Thế giới

Tháng nào chồng cũng đòi vợ “chia đôi” 400 ngàn tiền gửi xe

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-02 09:55:40 我要评论(0)

Tiền gửi xe của 2 vợ chồng mỗi tháng là 400 ngàn đồng,ángnàochồngcũngđòivợchiađôingàntiềngửthời sự qthời sự quốc tế 24hthời sự quốc tế 24h、、

Tiền gửi xe của 2 vợ chồng mỗi tháng là 400 ngàn đồng,ángnàochồngcũngđòivợchiađôingàntiềngửthời sự quốc tế 24h chồng cũng chia đôi. Tiền xe, hôm nào mình đưa chậm là chồng tiến sĩ của mình đòi bằng được.

Không biết có ai như mình không nữa, dẫu biết rằng chuyện gia đình thì không sao tránh khỏi những khi buồn, vui. Lúc nào mình cũng cố im lặng để giữ hòa khí gia đình, không phải hở tí là “cằn nhằn” như những người khác, càng giận, càng bực mình thì mình càng im lặng.

Mình ở tận miền Nam, theo chồng ra Bắc. Lúc ấy mặc ai ngăn cản mình đều bỏ ngoài tai để mà lấy anh. Vì mình nghĩ anh là người hiền lành. Vả lại đâu cũng là cái duyên cái số nó vồ lấy nhau mà thôi.

Gia đình anh nhìn bên ngoài rất ngưỡng mộ. Bố anh là giáo sư còn chồng mình là tiến sĩ hẳn hoi, anh lại là con độc nhất. Ai nghĩ mình lấy anh cũng sướng tấm thân. Ừ! Thì mình sướng thật, lấy chồng về có nhà riêng để ở, không phải làm dâu con gì hết, vả lại mình cũng rất hợp với mẹ chồng. Mấy ai hạnh phúc như mình.

{ keywords}

Chồng mình là tiến sĩ hẳn hoi, anh lại là con độc nhất (Ảnh minh họa)

Chồng mình lại là người hiền lành, không thích rượu chè, hay đi sớm về muộn, đi làm xong là chỉ thích về nhà. Trong công việc anh cũng không thích bon chen như nhiều người ở cơ quan. Anh nghỉ là “cờ đến tay ai người ấy phất”, đấy là do mình đoán thế thôi.

Nhưng các bạn ạ, cuộc sống này cái gì cũng có 2 mặt của nó cả. Không biết mình đang hạnh phúc mà không biết hưởng, lại kêu ca. Bởi nhiều người còn bất hạnh hơn mình. Nhưng mình cảm thấy sống như thế này rất là mệt mỏi. Mình chưa bao giờ đòi hỏi ở chồng bất cứ thứ gì, hay quá đáng với chồng. Dù là vợ chồng nhưng muốn nói gì, mình cũng suy nghĩ chứ không phải nói đùa nói đại hay giận mà nói cho sướng miệng.

Trong gia đình mình, lương ai làm nấy giữ, nghe thì oai lắm (nhưng lương công chức của mình chưa đầy 3 triệu). Chồng mình lương cao hơn nên chi tiêu tất tần tật trong nhà. Nghĩa là anh giữ tiền và đi chợ mua từ cọng hành, gói tiêu…

Nhưng khổ nổi là chồng thích ăn thịt lợn, quanh năm suốt tháng chỉ thịt là thịt không món gì khác. Mà mỗi lần mua thì tầm vài cân, nhà chỉ có 2 vợ chồng và đứa con gần 3 tuổi. Nhà thì bước vài chân là đến chợ, cứ ăn thịt đông lạnh quanh năm suốt tháng. Tính anh mua gì thì mua thật nhiều, không cần biết về nhà làm gì ăn, cứ như là sợ vợ con đói. Trong chuyện ăn uống thì anh rất “phóng khoáng” - sống để ăn mà lị.

Nhưng anh rất tính toán với vợ. Hàng tháng con đi học tốn gần 2,5 triệu thì chia tiền ra. Mỗi tháng mình cầm 1 triệu của chồng. Mình bảo anh đưa thì anh mới đưa, còn lại bao nhiêu thì mình bù. Sữa, bỉm thì tất nhiên là chồng phải mua rồi. Tiền gửi xe của 2 vợ chồng mỗi tháng là 400 ngàn đồng chồng cũng chia đôi. Tiền xe, hôm nào mình đưa chậm là chồng tiến sĩ của mình đòi bằng được.

Mình nhớ mãi đâu khoảng 2 tháng trước, mình đi làm về rồi đón con, về nhà thấy chồng không thay quần áo mà ngồi sẵn ở nhà đợi. Mình cứ tưởng là chở 2 mẹ con đi đâu, ai ngờ chồng kêu mình đưa 200 ngàn đóng tiền gửi xe. Chồng cứ như là sợ mình không trả vậy?

