Nhận định

Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 7/2015 (Lần 4)

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-12 18:52:39 我要评论(0)

-Quỹ bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn của báo VietNamNet đã làm thủ tục chuyểnsố tiền: 90,280,0lịch thi đấu bóng đá ýlịch thi đấu bóng đá ý、、

- Quỹ bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn của báo VietNamNet đã làm thủ tục chuyểnsố tiền: 90,280,000 đồng đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà bạn đọc đã gửi về quỹ trong thời gian qua.

Người nhận

Địa chỉ

Số Tiền

UH Nguyễn Thị Liên trong bài: Cha mẹ vẫn loay hoay kiếm miếng ăn, con lại bệnh hiểm nghèo

http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/246758/cha-me-van-loay-hoay-kiem-mieng-an--con-lai-benh-hiem-ngheo.html

Tiền gửi về: Chị Lê Thị Phấn SDT: 0163 432 4363

2,500,000

UH Phạm Văn Thành trong bài: Thắt lòng ước nguyện của người mẹ mắc bệnh ung thư;

http://m.vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/238358/that-long-uoc-nguyen-cua-nguoi-me-mac-benh-ung-thu.html

Tiền gửi về: Phạm Văn Thành trú thôn Dưỡng Xuân, xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

1,800,000

UH Giang Quang Hà trong bài: Xót thương hai đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ

http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/246906/xot-thuong-hai-dua-tre-mo-coi-ca-cha-lan-me.html

Tiền gửi về: Ông Giang Quang Hà ở khu 5, xã Lệ Mỹ, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

9,600,000

UH Thái Quỳnh Như trong bài: Cha mẹ khóc lặng vì thiếu tiền chữa bệnh cho con

http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/234102/cha-me-khoc-lang-vi-thieu-tien-chua-benh-cho-con.html

Tiền gửi về: Anh Thái Minh Dũng tổ 8, KP 9, thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. ĐT: 0988 944 808

2,750,000

UH Phan Quốc Đạt, trong bài: Cả nhà kiếm tiền không đủ một người chữa bệnh; http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/239853/ca-nha-kiem-tien-khong-du-mot-nguoi-chua-benh.html

Tiền gửi về: bé Đạt tại P1 lầu 2, khu B, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. ĐT  0975 379 113

600,000

UH Nguyễn Lữ Thiên Thư trong bài: Mẹ bán vé số, chạy thận một nách 2 con nhỏ

http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/247585/me-ban-ve-so--chay-than-mot-nach-2-con-nho.html

Tiền gửi về: chị Nguyễn Lữ Thiên Thư theo số ĐT: 01635 118 009

4,450,000

UH Võ Tiến Bảo trong bài: Mẹ nghèo không tiền cứu con bằng cách nào?

http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/244418/me-ngheo-khong-tien-cuu-con-bang-cach-nao-.html

Tiền gửi về: Chị Nguyễn Thị Duyên(ấp 3, xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre). ĐT: 0169 872 7687

1,810,000

UH Tô Văn Quang trong bài: Thiếu 18 triệu đồng có thể tàn tật

http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/247000/thieu-18-trieu-dong-co-the-tan-tat.html

Tiền gửi về: liên hệ ĐT cho vợ anh Quang 0967 570 252

7,400,000

UH Trần Quang Chiến trong bài: Có 40 triệu đồng con sẽ khỏi hẳn bệnh tim

http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/240089/co-40-trieu-dong-con-se-khoi-han-benh-tim.html

Tiền gửi về: anh Trần Văn Thịnh (18/4 ấp Tân Yên, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai)

2,500,000

UH Nguyễn Trọng Tuấn trong bài: Con chỉ mong sao cha mẹ có tiền cho con chữa bệnh

http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/243749/con-chi-mong-sao-cha-me-co-tien-cho-con-chua-benh.html

Tiền gửi về: Chị Lương Thị Tường Vy ấp Kênh 4A, xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. 0120 728 5207

8,205,000

UH Triệu Tiến Nam trong bài: Xin giúp đỡ học sinh giỏi bị bệnh hiểm nghèo

http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/241304/xin-giup-do-hoc-sinh-gioi-bi-benh-hiem-ngheo.html

Tiền gửi về: Số tài khoản của gia đình: 270 420 502 1439 - Triệu Thị Thu Phương - Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Hạ Hoà - Hạ Hoà - Phú Thọ. Số điện thoại: 0164 247 3457.

