会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 Dân Mỹ chuộng quà 'vũ khí' nhất dịp Noel!

Dân Mỹ chuộng quà 'vũ khí' nhất dịp Noel

时间:2025-02-02 14:57:40 来源:NEWS 作者:Thể thao 阅读:883次

Trước thềm Noel,ânMỹchuộngquàvũkhínhấtdịcáp quang súng đã xuất hiện trong danh sách những món quà tặng được ưachuộng khắp nước Mỹ .

‘Quái chiêu’ mua trang sức được tặng súng

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
Bộ Khoa học & CNTT-TT Hàn Quốc và 3 nhà mạng lớn nước này đang tranh luận khá gay gắt về mức giá phân bổ lại băng tần, với cả điều kiện đi kèm về số lượng trạm gốc 5G.

Chính phủ Hàn Quốc cho biết, họ muốn thu được ít nhất 3,2 nghìn tỷ won (2,88 tỷ USD) từ các nhà mạng, gồm SK Telecom, KT và LG Uplus, cho băng tần mạng 2G, 3G, 4G trong đợt phân bổ lại năm tới. Mức phí này gần gấp đôi đề xuất của các nhà mạng, vào khoảng 1,65 nghìn tỷ won (1,5 tỷ USD).

Mức giá trên thực ra còn đi kèm điều kiện, đó là nhà mạng cần có trên 150.000 trạm gốc 5G vào cuối năm 2022. Nếu không đạt yêu cầu, mức giá phân bổ lại có thể lên tới 3,9 nghìn tỷ won (3,51 tỷ USD).

Bộ Khoa học & CNTT-TT Hàn Quốc giải thích: “Sau khi mạng 5G ra mắt, doanh số bán hàng 4G LTE đã giảm, dẫn đến nhu cầu về băng tần 4G LTE ít hơn. Vì thế, cần có mức giá kèm điều kiện dựa trên quy mô lắp đặt mạng 5G".

Thông báo của cơ quan quản lý Hàn Quốc đã gây ra phản ứng dữ dội. Các nhà mạng nước này cho rằng, mức giá của chính phủ là quá đắt và không thực tế, nhất là nếu xét đến số lượng trạm gốc 5G hiện tại.

Tính đến tháng 8, mỗi nhà mạng mới lắp đặt khoảng 40.000 đến 50.000 trạm gốc 5Gsau 2 năm qua. Với tốc độ lắp đặt tương tự, các nhà mạng này chỉ có thể xong khoảng 100.000 trạm gốc vào năm 2022.

Thậm chí, các nhà mạng được cho là đang cân nhắc đấu tranh pháp lý với mức giá đề nghị của chính phủ. Tuy nhiên nhiều nhà phân tích dự báo, các nhà mạng vẫn sẽ sẵn sàng chi mạnh cho băng tần.

Nếu đúng như kế hoạch, chính phủ Hàn Quốc sẽ chốt giá băng tần vào cuối tháng này, để bắt đầu nhận đơn xin phân bổ lại vào tháng sau.

Anh Hào (Theo Yonhap News)

Mỹ thông qua dự luật mạng truy cập vô tuyến mở cho 5G

Mỹ thông qua dự luật mạng truy cập vô tuyến mở cho 5G

Ngày 17/11, Nghị viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật nhằm hỗ trợ tài chính cho thị trường thiết bị 5G trong nước và phát triển mạng truy cập vô tuyến mở cho 5G với khoản tài trợ 750 triệu USD trong 10 năm tới.

" alt="Nhà mạng Hàn Quốc phản đối tăng giá băng tần" />
  • Nhận định, soi kèo Nacional vs Arouca, 22h30 ngày 1/2: Vượt mặt khách
  • tranh cai ve vu csgt noi bang lai quoc te vo gia tri o viet nam.png
    Ông Trần Văn Thương khi còn giữ chức phó Phòng CSGT - Công an TP.HCM. Ảnh: Linh An

    Theo hồ sơ vụ án, năm 2018, Danh Thanh Tiền, Nguyễn Trọng Vĩnh và Đoàn Hải Linh góp vốn để thành lập Công ty TNHH Lâm Hà Trúc với mục đích thành lập trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM.

    Giữa tháng 1/2019, Tiền mang hồ sơ đến Cục Đăng kiểm Việt Nam gặp ông Trần Kỳ Hình (lúc đó là Cục trưởng) đưa hối lộ 10 triệu đồng để xin cấp mã số đăng kiểm.

