Ngày này năm xưa: Chiến tranh Vùng Vịnh bùng nổ
Động thái đánh dấu giai đoạn bùng nổ của Chiến tranh Vùng Vịnh (1990 - 1991),àynàynămxưaChiếntranhVùngVịnhbùngnổthứ hạng của cúp c1 khi Iraq phải đương đầu với lực lượng liên quân gồm hơn 30 nước, do Mỹ đứng đầu. Đây là cuộc xung đột lớn đầu tiên trên thế giới kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Chính Iraq là nước châm ngòi nổ chiến tranh khi đưa quân tiến đánh Kuwait, quốc gia láng giềng nhỏ bé nhưng giàu tài nguyên dầu mỏ, vào ngày 2/8/1990. Chính quyền Tổng thống Iraq khi đó, Saddam Hussein cáo buộc Kuwait đã khai thác dầu trái phép ở mỏ Rumaila vẫn đang tranh chấp giữa hai nước, đồng thời sản xuất nhiên liệu vượt hạn mức, góp phần dẫn đến tình trạng sụt giảm mạnh giá dầu thô thế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Baghdad.
Quân Iraq tràn sang Kuwait năm 1990. Ảnh: Word Press |
Tuy nhiên, động thái của Iraq đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Ngày 29/11/1990, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) đã thông qua Nghị quyết 678, yêu cầu Iraq đến ngày 15/1 năm sau phải rút hết quân khỏi Kuwait. Sau thời hạn trên, các nước khác có quyền sử dụng “tất cả các phương tiện cần thiết” để chấm dứt sự chiếm đóng của các lực lượng Baghdad ở quốc gia láng giềng.
Trên tinh thần nghị quyết HĐBA, một liên minh chống Iraq gồm 34 nước, trong đó có cả Mỹ, Anh, Pháp, Australia, toàn bộ các quốc gia Ảrập ngoại trừ Jordan và một số nước Đông Âu, được thành lập. Liên Xô không tham gia liên minh này vì muốn giải quyết xung đột bằng các giải pháp chính trị và ngoại giao, dưới sự chủ trì của các cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc.
Với lí do chính quyền Saddam phớt lờ hạn chót của HĐBA, đúng nửa đêm ngày 16/1/1991, liên quân do Mỹ đứng đầu chính thức xúc tiến chiến dịch mang mật danh "Bão táp Sa mạc" chống Iraq.
Sơ đồ các mũi tấn công của liên quân trong Chiến dịch Bão táp sa mạc. Ảnh: Britannica |
Mờ sáng ngày 17/1, các máy bay tiêm kích đầu tiên đã cất cánh từ Ảrập Xêút và các hàng không mẫu hạm Mỹ và Anh ở Vịnh Ba Tư để thực hiện sứ mệnh ném bom Iraq. Mở màn chiến dịch dưới sự chỉ huy của Đại tướng Mỹ Norman Schwarzkopf, dàn chiến đấu cơ liên quân đã đồng loạt không kích các mục tiêu trọng yếu bên trong và xung quanh thủ đô Bagdad. Cả thế giới nín thở theo dõi các diễn biến được phát sóng trực tiếp trên các mạng lưới truyền hình vệ tinh toàn cầu.
Hai giờ đồng hồ sau các vụ oanh tạc đầu tiên, từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đọc diễn văn trên truyền hình quốc gia tuyên chiến với Iraq và chính thức thông báo về chiến dịch của liên quân nhằm đánh đuổi các lực lượng Iraq đang chiếm đóng Kuwait.
Trong các tuần sau đó, Mỹ và lực lượng đồng minh đã tiến hành đợt không kích tổng lực nhằm vào các cơ sở quân sự và dân sự ở Iraq, bao gồm cả các trung tâm thông tin, căn cứ không quân, trận địa tên lửa, các địa điểm được tin là "nhà máy nguyên tử và hóa học" cũng như các cơ quan chính phủ.
Do bị đánh phủ đầu và tương quan lực lượng yếu hơn, nên hệ thống phòng không Iraq bị thiệt hại nặng nề và gần như bị vô hiệu hóa trong giai đoạn này. Biện pháp trả đũa đáng kể duy nhất của quân đội Iraq là nã các quả tên lửa Scud (loại vũ khí do Liên Xô phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh) vào Israel và Ảrập Xêút. Tổng thống Saddam hy vọng, các vụ tấn công tên lửa như vậy sẽ kích động Israel tham chiến, từ đó làm tiêu tan sự ủng hộ của khối Ảrập, vốn "không đội trời chung" với Nhà nước Do Thái, đối với chiến dịch của liên quân.
Chiến hạm Mỹ USS Wisconsin tham gia chiến dịch Bão táp sa mạc. Ảnh: Rex Features |
Song, các nỗ lực phản kích của Iraq tỏ ra không hiệu quả trước hỏa lực phòng thủ mạnh của liên quân. Hơn thế nữa, theo yêu cầu của Washington, Israel vẫn giữ thế trung lập, đứng ngoài cuộc xung đột.
