
![]() |
Thí sinh Vũ Mai Hiện thực hiện đề thi Công nghệ thời trang. |
![]() |
Thí sinh Vũ Mai Hiện thực hiện đề thi Công nghệ thời trang. |
Những ý tưởng sáng tạo, tập trung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, thực hiện 7 chương trình đột phá của thành phố, định hướng thành phố trở thành đô thị thông minh trên nền tảng công nghệ tiên tiến, cụ thể:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Cải cách hành chính; Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố; Giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông; Giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
Giảm ô nhiễm môi trường; Chỉnh trang và phát triển đô thị; Ý tưởng xây dựng đô thị thông minh: Giao thông thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh, quy hoạch thông minh,…; Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp; Ý tưởng sáng kiến cải tiến trong lao động, sản xuất; Ý tưởng sáng tạo vì cộng đồng;….
" alt=""/>Bắt đầu nhận bài cuộc thi Ý tưởng Sáng tạo Trẻ TP. Hồ Chí MinhTheo báo cáo của ngân hàng Wespact, có khi Christine Jiaxin Lee chi đến hơn 210.000 USD trong một ngày, tương đương với khoảng 4,86 tỷ đồng.
Số tiền 3,3 triệu USD được Christine sử dụng từ tài khoản Wespact của mình trong khoảng thời gian 11 tháng, từ năm 2014 đến 2015. Ngân hàng chỉ nhận ra sự bất thường khi cô chuyển hơn 800.000 USD vào tài khoản PayPal của mình với hơn 14 giao dịch trong một ngày.
Cô bị buộc tội cố ý sử dụng các mánh khoé lừa đảo và vi phạm pháp luật để đạt được lợi ích tài chính.
Thế nhưng thẩm phán Lisa Stapleton khi đó đã đặt ra câu hỏi liệu cáo buộc về việc sử dụng tiền trái phép của cô sinh viên này có phải là hành vi phạm tội hay không nếu do ngân hàng vô tình trao cho cô cơ hội đó.
“Đó không phải tiền có được từ hành vi phạm pháp” - bà Stapleton nói.
Bà cũng lưu ý rằng nếu Christine dùng tiền không phải của mình, cô phải trả lại cho Westpac, nhưng điều đó không có nghĩa là cô phạm pháp.
Cuối cùng, các cáo buộc dành cho Christine đã được rút về. Cô chỉ bị buộc phải trả lại số tiền mà mình đã “dùng chùa” trong suốt nhiều năm bằng cách giao nộp các tài sản như túi xách, vòng đeo tay… xa xỉ của mình.
Cũng xảy ra ở Australia, vào năm 2017, nữ luật sư Clare Wainwright đã trở thành triệu phú chỉ sau một buổi sáng do được Ngân hàng Quốc gia Australia chuyển nhầm 25 triệu USD vào tài khoản.
Tuy nhiên, ngay sau đó, cô liên lạc lại với ngân hàng NAB về sự số bất ngờ này. Theo luật pháp nước này, nếu cô Wainwright chỉ tiêu quá 1 xu so với số tiền cô ấy thực sự có trong tài khoản NAB, cô có thể bị buộc tội trộm cắp.
Theo Dịch vụ Thanh tra Tài chính Australia, việc thanh toán nhầm vào tài khoản của bạn qua giao dịch trực tuyến có thể dấn đến những rủi ro pháp lý đáng kể.
"Nếu tiền được chuyển nhầm vào tài khoản của mình, bạn nên thông báo cho ngân hàng. Ngân hàng sau đó sẽ cố gắng trả lại tiền cho người gửi” - Cơ quan này khuyến nghị trên trang web chính thức của mình. ”Bạn không nên tiêu hoặc rút số tiền được chuyển nhầm vào tài khoản của mình này vì bạn không sở hữu nó một cách hợp pháp mà phải trả lại".
" alt=""/>Ngân hàng nhầm lẫn, nữ sinh lấy 3,3 triệu USD mua túi Dior, HermesĐây là tâm sự của Ngọc Sương (24 tuổi, TP.HCM) được chia sẻ ở một diễn đàn kín trên mạng. Bài viết của cô nhận hơn 3.000 lượt thích và 500 bình luận chỉ sau 30 phút xuất hiện.
Sương cho Zing.vn biết không chỉ cô mà bạn bè chung công ty cũng cảm thấy điều đó. "Kể từ ngày được sếp quan tâm quá mức trên mạng xã hội, mình đã không còn là mình nữa", cô gái 24 tuổi nói.
Tưởng như đơn giản và chẳng có gì để bàn đến, nhưng với nhiều người trẻ, kết bạn với sếp trên mạng xã hội và tương tác với họ ở cuộc sống ảo lại có rất nhiều chuyện "cười ra nước mắt". Người thì nói vui, người lại khẳng định rất khó chịu khi việc này ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của họ.