    Ông Hình đã ký giấy cấp cho Tiền mã số trung tâm là 50-15D. Sau đó Tiền tiến hành lắp đặt hoàn thiện trang thiết bị phục vụ đăng kiểm.

    Tiếp đó, Tiền gửi văn bản ra Cục Đăng kiểm đề nghị cử đoàn vào kiểm tra đánh giá lần đầu để Trung tâm Đăng kiểm 50-15D đi vào hoạt động. Tuy nhiên, sau thời gian dài nhưng Cục Đăng kiểm không cử đoàn kiểm tra vào. Do đó, Vĩnh đích thân tới Cục Đăng kiểm để gặp ông Hình.

    Lúc này, ông Hình cho biết không đồng ý để Tiền làm tại Trung tâm 50-15D nhưng không nêu rõ lý do. Khi Vĩnh về thông báo, họp bàn thì Tiền chủ động bán lại toàn bộ cổ phần cho ông Trần Văn Thương với số tiền 365 triệu đồng. 

    Ông Thương được các cổ đông bầu làm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Lâm Hà Trúc. Có một số người cũng tham gia góp vốn vào công ty này nhưng nhờ người khác đứng tên.

    323839230 1384835705660472 3330588946223868343 n 1037.jpeg
    Ông Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) khi bị khởi tố, bắt tạm giam. Ảnh: CACC

    Tháng 5/2019, ông Thương và Vĩnh ra Cục Đăng kiểm gặp, đưa hối lộ 2.000 USD cho ông Trần Kỳ Hình để ông này cử đoàn kiểm tra vào đánh giá cho Trung tâm 50-15D sớm đi vào hoạt động.

    Tháng 6/2019, ông Thương ký quyết định bổ nhiệm Nguyễn Trọng Vĩnh làm giám đốc, Đoàn Hải Linh làm phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-15D.

    Thời gian ngắn sau, ông Trần Anh Quân (khi đó là quyền phó Phòng kiểm định xe cơ giới) đã làm trưởng đoàn kiểm tra Trung tâm Đăng kiểm 50-15D. Ông Hình cũng duyệt, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cho trung tâm này bắt đầu hoạt động từ ngày 22/6/2019 tại đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức.

    Cơ quan điều tra xác định, ông Thương không trực tiếp điều hành, mà giao toàn quyền quyết định Trung tâm Đăng kiểm 50-15D cho Nguyễn Trọng Vĩnh, Đoàn Hải Linh.

    Hai người này giao cho Vũ Hữu Bình đứng ra móc nối với các đối tượng môi giới để nhận hối lộ của chủ các phương tiện đăng kiểm định kỳ và phương tiện nghiệm thu xe cải tạo để cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ.

    Các đối tượng “cò” móc nối đăng kiểm viên để nhận hối lộ 400 – 700 ngàn đồng/xe nhằm bỏ qua các lỗi sai phạm.

    Theo cơ quan điều tra, từ khi đi vào hoạt động đến tháng 11/2022 các "cò" đã đưa hối lộ khoảng 3,5 tỷ đồng cho Trung tâm Đăng kiểm 50-15D thông qua Vũ Hữu Bình, để cấp 17.940 lượt giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Bình cất tiền vào tủ riêng, báo cáo cho Vĩnh hằng ngày và 1 – 2 tuần sẽ tổng kết để ăn chia nhau.

    Ngoài ra, Vĩnh, Linh còn chỉ đạo Bình thực hiện việc nhận tiền hối lộ từ chủ phương tiện, công ty thiết kế, thi công cải tạo với giá tiền là 1 triệu đồng/phương tiện cải tạo có thiết kế, 500 nghìn đồng/phương tiện xe cơ giới cải tạo miễn thiết kế, 1 triệu đồng/phương tiện xe máy chuyên dụng và các hồ sơ sau khi nghiệm thu thì phải đăng kiểm đạt.

    Về số tiền nhận hối lộ từ việc nghiệm thu xe cải tạo, Bình giữ và thống kê, đến cuối tháng báo lại cho Vĩnh rồi chia nhau.

    Chủ động đầu thú

    Bị can Vĩnh khai, từ tháng 10/2010 khi Trung tâm 50-15D có lãi thì chia cho các cổ đông 10 triệu đồng/người/tháng. Các cổ đông không biết Vĩnh đưa ra chủ trương nhận tiền bỏ qua lỗi trong quá trình đăng kiểm và thu lợi bất chính. 

