năm biến mất, không có nổi 2 triệu đóng tiền thuê nhà
Ca sĩ nhớ lại thời điểm 2014, anh bước ra khỏi cuộc thi với chút tiếng tăm. Tranh thủ đi diễn khoảng 1 năm, anh biết mình không thể tự xoay xở nữa nên cầu cứu huấn luyện viên cũ là ca sĩ Hồ Quỳnh Hương.
Thái Ngân nói: "Tôi hết lời thuyết phục, thậm chí nài nỉ, vì chị Hương chưa từng nhận học trò. May mắn, chị gật đầu, tôi trở thành nghệ sĩ của công ty chị".
Thời điểm 2015 - 2016, Thái Ngân chỉ học và học bởi tôn chỉ của Hồ Quỳnh Hương là "học rồi mới hành". Anh được đào tạo hát, nhảy, chơi piano, guitar,...
Lúc xin vào công ty Hồ Quỳnh Hương, đàn chị từng hỏi Thái Ngân muốn nhận lương bao nhiêu. Vì sĩ diện, anh chủ động xin không nhận lương. Không có thu nhập, cuộc sống Thái Ngân nhanh chóng rơi vào khủng hoảng.
Lúc ấy, Thái Ngân và 3 người trong gia đình thuê phòng trọ trên dưới 20 m2. Đỉnh điểm, anh từng không có nổi 2,5 triệu đồng đóng tiền nhà. Vì túng bấn, anh đánh liều đi diễn lén kiếm tiền trang trải sự nghiệp.
Năm 2017, Thái Ngân ra MV Nhưng anh vẫn yêu, rồi mọi thứ tiếp tục chìm vào vòng xoáy nghiệt ngã của showbiz. Bẵng đi 1 năm, anh không xuất hiện vì không có show.
Anh nhớ lại: "Chưa ca sĩ nào ra sản phẩm rồi để đó vì không có show để quảng bá bài mới". Suốt thời gian đó, ca sĩ thấy chua chát, toàn nghĩ đến chuyện bỏ nghề.
![]() | ![]() |
Mặt khác, gia đình bạn gái Thái Ngân giục cưới sớm, hứa hẹn lo cho anh và gia đình mình. Có lúc, anh định nghỉ hát, về quê làm đám cưới cho xong.
Song một lần nữa, sĩ diện không cho phép Thái Ngân trở thành kẻ ăn bám. Anh tự vực dậy bản thân, tìm cách kiếm sống bằng đôi tay của mình. Hiện tại, dù không còn bên nhau, ca sĩ vẫn luôn trân trọng từng khoảnh khắc lúc ấy.
Thái Ngân "chai mặt" nhắn từng biên tập viên nhà đài xin tham gia gameshow nhưng không ai phản hồi. Nhờ kiên trì, anh dần có một vài lời mời diện "vé vớt".
"Tôi vốn biết showbiz khắc nghiệt nhưng không nghĩ có lúc mình chạm đáy như thế", Thái Ngân kể. Đồng thời, anh chủ động xin Hồ Quỳnh Hương dừng đào tạo để ra ngoài phát triển. Trở lại showbiz, anh như một tân binh với số 0 tròn trĩnh.
Tận năm 2019, Thái Ngân không muốn lay lắt như vậy mãi nên dồn mọi sức lực, tâm huyết cho nghệ thuật. Lúc này, mọi thứ với anh dễ thở hơn. Cát-sê của anh vẫn thấp nhưng có show, đủ để trang trải cuộc sống.
Năm 2020, cái tên Thái Ngân thăng hoa nhờ bộ phim Mắt biếc. Anh lồng tiếng cho nhân vật Ngạn (do Trần Nghĩa đóng) trong phim, các bản cover nhạc phim tạo tiếng vang. Anh dần có nhiều show hơn, cát-sê cũng tăng lên.
‘Tôi đã trả thù chính mình’
Tám năm vào nghề nhưng tên tuổi không bằng nhiều đồng nghiệp cùng thời, Thái Ngân không thấy buồn. Những năm tháng vô định, anh đã quen với việc bị đối xử lạnh nhạt hay có người không biết mình là ca sĩ.
Thái Ngân nói: "Bạn không thể ép người ta biết đến mình khi tên tuổi bạn chưa đủ lớn. Khi biết rõ vị trí bản thân, tôi không thấy buồn nữa".
Ca sĩ không đổ lỗi cho hoàn cảnh, quá khứ hay điều gì. Trái lại, anh thấy quá khứ làm nên con người Phạm Đình Thái Ngân hôm nay.
