Nhận định, soi kèo Victoria Wanderers vs Marsa, 18h00 ngày 13/12
相关文章
- 、
-
Kèo vàng bóng đá Venezia vs Hellas Verona, 00h30 ngày 28/1: Đối thủ kỵ giơ -
Thấy gì sau quyết định nhảy vào bán lẻ đa ngành của Thế Giới Di Động?Mặt hàng mắt kính bên trong chuỗi cửa hàng trang sức của Thế Giới Di Động. (Ảnh: TGDĐ) Việc nhảy vào kinh doanh đa ngành của Thế Giới Di Động gần như là một hệ quả tất yếu khi tập đoàn này vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng, trong bối cảnh mặt hàng công nghệ bão hoà và Bách hoá Xanh chưa đủ năng lực đóng góp doanh thu chủ đạo.
Kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm của MWG cho thấy Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh dù đóng góp doanh thu lớn nhất nhưng tăng trưởng chỉ 5% so với cùng kỳ. Như vậy để đạt được mức tăng trưởng hai con số hàng năm, MWG buộc phải tìm kiếm động lực từ những ngành hàng khác.
Do nhận định nhiều doanh nghiệp sẽ khó khăn sau dịch, để lại khoảng trống thị trường lớn, nên Thế Giới Di Động quyết định mở tới 4 mảng kinh doanh mới, riêng mảng xe đạp đã được triển khai trước đó. Việc thử nghiệm hàng loạt lĩnh vực kinh doanh mới chứng tỏ Thế Giới Di Động quyết tâm lớn trong việc giành miếng bánh bán lẻ, song cũng cho thấy họ chưa xác định được rõ ràng đâu là mảng kinh doanh chủ lực trong 4 mảng mới.
Mọi việc sẽ không hề dễ dàng với "ông lớn" trong ngành bán lẻ công nghệ. Chẳng hạn, mảng trang sức hứa hẹn mức lợi nhuận cao, song phải cạnh tranh với những đối thủ lớn trên thị trường và vô vàn cửa hàng vàng bạc đá quý tư nhân. Mảng kinh doanh đồ thể thao và xe đạp có thể đón xu hướng tập luyện của người dân sau dịch, nhưng thị trường vẫn dừng ở mức tiềm năng và không ít đối thủ đang chia nhau mảng này.
Tương tự, lĩnh vực tã sữa, đồ dùng cho mẹ và trẻ em cũng đang trong quá trình hình thành thị trường, nhiều doanh nghiệp lớn đã có mặt trước đó.
Tất nhiên với việc kinh doanh dàn trải như vậy nếu làm tốt, MWG sẽ giành được mỗi lĩnh vực một khoản doanh thu và lợi nhuận. Điều đó khớp với chiến lược các công ty tập trung vào bán hàng sản lượng lớn để tăng doanh thu và lợi nhuận tuyệt đối mà Hội đồng quản trị đã thông qua cho năm 2022. Nếu theo triết lý này, MWG sẽ tìm cách mở rộng ngành hàng càng nhiều càng tốt, bán sản lượng cao hơn để lấy doanh thu.
Nhằm thực hiện chiến lược này, trước đó MWG đã mở gần chục cửa hàng TopZone chuyên bán sản phẩm Apple, đồng thời đặt kế hoạch xây dựng được 60 cửa hàng trong quý 1/2022. Song song đó, họ cũng đẩy mạnh thị trường Campuchia bằng việc bổ sung người phụ trách mới cho chuỗi Bluetronics tại đây.
Cùng với những hoạt động này, MWG đang chuẩn bị cung cấp nguồn lực cho chuỗi nhà thuốc An Khang để phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, trước đó họ đã công bố tái cấu trúc công ty, phát triển các mảng mới như dịch vụ sửa chữa – bảo hành, dịch vụ logistics và mảng nông nghiệp an toàn.
Dường như cả cỗ máy của tập đoàn được đẩy hết tốc lực để bảo đảm tăng trưởng doanh thu và đạt mức kế hoạch 140 ngàn tỷ đồng trong năm 2022, giữa bối cảnh dịch bệnh chưa được kiểm soát hết.
Việc đẩy mạnh các mảng mới cũng cho thấy Bách hoá Xanh chưa kịp “lớn” để giúp gồng gánh cho mảng công nghệ đang tăng trưởng chậm. Sau 11 tháng đầu năm, Bách hoá Xanh tăng trưởng mạnh (38%), song doanh thu mang về chỉ ở mức 26.300 tỷ đồng, chiếm 23,8% doanh thu tổng.