    Để trung tâm hoạt động không bị kiểm tra, hoặc khi có đoàn thanh tra sẽ được báo trước và bỏ qua những lỗi sai phạm, Vĩnh đã đưa hối lộ trực tiếp cho ông Trần Kỳ Hình 15 triệu đồng/tháng.

    Đến năm 2020, mức chung chi hằng tháng tăng lên 20 triệu đồng/tháng. Tổng cộng Vĩnh đưa cho ông Hình 90 triệu đồng và 2.000 USD.

    Cuối tháng 7/2021 khi ông Đặng Việt Hà lên chức Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam thay ông Trần Kỳ Hình, Vĩnh ra đưa hối lộ 100 triệu đồng chúc mừng lên chức và thỏa thuận với ông Hà về số tiền chung chi hằng tháng là 20 triệu đồng. Tổng cộng, Vĩnh đã đưa cho ông Hà 140 triệu đồng.

    trum dang kiem 3 1196.jpeg
    Bị can Trần Văn Thương và các cổ đông tại Trung tâm Đăng kiểm 50-15D khai không biết việc nhận hối lộ để bỏ qua sai phạm khi đăng kiểm phương tiện. Ảnh: CACC

    Theo cơ quan điều tra, bị can Nguyễn Trọng Vĩnh phải chịu trách nhiệm hình sự với số tiền 4,3 tỷ đồng, là tiền nhận hối lộ từ các xe đăng kiểm định kỳ và từ xe cải tạo.

    Ngoài cáo buộc tội “Nhận hối lộ”, bị can Vĩnh còn bị đề nghị truy tố về tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” khi có hành vi làm giả và sử dụng 20 hồ sơ nghiệm thu xuất xưởng xe cải tạo khống của Công ty TNHH SX TM DV Quốc Phong. 

    Bị can Trần Văn Thương đã chủ động đầu thú khi xảy ra "đại án đăng kiểm". Bị can Thương khai, đã giao mọi hoạt động công ty cho Vĩnh, mỗi tháng được chia 10 triệu đồng, tổng cộng đã nhận 180 triệu đồng. 

    Bị can Thương không biết việc nhận hối lộ để bỏ qua sai phạm trong quá trình đăng kiểm phương tiện cũng như không biết việc đưa hối lộ hằng tháng cho Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

    Cơ quan điều tra cáo buộc bị can Thương chịu trách nhiệm hình sự với số tiền đưa hối lộ là 2.000 USD (tương đương 46 triệu đồng) cho ông Trần Kỳ Hình.

    " alt="Cựu phó Phòng CSGT TP.HCM đưa hối lộ 2.000 USD trong 'đại án đăng kiểm'" />
  • Sống phập phồng trong chung cư cũ 

    Căn hộ trên tầng 2 chung cư Nguyễn Công Trứ, P.Cầu Ông Lãnh, Q.1, TP.HCM là nơi sinh sống của gia đình bà T.T.M.L. Chung cư này được xây dựng từ trước năm 1975 và là nơi cư ngụ của 28 hộ dân. 

    Theo bà L, qua kiểm định của Sở Xây dựng, chung cư Nguyễn Công Trứ đã xuống cấp mức độ nguy hiểm, cần di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn. Tuy vậy, ngoài những hộ được bố trí tạm cư vẫn còn một số hộ chưa biết đi đâu.

    {keywords}
    Hàng lang chung cư Nguyễn Công Trứ. 

    Phần lớn kết cấu và các hạng mục từ trong ra ngoài của chung cư Nguyễn Công Trứ hiện đã mục nát, nhiều mảng tường bong tróc, nứt nẻ, ẩm mốc… không còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của người dân. 

    Ông N.H (cư dân sống tại tầng 4) cho biết, một số căn hộ diện tích chỉ 30 – 40m2 nhưng là nơi sinh sống của 2 – 3 hộ dân. Thậm chí ,có nơi trước đây là nhà vệ sinh nhưng cũng được cải tạo thành căn hộ để ở. 

    Mỗi khi trời mưa, mùi hôi thối bốc lên rất kinh khủng. Mặc dù sống ngay trung tâm thành phố hiện đại thế nhưng điều kiện sống của các cư dân nơi đây rất tệ”, bà T.T.H, cư dân sống tại tầng 1 chung cư Nguyễn Công Trứ chia sẻ.

    {keywords}
    Chung cư Trúc Giang đã xuống cấp nghiêm trọng. 