Ba mẹ Thái Ngân ly hôn năm anh lên 5 tuổi. Anh cảm nhận, một đứa trẻ lớn lên có bố mẹ ly hôn sẽ khuyết một phần nào đó trong tính cách, tâm hồn. "Dù vậy, tôi không biết chính xác phần khuyết ấy của mình là gì", anh nói.
Thái Ngân và mẹ sống cùng nhau trong căn nhà phố ở Quận 3. Bà không giàu có nhưng lo cho con trai không thua kém bạn bè. Sau này, một biến cố xảy ra, bà bị phá sản, phải bán nhà trả nợ. Hai mẹ con lâm vào cảnh sa sút.
Nhờ âm nhạc, Thái Ngân tìm thấy ánh sáng, được dẫn lối để đi tiếp cuộc đời mình. Nhờ âm nhạc, anh tự tin có thể lo cho mẹ. Những món đồ năm xưa mẹ đem cầm, ca sĩ đã chuộc về hết. Hai người vẫn ở nhà thuê nhưng chi tiêu thoải mái hơn.
Tháng 6 vừa qua, Thái Ngân lưu diễn Vietnam Festival2022 tại Tokyo, Nhật Bản. Sáu năm trước, anh từng được Hồ Quỳnh Hương dẫn theo biểu diễn tại sự kiện này. Thái Ngân nhớ mãi lúc bước ra, trước mắt anh là một "biển đen im lặng". Anh cố hát nhanh 2 bài rồi vào trong.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Thái Ngân trong vòng tay khán giả ngày trở lại Nhật Bản.
Lần trở lại, Thái Ngân được chào đón bằng một "biển" đèn flash rực rỡ, hàng nghìn khán giả hòa giọng cùng anh. Ca sĩ hài hước mô tả cảm giác như vừa được "trả thù". Cũng chuyến lưu diễn Nhật, Thái Ngân đưa mẹ theo đi chơi, mua quà về Việt Nam cho ba.
Hai năm gần đây, Thái Ngân bắt đầu hưởng quả ngọt trong nghề. Anh đã đi qua những ngày đi hát nặng nề và tiêu cực, vừa hát vừa lo sợ không ai lắng nghe mình. Anh cũng tiếc nuối mãi việc phí phạm quá nhiều thời gian loay hoay, lạc lối.
Dù vậy, khi thấy ngoài kia có khán giả trông đợi, muốn nghe mình hát, Thái Ngân biết mình đã đi đúng hướng. Anh lấy đó làm động lực, tự tạo áp lực cho bản thân phấn đấu hơn nữa.
Những gì Thái Ngân học năm xưa giúp ích khá nhiều cho anh. Ca sĩ tự sáng tác nhạc cho mình, thậm chí tặng bài cho những người ơn.
"Không có tiền mua túi hiệu hay kim cương làm quà, tôi viết bài Anh lo cho em hếttặng chú Hưng. Vậy mà, chú vẫn gửi tiền lại tôi... Sắp tới, tôi sẽ viết một bài tặng chị Hương", anh kể.
![]() | ![]() |
Thái Ngân tự tin thực lực bản thân nhưng không quá tự tin ngoại hình. Ca sĩ nói: "Chiều cao của tôi khiêm tốn, mặt mũi bình thường, trong showbiz đầy mỹ nam không đến lượt tôi. Nét mặt tôi hơi nữ tính, tôi không thích điều đó".
Ngoại hình từng khiến Thái Ngân gặp nhiều rắc rối. Ngày xưa, anh được Đàm Vĩnh Hưng cho mượn trang phục biểu diễn nên từng bị đồn có quan hệ tình cảm với đàn anh.
Vừa thi xong The X Factor Vietnamnăm 2014, Thái Ngân từng bị một người gạ gẫm không thành thì chuyển sang dọa nạt. Anh coi đó là cú sốc đầu tiên trong sự nghiệp. Sau này, ca sĩ nhiều lần bị đề nghị khiếm nhã nhưng chưa từng đồng ý, ngay cả giai đoạn khó khăn nhất.
Nhìn lại hành trình 8 năm, Thái Ngân nói: "Đôi chỗ thảm quá phải không? Nhưng tôi luôn cất bộ mặt ấy vào trong. Ra sân khấu, tôi là ca sĩ, dùng tiếng hát mang đến niềm vui, sự sẻ chia và cảm xúc tích cực cho khán giả".
