Dưới đây là phần hướng dẫn làm đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của Nam Định do các thầy cô giáo ban chuyên môn của trung tâm Tuyensinh247.com thực hiện.
Độc giả lưu ý đáp án này chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Thanh Hùng
" alt=""/>Đáp án tham khảo đề thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Nam ĐịnhTrước sự việc, phía HTV đăng thư ngỏ gửi đến khán giả. Đài không nêu tên cụ thể chương trình hay nghệ sĩ nào mà chỉ khẳng định luôn coi trọng đóng góp của người xem và cam kết tiếp thu, xử lý tất cả ý kiến đóng góp một cách nghiêm túc. Cùng với đó, tập mới nhất của gameshow và những hình ảnh liên quan đến Hồng Phượng cũng bị gỡ bỏ khỏi mọi nền tảng.
Chia sẻ với VietNamNet, Hồng Phượng cho biết buồn và nản lòng khi nhận được thông tin trên. Theo nữ ca sĩ, chương trình được ghi hình cách đây gần nửa năm - trước thời điểm NSƯT Vũ Linh qua đời. Do sắp xếp của nhà đài, show giờ mới lên sóng và tình cờ rơi đúng thời điểm cô gặp những ồn ào.
Theo Hồng Phượng, hơn 10 năm làm nghề, cô luôn giữ gìn đạo đức, lối sống của một người nghệ sĩ theo lời dạy của cậu năm Vũ Linh. Nữ ca sĩ tự thấy mình không làm gì sai trái để chịu những điều tiếng nặng nề như thời gian qua.
"Đến giờ phút này tôi không biết đã làm gì sai để phải chịu những điều này. Tôi không làm gì trái đạo đức để bị cấm sóng. Mọi chuyện đều xuất phát từ gia đình, giờ lại thành những ồn ào để dư luận bàn tán. Tôi đã tổ chức họp báo, nói hết những điều cần nói và đưa cả bằng chứng, giấy tờ. Thế nhưng một số người vẫn không hài lòng, họ quyết tâm trù dập tôi cho bằng được", Hồng Phượng nói.
Vì ồn ào, Hồng Phượng "thất nghiệp" suốt thời gian qua. Một số bầu show, đồng nghiệp e ngại đứng chung sân khấu cùng cô vì sợ ảnh hưởng tên tuổi. Nữ ca sĩ cũng chủ động từ chối lời mời vì sợ sẽ bị tấn công bởi những người quá khích.
Chị dự tính cuộc sống mình ra sao khi cơ hội làm nghề đi vào ngõ cụt?, Hồng Phượng nói cô đang phải chống chọi với chuỗi ngày khó khăn. Cả gia đình cô gồm có mẹ, chồng và con gái 5 tuổi hiện phải ở nhà thuê, chật vật để ổn định cuộc sống.
"Sự nỗ lực với nghề ca hát của tôi bấy lâu xem như tiêu tan. Tôi chỉ buồn cho mẹ và con gái vì phải chứng kiến giai đoạn tồi tệ này.
Tôi đang cố gắng trấn an mình nhưng đôi lúc không biết phải cố thế nào và không biết dựa vào đâu. Tôi cứ quơ quào bám trụ, tin rằng 1 số ít khán giả còn lại vẫn tin mình để từng bước gượng dậy", cô nói.
Trước đó, chiều 16/6, Hồng Phượng tổ chức buổi gặp gỡ truyền thông, chính thức phát ngôn về những ồn ào liên quan đến mâu thuẫn gia đình.
Tại đây, nữ ca sĩ bày tỏ về các vấn đề như số tiền thu và chi trong đám tang nghệ sĩ Vũ Linh, kêu gọi đóng góp xây mộ, hợp đồng truyền thông bảo vệ hình ảnh trong đám tang, đặc biệt là mâu thuẫn xoay quanh tranh chấp đối với tài sản thừa kế.
Trong cuộc gặp, Hồng Phượng cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc thu chi mọi khoản phí và hợp đồng truyền thông của đám tang.
Liên quan đến vụ kiện tranh chấp quyền thừa kế tài sản của nghệ sĩ Vũ Linh, Hồng Phượng nói cô không đi kiện, người đứng đơn là mẹ cô - bà Võ Thị Hồng Nhung. Nữ nghệ sĩ chỉ là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Thuý Ngọc
Xây dựng chính quyền số
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, phục vụ nhân dân tốt hơn, huyện Đông Hưng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng chính quyền số.
Đến nay, mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối đến 100% cơ quan, UBND các xã, thị trấn, bảo đảm kết nối phòng họp trực tuyến phục vụ thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. 100% cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tiếp nhận và xử lý công việc qua phần mềm quản lý văn bản điện tử.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện và cấp xã giải quyết hồ sơ trực tuyến cho công dân, số hóa hồ sơ, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính lên cổng dịch vụ công trực tuyến.
Từ đầu năm đến nay, tỷ lệ văn bản điện tử được ký số trên mạng văn phòng điện tử liên thông của huyện đạt 100%, vượt chỉ tiêu tỉnh giao (97%); tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến toàn huyện đạt trên 84%, vượt chỉ tiêu tỉnh giao (50%); tỷ lệ số hóa hồ sơ, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt gần 70%. Ngày càng có nhiều hội nghị tổ chức bằng hình thức trực tuyến tới tận cơ sở.