    Tương tự, được xếp loại nguy hiểm cần di dời khẩn cấp nhưng tại chung cư Trúc Giang nằm trên đường Lê Văn Linh, Q.4 mới chỉ có 1/10 hộ dân được chuyển đến nơi tạm cư. 

    Cầm quyết định bố trí tạm cư trên tay, bà T. hồ hởi cho biết, cuối cùng gia đình bà cũng được chuyển đến nơi ở mới. Nhiều năm qua, gia đình bà T. phải sống trong cảnh phập phồng lo sợ, không biết toà nhà đổ sập lúc nào.

    Tại chung cư Trúc Giang, tình trạng thấm mốc, mùi hôi thối do rò rỉ ống thoát nước diễn ra thường ngày, ảnh hưởng đến sức khoẻ cư dân. 

    Theo một số hộ dân, trong thời gian chờ cải tạo chung cư, họ đăng ký tạm cư nhưng chưa được giải quyết. Không có điều kiện thuê nhà nên những hộ dân vẫn phải tiếp tục sống trong chung cư ngày càng xuống cấp này. 

    Tuy vẫn chưa đạt mục tiêu như đề ra, nhưng theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, trong năm 2020, Thành phố đã hoàn thành di dời toàn bộ 6/15 chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm (cấp D), với 333 hộ dân. 

    Di dời dở dang 5 chung cư cũ với 206/560 hộ dân. Bên cạnh đó, TP.HCM hoàn thành tháo dỡ toàn bộ 4 chung cư cũ với quy mô hơn 14.000m2 sàn và lựa chọn được chủ đầu tư cho 11 dự án xây dựng lại chung cư cũ. Hiện chỉ còn 4 chung cư cũ cấp D chưa chọn được chủ đầu tư để xây dựng lại. 

    Hài hoà lợi ích giữa cư dân và chủ đầu tư

    Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, kết hợp chỉnh trang khu vực lân cận, vẫn còn nhiều vướng mắc. Tại TP.HCM, khối lượng công việc rất lớn, rất cấp bách, nhất là đối với 474 chung cư cũ (15 chung cư cấp D) được xây dựng trước năm 1975.

    Chủ tịch HoREA cho rằng, khó khăn lớn nhất trong cải tạo, xây dựng lại những chung cư cũ không phải cấp D đến từ quy định phải có 100% chủ sở hữu đồng ý tháo dỡ. Chưa có cơ chế, chính sách tái định cư đối với chủ sở hữu chung cư và các hộ ở ghép. 

    Ngoài ra, giá bán phần diện tích chênh lệch của căn hộ tái định cư với diện tích căn hộ cũ và giá bán căn hộ tái định cư cho hộ ở ghép cũng là vướng mắc khó giải quyết. 

    Theo ông Châu, ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng được, trong lúc cần huy động nguồn lực xã hội để thực hiện các dự án xây dựng lại chung cư cũ nhưng việc bãi bỏ hình thức đầu tư theo Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) cũng ảnh hưởng đến việc thu hút nhà đầu tư. 

    {keywords}
    Nhiều vướng mắc khiến cho doanh nghiệp không mặn mà tham gia cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. 

    Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Cường – Giám đốc kinh doanh Công ty Tecco Miền Nam cho hay, hầu hết chung cư cũ nằm ở khu vực trung tâm Thành phố, diện tích đất nhỏ và thấp tầng. Những hạn chế về quy hoạch chiều cao và chỉ tiêu dân số là nguyên nhân chính khiến cho doanh nghiệp không mặn mà tham gia. 

    Khi xây dựng lại chung cư cũ, ngoài đáp ứng suất tái định cư tại chỗ cho các hộ dân, chủ đầu tư phải cân đối giữa chi phí bỏ ra và phần căn hộ thương mại để bán. Tuy vậy, việc khống chế chiều cao và chỉ tiêu dân số của dự án khiến không ít doanh nghiệp nản lòng”, ông Cường nói.

    Trong Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030, UBND TP.HCM đánh giá, việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn vẫn còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan. 

    Mặc dù đã có các cơ chế, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ như ban hành tiêu chí điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc tại chung cư cũ và uỷ quyền triệt để cho UBND quận huyện giải quyết thủ tục đầu tư, tuy vậy vẫn có nhiều vướng mắc.

    Cụ thể, các chung cư có kết quả kiểm định không phải cấp D nhưng đã xuống cấp cần tháo dỡ để xây mới, theo quy định có 2 phương án giải quyết, đó là: Phải có 100% chủ sở hữu đồng ý tháo dỡ, xây dựng mới hoặc triển khai như một dự án đầu tư xây dựng thông thường theo phương thức chỉnh trang đô thị. 