Thái Ngân mong muốn được khán giả đại chúng nhìn nhận mình là nghệ sĩ có thực lực, đa tài và độc lập. Anh nói: "Tôi ngưỡng mộ và muốn trở thành hình mẫu nghệ sĩ như Bruno Mars, Charlie Puth,…”.
Sắp tới, Thái Ngân sẽ phát hành một sản phẩm do chính mình sáng tác và sản xuất âm nhạc, kết hợp cùng một rapper nổi tiếng Rap Việt. Giai đoạn này, anh muốn hát nhiều bài tình ca hạnh phúc và trải nghiệm thêm dòng nhạc hơn là đóng đinh hình tượng "Nam thần thanh xuân”. Ca sĩ mong sớm cho ra mắt dự án album đầu tiên trong sự nghiệp.
Thái Ngân hát 'Từ đó'
" alt="Đời sóng gió, thăng trầm của ca sĩ Phạm Đình Thái Ngân"/>Bà Trần Bích Hà, Giám đốc TransViet Group, mẹ của nữ sinh Việt du học từ 9 tuổi Phạm Minh Thu chia sẻ hành trình nuôi dạy con của mình.
![]() |
Bà Trần Bích Hà |
Học dạy con từ thuở còn thơ
- Cơ duyên nào đưa chị đến với những phương pháp dạy con tiên tiến từ hơn 18 năm về trước?
Bà Trần Bích Hà:Từ khi còn rất trẻ, tôi vẫn hoài nghi và không tin tưởng về cái cách nuôi con theo kiểu truyền miệng của các cụ, đặc biệt là phương pháp dạy. Tôi còn nhớ, năm quãng 10 -11 tuổi, tôi thấy rất “bất mãn” với việc bị bố mẹ ép phải làm mọi việc theo ý các cụ, nên tôi chống đối khá dữ dội.
Sau này, tôi may mắn được tiếp cận sớm với nền giáo dục phương Tây nên mỗi ngày lại thai nghén trong mình những tư tưởng dạy con hiện đại. Cùng với sự quan sát thực tế nuôi dạy con ở Việt Nam, tôi càng tâm niệm sẽ dành cho đứa con tương lai một nền giáo dục hoàn toàn tiên tiến.
- Vậy nhưng mãi tới gần 40 tuổi, chị mới làm mẹ. Chị chuẩn bị một chặng đường dài đến thế?
Tôi bị trục trặc hoc-môn nên phải chữa rất nhiều năm. Cho đến gần 40 tuổi, tôi mới có thai. Đến lúc đó, bản thân tôi thực sự muốn có con, chứ không phải bị ép buộc theo ý muốn hay sự giục giã của người khác.
Tôi mua rất nhiều sách, đặc biệt là sách của các tác giả Anh và Mỹ viết về nuôi dạy con. Cả trăm cuốn sách chất trong nhà, tôi đọc hết.
Càng đọc, càng thấy sáng ra nhiều điều, càng thấy cách dạy con cũ của Việt nam có nhiều sai lầm quá. Cái mà tôi chuẩn bị kỹ nhất là làm sao bản thân mình phải hiểu và thoải mái với phương pháp dạy con tiên tiến. Sau đó, là chuẩn bị các bước cụ thể, liệt kê những việc cần làm cho từng ngày, tuần, tháng, trước và ngay sau khi con ra đời, và những năm kế tiếp sau đó.
Hành trình làm mẹ
![]() |
Bà Trần Bích Hà và con gái Minty Phạm |
- Nhiều người nói rằng đi làm có vất vả mấy cũng không bằng ở nhà trông và chơi với trẻ. Vì sao chị lại nghỉ hẳn 2 năm chỉ để tập trung chăm sóc con?
Bởi vì tôi biết rằng, người tiếp xúc, nuôi dưỡng đứa trẻ hằng ngày có vai trò quan trọng tuyệt đối với quá trình hình thành nhân cách, phẩm chất của đứa trẻ, đặc biệt trong 6 năm đầu đời.
Với tâm niệm đó, khi ở trước mắt con, tôi luôn cẩn thận trong từng hành động và câu nói. Mặt khác, tôi luôn cố gắng để mình cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi có con bên cạnh, vì hiểu rõ tâm lý của người lớn tác động đến trẻ rất nhiều.
