当前位置:首页 > Nhận định > Siêu máy tính dự đoán Wolves vs Tottenham, 20h00 ngày 13/4 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Botev Vratsa, 21h30 ngày 14/4: Tiếp tục chìm sâu
U xơ tử cung là tình trạng phát triển khối u lành tính của cơ trơn và mô liên kết ở tử cung. Theo một nghiên cứu, 70 - 80% phụ nữ có nguy cơ mắc u xơ tử cung cho tới trước 50 tuổi. Nguy cơ cao nhất nằm trong nhóm tuổi từ 40 đến 50.
Nguyên nhân gây bệnh
Đến nay, các nhà khoa chưa biết chính xác nguyên nhân nào dẫn đến u xơ tử cung? Nghiên cứu cho thấy mỗi khối u phát triển từ một tế bào cơ bất thường trong tử cung và nhân lên nhanh chóng khi gặp hormone estrogen, chất này thúc đẩy sự phát triển của khối u.
Mặc dù u xơ tử cung thường không nguy hiểm nhưng chúng có thể gây khó chịu và có thể dẫn đến các biến chứng như giảm hồng cầu (thiếu máu), gây mệt mỏi, mất máu nhiều. Người bệnh hiếm khi cần truyền máu do mất máu.
Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, u xơ là khối u lành không phát triển thành ung thư.
Triệu chứng cảnh báo
Trong phần lớn các trường hợp, u xơ tử cung không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Người phụ nữ có thể chỉ tình cờ phát hiện có u xơ tử cung khi được khám phụ khoa định kỳ hoặc khám vì lí do khác.
Đôi khi, u xơ tử cung gây ra các triệu chứng sau:
- Rối loạn kinh nguyệt: Chảy máu kinh kéo dài (rong kinh) hoặc ra máu kinh quá nhiều (cường kinh) là kiểu rối loạn kinh nguyệt thường gặp do u xơ tử cung. Chảy máu nhiều khiến người phụ nữ có thể bị thiếu máu thiếu sắt, mệt mỏi, giảm khả năng làm việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
- Triệu chứng do khối u to gây chèn ép như: Bụng dưới căng to, đau; chèn ép đường tiểu gây tiểu khó, tiểu nhiều lần, thận ứ nước; chèn ép đường ruột gây táo bón hoặc chèn ép các tĩnh mạch lớn gây phù và tăng nguy cơ bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.
- Đau bụng dưới: Triệu chứng đau có thể xuất hiện khi hành kinh, khi giao hợp hoặc đau do khối u bị hoại tử, thoái hóa.
- Vô sinh và các biến chứng lên thai kỳ: Một số trường hợp u xơ có thể gây vô sinh hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai và một số biến chứng lên thai kỳ như sinh non, nhau bong non, thai chậm tăng trưởng...
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư xảy ra trong các tế bào của cổ tử cung - phần dưới của tử cung kết nối với âm đạo.
Nguyên nhân gây bệnh
Các chủng khác nhau của virus gây u nhú ở người (HPV), một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, có vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh ung thư cổ tử cung.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Có nhiều bạn tình: Số lượng bạn tình của bạn càng nhiều thì khả năng nhiễm HPV của bạn càng lớn.
- Quan hệ tình dục sớm: Quan hệ tình dục khi còn nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.
- Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác (STIs): Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác - chẳng hạn như chlamydia, lậu, giang mai và HIV / AIDS - làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Bạn có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu do một tình trạng sức khỏe khác.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc có liên quan đến ung thư cổ tử cung tế bào vảy.
Triệu chứng cảnh báo
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn nặng hơn bao gồm:
- Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, giữa các kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.
- Dịch âm đạo chảy nước, có máu, có mùi hôi.
- Đau vùng chậu hoặc đau khi giao hợp.
" alt="Phân biệt u xơ tử cung và ung thư như thế nào?"/>U xơ tử cung không phải ung thư (Ảnh: Sog).
Nhiều phụ nữ mắc u xơ nhưng không biểu hiện triệu chứng
Tin tốt là u xơ tử cung chỉ thực sự cần phải điều trị nếu nó gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Trên thực tế hầu hết những phụ nữ mắc u xơ tử cung đều không biểu hiện triệu chứng gì.