2,805,000

UH Nguyễn NGọc Tú Ngân trong bài: Cha chưa bán được nhà con lấy tiền đâu chữa bệnh

http://m.vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/243389/cha-chua-ban-duoc-nha-con-lay-tien-dau-chua-benh.html

Tiền gửi về: Chị Huỳnh Ngọc Lành (ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ĐT: 0164 772 3709)

11,705,000

UH Thị Quỳnh U NHược trong bài: Thương bé dân tộc Stiêng thiếu tiền chữa bệnh

http://m.vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/241308/thuong-be-dan-toc-stieng-thieu-tien-chua-benh.html

Tiền gửi về: anh Điểu Quyền (thôn Bù Gia Phúc 2, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước)

1,400,000

UH Vương Gia Bảo trong bài: Xin cứu bé 1 tuổi thoát cảnh mù lòa

http://m.vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/242130/xin-cuu-be-1-tuoi-thoat-canh-mu-loa.html

Tiền gửi về: Anh Vương Chí Nghĩa (150 ấp 2, xã Tắc Vân, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. SĐT: 0945 706 093)

32,755,000

:

90,280,000

Phóng viên tại các địa phương của VietNamNet sẽ sớm chuyển đến tận tay các hoàn cảnh được giúp đỡ.

Thay mặt các gia đình nhận được sự giúp đỡ xin gửi tới bạn đọc lời biết ơn chân thành! Rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý vị trong thời gian tới.

Ban Bạn Đọc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
 - Tự ti về khả năng ngoại ngữ, hời hợt trong trau dồi kỹ năng sống, thiếu kiến thức xã hội cơ bản… là những vấn đề mà chính các lãnh đạo hội sinh viên trường đại học nêu ra tại phiên thảo luận “Hành trang hội nhập quốc tế của sinh viên Việt Nam” diễn ra tại ĐH Quốc gia Hà Nội chiều ngày 10/12.

Phiên thảo luận nằm trong khuôn khổ chương trình của Đại hội đại biểu toàn quốc Sinh viên Việt Nam lần thứ 10 diễn ra trong 3 ngày từ 9/12 đến 11/12.

{keywords}
Phiên thảo luận “Hành trang hội nhập quốc tế của sinh viên Việt Nam” diễn ra tại ĐH Quốc gia Hà Nội chiều ngày 10/12. Ảnh: Nguyễn Thảo

Sinh viên không chỉ dừng ở tiếng Anh giao tiếp 

Trong khi đại diện Hội sinh viên ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ mô hình cộng đồng ngoại ngữ mang lại hiệu quả cao, thì đại diện Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ việc thực hiện những hoạt động giao lưu quốc tế rất sôi động.

Hoàng Gia Thắng – Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng, ngoài việc nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thì sinh viên thực sự cần quan tâm đến tiếng Anh chuyên ngành.

Chia sẻ câu chuyện của mình, Thắng hài hước nói: “Hồi là học sinh, em học tiếng Anh vừa đủ, đạt 6.0 IELTS nhưng khi lên đại học, học chương trình tiên tiến, cầm cuốn tài liệu dày 600 trang tiếng Anh, em đọc 2 chữ là… ngất”. Thắng đặt vấn đề: tiếng Anh chuyên ngành hoàn toàn là một lĩnh vực khác với tiếng Anh giao tiếp hay tiếng Anh để tham dự các cuộc thi.

Các lớp kỹ năng mềm mới chỉ là phong trào, hình thức

{keywords}
Vũ Ngọc Mai - Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thảo

Bàn về việc rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên, Vũ Ngọc Mai  - Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết, có một thời gian bùng nổ các lớp chuyên đề kỹ năng dành cho sinh viên, nhưng khi nhìn lại, “liệu có phải chúng ta đã nhìn nhận quá đơn giản về việc đào tạo kỹ năng cho sinh viên hay không?”

“Khi một kỹ năng chỉ được truyền đạt trong một buổi vài tiếng đồng hồ, các bạn đã được đánh giá về năng lực sử dụng kỹ năng đó hay chưa? Bởi vì để hình thành một kỹ năng cần phải có thời gian luyện tập sau khi đã thu nạp lý thuyết”.

Đồng tình với ý kiến này, Huỳnh Mạnh Phương – Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM chia sẻ, hiện nay các khoá kỹ năng bùng nổ với những cái tên nghe rất hoành tráng, nhưng thời lượng lớp học ngắn, chỉ trong một buổi sáng. “Để có được một kỹ năng, cần quá trình rèn luyện lâu dài, chứ không phải chỉ tham gia một lớp học rồi được cấp chứng nhận kỹ năng đó để ghi vào CV đi xin việc”.