Ngày 24/2/1991, liên quân khởi động giai đoạn hai của chiến dịch Bão táp sa mạc - một đợt tổng tấn công quy mô lớn trên bộ, nhắm vào các lực lượng vũ trang đã lỗi thời và thiếu trang bị của Iraq.
Xe quân sự Mỹ và xe tăng Ảrập Xêút tiến về thủ đô Kuwait. Ảnh: Time |
Hai tiểu đoàn thuộc Sư đoàn đổ bộ đường không số 82 của Lục quân Mỹ đã bí mật tiến vào khu vực phía nam thủ đô Kuwait đang nằm dưới sự kiểm soát của quân Iraq. Cùng lúc đó, các đơn vị khác của liên quân đổ bộ bằng đường biển vào các đảo và một số khu vực duyên hải phía đông Kuwait.
Sang ngày hôm sau, liên quân đã xuyên thủng các vị trí phòng thủ của quân đoàn 3 và 7 của Iraq tại Kuwait, rồi thiết lập một cầu hàng không bằng trực thăng để đẩy mạnh cuộc tấn công sang bên kia biên giới.
Quân Iraq đầu hàng. Ảnh: Corbis |
Ngày 26/2, liên quân tái chiếm được thủ đô Kuwait và một ngày sau giải phóng toàn bộ nước này. Phần lớn các lực lượng Iraq phải đầu hàng, tháo chạy về nước hoặc bị tiêu diệt.
Ngày 28/2, Tổng thống Mỹ Bush tuyên bố ngưng chiến dịch quân sự chống Iraq. Chính quyền Saddam cũng khẳng định sẽ tuân thủ mọi nghị quyết của LHQ liên quan đến cuộc xung đột. Một thỏa thuận ngừng bắn được chính thức ký kết vào ngày 6/3/1991, đánh dấu việc Kuwait khôi phục chủ quyền hoàn toàn.
Như vậy, với ưu thế áp đảo về khí tài quân sự hiện đại cùng chiến thuật hợp lý, liên quân do Mỹ đứng đầu nhanh chóng giành chiến thắng trong cuộc chiến với Iraq chỉ sau 41 ngày. Theo các tài liệu, Mỹ và lực lượng đồng minh đã điều động khoảng 600.000 sĩ quan và binh lính, trên 4.000 xe tăng, hơn 3.700 pháo mặt đất và súng cối, khoảng 2.000 máy bay cánh cố định và trên 100 chiến hạm tham chiến. Trong đó, riêng Mỹ đóng góp tới 74% tổng số nhân lực và vũ khí.
Một căn cứ của liên quân trúng tên lửa Scud của Iraq, khiến 28 binh sỹ thiệt mạng. Ảnh: History.com |
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho hay, 149 binh sĩ Mỹ đã chết trận, bao gồm cả 35 trường hợp thiệt mạng do trúng đạn lạc của quân đồng minh. Ngoài ra, Anh có 24 binh sĩ, Pháp 2 binh sĩ, và các quốc gia Ảrập có 39 binh sĩ tử trận. Số quân nhân bị thương là 776 người, trong đó có 467 binh sĩ Mỹ.
Ở phía bên kia chiến tuyến, dù chính thể của Tổng thống Saddam và tiềm lực quân đội Iraq gần như vẫn còn nguyên vẹn, nhưng theo một số thống kê, ước tính có tới 60.000 lính Iraq tử trận, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh. Nước này cũng tổn thất khoảng 3.800 xe tăng, hơn 1.400 xe thiết giáp chở quân và xe chiến đấu bộ binh, khoảng 2.900 khẩu pháo và gần 360 máy bay cánh cố định.
Một khu dân cư ở thủ đô Baghdad, Iraq bị tàn phá sau một đợt pháo kích trả đũa của liên quân năm 1991. Ảnh: Rex Features |
Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Sputnik, thiệt hại từ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Iraq còn lớn hơn cả tổn thất nước này phải gánh chịu do giao tranh trực tiếp gây ra. Trong 13 năm bị áp đặt cấm vận kinh tế, Iraq ước tính đã mất tới hơn 200 tỉ USD vì xuất khẩu dầu giảm. Một số nguồn tin quả quyết, người dân nước này cũng chỉ nhận được 10% tổng số lương thực và thuốc men cần thiết để duy trì cuộc sống.
Tuấn Anh
相关文章
Nhận định, soi kèo Angkor Tiger vs Tiffy Army, 18h00 ngày 23/1: Tiếp tục gieo sầu
Hồng Quân - 22/01/2025 19:58 Giao hữu2025-01-27- .
Một cuốn sách có thể đưa chúng ta đến những thế giới khác, gợi lên những cảm xúc sâu sắc hoặc mang lại sự thư thái tuyệt vời. Và có những cuốn sách cũng khiến các tỷ phú đam mê sách phải chi ra số tiền đáng kinh ngạc để sở hữu chúng. Dưới đây là 5 cuốn sách đắt nhất từng được các tỷ phú mua.