![]() |
Nhiều bạn khóc không được, cười cũng không xong khi khó mà than vãn công việc trên mạng xã hội. Ảnh: Giphy. |
Vân Linh (24 tuổi, Cần Thơ) cho biết lúc còn đi học, cô luôn được "rao giảng" về kỹ năng giao tiếp. Nào là em phải chủ động kết bạn với cấp trên, em phải thiết lập mối quan hệ thân thiết từ đời thực đến mạng xã hội.
Linh cho rằng mình "ngây thơ" nghe theo và giờ mới thấy điều này "hơi sai sai". Trước khi đi tuyển dụng, cô đã tìm hiểu và chủ động kết bạn với cấp trên tương lai.
Cứ ngỡ mình sẽ được thoải mái từ công việc cho đến chuyện giao tiếp với sếp, nhưng thực tế lại không như mong đợi.
Một thời gian hoạt động, cô cảm giác mình đang bị "mất tự do", nhất là ở phương diện mạng xã hội. Bây giờ, mỗi lần muốn cập nhật trạng thái, cô đều phải suy nghĩ kỹ.
"Đăng ảnh đi chơi có bị sếp nói gì không nhỉ", "Đăng status giờ này có bị sếp hối hoàn thành bản thiết kế sớm hơn dự định không"...
"Hàng loạt suy nghĩ hiện ra trong đầu khiến tôi bế tắc. Phương án cuối cùng là... khỏi biên tus cho khỏe", Linh nói.
![]() |
Chủ động kết bạn với sếp, tốt hay xấu? Ảnh: Quartz. |
Làm việc mảng truyền thông, Quân Bảo (23 tuổi, TP.HCM) thấy bản thân sắp trở thành nhà tuyển dụng kiêm phát ngôn viên của công ty.
Chàng trai 23 tuổi cho biết anh bị "nghiện mạng xã hội", thích đăng status, chia sẻ thông tin hài hước về trang cá nhân. Tuy nhiên, kể từ ngày làm việc cho công ty, anh tự thấy mình không còn quyền lợi đó nữa.
"Bảo ơi share giúp anh cái tin tuyển dụng", "Em share link đó đi nhé", "Có bạn bè nào chưa có việc làm không, chia sẻ giúp anh đi"...
Bảo nói anh muốn "phát điên" khi liên tục bị sếp yêu cầu chia sẻ những thứ liên quan quá nhiều đến nơi làm việc.
"Bạn gái tôi cứ thắc mắc mãi. Cô hỏi trang cá nhân của tôi từ khi nào trở thành kênh tuyển dụng chính thức cho công ty vậy?", Quân Bảo nói.
Cậu bạn cho rằng, bây giờ, khi muốn tâm sự trên mạng một chút, nghĩ đến cảnh sếp "chấm", cấp trên suy đoán về mình, anh lại thôi không muốn đăng gì nữa.
![]() |
Nhiều người cho rằng bản thân như bị cấp trên can thiệp quá sâu vào đời tư từ khi dùng mạng xã hội. Ảnh: New York Times. |
"Như bao cô gái khác, tôi có sở thích mua hàng online. Thấy hàng đẹp thì tôi chấm, thấy thứ gì hài hước thì để lại vài câu bình luận. Nhưng sếp không hề 'tha' cho tôi, hết 'thả haha' rồi đến comment. Mặc dù ngoài công việc ra, tôi và 'anh sếp' không liên quan gì đến nhau cho lắm", Ngọc Lan nói với Zing.vn.
Ngọc Lan (26 tuổi, Đồng Tháp) nói sai lầm lớn nhất của cô khi dùng mạng xã hội là kết bạn với sếp (cả sếp trực tiếp lẫn sếp lớn).
Mỗi lần muốn mua hàng trên mạng, cô thường đắn đo. Sếp cô rất nhiệt tình trong chuyện 'thả haha' và thay cả chủ shop yêu cầu cô "check inbox".
![]() |
Làm cách nào cập nhật trạng thái mà sếp không quan tâm đến mình? Ảnh: New York Times. |
"Nhiều lúc mình nghĩ ông ta thích mình. Thích thì tỏ tình đi, tôi chịu liền, cần gì phải thả thính trên mạng xã hội vậy", Lan nói.
Nhưng Ngọc Lan vẫn không thoát khỏi sếp.
"Dạo này không mua hàng nữa hả em", "Sao không thấy em bình luận trên mạng nữa vậy. Anh thấy vui mà"... Đây là những lời cô gái 26 tuổi nhận được sau thời gian cô quyết định "ở ẩn" trên Internet.