“Lâu dần điều này sẽ gây ra một hệ luỵ. Khi các nhà tuyển dụng nhìn thấy mấy chục tờ chứng chỉ nhưng thực tế ứng viên không có, thì giấy chứng nhận bị mất giá trị”.

Sinh viên Vũ Ngọc Mai đưa ra một giải pháp bền vững: “Một bộ phận lớn sinh viên bây giờ không xác định được mục tiêu rõ ràng cho sự phát triển của mình trong tương lai. Trước mắt, chúng ta phải giúp cho sinh viên của mình hiểu được các bạn cần gì, muốn gì thì từ đó việc đào tạo kỹ năng cho các bạn mới đạt được hiệu quả nhất định”.

Sinh viên thiếu chủ động và thiếu kiến thức

{keywords}
Phan Thị Thái An – Uỷ viên ban thư ký Hội Sinh viên TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thảo

Chia sẻ kinh nghiệm hội nhập quốc tế của bản thân sau khi được tham gia 2 chương trình giao lưu với sinh viên quốc tế, Phan Thị Thái An – Uỷ viên ban thư ký Hội Sinh viên TP.HCM khẳng định: “Tiếng Anh của mình không thực sự tốt, nhưng theo mình, kỹ năng tiếng Anh của bạn không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng giao lưu quốc tế. Các bạn sinh viên quốc tế quan tâm nhiều hơn đến việc trong đầu bạn có cái gì”.

“Liệu các bạn có biết hình ảnh trên đồng tiền Việt Nam đại diện cho cái gì, có ý nghĩa như thế nào? Họ quan tâm tới quan điểm và hiểu biết của bạn về một vấn đề.

Tiếng Anh mới chỉ là yếu tố đầu tiên để các bạn tự tin với chính mình. Yếu tố thứ 2 bạn phải có là kiến thức về lịch sử, văn hoá đất nước và khu vực. Sinh viên quốc tế đôi khi đã hiểu rất nhiều về Việt Nam rồi, nên nếu như các bạn không hiểu rõ về nơi các bạn sinh ra thì rất khó để bắt kịp câu chuyện với họ” - Thái An nói.

“Tất cả đều có trên internet. Thay vì lướt Facebook, các bạn có thể dành một chút thời gian để tìm kiếm thông tin. Các bạn hãy cứ ước mơ được bước ra khỏi đường biên giới, nhưng hãy đi với tâm thế một công dân Việt Nam chủ động hội nhập nhưng không hoà tan” – Thái An chia sẻ một cách đầy cảm xúc và nhiệt huyết.

Hoàng Gia Thắng cũng cho rằng, nhiều sinh viên đang rất thiếu sự chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, đón đầu hội nhập. “Liệu chúng ta có đủ kiến thức để giới thiệu bằng tiếng Anh cho khách nước ngoài về con phố mà chúng ta đang sống, một con phố mà chúng ta thường đi qua? Liệu các bạn có biết đi sang các nước ASEAN có cần visa hay không?”

{keywords}
H’ Jôl Ayun – sinh viên người Ê Đê, đại diện Hội Sinh viên ĐH Tây Nguyên. Ảnh: Nguyễn Thảo

Đóng góp vào câu chuyện hội nhập, H’ Jôl Ayun – sinh viên người Ê Đê, đại diện Hội Sinh viên ĐH Tây Nguyên đã kể một câu chuyện đáng suy ngẫm: “Trên đường đi học về, em thấy một đoàn người nước ngoài đi phượt bằng xe máy dừng xe ở một tiệm tạp hoá. Họ chỉ muốn hỏi đường, nhưng chỉ nhìn thấy người nước ngoài thôi, chủ tiệm ngay lập tức đóng sập cửa trước sự ngơ ngác của nhóm người kia”.

“Bản thân em là một sinh viên người dân tộc thiểu số. Em từng bị hỏi rất nhiều lần ‘học tiếng Anh để làm gì?’ Sinh viên hay nói đùa với nhau rằng ‘học tiếng Anh chỉ để qua môn’”.

Câu chuyện của H’ Jôl Ayun muốn nêu lên một thực tế: Tinh thần và nhận thức về hội nhập quốc tế của người dân tộc thiểu số, thậm chí là đối tượng sinh viên còn rất hạn chế. Một phần do kinh tế nhưng phần lớn là do nhận thức. “Sinh viên trường em hầu như không có ý thức, không quan tâm đến vấn đề hội nhập. Em rất mong có một giải pháp nào đó thúc đẩy tinh thần hội nhập của sinh viên, đặc biệt là sinh viên dân tộc thiểu số chúng em” – nữ sinh người Ê Đê đề xuất.