Theo các chuyên gia, nếu một phụ nữ mắc u xơ tử cung không xuất hiện triệu chứng, người này có thể không cần phải điều trị miễn là nguy cơ mắc ung thư tử cung của người đó được đánh giá là thấp.
Cắt bỏ tử cung không còn là lựa chọn điều trị duy nhất
Với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều các liệu pháp mới có thể được sử dụng để làm teo nhỏ hoặc làm chậm lại sự phát triển của khối u xơ, bao gồm: liệu pháp hormon, liệu pháp siêu âm hay thủ thuật cắt bỏ u cơ (myomectomy) chỉ loại bỏ các u xơ mà không làm ảnh hưởng đến tử cung.
Nếu khối u xơ không cần thiết phải loại bỏ, những biện pháp điều trị khác có thể giúp giảm các triệu chứng như: sử dụng thuốc giảm đau (ibuprofen), sử dụng viên uống tránh thai hay sử dụng sóng cao tần để phá hủy mô.
Triệu chứng thường gặp nhất của u xơ tử cung là ra máu nhiều trong chu kỳ
Những phụ nữ mắc u xơ tử cung thường bị ra rất nhiều máu, thậm chí máu bị vón cục trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. U xơ cũng có thể gây xuất huyết giữa các chu kỳ, cảm giác buồn tiểu, đau vùng chậu, chướng bụng hay đau khi quan hệ.
Phụ nữ mắc u xơ tử cung vẫn có thể mang thai nhưng khó khăn hơn bình thường
Hầu hết phụ nữ với căn bệnh u xơ tử cung vẫn có thể mang thai được nhưng cũng dễ gặp phải một số biến chứng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số dạng u xơ tử cung có thể làm thay đổi kích thước và hình dạng tử cung, gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ - mặc dù các chuyên gia ước tính chỉ khoảng 1-2% trường hợp u xơ tử cung là bị vô sinh.
Căn bệnh u xơ tử cung còn làm nguy cơ sinh mổ của người mẹ cao gấp 6 lần bình thường và dễ bị xuất huyết nghiêm trọng sau sinh.
Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân gây bệnh
Cơ chế chính xác gây u xơ tử cung vẫn chưa được làm sáng tỏ. Nghiên cứu hiện nay nghiêng chủ yếu về tác động của các hormon như estrogen và progesterone, bởi các khối u hiếm khi xuất hiện trước kỳ kinh đầu tiên và sau thời kỳ mãn kinh. Stress, chế độ dinh dưỡng và các yếu tố thuộc môi trường có thể đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của u xơ tử cung.
" alt="Những điều cần biết về u xơ tử cung"/>Các bất cập này xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mô hình bệnh tật thay đổi với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, dịch bệnh mới xuất hiện, dịch bệnh cũ bùng phát…
Đây là một thách thức rất lớn, trong điều kiện công tác truyền thông ngành y tế còn thiếu thốn về mọi nguồn lực.
Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị công tác truyền thông y tế 2024 (Ảnh: BV).
Theo bà Liên Hương, đội ngũ cán bộ làm truyền thông y tế từ Trung ương đến cơ sở còn rất thiếu về nhân lực, cần được đào tạo nâng cao năng lực liên tục.
Hiện nay, nhiều cơ sở y tế còn chưa thấy được tầm quan trọng của việc bố trí và đảm bảo nguồn lực, điều kiện làm việc và kinh phí cho công tác truyền thông y tế. Kế đến, một bộ phận cán bộ, nhân viên y tế thiếu kỹ năng truyền thông và cung cấp thông tin y tế.
Người dân đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai (Ảnh: Hoàng Lê).
4 nhiệm vụ trọng tâm
Từ thực trạng nêu trên, Thứ trưởng đề nghị công tác truyền thông y tế trong thời gian tới tập trung thực hiện tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm.
Một là, tiếp tục chú trọng và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực truyền thông y tế; tăng cường, nêu cao nhận thức, trách nhiệm của các đơn vị, nhất là người đứng đầu trong công tác truyền thông y tế; phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ làm truyền thông chính sách y tế.
Hai là, quan tâm đầu tư kinh phí trong triển khai truyền thông y tế, có chính sách đãi ngộ hợp lý cho lực lượng thực hiện công tác truyền thông y tế tại tuyến cơ sở.
