Ngồi học đúng tư thế, đủ sáng đồng thời bổ sung dưỡng chất cho mắt là những yếu tố quan trọng bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của trẻ.Ngồi học đúng tư thế
Ngồi học sai tư thế là một trong những nguyên nhân chính gây cận thị và các bệnh thị lực khác cho trẻ. Không chỉ khiến trẻ mỏi mắt, dễ mệt mỏi mà ngồi sai tư thế sẽ không tốt cho cột sống.
|
Phụ huynh cần hướng dẫn trẻ ngồi thẳng, đầu hơi cúi xuống khoảng 10 - 15 độ. Nếu trẻ ngồi trước màn hình máy tính thì khoảng cách từ mắt tới màn hình không nên ngắn hơn 25 cm. |
Học nơi đủ ánh sáng
Ánh sáng tại bàn học cũng là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Ngoài việc trẻ nên ngồi học ở nơi được thiết kế đủ nguồn ánh sáng thì đối với nguồn ánh sáng nhân tạo, phụ huynh nên cho trẻ sử dụng đèn công suất thấp, có thau chụp để hạn chế ánh sáng chói từ trên cao.
|
Trong trường hợp trẻ thường xuyên ngồi trước máy tính, cha mẹ nên chú ý nâng cấp màn hình để giảm thiểu ánh sáng chói phản xạ từ máy tính |
Đeo kính râm khi ra đường
Các bậc phụ huynh còn cần lưu ý không nên để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với tia cực tím (tia UV) từ ánh nắng mặt trời bởi đây là nguyên nhân dễ dẫn đến nguy cơ bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Vì thế, đeo kính râm không chỉ mang tính chất thời trang mà còn có tác dụng bảo vệ đôi mắt cho trẻ, ngăn chặn 99 - 100% 2 tia UVA và UVB.
Khám mắt định kỳ
Một trong những quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh là đợi đến khi trẻ có dấu hiệu giảm thị lực mới bắt đầu đưa trẻ đi khám.
Việc theo dõi và chăm sóc mắt định kỳ giúp phụ huynh sớm phát hiện các bệnh về mắt ở trẻ, các dấu hiệu không tốt ảnh hưởng đến thị lực để có những giải pháp phòng ngừa, điều trị hợp lí.
Nên có Cá trong khẩu phần ăn
Cá vốn được biết đến như thực phẩm hàng đầu giúp bảo vệ và cải thiện thị lực được các nhà khoa học khuyên dùng. Việc đưa cá vào bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình nói chung và vào khẩu phần ăn của trẻ nói riêng là một phần thiết yếu.
Tuy nhiên, vấn đề mà các phụ huynh thường gặp phải đó là đa số các bé không thích ăn cá, đặc biệt là các bé sợ bị hóc xương thìgiải pháp sử dụng dầu ăn 100% từ cá chính là lựa chọn tốt nhất. Ranee - Dầu ăn cao cấp 100% từ cá áp dụng dây chuyền công nghệ Desmet hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu (Bỉ), giúp lưu giữ trọn vẹn những dưỡng chất quý giá từ mỡ cá tra, không những giúp món ăn thêm thơm ngon, tròn vị mà còn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mắt.
Được tinh luyện 100% từ những mỡ cá Tra đã được lựa chọn kĩ càng của vùng sông nước Cửu Long, dầu ăn cao cấp Ranee dồi dào nguồn dưỡng chất quý giá đối với sức khỏe đôi mắt như Omega 3, 6, 9; DHA và EPA; Vitamin E tự nhiên. Đặc biệt, Omega 3 tự nhiên và Vitamin A có trong Ranee còn giúp sáng mắt, ngăn ngừa cận thị.
Dầu ăn cao cấp Ranee không chỉ giúp tăng thêm hương vị đậm đà cho bữa cơm hằng ngày, mà còn là trợ thủ đắc lực đồng hành cùng các mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé yêu.
Ranee - Dầu Ăn Cao Cấp 100% từ Cá là sản phẩm đặc biệt của Công ty Cổ phần Dầu Cá Châu Á (AFO) - thành viên của Tập đoàn Sao Mai An Giang, thuộc Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR 500, có trụ sở tại QL 80, ấp An Thạnh, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Không chỉ mang đến bữa ăn ngon, đậm đà mà Dầu Ăn Cao Cấp Ranee còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện các vấn đề tim mạch, làm giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ phòng chống thiếu vitamin A, chống khô mắt, thoái hóa điểm vàng. |
Thúy Ngà
" alt=""/>5 thói quen giúp trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
- Yếu tố di truyền có thực sự quyết định đến chiều cao của một đứa trẻ, nhất là khi bố là “chú lùn” cao 1m58 còn mẹ là hoa hậu cao tới 1,75m?.Mới đây, ngôi sao Hongkong TVB Vương Tổ Lâm và bà xã Lý Á Nam vui mừng thông báo có tin vui sau 3 năm kết hôn. Người hâm mộ ngoài chúc mừng cặp vợ chồng còn nổ ra cuộc tranh cãi về chiều cao tương lai của đứa trẻ, sẽ lùn giống bố hay cao giống mẹ.