Tham gia thảo luận còn có ý kiến của Nguyễn Trọng Hoàng Nam – sinh viên Thạc sĩ ngành Chính sách Công, ĐH Bristol, thành viên Hội Sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh. Hoàng Nam khẳng định: “Muốn hội nhập, chúng ta phải tôn trọng – tôn trọng chính bản thân chúng ta, tôn trọng ngôi trường mà chúng ta đang học, tôn trọng tổ chức và đất nước của chúng ta, tiếp sau đó là tôn trọng các nước bạn. Muốn để người khác tôn trọng mình thì chúng ta phải có các kỹ năng: kỹ năng mềm, kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng chuyên môn…”

Nguyễn Thảo

Giáo dục đại học VN: Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế như thế nào?

Giáo dục đại học VN: Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế như thế nào?

Nhiều quốc gia trên thế giới kể các các quốc gia có nền giáo dục đại học phát triển đang đứng trước nhu cầu phải đổi mới giáo dục đại học, tăng tính hội nhập và cạnh tranh toàn cầu.

" alt="Sinh viên hội nhập quốc tế: Không chỉ cần tiếng Anh, mà cần trong đầu có gì" width="90" height="59"/>

Sinh viên hội nhập quốc tế: Không chỉ cần tiếng Anh, mà cần trong đầu có gì

ngoaitinh fp.jpg
Bạn thân ngoại tình với anh rể, tôi là người khó xử. Ảnh minh họa: FP

Nhiều lần đến nhà chị chơi, thấy anh rể lủi thủi trong bếp dọn rửa còn chị gác chân lên sofa buôn chuyện, cười phớ lớ, tôi thấy rất phản cảm. Chị hay chê anh rể kém cỏi, làm không ra tiền thì phải chấp nhận cung phụng vợ.

Chị còn cấm anh rể can thiệp vào các mối quan hệ công việc của chị, không được quyền ghen tuông khi chị đi sớm về khuya. Bởi, chị cho đó là công việc, là chức trách chị phải làm để kiếm thu nhập, lo cho cả nhà.

Chị khá giỏi giang, tôi cũng thừa nhận điều đó. Nhưng cách ứng xử của chị với chồng, tôi không thuận mắt. Anh rể kiếm tiền không bằng chị gái tôi, nhưng anh đâu có kém cỏi gì khi so với nhiều người đàn ông khác. 

Nhiều lần tôi nhắc nhở chị phải tém tém lại, chừa cho anh chỗ sĩ diện, để anh mở mặt mở mày với bạn bè. Tôi còn nhắc chị, nếu làm quá, anh rể có thể ngoại tình. Nhưng chị vỗ ngực, tự tin rằng chồng chị còn lâu mới dám làm điều đó. 

Và điều tôi lo ngại đã xảy ra. Cách đây hơn một tháng, tôi đi tiếp khách thì thấy anh rể đang nắm tay tình tứ với một phụ nữ trong quán cà phê. Nhưng tôi thật sự sốc khi phát hiện người phụ nữ đó chính là cô bạn thân như chị em của tôi.

Trước đây, khi đến nhà chị gái chơi, có vài lần tôi rủ cô ấy đi cùng. Tôi cũng không biết họ đã liên lạc và qua lại với nhau từ khi nào. Phát hiện này khiến tôi choáng váng. Tôi cố gắng đối diện sự thật, gọi cô bạn ra nói chuyện thẳng thắn. 

Bạn tôi không chối cãi mà thừa nhận đã yêu anh rể tôi. Họ qua lại được nửa năm sau vài lần tình cờ gặp ở quán cà phê. Thấy anh rể tâm trạng, cô ấy chủ động hỏi han, rồi hai người thường xuyên tâm sự trên mạng và nảy sinh tình yêu. 

Nghe cô ấy nói về những điều hạnh phúc bên anh rể, tôi cảm nhận được đó thực sự là tình yêu. Một người con gái xinh đẹp, giỏi giang như cô ấy nếu không phải vì yêu sẽ không dại gì dấn thân vào mối quan hệ tay ba này.

Bởi, cô ấy có nhiều sự lựa chọn và cũng có rất nhiều người đàn ông giàu có theo đuổi. 