Đồng thời động viên, khích lệ tinh thần và có các hình thức khen thưởng đối với cán bộ có thành tích cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ truyền thông y tế.
Ba là, tiếp tục xây dựng, củng cố mạng lưới truyền thông y tế rộng khắp, lan tỏa từ Trung ương đến địa phương; chủ động chia sẻ, trao đổi thông tin y tế giữa các cấp, các ngành.
Hình ảnh tái hiện việc cấp cứu bệnh nhân trong cuộc thi Y tế cơ sở giỏi khu vực Nam Bộ (Ảnh: Hoàng Lê).
Đồng thời, không ngừng nâng cao chất lượng nội dung truyền thông và đa dạng, đổi mới phương thức, cách thức truyền thông nhằm kịp thời nắm bắt, xử lý và cung cấp thông tin.
Bốn là, cần phối hợp với các Bộ, Ngành, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tăng cường truyền thông chính sách nổi bật, thành tựu về y tế; chủ động cung cấp thông tin kịp thời, minh bạch, chính xác tới người dân.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cũng nhận định, hiện nay còn nhiều vấn đề ngành y tế cần ưu tiên giải quyết, như phòng chống dịch bệnh và bệnh không lây nhiễm; già hóa dân số; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi còn cao...
Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng rất quan trọng.
Thứ trưởng Bộ Y tế mong muốn cuộc thi Y tế cơ sở giỏi khu vực Nam Bộ sẽ góp phần tăng cường nhận thức của cán bộ y tế tuyến cơ sở về vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; động viên, khuyến khích cán bộ y tế tuyến cơ sở thêm yêu nghề.
" alt="Thứ trưởng Bộ Y tế: 4 nhiệm vụ trọng tâm trong truyền thông y tế"/>Thứ trưởng Bộ Y tế: 4 nhiệm vụ trọng tâm trong truyền thông y tế
Nhận định, soi kèo Iberia vs Gareji, 22h00 ngày 14/4: Bức tranh tương phản
Da một người bệnh bị nổi mề đay (Ảnh: BV).
Đi khám vì nổi mụn nước, da tróc vảy, ngứa tay, vùng kín và nhiều vị trí khác, anh Q. (28 tuổi, ngụ TPHCM) bất ngờ khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình bị đồng mắc ghẻ và nấm da.
Anh cho biết, các triệu chứng xuất hiện từ tuần trước. Nghĩ bị côn trùng đốt thông thường, chàng trai không đi khám cho tới khi ngứa ngáy nặng nề, đêm xuống không ngủ nổi. Sau khi phát hiện bệnh, vợ cùng hai con của anh Q. cũng được làm xét nghiệm, ghi nhận có nhiều ghẻ trên mẫu bệnh phẩm.
Một trường hợp khác là ông D. (47 tuổi) đi khám khi chân nổi nhiều vệt ngoằn ngòeo màu đỏ nâu sậm. Khoảng một tháng trước, gia đình ông có kỳ nghỉ hè dài ngày ở vùng biển, thường xuyên tiếp xúc với cát. Về nhà, người đàn ông ngứa chân nhiều rồi xuất hiện triệu chứng nêu trên.
Qua thăm khám, bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh nhiễm ấu trùng di chuyển, phải uống thuốc diệt ký sinh trùng cùng thuốc giảm ngứa trong 2 tuần.
Mẫu bệnh phẩm của một người bệnh ghi nhận ký sinh trùng dưới kính hiển vi (Ảnh: BV).
Ẩn họa vì sở thích ôm, hôn chó mèo
Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, Trưởng chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, một đơn vị y tế ở TPHCM cho biết, mỗi tháng, nơi bà làm việc ghi nhận khoảng 200 trường hợp nhiễm ký sinh trùng các loại ở cả trẻ em và người lớn đến khám và điều trị.
Theo bác sĩ Bích, có một số loại ký sinh trùng gây bệnh chính ở người, gồm vi nấm, sinh vật đơn bào, giun sán và ngoại ký sinh (bọ chó, chấy, rận, ghẻ, mạt…). Ai cũng có thể nhiễm ký sinh trùng và nhiễm nhiều loại, nhiều lần, dễ tái nhiễm nếu sống trong vùng dịch tễ có bệnh lưu hành.