    Trong khi phương án 1 rất khó đạt được thì phương án 2 lại mất nhiều thời gian để nhận được sự đồng thuận của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng. 

    Ngoài bất cập trong việc bố trí quỹ nhà tạm cư tại khu vực có chung cư cũ, UBND TP.HCM không kêu gọi được nhà đầu tư xây lại chung cư cũ. Bởi phần lớn chung cư cấp D có diện tích đất dưới 1.000m2, nếu xây mới thì quy mô công trình mới không đủ để bố trí tái định cư tại chỗ và thu hồi vốn.

    UBND TP.HCM đưa ra giải pháp cần phải mở rộng ranh, trong đó nếu kế cận các khu đất công sản thì có thể thực hiện được. 

    Vẻ hoang vắng tại những khu tái định cư TP.HCM

    Vẻ hoang vắng tại những khu tái định cư TP.HCM

    Đã xây dựng hoàn thiện thế nhưng hàng ngàn căn hộ tại các khu tái định cư vẫn không có người ở. Qua thời gian, những toà nhà bị bỏ trống này bắt đầu xuống cấp, hoang vắng đến rợn người.  

    " alt="Giải bài toán lợi ích khi cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở TP.HCM" />
  • Bệnh nhi mắc uốn ván đang được theo dõi tại Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng.

    Biểu hiện bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh 

    Theo thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trẻ bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh có biểu hiện lâm sàng và diễn biến rất nặng. Đây là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ở trẻ em.

    Bác sĩ Phương cho hay vào thời kỳ ủ bệnh (kéo dài khoảng 7 ngày), trẻ thường không có biểu hiện gì, vẫn ăn ngủ bình thường.

    Thời kỳ khởi phát chỉ vài giờ tới một ngày, trẻ bỏ bú, miệng chúm chím quấy khóc nhưng tiếng khóc nhỏ, có triệu chứng cứng hàm.

    Đến giai đoạn toàn phát, trẻ bị uốn ván sơ sinh có hai triệu chứng chính là cơn co giật và co cứng cơ. Các cơn co giật thường do tự nhiên hoặc khi có kích thích, tiếng động, ánh sáng, nhiệt độ thay đổi thậm chí là thăm khám trẻ.

    Các cơn này có thể ngắn hoặc kéo dài liên tục thì bệnh nhân bị ngừng thở do co thắt các cơ hô hấp. Trẻ có thể tử vong do ngừng thở làm tim đập chậm hoặc ngừng tim.

    Các cơn co cứng thường xảy ra sau cơn co giật đầu tiên và kéo dài trong suốt thời gian bị bệnh, giảm dần khi bệnh lui và chỉ hết hẳn khi khởi bệnh vài tuần

    Trẻ thường sốt 38-39 độ C, gây co giật nhiều hơn. Rốn thường rụng sớm hơn bình thường và có viêm nhiễm.

    Bệnh nhi có thể bị tử vong trong những ngày đầu ở thể tối cấp, hoặc những tuần sau do các bệnh lý phối hợp như nhiễm trùng huyết, viêm ruột hoại tử. Di chứng hay gặp là bệnh về thần kinh, tâm thần hoặc di chứng về thị giác với trẻ thở máy lâu ngày. Với trẻ bị bệnh ở thể nhẹ và không có bệnh lý phối hợp, bệnh có thể khỏi.

    Phụ nữ mang thai cần đi tiêm vắc xin phòng bệnh, nghỉ ngơi trước đẻ, khám thai định kỳ để tránh đẻ rơi, đẻ tại nhà.  

    Riêng với các cơ sở y tế cần nhấn mạnh yếu tố vô trùng tuyệt đối trong sản khoa: sản phụ sạch, bàn tay người đỡ đẻ sạch, phòng đẻ và dụng cụ đỡ đẻ sạch, cắt rốn và làm rốn sạch.

    Thanh Hiền

    Người phụ nữ tử vong sau 4 tháng nâng mũiBị tai biến khi nâng mũi ở Bệnh viện Thẩm mỹ Sao Hàn (quận 10, TP.HCM), người phụ nữ 44 tuổi đã tử vong sau 4 tháng điều trị." alt="Bé sơ sinh bị uốn ván rốn sau khi được mẹ sinh tại nhà" />
    推荐内容