Nhìn ánh mắt, nghe nỗi lòng của người bạn thân, tôi có chút xót xa. Cô ấy còn nói cả đời này chỉ yêu một người. Nếu không phải là anh rể tôi, cô ấy sẽ không lấy chồng. Cô ấy cũng chấp nhận là người thứ ba, không danh phận. 

Chị gái không coi trọng chồng, không coi trọng hôn nhân, trong khi cô bạn thân của tôi đang rất đau khổ trong chuyện tình cảm này. Tôi hiểu đó là việc làm sai trái và phản bội lại niềm tin của chị gái, nhưng tôi không biết phải làm sao.

Mong mọi người cho tôi lời khuyên.

Độc giả giấu tên

Em gái bỗng thân thiết với anh rể, tôi ngã ngửa khi biết nguyên nhân

Em gái bỗng thân thiết với anh rể, tôi ngã ngửa khi biết nguyên nhân

Khi sự thật được phơi bày, tôi sững sờ nói sở dĩ làm thế vì thấy hai người thân thiết một cách lạ thường. Song chồng tôi lắc đầu, em gái thì nước mắt rơi lã chã." alt="Bạn thân ngoại tình với anh rể nhưng tôi không kể cho chị gái vì một lý do" width="90" height="59"/>

Bạn thân ngoại tình với anh rể nhưng tôi không kể cho chị gái vì một lý do

Mới đây, Trần Viết Lân (lớp 12, Trường THPT Trần Phú, huyện Tuy An) tiếp tục đạt giải nhì Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học với dự án chế tạo robot lặn ngầm hỗ trợ nghiên cứu địa chất thủy văn. 

"Tổng thiệt hại" 15 triệu đồng

Cơ duyên giúp nam sinh thực hiện dự án xuất phát từ nhận thấy những hạn chế trong việc nghiên cứu mẫu vật dưới đáy biển. Với mong muốn giảm thiểu những rủi ro khi con người trực tiếp nghiên cứu dưới độ sâu nước biển thôi thúc Lân hiện thực hóa đề tài nghiên cứu robot ngầm.

{keywords}
Robot lặn sâu 50m dưới biển giá 15 triệu đồng của Trần Viết Lân

Để thực hiện mô hình robot ngầm, Viết Lân bắt đầu tiếp cận từ các tài liệu nước ngoài, báo cáo, hội nhóm để học cách chế tạo, lập trình phần mềm. Ngoài việc học ở trường, Lân dành hết thời gian vào nghiên cứu của mình. Sau 8 tháng bền bỉ mày mò, nam sinh đã lắp ráp, thử nghiệm thành công robot ngầm và đạt giải nhất toàn tỉnh, giải nhì cấp quốc gia trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật khối THPT.

“Robot ngầm có trọng lượng khoảng 20 kg, có thể lặn tới độ sâu 50m và tích hợp nhiều tính năng vượt trội. Đầu tiên là hỗ trợ thu thập dữ liệu hình ảnh, vẽ bản đồ 3D, dựng địa hình đáy biển bằng phương pháp quan trắc ảnh (photogrammetric kết hợp công cụ alice vision). Bên cạnh đó, robot nhận diện vật thể bằng AI và hoạt động vật thể bằng camera quang phổ; giám sát các thông số môi trường nước bằng hệ thống cảm biến. Cuối cùng phần cánh tay robot sáu bậc tự do giúp thu thập mẫu vật khi cần thiết đồng thời tích hợp bộ phận lấy chất lỏng phục vụ nghiên cứu”-Lâm giải thích về kết cấu, ứng dụng của robot.

Hệ thống vận hành tự động theo lộ trình cài đặt sẵn các điểm trên bản đồ và quay về vị trí xuất phát. Người dùng giám sát robot, vận hành từ xa thông qua ứng dụng điện thoại hoặc máy tính. Toàn bộ động cơ, hệ thống vi mạch cùng các bộ phận phục vụ chế tạo, lắp ráp robot đều đặt từ nước ngoài với “tổng thiệt hại” 15 triệu đồng, Lân nói.

Mỗi lần thất bại lại nảy ra sáng kiến mới

Viết Lân cũng chia sẻ khó khăn khi nghiên cứu robot ngầm như dưới môi trường nước, các linh kiện điện tử dễ bị hư hỏng. Chính vì vậy, Lân đã thay đổi các phương pháp lắp ráp khác nhau để khắc phục được vấn đề. Mỗi lần mang đi thử nghiệm lại phát sinh vấn đề như ngấm nước, không lặn được càng khiến cậu quyết tâm hoàn thiện. Nam sinh luôn làm hết bài vở ngay trên lớp để lúc về nhà lại lao vào nghiên cứu tới 1, 2 giờ sáng.