Những yếu tố khác khiến nhiều người nhiễm bệnh về ký sinh trùng là sống trong môi trường thiếu vệ sinh, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất, nước như làm nông, nuôi trồng thủy hải sản, công nhân vệ sinh môi trường… có tỷ lệ nhiễm giun sán cao hơn.
Các loại ký sinh trùng đơn bào và giun sán thường có trên rau củ quả, động vật như bò, heo, cá, cua, lươn, ếch, chim, rắn. Người có thói quen ăn rau sống, thịt sống, thịt tái, tiết canh, nem chua, thịt muối… có khả năng nhiễm bệnh cao.
Ấu trùng giun móc di chuyển trên lưng một người bệnh (Ảnh: BV).
Đáng chú ý, sở thích nuôi, ôm hôn, ngủ cùng chó, mèo nhưng không tẩy giun định kỳ cho vật nuôi, thả rông vật nuôi cũng khiến nhiều người nhiễm ký sinh trùng.
"Sau khi ký sinh trong cơ thể vật nuôi, giun sán đẻ trứng rồi phóng thích ra môi trường thông qua phân. Hậu môn của chó, mèo chứa nhiều trứng giun. Khi chúng liếm hậu môn sau đó liếm lên thân thể, vật dụng sinh hoạt đã phát tán trứng khắp mọi nơi.
Trứng giun bay trong không khí, bám vào thức ăn và xâm nhập vào cơ thể người", bác sĩ phân tích.
Tùy theo loại ký sinh trùng và vị trí ký sinh trong cơ thể người mà có những tác hại khác nhau, như gây viêm da, nổi mề đay, nhiễm trùng... Khi chui vào gan, mắt, não, tủy sống, ký sinh trùng gây ra các triệu chứng liên quan như giảm thị lực, mù, đau dây thần kinh, liệt, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên ăn chín, uống sôi; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trước và sau ăn hay tiếp xúc với đất, cát, nguồn nước bẩn, động vật; sau khi đi vệ sinh…
Mỗi người cũng nên chủ động tẩy giun định kỳ mỗi năm ít nhất hai lần, thu gom rác thải đúng nơi quy định, thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho chó mèo và tẩy giun định kỳ.
Ngoài ra, ký sinh trùng chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay, ngứa da. Do đó, người bệnh nên đi khám để xét nghiệm, tìm nguyên nhân chính xác và có phương án điều trị phù hợp.
" alt="Hàng loạt ca nhiễm ký sinh trùng vào viện: Ẩn họa vì thích ôm, hôn chó mèo"/>Hàng loạt ca nhiễm ký sinh trùng vào viện: Ẩn họa vì thích ôm, hôn chó mèo
Với hai tác phẩm dự thi là "Việt Nam quê hương tôi", sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Bảo và "Ước hẹn", sáng tác của NSND Xuân Bắc, do nghệ sĩ Lê Thị Vân Mai biểu diễn đàn Tranh cùng nghệ sĩ Hoàng Oanh biểu diễn đàn Nguyệt, các nghệ sĩ đã để lại dấu ấn sâu đậm với khán giả nước ngoài bằng thanh âm trầm bổng của tiếng đàn dân tộc.
Thiếu tá Lê Thị Vân Mai cho biết: "Cảm giác đầu tiên của cá nhân tôi đó là niềm vui, sự hài lòng vì chúng tôi đã hoàn thành tốt phần thi song tấu và chứng kiến sự hân hoan của khán giả ở cả hai buổi thi. Chúng tôi đã nhận được những tràng vỗ tay hưởng ứng nhiệt tình của khán giả. Có những khán giả còn đi ra phía sau sân khấu để gặp chúng tôi và chia sẻ cảm xúc của họ khi thưởng thức hai tác phẩm".