Vì thực tế, diễn viên, MC Vương Tổ Lâm chỉ cao vẻn vẹn 1,58m, trong khi vợ anh vốn là Hoa hậu, cao tới 1,75m.
|
Cặp đũa lệch chênh tới 17cm của làng giải trí Hongkong |
Di truyền không quyết định chiều cao của trẻ
Thực tế lâu nay luôn có 2 quan điểm đối nghịch khi nói về yếu tố tác động đến chiều cao của trẻ.
Nhóm thứ nhất cho rằng chiều cao của trẻ do di truyền và các yếu tố trước sinh, quan điểm còn lại cho rằng do tác động của các yếu tố ngoại cảnh.
Tuy nhiên hầu hết các nhà sinh học đều thống nhất quan điểm: Sự tăng trưởng của cơ thể chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền và ngoại cảnh, đặc biệt là dinh dưỡng.
TS Từ Ngữ, Chủ tịch hội Dinh dưỡng Việt Nam phân tích thêm, trong các yếu tố tác động đến chiều cao của một đứa trẻ, di truyền chỉ đóng một phần, còn lại chiều cao có thể cải thiện nhờ dinh dưỡng, môi trường sống.
Nếu một đứa trẻ sinh ra trong gia đình bố mẹ đều cao, nhưng các điều kiện về dinh dưỡng và môi trường không thỏa mãn thì mức phát triển sẽ không tương xứng với tiềm năng di truyền.
Nếu trường hợp bố hoặc mẹ có chiều cao vượt trội hơn người còn lại, yếu tố di truyền về chiều cao sẽ ưu tiên gen trội. Ngay cả ông bố thấp, nhưng nếu cả gia đình ông bố cao thì gen cao vẫn là gen trội và ngược lại.
“Tuy nhiên đây vẫn chỉ là nghiên cứu về mặt cộng đồng, còn thực tế cần xét tới yếu tố cá thể”, TS Từ Ngữ nói.
3 giai đoạn vàng để tăng chiều cao
Theo TS Từ Ngữ, do di truyền chỉ chiếm một phần trong suốt quá trình phát triển chiều cao của một đứa trẻ nên để cải thiện chiều cao, hoàn toàn có thể tác động nhờ dinh dưỡng, tập luyện.
|
TS dinh dưỡng Từ Ngữ |
Trong đó cần tập trung “bón thúc” cho 3 giai đoạn vàng – đây là thời điểm yếu tố dinh dưỡng có tác động trội hơn, “đánh” trúng có thể thay đổi được di truyền.
- Giai đoạn 1: 9 tháng mang thai. Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra, nếu đứa trẻ dài hơn mức trung bình 1cm khi vừa chào đời thì có tiềm năng phát triển chiều cao thêm 10cm.
Tuy nhiên có tiềm năng tốt nhưng không được nuôi dưỡng tốt ở những giai đoạn sau thì cũng “vứt đi”.
- Giai đoạn 2: Từ lúc chào đời đến khi 2 tuổi. Nguồn dinh dưỡng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đóng vai trò quan trọng, từ tháng thứ 7 bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên ở Việt Nam, 50% cha mẹ cho con ăn dặm quá sớm và thường không đủ chất.
2 giai đoạn này được xem là đóng vai trò quyết định đến chiều cao của trẻ sau này. Do đó cần can thiệp tích cực để trẻ đạt chiều cao theo tiềm năng di truyền. Bỏ lỡ chăm sóc tốt trong 1.000 ngày vàng đầu đời thì không gì có thể bù đắp được.
Hiện WHO công nhận, chiều cao đạt được lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành.
Cụ thể, nếu một trẻ 3 tuổi bị thấp còi nặng, chỉ cao 81,2cm thì đến khi trưởng thành chỉ cao tối đa 158cm (dù được chăm sóc tốt về sau). Trẻ thấp còi nhẹ lúc 3 tuổi cao 89,3cm thì sau này chỉ đạt đến tối đa 167,3cm và 1 trẻ bình thường lúc 3 tuổi cao 94,5cm thì sẽ đạt đến 170,9cm.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn dậy thì. Các nghiên cứu đã chỉ ra, giai đoạn này có thể quyết định đến 25% tổng chiều cao của một đứa trẻ.
Nhưng cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, kiểm soát dinh dưỡng tốt để con không béo phì, dậy thì sớm, sớm quá sẽ không đạt được chiều cao tiềm năng tối ưu.
Thúy Hạnh
Thời điểm vàng 'bón thúc' cho con cao lớn
Nhiều bậc phụ huynh nhồi nhét cho con mọi lúc mọi nơi mong con cao lớn mà không biết đến thời điểm vàng cần "bón thúc" nên lùn vẫn hoàn lùn.
" alt=""/>Tăng chiều cao cho con thế nào tốt nhất khi mẹ cao 1m75, bố 1m58