Dù tăng trưởng nhanh nhưng Bách hoá Xanh không hẳn là nguồn động lực mạnh mẽ. Sau dịch bệnh, Thế Giới Di Động đánh giá sức mua các mặt hàng tiêu dùng hồi phục chậm. Thêm vào đó, đợt bùng phát dịch mạnh diễn ra tại một số tỉnh thành phía Nam cũng tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của chuỗi Bách hoá Xanh.
Chiến lược công ty là tạm ngưng mở mới Bách hoá Xanh, tập trung hoàn thiện nền tảng vận hành và tối ưu hiệu quả hoạt động trước khi nhân rộng trên toàn quốc từ năm 2023.
Kế hoạch trên cho thấy nếu khả thi, từ sau năm 2023 Bách hoá Xanh mới có thể đóng góp doanh thu 30% trở lên cho Thế Giới Di Động. Điều này khiến nhà bán lẻ phải có phương án dự phòng bằng cách mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hải Đăng
Thế Giới Di Động bất ngờ mở 5 chuỗi kinh doanh thời trang, thể thao, xe đạp
Thế Giới Di Động bất ngờ mở thêm loạt cửa hàng thời trang, thể thao, mẹ và bé, trang sức, xe đạp. Các chuỗi mới sẽ có thể đặt tên thương hiệu bắt đầu bằng Blue, giống với chuỗi Bluetronics hiện mở tại Campuchia.
"> -
- Theo các diễn đàn quốc tế, công nghệ giáo dục kiểu “chiến ca Mẹ Hổ” không chỉgây hẫng hụt đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế theo chiều sâu, mà còn tạosản phẩm phản giáo dục, nhân cách thấp. Luyện tập thể thao chuyên nghiệp: 8h một ngày, 6 ngày một tuần, không có ngày nghỉ. Ảnh: Daypic.ru
“Nuôi dạy Hổ”
Sách “Chiến ca của Mẹ Hổ” của Amy Chua đã kéo theo những lời bình trên diễnđàn mạng Nga in ra được tới trăm trang A4. Các diễn đàn tiếng Anh, phụ huynh Nga“chê” cách dạy con kiểu gia trưởng (độc đoán, có thể sỉ nhục, thậm chí dùng nhụchình đối với con), con cái “nợ” (có nghĩa vụ) về mọi mặt trước cha mẹ: “con cáiphải báo hiếu (đền ơn cha mẹ), phải tuân thủ cha mẹ (vô điều kiện), phải tạo mọidịp để cha mẹ tự hào về mình”.
Phụ huynh “Tây” cho rằng “cách dạy Hổ” nhằm bù đắp mặc cảm về những ham muốn,những tham vọng không trở thành hiện thực của phụ huynh.
Các diễn đàn tiếng Anh và tiếng Nga đều cảm thông với gốc gác của một nguyênlý giáo dục duy ý chí là giáo điều Khổng, thực hành trên nền sản xuất tiểu nôngnăng suất thấp, nơi đường tiến thân duy nhất là học để đỗ đạt bằng mọi giá. Mộttuổi thơ dù “dữ dội”, nếu “vinh quy”, sẽ là một “sổ hưu”, một “thẻ bảo hiểm” chocha mẹ trong xã hội nông nghiệp lạc hậu hai ngàn năm phong kiến.
Nhưng để hiện thực hóa mộng cường quốc về kinh tế hôm nay, phải kiến tạo đượckhông chỉ giới công nhân lành nghề có thu nhập cao, mà cả tầng lớp giám đốc làmthuê đầy sáng tạo làm động lực cho nền kinh tế tri thức.
Nhà tâm lý Amir Tagiev (Nga) lý giải: “Người Trung Quốc khác với người Âu ,Mỹ (Tây), không phát triển theo chiều thẳng đứng, mà theo chiều ngang. Người Tâynếu trở thành thợ khâu, sẽ lập tức muốn thành thợ cả, rồi thành quản đốc xưởng,rồi thành giám đốc, rồi thành Bộ trưởng công nghiệp nhẹ. Người Tàu sẽ cố traudồi và hoàn thiện kỹ năng khâu suốt đời, rồi truyền cho thế hệ tiếp nối (tronggia đình mình). Nguyện vọng học kiểu “truyền kiếp” của họ là như vậy”.