"Giờ đây trong tôi là cảm giác về sự biết ơn với các đồng chí lãnh đạo, những đồng đội ở Việt Nam và ở Nga đã luôn theo sát, hỗ trợ cho chúng tôi từng chi tiết nhỏ, khắc phục mọi khó khăn, động viên, khích lệ tinh thần cho chúng tôi từ khi tập luyện cho tới lúc hoàn thành phần thi. Cảm xúc đọng lại trong tôi sau phần thi song tấu là sự biết ơn tới tất cả lãnh đạo và đồng đội yêu quý. Tôi xin chúc cho "Đội quân văn hóa" của Việt Nam thăng hoa, đạt thành tích cao nhất trên sân khấu", Thiếu tá Lê Thị Vân Mai chia sẻ.
Phần thi biểu diễn nhạc cụ song tấu tại Army Games 2022. Clip nội dung chương trình do nhân vật cung cấp.
Phần thi biểu diễn nhạc cụ song tấu tại Army Games 2022
Cùng 2 tiết mục biểu diễn với nghệ sĩ Lê Thị Vân Mai, nghệ sĩ Hoàng Oanh còn mang tới hội thao tiết mục sáo trúc. Tiếng sáo trúc của anh đã chạm đến trái tim của nhiều khán giả của xứ sở Bạch Dương.
Nghệ sĩ Hoàng Oanh bày tỏ: "Với niềm tự hào dân tộc và vinh dự khi tôi là thành viên chính thức của đội tuyển "Đội quân văn hóa" được tham gia Army Games. Tôi và đồng đội của mình đã được cơ quan chủ quản quan tâm, bồi dưỡng kỹ lưỡng về chuyên môn trong tập luyện để mang tới Army Games 2022 những tiết mục đặc sắc nhất. Trong đó, những điệu múa, bài hát và giai điệu nhạc cụ đều mang âm hưởng và nét đặc của Việt Nam như: Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng châu thổ sông Hồng cho tới những thanh âm hào hùng, đậm chất người lính Việt Nam".
Nghệ sĩ Hoàng Oanh nhấn mạnh: "Với ý chí quyết tâm cao và tự hào mang màu sắc của dân tộc Việt Nam đến bạn bè quốc tế cùng với vai trò thực hiện trọng trách là truyền bá văn hóa của những người nghệ sĩ, chiến sĩ tham gia thi đấu, tôi cảm thấy rất vinh dự và với cá nhân tôi luôn chọn những tác phẩm như "Cùng hành quân giữa mùa xuân" để biểu diễn và quảng bá, tôn vinh hình ảnh, vẻ đẹp và phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ".
Với sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết, các nghệ sĩ, chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chinh phục được đông đảo khán giả nước ngoài bằng tiếng đàn đặc trưng của dân tộc.
" alt="Nghệ sĩ Việt Nam chinh phục khán giả nước ngoài bằng màn song tấu nhạc cụ dân tộc"/>Nghệ sĩ Việt Nam chinh phục khán giả nước ngoài bằng màn song tấu nhạc cụ dân tộc
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm bệnh nhi sáng 24/9 (Ảnh: Thế Anh).
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng: Viêm phổi do đuối nước và hít bùn đất, biến chứng ARDS - Đa chấn thương - Gãy xương đòn phải - Đụng gập gan phải - Tổn thương phần mềm nhiều nơi - Theo dõi sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng - Rối loạn đông máu - DIC - Hội chứng tiêu cơ vân cấp.
Trong suốt 5 ngày ở Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ rửa phổi, dịch ra đục ngầu bùn cát. Các bác sĩ cũng nội soi dạ dày tại giường bệnh, lấy ra được lượng lớn sỏi, bùn cát.
Hình ảnh cát, sỏi, bùn đất trong dạ dày bé gái (Ảnh: BV).
Bệnh viện Bạch Mai liên tục hội chẩn toàn viện, hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản để tìm phương án điều trị cho ca bệnh khó.
Sáng 24/9, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm bé gái đang được điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai).
Bộ trưởng cũng chia sẻ những mất mát mà gia đình bệnh nhi và những nạn nhân trong đợt mưa lũ vừa qua phải gánh chịu, mong gia đình sớm vượt qua đau thương, nhanh chóng ổn định lại cuộc sống.
Sau 2 tuần được điều trị và chăm sóc tích cực, đến hôm nay (24/9), bệnh nhi có một số cải thiện. Tuy nhiên, hiện bệnh nhi vẫn trong tình trạng nặng, phải thở máy, phối hợp nhiều kháng sinh, dinh dưỡng, phục hồi chức năng.