Theo tôi, giáo dục gia đình là nền tảng cơ bản nhất trong việc hình thành đạo đức, khả năng, cá tính, thói quen tốt hoặc xấu trong mỗi con người. Sáu năm đầu tiên của cuộc đời là sáu năm quan trọng nhất trong việc giáo dục một đứa trẻ, và trong 6 năm đó, đặc biệt là 3 năm đầu tiên, đứa trẻ hầu như được nuôi dạy và lớn lên trong gia đình.
Nếu được nuôi dạy khoa học và đúng phương pháp, sau 6 tuổi, đứa trẻ đã có thể có đủ khả năng dùng chính kiến cá nhân phân tích sự đúng sai, phải trái đối với các sự việc xảy ra quanh nó, để quyết định hành động.
Tôi là người không tin nhiều vào yếu tố di truyền, mà tin nhiều hơn vào phương pháp, thời gian và cách thức truyền tải kiến thức cho đứa trẻ.
Minh Thu đã có những năm đầu đời bên cạnh mẹ như thế nào?
Cả căn nhà của tôi biến thành trường mẫu giáo với thư viện, phòng soạn giáo án, phòng ăn, phòng ngủ, phòng chơi. Tôi là hiệu trưởng mầm non, kiêm cô nuôi dậy trẻ, kiêm mẹ bỉm sữa lên chương trình đến từng 15 phút, dịch hàng chục quyển sách ra tiếng Việt để đọc cho con, khi sách thiếu nhi hồi đó còn hiếm.
Tôi tự chế rất nhiều đồ chơi, cùng ăn, cùng chơi, cùng sinh hoạt với con nhiều giờ mỗi ngày. Để thực hiện được triệt để kế hoạch của mình, tôi thay đổi toàn bộ nếp trong gia đình. Giờ giấc sinh hoạt, chế độ ăn uống, bao giờ được xem TV, thậm chí quan niệm về lẽ công bằng, khi nào thì người lớn tuổi nhất trong nhà vẫn phải xin lỗi hay cám ơn – tất tật được sắp đặt để tạo ra môi trường vừa là nhà, vừa là trường thuận lợi nhất cho con gái.
Tôi nói chuyện và đọc sách rất nhiều cho con nghe, ngay từ ngày đầu tiên khi bé ra đời. Khi có bé ở cùng phòng, làm bất cứ việc gì, tôi đều mô tả cho bé nghe một cách rõ ràng, mạnh lạc, giúp bé phát triển khả năng nghe hiểu, đồng thời làm quen với logic suy nghĩ về nguyên nhân và hậu qủa. Tôi không ép bé làm bất cứ cái gì, nhưng bằng hành động của mình, và bằng cách “bày trò” để chơi, nhảy múa, hát, đóng kịch cùng bé – tôi dạy cho bé hầu như mọi kiến thức và kỹ năng phù hợp với lứa tuổi.
- Bị “điều chỉnh”, mọi người xung quanh chị hẳn cũng phản ứng?
Cách đây hơn 18 năm, ở Việt nam, mọi người vẫn có tư tưởng: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Vì vậy, việc tôi mua hàng đống sách từ nước ngoài về, đọc, rồi bắt chước nuôi con theo sách, cũng gây nên rất nhiều điều tiếng. Trong gia đình, nhiều người phản ứng ra mặt. Nhưng tính tôi vốn bướng bỉnh, lại rất quyết đoán. Vì vậy, ai nói gì thì nói, tôi kệ - vì tôi tin là mình làm đúng, làm một cách có cơ sở. Mọi người nói mãi mà thấy không tác động gì được đến tôi, nên dần dần cũng thôi. Việc tôi quyết định cho Thu đi du học từ lúc chưa tròn 9 tuổi, theo ý muốn của chính con – cũng đã gây rất nhiều tranh cãi trong nhà.
- Vì sao chị có thể dũng cảm để con gái còn nhỏ như vậy đi học ở nước ngoài?
Tôi nuôi Thu một cách có cơ sở khoa học, dựa trên rất nhiều sách do các nhà giáo dục có kinh nghiệm của các nước tiên tiến viết. Theo dõi sự phát triển của con, đến năm Thu quãng độ 5 – 6 tuổi, tôi thấy con gái đã rất tự lập. Con tự làm mọi việc liên quan đến bản thân.Việc đi du học sớm là do con gái tự lựa chọn và đề nghị. Tôi không có bất cứ lý lẽ gì để phản bác, nên phải đồng ý.
- Khi Minh Thu đi du học, chị làm thế nào để vẫn tiếp tục dạy con từ xa?