“Mỗi lần thất bại em lại nảy ra một sáng kiến khác tối ưu hơn. Ví dụ phần cơ chế lặn, em lựa chọn dùng động cơ lặn để ép tàu xuống thay vì cho bơm nước vào khoang cho tàu nặng và chìm xuống như thông thường. Phương án của em giúp giảm trọng lực tàu, tăng tính linh hoạt giúp người điều khiển dễ dàng tiếp cận các địa hình khó khăn khác nhau dưới biển”, Viết Lân cho biết.

{keywords}
Trần Viết Lân giới thiệu robot của mình tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh trung học năm 2020 - 2021 tại Huế tháng 3/2021

Tuy nhiên, dự án nằm ngoài khả năng và kinh phí hạn hẹp của học sinh trung học nên mô hình chưa kiểm nghiệm trong nhiều trường hợp. Đi vào áp dụng thực tế cần thêm sự thẩm định, điều chỉnh trong các môi trường khác nhau.

Trong tương lai, Viết Lân mong muốn sản phẩm được gia công lại phần cứng để thích ứng với áp suất lớn của nước khi xuống biển. Tối ưu hóa cho robot nhỏ gọn về kích thước, thay truyền dẫn dây bằng hệ thống sóng không dây. Đặc biệt, nâng cao tốc độ nhận diện, tạo bộ cơ sở dữ liệu mẫu vật và địa hình phục vụ lưu trữ, phân tích, nghiên cứu phát triển. Quan trọng là phát triển thêm thuật toán để duy trì áp suất cho tàu hoạt động ổn định, tích hợp tính năng cảnh báo người dùng khi gặp sự cố bất thường.

Niềm đam mê từ cửa hàng sửa chữa xe máy

{keywords}
Viết Lân cùng đội thi của tỉnh Phú Yên tại Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm 2020 - 2021

Lớn lên trong gia đình bố mẹ làm nghề sửa chữa xe máy, Viết Lân từ nhỏ đã thích lắp ráp các linh kiện. Một phần đam mê nghiên cứu được nuôi dưỡng từ đó, cùng sự đồng hành của bố mẹ, nam sinh đã bén duyên với nghiên cứu khoa học từ năm lớp 8.

Đề tài “Giải pháp dây phơi đồ thông minh” của Lân đã đạt giải khuyến khích Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Phú Yên. Dây phơi quần áo có thể tự động kéo vào khi có mưa hoặc trời tối, tự kéo ra khi trời nắng.

Vào lớp 10, Lân đoạt giải nhì cuộc thi cấp tỉnh với đề tài “Thiết bị bay đo khí độc hại giám sát từ xa”. Mô hình này sau đó đoạt giải khuyến khích cuộc thi toàn quốc.

Năm lớp 11, Lân được trao giải khuyến khích cuộc thi cấp tỉnh với sản phẩm “Thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng vận động tay cho người mắc bệnh Parkinson”.

Những sản phẩm, dự án của mình chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng Viết Lân cho rằng bản thân đã dành cả tâm huyết để thực hiện. Quá trình ứng dụng kiến thức học được trên lớp vào thực hiện các mô hình luôn giúp Lân hào hứng và đam mê tìm hiểu khoa học.

Nói về dự định, Lân chia sẻ thêm: “Em thật sự vui khi biến việc học đi đôi với hành. Mơ ước của em là theo đuổi ngành kỹ thuật điện tử viễn thông, tiếp tục cải tiến robot ngầm thành sản phẩm có tính ứng dụng”.

Ngọc Linh

Học sinh cấp 2 chế máy đo thân nhiệt '3 trong 1' giá 8 triệu đồng

Học sinh cấp 2 chế máy đo thân nhiệt '3 trong 1' giá 8 triệu đồng

Hai nam sinh ở Bình Dương đã sáng chế ra máy đo thân nhiệt tự động, kết hợp sát khuẩn tay và điểm danh học sinh bằng vân tay để dùng cho chính ngôi trường THCS mình đang theo học.

" alt="Robot ngầm lặn sâu 50m dưới biển giá 15 triệu đồng của cậu học trò Phú Yên" width="90" height="59"/>

Robot ngầm lặn sâu 50m dưới biển giá 15 triệu đồng của cậu học trò Phú Yên