Codex Leicester của Leonardo da Vinci
Giá mua (1994): 30,8 triệu USD
Giá điều chỉnh theo lạm phát (2024): 64,9 triệu USD
Năm 1994, người sáng lập Microsoft Bill Gates đã mua lại cuốn Codex Leicestervới giá gần 31 triệu USD, lập kỷ lục về mức giá cao nhất từng được trả cho một cuốn sách.
Bản thảo đáng chú ý năm 1510 này được dùng làm sổ tay khoa học của Leonardo da Vinci, chứa những bản phác thảo, lý thuyết và quan sát phức tạp của ông. Trong các trang sách của mình, da Vinci cho mọi người thấy sự đa dạng của các chủ đề như chuyển động của nước, độ sáng của mặt trăng và tại sao hóa thạch của sinh vật biển thường được tìm thấy trên núi.
Bill Gates bị cuốn hút bởi tác phẩm của da Vinci đến nỗi ông đã sử dụng bản quét kỹ thuật số các bức vẽ trong cuốn sách làm trình bảo vệ màn hình và hình nền cho Windows 98 Plus.
Cuốn sách Codex Leicestercủa Leonardo da Vinci. Ảnh: Boardgamegeek.
Hiến pháp Mỹ, Ấn bản đầu tiên
Giá mua (2021): 43,2 triệu USD
Giá điều chỉnh theo lạm phát (2024): 49,8 triệu USD
Tỷ phú Ken Griffin, Giám đốc điều hành của Quỹ phòng hộ Citadel, đã gây chú ý khi trả giá cao hơn một nhóm những người đam mê tiền điện tử để giành được ấn bản đầu tiên của Hiến pháp Mỹ tại cuộc đấu giá của Sotheby.
Tài liệu này là 1 trong 11 bản sao còn sót lại và là bản cuối cùng còn nằm trong tay tư nhân từ bản in đầu tiên của Hiến pháp Mỹ. Những bản sao này được sản xuất cho các đại biểu Hội nghị Lập hiến 1787 và hội nghị Quốc hội Lục địa.
Giá ban đầu cho bản sao ấn bản in đầu tiên của Hiến pháp Mỹ được dự kiến từ 20 triệu USD. Hơn 17.000 nhà đầu tư tiền điện tử đã huy động vốn từ cộng đồng hơn 40 triệu USD để thắng thầu. Tuy nhiên, sau đó, họ đã để thua tỷ phú Griffin với số tiền 43,2 triệu USD.
Jushi Tie của Zeng Gong
Giá mua (2021): 31,7 triệu USD
Giá điều chỉnh theo lạm phát (2024): 41,3 triệu USD
Tỷ phú và ông trùm truyền thông Trung Quốc Wang Zhongjun đã mua bức thư lịch sử này, "Jushi Tie", được viết bởi nhà văn đáng kính thời nhà Tống Zeng Gong. Được viết vào thế kỷ XI, bức thư gồm 124 ký tự gửi đến một người bạn.
Đây không phải là thương vụ mua lại một hiện vật trị giá hàng triệu USD đầu tiên của Wang; vào năm 2014, ông đã mua bức tranh "Still Life: Vase with Daisies and Poppies" của Vincent Van Gogh với giá 61,8 triệu USD.
Bức thư 124 ký tự được viết vào năm 1080 bởi Zeng Gong, học giả nổi tiếng của Trung Quốc. Ảnh: Ecns.
Codex Sassoon - Bộ Kinh thánh Do Thái cổ nhất
Giá mua (2023): 38,1 triệu USD
Giá điều chỉnh theo lạm phát (2024): 39,1 triệu USD
Vào năm 2023, cựu đại sứ Mỹ Alfred H. Moses đã mua "Codex Sassoon", cuốn Kinh thánh tiếng Do Thái cổ nhất và đầy đủ nhất, với giá 38,1 triệu USD. Sau đó, ông đã tặng nó cho Bảo tàng Người Do Thái ANU ở Tel Aviv, Israel.
Việc mua lại này đã lập kỷ lục về bản thảo và vật phẩm Do Thái đắt nhất từng được bán, với cuốn Kinh thánh có niên đại từ cuối thế kỷ thứ IX đến đầu thế kỷ thứ X.
Magna Carta - Đại hiến chương Anh
Giá mua (2007): 21,3 triệu USD
Giá điều chỉnh theo lạm phát (2024): 32,1 triệu USD
Năm 1215, Vua John của Anh đã ký "Magna Carta" để ngăn chặn nội chiến, đánh dấu thách thức chính thức đầu tiên thiết lập quyền của người dân Anh. Đây là bản chép Đại hiến chương cuối cùng ở Mỹ và là một trong 17 bản chép tay của Đại hiến chương gốc có từ năm 1297.
Văn kiện này có ảnh hưởng sâu sắc đến Hiến pháp Mỹ, khiến nó được đánh giá cao. Nhà đầu tư tỷ phú David Rubenstein, người đồng sáng lập Tập đoàn Carlyle, đã trả một khoản tiền đáng kể để bảo tồn bản chép tay 710 năm tuổi ở Mỹ.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
'/>5 cuốn sách 'triệu USD' của các tỷ phú
Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1
Phạm Xuân Hải - 24/01/2025 05:25 Máy tính dự2025-01-27
最新评论