Tôi là người bạn thân thiết nhất của con gái, và con gái hết sức tin tưởng mẹ. Mẹ con có thể kể cho nhau nghe mọi chuyện, tâm sự với nhau mọi suy nghĩ. Mặt khá tích cực của việc phải xa nhà sớm, là làm cho con gái tôi nhận thức rõ: gia đình là nơi gắn bó và thân thiết nhất, không gì có thể thay thế. Hàng tuần, hai mẹ con nói chuyện với nhau nhiều giờ.
Mỗi đợt con gái về nhà, tôi đều sắp xếp thời gian để ở nhà trọn ngày bên con. Tôi vẫn tiếp tục tham gia vào mọi hoạt động của con, nắm tình hình rất sát, để có thể đưa ra lời khuyên đúng lúc, hoặc can thiệp kịp thời khi con cần.
Nghề làm cha mẹ
![]() |
Dù đã sắp chạm ngưỡng 60 tuổi, bà Trần Bích Hà vẫn có một sức khỏe khiến nhiều người mơ ước và bà thường xuyên trải nghiệm du lịch ở nhiều nước trên thế giới |
- Hành trình chuẩn bị và nuôi con của chị thật chẳng đơn giản chút nào, mà sao chị lại lấy tên sách là "Nuôi con đôi khi thật đơn giản"?
Thực ra, cái gì khi viết ra cho rành mạch, người ta sẽ có xu hướng thấy rất phức tạp. Nhưng khi đã hiểu và thấm thì sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Tôi mất 7 tháng để đọc sách về nuôi dạy con, cứ cho là mỗi ngày trung bình quãng 3 tiếng. Để học lý thuyết một nghề mới -“Nghề Làm Cha Mẹ – nghề quan trọng bậc nhất với xã hội – thì thời gian như vậy là quá ít trong sự so sánh tương quan với các nghề khác.
Khi thực hành, tôi mất 6 năm đầu phải rất chú ý để khớp được lý thuyết với thực hành, tôi đã có một “sản phẩm” tương đối hoàn chỉnh và tốt hơn mục những giá trị đặt ra ban đầu. Khi con 4 tuổi, tôi chỉ bố trí thời gian cùng chơi với con 30-60 phút/ngày. Khi con đi du học, con về thì tôi chỉ ở bên con được 3-4 tiếng/ngày.
- Nếu so với các nghề phức tạp khác – thì học và thực hành “Nghề Làm Cha Mẹ” đơn giản hơn nhiều. Vậy cái gì làm cho nó phức tạp?
Theo tôi: tâm lý truyền đời qua nhiều thế hệ ở Việt nam “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, đẻ ra khác biết nuôi, mỗi đứa mỗi khác, vì vậy con họ thành công là do “số” họ may, mình có học cũng không được.
Là vì không ai bắt buộc mình học cái nghề đó, cũng không có nhu cấu cấp thiết là phải học xong thì mới được đẻ, mà nghề đó đâu giúp mình “kiếm cơm”. Vậy thì sao phải mất công học? Ngại đọc, ngại học cái mới cũng góp phần cản trở cái sự học nghề này.
Nếu học và làm tốt “Nghề Làm Cha Mẹ”, nó dài lắm. Kết quả đến sau 18 năm, thậm chí 25 năm. Trong chừng ấy năm trời đằng đẵng, có thể phải chịu đựng biết bao “lời ong tiếng ve”, bao cái lườm nguýt, cái dằn vặt cấm cẳn của người thân và cả không thân. Chưa kể, mâu thuẫn về quan điểm trong việc nuôi dạy con là nguyên nhân hàng đầu của cái sự vợ chồng cãi nhau, kể cả ly tán.
Với nghề gì cũng vậy, việc học và làm sẽ rất đơn giản nếu ta thấm nhuần và tin tưởng, nếu ta yêu thích và thấy đời có ý nghĩa khi làm nghề đó – và đặc biệt là khi ta được chuẩn bị tốt về tâm lý, sức khỏe, tài chính hợp lý trong khả năng – để làm nghề đó trong vòng 18 năm – sau đó ta sẽ đủ thạo nghề để lại thành thầy, truyền lại cho con dạy cháu.
- Là một doanh nhân thành đạt, bận rộn và thường xuyên đi đây đi đó, nhưng tôi thấy chị vẫn là một bà mẹ kết nối, truyền cảm hứng cho mọi người từ việc quản lý, nuôi dạy con đến chăm sóc sức khỏe. Động lực nào giúp chị có đủ thời gian và sức khỏe cho tất cả những việc này?