"Vấn đề nghiêm trọng của bệnh nhi vẫn là phổi do hít phải bùn đất và ngâm nước trong thời gian dài. Phim chụp cho thấy phổi vẫn có nhiều ổ áp xe, ho nhiều đờm….Chiều nay Bệnh viện sẽ tiếp tục hội chẩn để tập trung mọi nguồn lực tốt nhất điều trị cho cháu", PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ.
PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện cho biết, bệnh viện sẽ tập trung cao nhất mọi nguồn lực về nhân lực, vật lực, thuốc, vật tư y tế… để cứu chữa và chăm sóc cho cháu.
Bé trai 7 tuổi vượt qua nguy kịch
PGS.TS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng Khoa Phẫu thuật Nhi & Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bé trai H.G.B. (7 tuổi), nạn nhân vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang được điều trị tại khoa. Hiện trẻ tỉnh táo, tự chơi được, thích gọi điện nói chuyện với anh trai đang học trường nội trú tại huyện Bảo Yên, Lào Cai.
Trước đó, sau khi hội chẩn với Bệnh viện Đa khoa Lào Cai, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức quyết định chuyển em lên Hà Nội điều trị, bởi trong vụ lũ quét, bé có vết thương đầu lộ sọ, nhiều nguy cơ.
Bé trai 7 tuổi đang được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
"Kết quả cấy vi khuẩn ở BV Lào Cai là vi khuẩn tụ cầu. Vết thương đầu lộ sọ này cần được che phủ tốt nhất để tránh nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm", PGS Hoa thông tin.
Bác ruột bệnh nhi cho biết, trận lũ quét xảy ra khoảng 6h sáng 10/9. Sau đó, bé được người dân tìm thấy lẫn trong bùn nước cách làng 500m, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Lào Cai cấp cứu.
"Nhà tôi cách nhà cháu chỉ 200m, tôi nhìn thấy cảnh đất đồi sạt, ám ảnh không thể nào quên. Nhà cháu tôi, bố mẹ đều chết hết vì vùi lấp trong bùn, đất. Còn cháu B. được phát hiện đưa đi viện, anh trai đang học nội trú tại trường ở huyện Bảo Yên", bác ruột đang chăm sóc T. tại viện chia sẻ.
PGS Hoa cho biết, bệnh nhi được cấp cứu đưa vào bệnh viện huyện, sau đó lên tỉnh Lào Cai và theo dõi chấn thương bụng, gan, có chấn thương thận, tuyến thượng thận. Ngoài ra bệnh nhi gãy xương đùi, đã được kết hợp xương ở Bệnh viện Đa khoa Lào Cai. Vết thương hở sọ là nặng nhất, nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn yếm khí có thể nguy hiểm tính mạng.
Sau khi được chuyển về Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa, liên viện để điều trị cho cháu bé.
"Vết thương đùi, bụng của bệnh nhi chưa phải can thiệp. Tuy nhiên, khi hội chẩn chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, hàm mặt, các bác sĩ quyết định phẫu thuật để che phủ vết thương hở sọ. Sau ca mổ kéo dài 5 tiếng, các bác sĩ đã che phủ được da đầu tối đa. Ngoài ra, lấy được rất nhiều bùn đất, mủ trong hốc mắt của trẻ", PGS Hoa cho biết.
Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, tâm lý bình thường, vết thương sau mổ ổn định nhưng do thiếu da, chuyển vạt da che phủ hở sọ nên phải theo dõi chặt phòng nguy cơ hoại tử. Khi được nói chuyện với anh trai 15 tuổi đang học tại trường nội trú huyện ở Bảo Yên, bé rất nhớ anh, mong anh được xuống Hà Nội thăm.
Vụ lũ quét thôn làng Nủ xảy ra khoảng 6h ngày 10/9. Tổng số người chết tại Làng Nủ tính đến trưa 22/9 là 55 người. Số người mất tích hiện còn 12 người, số người bị thương đang điều trị tại bệnh viện 14 người.
" alt="Diễn biến sức khỏe 2 bé vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang điều trị ở Hà Nội"/>Diễn biến sức khỏe 2 bé vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang điều trị ở Hà Nội