Sau “lò luyện” của “hổ mẹ”, khi sang du học tại phương Tây, không ít hổ conđã cố “nắm vững” các sản phẩm của phương Tây theo cả cách thức trái pháp luật,mà truyền thông Mỹ gọi là nạn “đạo chích công nghệ” Hoa lục.
Thiếu sáng tạo
Thành viên của diễn đàn China Watch (Australia) cho rằng các phương pháp giáodưỡng hiện hành ở Trung Quốc đang gây hậu quả lâu dài cho chất lượng của lựclượng lao động tại quốc gia đông dân nhất hành tinh.
Các ý kiến trên diễn đàn tiếng Nga cho rằng chính phương án “Mẹ Hổ” khiến chokhông có nhiều vĩ nhân (theo chuẩn mực châu Âu), mang họ Trung Quốc. Rằng khôngcó những tên tuổi trong giới kiến trúc sư, công trình sư, nhà thiết kế mẫu. Cácnhà chọc trời ở Đại lục đến nay vẫn do các KTS châu Âu thiết kế. Công nghệ “MẹHổ” giết chết mầm sáng tạo từ trong trứng, chỉ sản xuất ra các robot hoàn hảo,trong tiếng roi quất của “từ mẫu” Hổ.
Công nghệ “Mẹ Hổ” thích hợp với yêu cầu nhân lực của các cơ sở gia công theođơn đặt hàng nước ngoài, các xưởng làm nhái hàng hiệu nước ngoài. Nhìn chung, nóchỉ tạo ra được những người quen phục tùng, có khả năng phỏng theo các sản phẩmngoại, biết ứng dụng giải pháp mẫu trong tình huống đã biết. Sản phầm của côngnghệ giáo dục “mẹ Hồ” khó mà sáng tạo giá trị mới.
“Chiến pháp Mẹ Hổ”, chắc tạo ra được những người chấp hành nhu thuận, nhữngcông dân yên phận, nhưng mặt khác những “hổ con” chỉ có thể làm việc dưới áp lựcmạnh (tiếng Nga: dưới chiếc gậy dơ lên), chỉ trong các tình huống không lốithoát (không có lựa chọn).
Thiếu lý trí
Amy Chua dường như đã đón ngọn gió nữ quyền Tây Âu, nhấn mạnh vai trò mẹ bằngcách “nữ tính hóa” cách ngôn định mệnh “Hổ phụ sinh hổ tử”. Những trang đầu của“Chiến ca Mẹ Hổ” mặc định rằng con cái của hổ phụ, hổ mẫu dòng dõi Hán luôn“thành đạt”. Nhưng sự thành đạt của “hổ con” đâu chỉ phụ thuộc vào hiệu quả củaáp đặt quyền uy không hạn chế của phụ huynh lên con mình, mà chủ yếu vào kết quảtu nghiệp của con ở trường, nơi việc học “ép xác” dưới “đèn xanh, quyển vàng”xưa nay cùng lắm chỉ đưa đến đỗ đạt.
Lucy Kippist trên China Watch (báo The Punch) cho rằng phương pháp “mẹ Hổ” làđiên rồ (madness). Thật vậy, những bi kịch và tuyệt vọng rất có thể đẩy những“mẹ Hổ” nào, có con công bất thành, danh không toại, vào bệnh tâm thần. Nhữngdòng tự sự trong sách về cuộc chiến giữa mẹ Amy Chua và thứ nữ cứng đầu Lulu, đểbắt cô bé này tập đàn, làm người đọc dễ cảm nhận như vậy.
“Đồ cọp”. Ảnh; báo AIF (Nga)
Thành đạt bằng mọi giá
Béo, hung hăng, cô đơn (fat, aggressive, and lonely), và khó có gì giúp được,là một khái quát nữa của một diễn đàn tiếng Anh về những lưu học sinh Trung Quốcở phương Tây, trong đó có những “hổ con” sống “vương giả”, đài các… chắc là nhờ“vào kinh tế xám”. Đây không hẳn là biểu hiện của hạnh phúc.
Đưa ‘Chiến ca Mẹ Hổ” lên bình luận trên mạng, các nhà sư phạm Nga đặt câu hỏicác bậc cha mẹ: các vị muốn “trồng” một “siêu nhân number one”, hay một ngườihạnh phúc?