Ông Vũ Xuân Thành, Chủ tịch UBND xã Lô Giang cho biết: Hiện nay, mọi công việc chỉ đạo, điều hành tôi đều thực hiện qua mạng văn phòng hoặc nhóm zalo nhanh và hiệu quả. Là xã vùng xa nên việc huyện ứng dụng công nghệ thông tin triển khai họp trực tuyến rất thuận lợi cho chúng tôi, vừa không phải đi xa vừa có thể tăng số người dự họp để cùng tiếp thu chủ trương, chính sách, chỉ đạo của tỉnh, của huyện cùng một lúc, việc triển khai thực hiện ở địa phương cũng sẽ nhanh, hiệu quả hơn. Khi huyện xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ thì đa số người dân đều hài lòng, đánh giá cao.
Ông Đỗ Văn Bản, thôn Châu Giang, xã Đông Quan chia sẻ: Giờ giải quyết thủ tục hành chính rất tiện lợi, ở nhà cũng có thể gửi hồ sơ qua mạng, các cơ quan chức năng cũng tiếp nhận, giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại cho nhân dân. Cán bộ thái độ hòa nhã, tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình, nhiều hồ sơ được giải quyết trước hạn.
Phát triển doanh nghiệp số
Đến nay, xưởng chế biến thực phẩm bánh kẹo Thiên Đức, xã Nguyên Xá có 5 sản phẩm bánh kẹo được tỉnh công nhận OCOP 4 sao. Từ khi có sản phẩm đạt OCOP thì công suất, sản lượng, giá trị cũng như doanh thu đều tăng hơn trước, đặc biệt thị trường tiêu thụ được mở rộng từ Bắc vào Nam.
Anh Trần Văn Đông, chủ xưởng chế biến thực phẩm bánh kẹo Thiên Đức cho biết: Các sản phẩm bánh kẹo của xưởng có mã QR truy xuất nguồn gốc, tem OCOP, tham gia vào các sàn thương mại điện tử của tỉnh. Mỗi tháng xưởng sản xuất 30 tấn bánh kẹo cung cấp cho hàng trăm cửa hàng, siêu thị trong cả nước, giải quyết việc làm cho trên 70 lao động. Xưởng cũng áp dụng hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm khoảng cách trong giao dịch thương mại, thuận lợi cho kinh doanh, phát triển thị trường.
Đông Hưng đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%...
Để đạt được mục tiêu đó, theo ông Tô Xuân Thức, Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng: Huyện đang tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp số, thương mại điện tử và sản xuất thông minh; tiếp tục triển khai việc sử dụng hóa đơn điện tử và thuế điện tử tới các doanh nghiệp.
Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông triển khai nền tảng thanh toán trực tuyến, di động phục vụ người dân. Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cải cách hành chính công, chỉ số năng lực cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp số khởi nghiệp, hình thành cộng đồng doanh nghiệp số. Khuyến khích HTX DVNN đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, đưa các sản phẩm đặc trưng của địa phương lên sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể.
Xây dựng công dân số
Nghe nhiều người nói giờ đi khám bệnh không cần cầm theo thẻ bảo hiểm y tế mà chỉ cần mang căn cước công dân (CCCD) gắn chip, bà Phạm Thị Nạp, xã Đông Động còn chưa tin. Nhưng khi bà Nạp đến Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng để làm thủ tục khám bệnh, nhân viên y tế chỉ yêu cầu xuất trình CCCD gắn chip bà mới tin là thật.
Bà Nạp phấn khởi cho biết: Trước đây, tôi đi khám bệnh phải mang rất nhiều loại giấy tờ nhưng lần này chỉ cần mỗi CCCD gắn chip, nhân viên y tế quét mã QR kiểm tra thông tin và làm thủ tục khám chữa bệnh cho tôi. Tôi vẫn được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định, thật sự tiện ích, nhanh gọn, giảm giấy tờ phải mang theo.
Xác định chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân nhận thấy công nghệ thông tin là hữu ích, thiết thực, UBND huyện Đông Hưng đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân bằng việc triển khai thực hiện Đề án 06, thông qua lực lượng công an, tổ công nghệ số cộng đồng đưa người dân lên môi trường số để người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số.
Đến nay, toàn huyện đã thu nhận trên 200.000 hồ sơ CCCD, đạt 98,6%, là đơn vị dẫn đầu của tỉnh; tổng số hồ sơ thu nhận tài khoản định danh điện tử là trên 120.000; gần 70% tài khoản đủ điều kiện đã kích hoạt thành công, trong đó mức 1 là trên 25.000 tài khoản, mức 2 là trên 43.000 tài khoản.
Tỷ lệ người dân cài đặt định danh điện tử cao đã tạo thuận lợi cho việc triển khai các nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hiện toàn huyện có 43 cơ sở, phòng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã thực hiện tra cứu CCCD gắn chip; có trên 18.000 lượt người đã sử dụng CCCD đi khám chữa bệnh. Toàn huyện cũng đã cập nhật thông tin tiêm chủng cho gần 160.000 trường hợp và hộ chiếu vắc-xin cho trên 150.000 trường hợp.
Để thực hiện tốt chương trình chuyển đổi số trên địa bàn, thời gian tới, UBND huyện tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, đặc biệt trên môi trường số về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chương trình chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, nền tảng số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
TheoThu Hiền (Báo Thái Bình)
" alt=""/>Chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực với nhiều giải pháp đồng bộ