Ở bất cứ vị trí làm việc hoặc nơi nào tôi sống, tôi đều có mong ước được người khác chia sẻ kinh nghiệm, và chính mình chia sẻ những điều tốt cho mọi người. Tôi bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nền giáo dục của 2 nước Anh và Mỹ.
Tôi nhận thấy nhiều người châu Âu luôn có mong muốn chia sẻ, để ai chưa có kinh nghiệm có thể học hỏi và tham khảo. Người Việt có cái dở là hay bị tâm lý “thủ thế”, thậm chí ích kỷ, biết điều gì thì giữ thật kín, chỉ sợ người khác biết rồi bằng mình. Những gì tốt liên quan đến việc giáo dục trẻ con, và sức khỏe của cá nhân cũng như cộng đồng, thì nên được chia sẻ càng nhiều càng tốt, giữ làm “bảo bối”, nó cứ hơi “sao sao” ấy, nếu không nói là hơi ích kỷ.
Từ khi con gái còn bé, tôi luôn khuyến khích và động viên con hãy chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ những ai kém may mắn hơn mình. Tôi rất mừng là những bài học đó thấm rất sâu vào tâm hồn con. Bằng cách chia sẻ, cuộc sống sẽ phong phú và đa dạng hơn, con người sẽ cảm thấy hài lòng với bản thân và vì thế - thấy hạnh phúc hơn.
Xin cảm ơn chị!
Giám đốc TransViet: Hành trình chuẩn bị làm mẹ dài nhất đời tôi
Đoàn dâng hương do Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu, cùng với 300 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tổng cục Bưu điện, Bộ Bưu chính - Viễn thông, Bộ TT&TT; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ; Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh và huyện Tân Biên; lãnh đạo các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực TT&TT; đại diện cán bộ, nhân viên ngành TT&TT trên toàn quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến thân nhân các gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, những cán bộ ngành TT&TT qua các thời kỳ, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Tây Ninh, huyện Tân Biên, cùng các đại biểu đã về dự buổi lễ dâng hương.
Ngành TT&TTghi nhớ công ơn nhiều thế hệ cha anh đã hy sinh thân mình góp phần giành lấy độc lập, bảo vệ non sông. Trong đó, hàng vạn cán bộ, công nhân viên đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần thân thể nơi chiến trường nhằm bảo vệ cho mạch máu thông tin liên lạc phục vụ Đảng, Chính phủ, các ngành, các cấp và nhân dân.
Mỗi thế hệ phải viết lên câu chuyện của mình, nối tiếp dòng chảy của dân tộc, của đất nước. Cách tốt nhất để tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống là xây dựng đất nước hùng cường thịnh vượng, để không có kẻ thù nào dám xâm phạm, để đất nước có hoà bình lâu dài. Phải có hoà bình lâu dài thì mới có tích luỹ để Việt Nam trở thành nước phát triển. Bởi vì, mỗi cuộc chiến tranh lại đưa đất nước quay về điểm xuất phát.
Tại lễ dâng hương còn có nhiều cán bộ lão thành đến thắp hương cho người thân. Bác Hùng, một cán bộ thợ máy ngành TT&TT trong giai đoạn chiến tranh tham gia cùng đoàn để tưởng nhớ những đồng đội và người chị gái đã hi sinh. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã lắng nghe và chia sẻ nỗi mất mát với người cựu thợ máy phục vụ trong ngành hàng chục năm trước.
Sau khi dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ ngành, đoàn Bộ TT&TT ghé thăm Nhà truyền thống Trung ương Cục Miền Nam, nơi trưng bày những kỷ vật của ngành.
Ngành TT&TT đã đi qua chặng đường 77 năm, đã có hàng trăm ngàn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động kinh qua mọi vị trí trong ngành để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước giao phó.
Bộ trưởng tri ân hàng ngàn cán bộ hưu trí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng nền móng vững chắc cho ngành TT&TT phát triển, bắt kịp xu thế của thời đại; cùng với thế hệ kế nhiệm phát huy truyền thống “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình” của ngành, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam với khát vọng hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.
Bộ trưởng kêu gọi các cán bộ trong ngành đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế. Phát triển kinh tế số, xã hội số và coi đây là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.
" alt="Bộ TT&TT dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ ngành thông tin & truyền thông"/>Bộ TT&TT dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ ngành thông tin & truyền thông