Diễn đàn tiếng Nga cho rằng đứa trẻ phải có tuổi thơ hạnh phúc, họ không muốncon mình “thành đạt” theo mô hình “Mẹ Hổ”. Cách giáo dưỡng của “Mẹ Hổ” là “bẻgẫy” cuộc đời con, “làm nát” giấc mơ. Kỷ luật “điên rồ” là điều phụ huynh Nganhận thấy ở các “tiểu hổ” trong thi thố quốc tế, cả về thể lực lẫn trí tuệ.Thành đạt sớm, nổi quá sớm không nhất thiết là đảm bảo (guarantee) cho cuộc đờihạnh phúc. Dù tất cả các bậc cha mẹ đứng đắn đều mong con mình thành đạt theomột cách thức tiến bộ, người Nga vẫn cho rằng các “cha mẹ Hổ” có một hình dunghoàn toàn khác về cách mưu cầu hạnh phúc.
***
Báo AIF của Nga (số 17/2010), trong bài “Ngươi cứ phát minh, ta cứ chiếmdụng”, sớm chỉ ra “công cụ chống khùng hoảng” của Trung Quốc: đó là “truyềnthống” sao chép “trắng trợn” mẫu mã và chiếm dụng sản phẩm thuộc sở hữu trí tuệcủa nước khác. Bài báo viết:
“Người Trung Quốc vọt tiến từ trong thế chìm ngập trong khủng hoảng nhờ (kýsinh) vào tiềm lực của nước khác, kể cả của Nga. Đơn thuốc của họ đơn giản:người Trung Quốc không bận tâm đang làm điều xấu hay tốt, miễn là có lợi cho đấtnước họ…”
- Lê Đỗ Huy
-
- Ngày 30/6, phái đoàn Ngoại giao Mỹ thông báo chương trình học bổng dành cho giáo viên tiếng Anh trường THPT chuyên ở các tỉnh miền núi và vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Chương trình học bổng này tạo cơ hội cho hơn 10 giáo viên tiếng Anh của các trường THPT chuyên thuộc các tỉnh khó khăn của Việt Nam tới Mỹ để học tiếng Anh và nâng cao phương pháp sư phạm.
Các giáo viên được chọn sẽ học tại một trường đại học của Mỹ trong năm học 2014-2015 với thời gian khoảng 10 tháng.
Các ứng viên qua vòng sơ tuyển sẽ được tài trợ để tham gia phỏng vấn.
Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tài trợ vé máy bay quốc tế khứ hồi, học phí, chi phí ăn, ở, sách và tài liệu học tập, và bảo hiểm y tế cho các giáo viên được lựa chọn cho chương trình.
Tiêu chuẩn ứng viên:
Hiện là giáo viên chính thức của một trường THPT chuyên của một trong các tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Bình Phước, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Hoà Bình, Kon Tum.
Chưa từng học tập, nghiên cứu từ sáu tháng trở lên tại Hoa Kỳ, Anh, Australia, và New Zealand;
Có trình độ Tiếng Anh tương đương trở lên từ một trong các mức sau: B2 (Khung tham chiếu châu Âu), 6.0 (IELTS), 525 (TOEFL paper based) hoặc 71 (iBT);
Ở độ tuổi không quá 40 tính vào thời điểm 15/8/2014;
Có ít nhất ba năm kinh nghiệm giảng dạy tại trường trung học phổ thông chuyên hiện đang làm việc.
Cam kết chia sẻ kiến thức và kỹ năng học được từ chương trình với học sinh và đồng nghiệp khi trở về;
Cam kết tiếp tục giảng dạy tại trường THPT chuyên hiện đang làm việc ít nhất 5 năm sau khi kết thúc chương trình.
Sẵn sàng tham gia đầy đủ 10 tháng học tập tại một trường đại học ở Hoa Kỳ.
Hạn chót nộp đơn dự tuyển: 09/07/ 2014
Hồ sơ nộp qua địa chỉ email [email protected] và fax theo số 04-3850-5120.
Thông tin về chương trình học bổng và quá trình xét chọn, gọi số điện thoại 04-38505000 (máy lẻ 6152 hoặc 6002) hoặc gửi email tới địa chỉ [email protected].
- Song Nguyên