"Cảm giác quá mệt mỏi. Chán nản, áp lực. Có nên đổi việc không ta?", Mỹ Vân (21 tuổi, Cà Mau) đăng lên trang cá nhân nói về khó khăn trong công việc.
Cô đang là thực tập viên ở công ty truyền thông tại TP.HCM được 2 tháng. Nhân viên mới chưa hiểu việc, Vân thường bị cấp trên nhắc nhở. Ít người quen, cô cũng không biết chia sẻ với ai.
Và tất nhiên, cô để chế độ riêng tư cho dòng trạng thái than thở kia.
"Tui cũng mệt quá bà ơi, trốn chung không", "Làm ở đâu cũng vậy à, tui thì mắc mệt với ông sếp đây"... Đó là những gì bạn bè cô bình luận dưới status của Vân.
![]() |
Muốn than vãn về công việc trên mạng xã hội? Khó lắm. Ảnh: Oprah. |
Mỹ Vân hài lòng "thả tim", "thả haha" rồi lại nhiệt tình bình luận. Cô thấy vui lên không ít, hóa ra cũng có người chung nỗi lòng với mình.
Nhưng niềm vui không kéo dài bao lâu. Một ngày sau, Vân nhìn lên biểu tượng kết bạn, ấn vào thì thấy hình ảnh "ông sếp khó tính" hiện lên. Vân suy nghĩ, cuối cùng chọn cách ẩn dòng trạng thái vừa rồi thành chế độ riêng tư "Chỉ mình tôi".
Đồng ý "kết bạn" với sếp nhưng cô thực tập sinh 21 tuổi lại nói "trong thâm tâm tôi không hề thích điều này tí nào".
Zing.vnđã thực hiện khảo sát với 150 bạn ngẫu nhiên có kết bạn với sếp và thường xuyên tương tác với "người bạn bất đắc dĩ" trên mạng xã hội.
Theo đó, có đến 53,7% người được khảo sát cho rằng việc kết bạn với cấp trên là "bất đắc dĩ".
25,9% người lại cho rằng điều này cũng bình thường, tình cảm và công việc không quá liên quan nhau.
Và còn lại 20.4% người cho rằng họ như được kết nối, làm việc hiệu quả hơn khi làm bạn với sếp trên mạng xã hội.
Khi được hỏi về chuyện có cảm giác vui vẻ khi được sếp quan tâm không, những bạn trẻ trong cuộc khảo sát lại có những ý kiến khác nhau.
Nguyễn Ngọc Thiên Ân (22 tuổi, TP.HCM) nói: "Vài lần đầu tương tác với sếp kiểu này sẽ rất vui, nhưng dần dần cảm thấy hơi khó chịu một chút. Vì có những thứ không phải lúc nào cũng có thể chia sẻ với nhau được".
"Nếu được chọn, mình không muốn ấn kết bạn với sếp chút nào. Lúc nào muốn viết status cũng phải suy nghĩ đủ thứ. Hay là mình 'trừ sếp ra'? Nhưng không được, nhỡ đứa làm chung cho ông ấy xem thì sao? Vậy đó, rất khó xử", Trần Cát Anh Thư (24 tuổi, Long Xuyên) trả lời Zing.vn.
![]() |
Trường hợp của Ngọc Liên cũng nói hộ nỗi lòng của nhiều bạn. "Lần gặp đầu tiên, mình đã cố sức 'né' để khỏi kết bạn với cấp trên. Nhưng mà anh sếp cứ hỏi dồn dập. Lại còn giới thiệu mình cho sếp cao hơn nữa chứ", Ngọc Liên nói.
Ngọc Liên cho biết thêm, khi giả vờ quên chấp nhận, cô lại được anh ấy tiếp tục hỏi thăm. "Ủa? Em thấy anh gửi lời mời kết bạn chưa?, "Sao em chưa accept anh?"... Đến cuối cùng thì sao? Cũng trở thành "bạn bè" với sếp thôi.
Trở lại câu chuyện của Ngọc Sương, cô nói bản thân chỉ mới làm việc được một tháng, chưa biết mọi chuyện tiếp theo sẽ thế nào. Nhưng dù sao Sương cũng muốn thử một lần làm bạn với sếp.
"Dù chưa biết tương lai có được sếp ưu ái, thương tình vì đã trở thành 'bạn' của nhau hay không. Nhưng giờ tôi thấy bản thân mình hơi mất tự do rồi đó. Nhưng không sao, 'miệng luôn mỉm cười, may mắn tự nhiên đến thôi'", Ngọc Sương nói.
" alt=""/>Kết bạn với sếp trên mạng xã hội: 'Hết dám than vãn về công việc'