Đi làm về, nhiệm vụ của chồng là thay bộ quần áo ra rồi ngồi suốt trong phòng chơi game. Anh không cần biết vợ con làm gì ở nhà ngoài. Tất bật cơm nước, dọn cơm xong thì gọi ra ăn. Ít nhất mình phải ăn nửa bát thì anh mới lò dò ra tới. Trong khi đó, mình còn bao nhiêu là việc, nói chung tất tần tật trong nhà đều vào tay mình hết.

Những khi mình cho con ăn, bé không chịu, mà bố cho thì con lại ăn. Nhưng anh là bố cũng không chịu ngồi đút đâu, vui thì cho, buồn thì kệ. Anh còn phán 1 câu “làm mẹ mà không cho con ăn được thì làm gì”. Mình nghe mà chán và không buồn trả lời chồng.

Lớp con học cũng gần nhà. Sáng nào mình đưa đi thì bé cứ bắt nạt mẹ gào khóc không chịu đi mình phải bế. Nhưng anh đưa con đi thì con lại không dám khóc to, thúc thít thôi. Nhưng anh cũng không đưa, bảo đứa nào đi học chả thế. Vậy là mình lại im lặng đưa con đi học. Cứ như con là con riêng của mình.

Chưa hết, chồng tiến sĩ của mình còn rất vô tâm. Về nhà, anh chỉ biết đâm đầu vào game, chưa bao giờ bỏ ra 5 -10 phút mà chơi với con, nói chuyện với vợ. Tối thì chồng ngủ 1 bên, máy tính để 1 bên. Vợ chồng ở chung nhà nhưng mình cảm thấy như là ly thân nhau, gặp mặt nhau ở mâm cơm, xong thì ai về phòng nấy làm việc riêng.

Càng ngày mình thấy vợ chồng càng xa nhau, không biết chồng mình có nghĩ thế không. Từ khi sinh con đến giờ, nay bé gần 3 tuổi thì vợ chồng mình phòng ai nấy ngủ. Mình biết là chồng mình chỉ mê game thôi, sáng mở mắt ra là mở máy tính lên khởi động, vệ sinh cá nhân xong là vào chơi tầm 30 phút rồi đi làm. Trưa về nhà lại chơi tiếp, chiều về nhà lại chơi đến khi nào muốn ngủ thì dừng.

Lấy chồng xa nhà, không bạn bè, không bà con thân thuộc, mình buồn không biết đi đâu, không biết tâm sự với ai. Nhớ nhà cũng không thể chạy về ngay được, ngày lễ cũng như ngày tết không đi đâu chỉ về nhà ông bà nội. Ngoài ra mình chỉ toàn ở nhà với con. Chồng mình quá vô tâm. Nhiều khi mình muốn bỏ tất cả. Muốn giải phóng mình nhưng lại thôi.

Mình vẫn biết là mấu chốt ở chỗ nào để gỡ, do vợ chồng không chuyện trò cùng nhau vì làm gì có thời gian mà trò với chuyện. Có đôi lần ngồi ăn cơm, mình kể chuyện công việc cơ quan nhưng như bị chồng nói cái lý sự cùn, dần dần mình chán nản không muốn nói.

{ keywords}

Lấy chồng xa nhà, không bạn bè, không bà con thân thuộc, mình buồn không biết đi đâu, không biết tâm sự với ai (Ảnh minh họa)

Chồng mình nghĩ trách nhiệm là không để vợ con bị đói là xong. Chưa bao giờ nghĩ “À, món này vợ mình thích” mua về cho vợ ăn. Hay hôm nay sinh nhật vợ mình, anh cũng không nhớ. Cuối tuần mình thấy gia đình người ta chở nhau đi chơi hay cà phê, ăn uống. Còn chồng chỉ ở nhà chơi game, mẹ con mình thích làm gì thì làm. Mình xem ra không bằng 1 ô sin, ô sin thời nay thuê đâu phải dễ.

Không biết có gia đình nào như gia đình mình không? Mình mệt mỏi lắm, ức chế tinh thần kinh khủng với chồng tiến sĩ. Mình nên làm thế nào đây? Chắc chắn sau khi bài viết này được đăng tải, mình sẽ đưa chồng đọc những thứ mình muốn nói.

(Theo Trí thức trẻ)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
TP.HCM Tinh gon bo may anh 1

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM, công bố định hướng sáp nhập, tinh gọn bộ máy của thành phố. Ảnh H.V.

Giảm 24 Đảng bộ trực thuộc

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM cho biết, kế hoạch sắp xếp dự kiến các cơ quan Đảng, chính quyền tại địa phương đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Cụ thể, về khối Đảng, sáp nhập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM. Đồng thời, nghiên cứu kết thúc hoạt động 11 đảng đoàn, 3 ban cán sự Đảng và Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng.

Thành lập mới hai đảng bộ trực thuộc Thành ủy TP.HCM gồm Đảng bộ cơ quan đảng, đoàn thể, tư pháp và Đảng bộ khối chính quyền.

Chuyển các tổ chức đảng trong các cơ quan Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, các tổ chức đảng trong các hội quần chúng về cơ quan đảng, đoàn thể, tư pháp.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng sẽ sắp xếp tổ chức đảng các cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP.HCM và 24 đảng bộ cấp trên cơ sở về trực thuộc đảng bộ khối chính quyền.

Riêng 3 Đảng bộ quân sự, công an, bộ đội biên phòng giữ nguyên.

Các đảng bộ chuyển về Đảng bộ khối chính quyền gồm: Đảng bộ ở các tổng công ty nhà nước, Lực lượng thanh niên xung phong, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại, Ban quản lý khu chế xuất và công nghiệp, hải quan, viễn thông, bưu điện, Đại học Quốc gia TP.HCM, khối đại học – cao đẳng, khối các cơ quan Trung ương tại TP, khối doanh nghiệp, khối cơ sở bộ y tế, Bộ TN-MT, Bộ NN&PTNT, Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH và Sở GTVT.

Nghiên cứu chuyển giao một số tổ chức cơ sở đảng loại hình doanh nghiệp, sự nghiệp về các Quận ủy, Huyện ủy, Thành ủy Thủ Đức.

Theo bà Tuyết, sau khi sắp xếp theo định hướng trên, Đảng bộ TP.HCM còn 27 đảng bộ trực thuộc, giảm 24 đảng bộ.

TP.HCM Tinh gon bo may anh 2

Nếu sáp nhập, tinh gọn bộ máy, TP.HCM sẽ giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính. Ảnh: Nguyễn Huế.

Kết thúc hoạt động Sở An toàn thực phẩm

Về khối chính quyền, nghiên cứu sáp nhập các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc UBND TP trên nguyên tắc Trung ương có Bộ nào thì thành phố có sở tương ứng.

Theo đó, nghiên cứu sáp nhập 10 sở, kết thúc hoạt động hai sở, sắp xếp các cơ quan ban đổi mới quản lý doanh nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao, khu chế xuất – khu công nghiệp TP, văn phòng thường trực ban an toàn giao thông.

Nghiên cứu sáp nhập Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành đơn vị trực thuộc.

Sáp nhập Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, chuyển Văn phòng Thường trực Ban An toàn giao thông thành đơn vị trực thuộc.

Sáp nhập Sở TN&MT, Sở NN&PTNT để thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên và môi trường; chuyển một số nhiệm vụ của hai sở này về các sở khác có liên quan. Đồng thời, chuyển Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao thành đơn vị trực thuộc.

Nghiên cứu sáp nhập Sở Du lịch và Sở VH-TT; sáp nhập Sở Thông tin và Truyền thông với Sở Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, chuyển đổi số.

Nghiên cứu kết thúc hoạt động Sở LĐ-TB&XH, chuyển các chức năng qua Sở GD&ĐT, Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở VH&TT.

Nghiên cứu kết thúc nhiệm vụ Sở An toàn thực phẩm, chuyển nhiệm vụ về Sở Y tế, Sở NN&PTNT và Sở Công Thương.

Sáp nhập Ban Tôn giáo vào Ban Dân tộc; sáp nhập Ban Quản lý khu công nghệ cao và Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Theo Ban Tổ chức Thành ủy, nếu thực hiện theo phương án này, TP.HCM giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính khác thuộc UBND TP.HCM.

Bên cạnh đó, sẽ nghiên cứu sắp xếp các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP, gồm các ban quản lý, các đơn vị sự nghiệp báo chí, giáo dục, y tế...

Riêng TP Thủ Đức, nghiên cứu đề xuất phù hợp với đặc điểm tình hình.

Theo Thành ủy TP.HCM, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ tiến hành song song với đại hội Đảng bộ và các công tác thường xuyên khác.

Bộ máy Chính phủ sẽ tinh gọn thế nào sau sắp xếp, sáp nhập bộ ngành?

Sau khi sắp xếp, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ; giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ và rất nhiều tổ chức...

" alt="TP.HCM tinh gọn bộ máy, giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính" width="90" height="59"/>

TP.HCM tinh gọn bộ máy, giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính