当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2: Điểm tựa sân nhà 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Torino vs AC Milan, 0h00 ngày 23/2: Điểm tựa sân nhà
Năm nay, Australia sẽ chào đón tất cả nhà lãnh đạo ASEAN. Thủ tướng Phạm Minh Chính là một trong ba nhà lãnh đạo ASEAN sẽ có chuyến thăm song phương chính thức Australia dịp này.
Australia đánh giá cao tầm quan trọng của Việt Nam và kỳ vọng sẽ phát triển, nâng tầm hơn nữa quan hệ hai nước sau chuyến thăm.
Đại sứ Andrew nêu ra 5 lĩnh vực hợp tác đặc biệt sẽ là trọng tâm của chuyến thăm.
Thứ nhất,tăng cường hợp tác về chính trị và chiến lược. Việt Nam và Australia chia sẻ nhiều quan điểm giống nhau, như tự cường trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế và ủng hộ khu vực tự do và cởi mở.
Thứ hai,hợp tác kinh tế và thương mại. Hiện nay, Australia triển khai một chính sách kinh tế mới dành cho Việt Nam mà hai Thủ tướng sẽ công bố. Với chính sách này, hy vọng sẽ thu hút thêm đầu tư của Australia vào Việt Nam.
Thứ ba,giáo dục - lĩnh vực mà Australia là đối tác quan trọng của Việt Nam. Đại sứ cho rằng tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này còn nhiều hơn thế. Thủ tướng Phạm Minh Chính là người rất quan tâm đến giáo dục và sẽ tham dự một hội nghị bàn tròn về giáo dục ở Canberra, thu hút sự tham gia của tất cả các trường đại học ở Australia.
Thứ tư,chuyển đổi năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhân chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6/2023, Thủ tướng Australia đã công bố gói hỗ trợ 105 triệu USD Australia hợp tác với Việt Nam để giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi quan trọng này.
Cũng trong năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong đến thăm Việt Nam và công bố khoản hỗ trợ bổ sung 95 triệu USD Australia nhằm tăng cường thích ứng với khí hậu ở khu vực ĐBSCL. Hai bên sẽ có nhiều cuộc thảo luận về các vấn đề này.
Thứ năm, chia sẻ kiến thức, đổi mới sáng tạo và khoa học. Hai nước đang thúc đẩy hợp tác rất nhiều trong lĩnh vực này. Thủ tướng Phạm Minh Chính dành rất nhiều ưu tiên cho chuyển đổi số. Đại sứ chia sẻ, sẽ có nhiều ý tưởng hợp tác giữa hai quốc gia được thúc đẩy sau chuyến thăm.
Trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Australia vào cuối năm 2022, lãnh đạo hai nước đã tuyên bố ý định hướng tới nâng tầm quan hệ hai nước. Năm ngoái Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với ba nước đối tác quan trọng là Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
Vì vậy, Đại sứ Andrew Goledzinowski tin tưởng rằng hai Thủ tướng sẽ có bước đi quan trọng tiếp theo trong quan hệ giữa Australia và Việt Nam.
Một số công ty, tập đoàn hàng đầu của Australia dự kiến sẽ có cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính để trao đổi về những cơ hội đầu tư, Việt Nam có triển vọng lớn về năng lượng mặt trời, năng lượng gió ngoài khơi và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Đây là những lĩnh vực mà Australia và Việt Nam có thể cùng nhau hợp tác, phát triển.
Về Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia, Đại sứ khẳng định Australia muốn tăng cường hợp tác kinh tế hơn nữa với ASEAN.
ASEAN hiện là đối tác thương mại quan trọng thứ hai của Australia, thậm chí hơn cả Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ. Australia muốn củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ này dựa trên những nền tảng đó, hướng tới xây dựng hợp tác chiến lược và chính trị trong khu vực.
Một số thông tin về hội nghị được Đại sứ cho biết, đó là sẽ có một số thông báo quan trọng về hợp tác kinh tế, cùng một số sự kiện bên lề quan trọng diễn ra ở Melbourne xoay quanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, hợp tác hàng hải hay vai trò của các nhà lãnh đạo mới nổi.
ASEAN luôn là một đối tác ổn định và coi trọng đối thoại. Tại hội nghị lần này, hai bên sẽ thảo luận về vai trò trung tâm của ASEAN. ASEAN là trung tâm trong chính sách chiến lược khu vực của Australia. Hội nghị sẽ tăng cường hơn nữa vai trò của ASEAN trong việc duy trì ổn định, hòa bình và đối thoại trong khu vực.
Thủ tướng thăm Australia: Bước tiến quan trọng cho quan hệ hai nước
Kỳ vọng vào môi trường đại học, bản thân sẽ chủ động, tìm tòi tự học hơn thay vì thầy cô hướng dẫn sẵn, nhưng Trung Hiếu tiếp tục gặp khó khăn trong việc thích nghi với phương pháp học mới.
“Trong kì học đầu tiên, em chỉ học 11 tín chỉ của ba môn Giải tích, Đại số, Triết học, nhưng em vẫn cảm thấy ngợp. Là học sinh chuyên Toán, em nghĩ Toán là thế mạnh của mình nên đã chủ quan. Thực tế khiến em bị vỡ mộng vì trong một buổi thầy cô dạy cả một chương. Hơn nữa, em chủ quan rằng chỉ cần hiểu bài đi thi sẽ làm được thôi”, Hiếu nhớ lại.
Nhưng kết quả giữa kỳ môn Giải tích, Hiếu chỉ đạt 5,5 điểm, dù đây là môn học em tự tin nhất. “Mức điểm chưa từng nhận được” này cũng là lời cảnh tỉnh cho Hiếu phải học hành tử tế và có phương pháp học tập hợp lý hơn.
Sau cú vấp khiến bản thân “vỡ lẽ”, Hiếu bắt đầu thay đổi cả thái độ và phương pháp học tập. “Hóa ra không phải cứ hiểu vấn đề là đã xong. Dù hiểu bài rồi mình vẫn cần chăm chỉ làm các bài tập trong sách để quen dạng đề và cày đi cày lại. Dẫu chỉ có một khái niệm còn lơ mơ, em cũng phải hiểu thật sâu tới tận cùng bản chất vấn đề”.
Nhờ có sự điều chỉnh ấy, các học kỳ sau, Hiếu dần thích nghi và không còn cảm thấy quá khó khăn khi học 19 tín chỉ ở kỳ học thứ 2. Nam sinh đạt điểm A/A+ ở tất cả các môn và luôn giành học bổng khuyến khích học tập của trường.
Dẫu vậy, giai đoạn căng thẳng nhất, theo Hiếu là vào cuối kỳ 1 năm 3. Khi ấy, nam sinh rơi vào cuộc khủng hoảng mất định hướng, không biết mình thích gì và muốn trở thành người như thế nào. Đây cũng là lúc chương trình học có nhiều môn khó và thi cùng một đợt.
“Đỉnh điểm có giai đoạn cả nhà đi du lịch, em vẫn phải ngồi ở khách sạn ôn thi. Hôm ấy, em quên hạn nộp bài cuối kỳ môn Cấu trúc dữ liệu giải thuật và chỉ có 8 tiếng để bắt đầu từ con số 0. Lo sợ trượt môn, em không nghĩ đến việc đi ngủ nữa. Cho tới 3h, vì quá mệt và căng thẳng bởi 6h là hạn cuối nộp bài, lại không nghĩ ra vấn đề, em bật khóc ngay trên bàn học. Đó cũng là lần đầu tiên em có trải nghiệm phải thức cả đêm và khóc vì chuyện bài vở”, Hiếu nhớ lại.
Nhưng sau đó, nam sinh cố gắng trấn tĩnh bản thân, tập trung làm và hoàn thành trước deadline 30 phút. Chính trong những giai đoạn thử thách nhất, Hiếu rút ra bài học, áp lực cũng là cú huých giúp bản thân làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Cũng trong những ngày tháng học ở ĐH Bách khoa Hà Nội, Hiếu luôn ấp ủ ước mơ đi du học. Trước đó, nam sinh luôn nghĩ nếu đi du học sẽ lựa chọn một quốc gia nói tiếng Anh. Mọi chuyện thay đổi khi thầy cô động viên em nên nộp hồ sơ học bổng thạc sĩ - tiến sĩ tại Viện Bách khoa Paris. Trước hạn nộp hồ sơ 4 ngày, khi đã tìm hiểu và suy nghĩ nghiêm túc, Hiếu quyết định nộp vào.
“Qua tìm hiểu, trò chuyện, em tin tưởng giáo sư và cảm thấy hướng nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhúng cho an ninh mạng rất hấp dẫn và có tương lai. Hướng nghiên cứu này đòi hỏi em phải cố gắng học tập và nghiên cứu nhiều hơn, nhưng với em đó không phải là rào cản. Chương trình học đầy thử thách ở Bách Khoa là nền tảng rất tốt để em “chinh phục” những cột mốc mới”.
Nộp hồ sơ du học khi chưa hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, đến tháng 3/2024, Hiếu giành học bổng toàn phần tại Viện Bách khoa Paris, kéo dài 4 năm.
Trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp, Hiếu đã bay sang Pháp để bắt đầu một hành trình mới. Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ vào cuối năm 2025, chàng trai Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục học lên tiến sĩ tại đây.
“Vì quãng thời gian đại học, em tập trung hơn cho việc học trên lớp, do đó trong thời gian tới em sẽ tập trung cả học tập và nghiên cứu để cho ra những công bố giá trị trong lĩnh vực của mình”, Hiếu nói.
Thủ khoa Bách khoa đạt điểm tuyệt đối: Từng áp lực tới bật khóc trên bàn học
Van Nistelrooy tạm quyền dẫn dắt MU 4 trận sau đó, với 3 thắng và 1 hòa, bao gồm 2 chiến thắng trước Leicester City (5-2 ở League Cup và 3-0 tại Premier League). Trận lượt về giữa 2 đội ở Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào 15/3/2025.
Mặc dù bày tỏ sẵn sàng ở lại Old Trafford làm trợ lý cho người kế nhiệm Erik ten Hag, nhưng Ruben Amorim được chọn sau đó, đã từ chối tấm chân tình của Van Nistelrooy. Thay vào đó, thuyền trưởng mới MU chọn đội ngũ trợ lý của riêng mình.
Tuy nhiên, theo Telegraph, Van Nistelrooy sẽ sớm trở lại Anh và sẽ ở bên kia chiến tuyến MU. Cụ thể, cựu tiền đạo này sắp ngồi ‘ghế nóng’ Leicester City, đội đã sa thải Steve Cooper vì kết quả bết bát.
Mùa giải này, ‘Bầy cáo’ chỉ thắng được 2 trận trong số 12 trận đã chơi ở Ngoại hạng Anh, hiện xếp thứ 16, để thủng lưới tới 14 bàn trong 5 trận gần nhất.
Có lẽ, ấn tượng với Van Nistelrooy trong 2 chiến thắng cùng MU trước chính Leicester lúc làm HLV tạm quyền nên lãnh đạo CLB này quyết định mời về nắm đội.
Nguồn trên cho hay, Leicester City chuẩn bị công bố bổ nhiệm Van Nistelrooy làm HLV trưởng mới của họ, sau khi hoàn tất các thủ tục hợp đồng với các trợ lý theo cùng.
Van Nistelrooy sắp dẫn dắt Leicester, hẹn đấu MU ở Ngoại hạng Anh
Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Yokohama F. Marinos, 12h00 ngày 23/2: Trái đắng xa nhà
Thủ tướng chủ trì Hội nghị với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều tối 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Chủ tịch UBND, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và lãnh đạo 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thủ tướng gợi mở một số nội dung để các đại biểu thảo luận - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả, đúc rút các việc đã làm được và bài học kinh nghiệm về triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua; phân tích, đánh giá sâu về các tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân chủ quan; xác định các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, sát thực tiễn, cả trước mắt và lâu dài để tăng cường và tạo đột phá đối với các trọng tâm của ngoại giao kinh tế thời gian tới, đưa ngoại giao kinh tế trở thành nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của đối ngoại, trở thành động lực quan trọng phục vụ phát triển đất nước như tinh thần của Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư, góp phần đưa đất nước bứt tốc để hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, thời gian qua, công tác ngoại giao kinh tế đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo hết sức sát sao, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ. Trong 18 tháng qua, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì 5 hội nghị ngoại giao kinh tế (hội nghị này là lần thứ 6).
Từ năm 2023 tới nay, công tác ngoại giao kinh tế đạt 3 kết quả nổi bật: Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện ngoại giao kinh tế được triển khai kịp thời, bài bản hơn; ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp quan trọng trong duy trì cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước; ngoại giao kinh tế đóng góp trực tiếp vào các kết quả tích cực của kinh tế đối ngoại và hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế.
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, từ năm 2023 tới nay, công tác ngoại giao kinh tế đạt 3 kết quả nổi bật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Xuất siêu và vốn FDI thực hiện cao nhất từ trước đến nay
Các báo cáo, ý kiến tại hội nghị thống nhất đánh giá, triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/2/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, công tác ngoại giao kinh tế đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, mở ra các hướng đi mới, mang tính đột phá, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Trong gần 60 hoạt động đối ngoại cấp cao từ đầu năm 2023 đến nay của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, nội dung kinh tế trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất và nhiều cam kết, thỏa thuận hợp tác kinh tế với các đối tác được xác lập. Trong đó, nội dung thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút nguồn lực trong các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, lao động... được lồng ghép trong mọi hoạt động đối ngoại cấp cao với các đối tác lớn tại Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ, các đối tác tiềm năng ở Nam Á, Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh. Công tác huy động nguồn lực của cộng đồng trí thức, doanh nhân kiều bào được quan tâm, đẩy mạnh.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả, đúc rút các việc đã làm được và bài học kinh nghiệm về triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã tăng cường xúc tiến, quảng bá, đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại. Lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành tích cực gặp gỡ các tập đoàn nước ngoài để vận động đầu tư chất lượng cao, phát triển kinh tế xanh, thúc đẩy giải quyết vướng mắc để bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi.
Các bộ, ngành, cơ quan đại diện tăng cường hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp tham gia các hoạt động đối ngoại, tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến ở trong và ngoài nước, kết nối với các đối tác quốc tế, qua đó mở rộng thị trường, vận động đầu tư FDI chất lượng cao, thu hút ODA thế hệ mới. Công tác thông tin về tình hình và các xu thế của kinh tế thế giới, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế để hỗ trợ các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đáp ứng các xu thế và quy định mới được đẩy mạnh.
Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phát biểu ý kiến tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đồng thời thường xuyên theo dõi, cảnh báo về việc các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài; vận động UNESCO công nhận các di sản thiên nhiên và văn hóa, nâng số lượng di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận lên 62 và phát huy các di sản để thúc đẩy phát triển du lịch tại các địa phương.
Các bộ, ngành tiếp tục phối hợp triển khai 16 FTA đã ký kết; thúc đẩy đàm phán CEPA với UAE, các FTA với EFTA, Mercosur...; tích cực vận động các nước công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; chủ động, tích cực tham gia và đóng góp trách nhiệm, hiệu quả tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương quan trọng như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, Mekong, G7, G77, WEF...; thúc đẩy các sáng kiến và khả năng hợp tác mới; tham mưu chủ trương tham gia các sáng kiến liên kết kinh tế quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia.
Các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta cả năm 2023 đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất siêu khoảng 28 tỷ USD, nhiều nhất từ trước tới nay; thu hút FDI đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp; vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ rõ, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế như việc cụ thể hóa và tận dụng các khuôn khổ quan hệ đã được thiết lập, nâng cấp và cam kết, thỏa thuận đạt được trong thời gian qua còn hạn chế, có độ trễ trong triển khai. Việc giải quyết các vướng mắc tồn đọng với một số đối tác còn kéo dài, chưa dứt điểm. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đôi lúc chưa đồng bộ; tính kết nối, liên kết vùng giữa các địa phương chưa cao.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết sẽ cùng các cơ quan với sự tham gia của hiệp hội, doanh nghiệp thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển mạnh từ tư duy "buôn chuyến" sang làm ăn đường dài hơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu đề xuất tiếp tục thúc đẩy triển khai quyết liệt các cam kết, thoả thuận đã đạt được; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế; nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế; đổi mới mạnh mẽ trong phối hợp triển khai ngoại giao kinh tế...
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và công nghệ thông tin cho biết qua làm việc, nhiều đối tác nước ngoài nhận định "Việt Nam là quốc gia được chọn và nguồn nhân lực Việt Nam được chọn" để tham gia hệ sinh thái bán dẫn của thế giới.
Phân tích lý do, ông Khoa cho biết Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu kỹ sư công nghệ thông tin, trong đó có gần 500 nghìn kỹ sư phần mềm, sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bán dẫn. Ngành bán dẫn và công nghệ thông tin trên toàn cầu đang thiếu hụt nguồn lực, vì hầu hết thanh niên ở các nước mạnh về bán dẫn đang tập trung cho các lĩnh vực khác như tài chính, logistics… Mặt khác, lĩnh vực AI, bán dẫn, chip sẽ là xu hướng của tương lai.
Ông đề xuất "ngoại giao tổng lực" cho lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; đẩy mạnh kết nối với các trường đại học nước ngoài để chuyển giao chương trình, đào tạo nhân lực; xây dựng chính sách thu hút FDI bán dẫn; đẩy mạnh truyền thông hình ảnh Vệt Nam gắn với ngành bán dẫn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết sẽ cùng các cơ quan với sự tham gia của hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển thị trường nông sản để biến "sản phẩm" thành "thương phẩm", thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển mạnh từ tư duy "buôn chuyến" sang làm ăn đường dài hơn.
Tranh thủ cơ hội nhưng không lợi dụng lúc đối tác khó khăn
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết chuyển lời thăm hỏi, chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới các đại biểu dự cuộc họp, mong các đại biểu, trong đó có các đồng chí trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục làm hết sức mình vì sự phát triển của đất nước.
Cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị, Thủ tướng mong muốn, đề nghị các chủ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động trên tinh thần 3 cùng: Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn hành động; cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển.
Thủ tướng cũng đề nghị các chủ thể đẩy mạnh "3 phát huy": Phát huy thế và lực của đất nước để thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư; phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, giao lưu nhân dân, phát triển du lịch; phát huy tính năng động, sáng tạo, linh hoạt, thông minh của người Việt Nam để đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và phát huy tối đa hiệu quả từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Thủ tướng, thời gian tới, bên cạnh những thuận lợi, công tác ngoại giao kinh tế còn đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Bên ngoài, kinh tế thế giới phục hồi chậm; căng thẳng địa chính trị gia tăng, xu hướng chính trị hóa hợp tác kinh tế tiếp tục lan rộng; tình trạng phân hóa, phân mảnh, đứt gãy các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng…
Trong nước, sức ép lạm phát còn cao; tình hình sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn những khó khăn, điểm nghẽn, nhất là về thị trường, tiếp cận vốn, chi phí. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, nhất là cho các ngành, lĩnh vực mới nổi. Thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn rườm rà; một số cơ chế, chính sách chậm được sửa đổi. Hạ tầng chiến lược trên một số lĩnh vực còn hạn chế…
Thủ tướng cho rằng chúng ta phải luôn giữ thăng bằng, "thắng không kiêu, bại không nản", giữ vững bản lĩnh, bĩnh tĩnh, kiên trì, không quá say sưa với thắng lợi và khi thuận lợi, không hoang mang, dao động khi gặp khó khăn, thách thức, tuân thủ và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước phù hợp tình hình.
Thủ tướng yêu cầu tích cực, chủ động chuyển tải thông điệp tới các đối tác quốc tế về tinh thần cầu thị và cam kết của Chính phủ bảo đảm môi trường chính trị, đầu tư, kinh doanh an toàn, hấp dẫn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cho rằng công tác ngoại giao kinh tế cần tiếp tục phục vụ nhiệm vụ phát triển đất nước, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của các đối tác, Thủ tướng lấy ví dụ, hiện nay giá một số mặt hàng nông sản như gạo đang tốt thì chúng ta vừa phải tranh thủ cơ hội phát triển bền vững; vừa phải lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ với các đối tác, không lợi dụng khi các đối tác khó khăn; vừa tránh phát triển nóng, chú trọng xây dựng, giữ gìn thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, với giá cả hợp lý, không "ăn xổi ở thì".
"Càng lúc này thì các mặt hàng Việt Nam càng phải củng cố vị thế, uy tín. Giá cao thì mình cạnh tranh lành mạnh nhưng chú ý đến tình người, đạo đức kinh doanh. Khi họ khó khăn mà mình không chia sẻ với đối tác thì lúc mình khó khăn, ai sẽ chia sẻ với mình? Khi hợp tác làm ăn thì cả hai bên đều phải có lợi, lợi dụng lúc đối tác khó khăn để "đục nước béo cò" thì văn hóa Việt Nam không như vậy", Thủ tướng phát biểu.
Tạo đột phá trong thu hút đầu tư các lĩnh vực mới
Thủ tướng chỉ rõ 4 định hướng lớn với ngoại giao kinh tế thời gian tới.
Thứ nhất, tổ chức tốt các chương trình đối ngoại của lãnh đạo cấp cao và hoạt động đối ngoại các cấp, đưa nội dung kinh tế tiếp tục trở thành một trọng tâm của các hoạt động đối ngoại. Trong đó, cần xác định rõ các sản phẩm, dự án, kế hoạch cụ thể, khả thi với từng đối tác để thúc đẩy triển khai.
Thứ hai, cùng nhau làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (thương mại, đầu tư, tiêu dùng), đồng thời phát huy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức), các lĩnh vực mới và mang tính đột phá (công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, bán dẫn, hydrogen, AI…).
Thứ ba, khai thác tối đa tiềm năng của các khuôn khổ, quan hệ vừa được nâng cấp, các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Cần nghiêm túc rà soát, theo dõi và thúc đẩy quá trình triển khai các cam kết với các đối tác quốc tế.
Thứ tư, đẩy mạnh huy động nguồn lực hơn 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước. Phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để kiều bào được đóng góp vào quá trình phát triển đất nước, trở thành một chủ thể quan trọng trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian tới.
Về các biện pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu, thứ nhất, tích cực, chủ động chuyển tải thông điệp tới các đối tác quốc tế về tinh thần cầu thị và cam kết của Chính phủ bảo đảm môi trường chính trị, đầu tư, kinh doanh an toàn, hấp dẫn tại Việt Nam.
Thứ hai, đôn đốc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế đã ký kết. Trong quá trình xây dựng báo cáo định kỳ về tình hình triển khai Chỉ thị 15, Nghị quyết 21 về công tác ngoại giao kinh tế, các bộ, ngành, địa phương phải lượng hóa, báo cáo rõ về những kết quả cụ thể đã đạt được, nếu có khó khăn thì phải xác định rõ kiến nghị giải quyết, cấp có thẩm quyền giải quyết.
Thứ ba, củng cố quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với các thị trường lớn, chủ chốt và mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chú trọng hơn các địa bàn tiềm năng, còn nhiều dư địa hợp tác như UAE, Trung Đông - Châu Phi, thị trường Halal…
Thứ tư, tạo đột phá trong thu hút đầu tư các lĩnh vực mới như bán dẫn, AI, năng lượng...; thúc đẩy và đón tiếp chu đáo đoàn công tác của các tổ chức doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trên thế giới tới Việt Nam; nắm bắt và kiến nghị xử lý phù hợp, kịp thời các đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp….
Thứ năm, tổ chức thiết thực, hiệu quả Diễn đàn Trí thức chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài cùng với Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài sắp tới để các chuyên gia, trí thức Việt kiều chia sẻ, đóng góp cho những vấn đề về phát triển của đất nước.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng, tính nhạy bén, kịp thời của công tác nghiên cứu, thông tin, tham mưu chiến lược, nắm bắt xu thế, phản ứng chính sách kịp thời, phục vụ điều hành kinh tế - xã hội; tập trung vào các xu thế mới, xu hướng điều chỉnh chính sách, ưu tiên mới của các đối tác, "những thứ họ cần chứ không phải thứ mình có".
"Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024 với tinh thần: "Đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong sách lược, thống nhất trong nhận thức và hành động; cơ hội phải nắm bắt, vướng mắc phải tháo gỡ, giải pháp phải đột phá, triển khai phải quyết liệt, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm và bền vững", Thủ tướng phát biểu.
Theo VGP
" alt="Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024"/>Thủ tướng: Ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024
Đây là khởi đầu mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ coi trọng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, một nước có vị trí đặc biệt quan trọng tại Đông Nam Á.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cảm ơn và bày tỏ sự trân trọng đối với sự hỗ trợ quý báu mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ để khắc phục hậu quả trận động đất hồi tháng 2/2023.
Tổng thống đánh giá cao sự nhiệt tình, chuyên môn cao của nhóm cứu hộ do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam cử sang hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong đợt này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng đến thăm đất nước Thổ Nhĩ Kỳ tươi đẹp đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Quốc khánh nước bạn, chúc mừng những thành tựu to lớn mà Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được trong thời gian qua, đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, có nhiều đóng góp vào việc duy trì hoà bình, hợp tác và phát triển tại khu vực Trung Đông và trên thế giới.
Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Về chính trị - ngoại giao, hai bên thống nhất thúc đẩy hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ (AKP) cũng như giữa Chính phủ và Quốc hội hai nước.
Hai bên trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm hoà bình, an ninh và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới.
Về kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thống nhất nhận định tiềm năng hợp tác còn rất lớn, cần được quan tâm khai thác cụ thể.
Tổng thống khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm thúc đẩy hợp tác về thương mại, đầu tư với Việt Nam, đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 5 tỷ USD trong giai đoạn tới.
Ông cũng bày tỏ vui mừng trước việc một số tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư thành công tại Việt Nam và mong muốn hai nước mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, y tế, năng lượng…
Tổng thống khẳng định sẽ chỉ đạo các bộ, ngành chủ động triển khai các nội dung được thống nhất trong chuyến thăm của Thủ tướng, trong đó có việc sớm tổ chức Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ và Kỳ họp Tham vấn chính trị lần thứ 5 giữa hai Bộ Ngoại giao trong nửa đầu năm 2024.
Hoan nghênh doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư phát triển hydrogen, logistics
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như giày dép, nông sản, thuỷ sản… thâm nhập vào chuỗi siêu thị, hệ thống phân phối của Thổ Nhĩ Kỳ.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam hoan nghênh các tập đoàn, doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào các lĩnh vực như phát triển hydrogen, cơ sở hạ tầng, logistics…
Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác như phát triển ngành Halal, du lịch, nông nghiệp, giáo dục đào tạo, tăng cường giao lưu nhân dân.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tổng thống Recep Tayyip Erdogan quan tâm chỉ đạo các cơ quan hữu quan Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ hội nhập tốt vào sở tại, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Liên quan đến các vấn đề khu vực và quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính thông báo về việc Việt Nam sẽ đóng góp 500.000 USD thông qua Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) để cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân Palestine tại Dải Gaza.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chuyển lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sang thăm chính thức Việt Nam trong năm 2024. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vui vẻ nhận lời mời, mong sớm thu xếp chuyến thăm.
Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ tuy xa cách địa lý nhưng có nhiều tiềm năng hợp tácChiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus bày tỏ hài lòng nhận thấy Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ tuy xa cách địa lý nhưng luôn hợp tác tích cực, xây dựng và có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và công nghiệp quốc phòng…
Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng những tình cảm tốt đẹp mà nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ dành cho Việt Nam, đồng thời, bày tỏ vui mừng trước những phát triển tích cực trong quan hệ Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua.
Nhấn mạnh chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế của Việt Nam, Thủ tướng khẳng định mong muốn củng cố và tăng cường hợp tác toàn diện với Thổ Nhĩ Kỳ trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân, qua đó, góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai đất nước, hai dân tộc.
Hai bên đã trao đổi và thống nhất nhiều biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa hai nước nói chung và giữa hai Quốc hội nói riêng, trong đó có thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ, nhằm nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Về hợp tác nghị viện, hai bên nhất trí tăng cường tiếp xúc, trao đổi giữa các Ủy ban của Quốc hội, nhóm nghị sĩ hữu nghị, nghị sĩ trẻ và nữ nghị sĩ hai nước để chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện đa phương.
" alt="Việt Nam đóng góp 500.000 USD cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân Palestine"/>Việt Nam đóng góp 500.000 USD cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân Palestine
13,5 triệu tỷ đồng gửi ngân hàng trong 2023, cao nhất từ trước tới nay
Phát biểu tại toạ đàm, Thủ tướng cho biết, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, sức chống chịu còn hạn chế nhưng độ mở lớn, một biến động nhỏ bên ngoài có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong, do đó nền kinh tế cần có sự điều tiết của Nhà nước khi cần thiết.
Việt Nam phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, thường xuyên.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam đã xác định rõ "huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao".
Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh khó khăn vừa qua, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi trong kiểm soát.
Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp và thực tế thời gian qua, đồng tiền Việt Nam vẫn tương đối ổn định so với các đồng tiền khác. Cũng trong năm 2023, người dân và các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng khoảng 13,5 triệu tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay, cho thấy thu nhập được cải thiện và niềm tin của người dân.
"Chính sách phải thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh. Dù thế giới có chao đảo thì chúng tôi vẫn kiên trì những chính sách này, trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư và cùng chia sẻ khi có rủi ro. Đây chính là sự cân bằng lớn nhất", Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, nếu sự cân bằng, hài hòa này không giữ được thì cấu trúc hợp tác sẽ đổ vỡ, không thể bảo đảm hợp tác, đầu tư bền vững, lâu dài, hiệu quả.
Thủ tướng mong nhà đầu tư tiếp tục đến với Việt Nam, mang tới nguồn vốn, công nghệ hiện đại, góp ý hoàn thiện thể chế, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị hiện đại.
Chính phủ, các bộ, ngành luôn lắng nghe, sẵn sàng đối thoại, chia sẻ, đàm phán, "đã hứa là làm, đã cam kết phải thực hiện" và cũng mong nhà đầu tư theo tinh thần này.
"Ngay cả với những dự án hợp tác có thua lỗ thì chúng tôi cũng vẫn tôn trọng thỏa thuận đã cam kết, nhưng kiên trì kêu gọi các bên liên quan đàm phán lại, cơ cấu lại dự án để tìm hướng giải quyết", Thủ tướng nói và khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư.
Tại tọa đàm, dưới sự điều phối của Tiến sĩ Philipp Rösler, nguyên Phó Thủ tướng Đức, nguyên Giám đốc điều hành WEF, hiện là Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Thụy Sĩ, nhà đầu tư đã phát biểu đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đối thoại cởi mở, chân thành, thẳng thắn...
Các đại biểu háo hức khám phá các cơ hội mới về đầu tư tại Việt Nam, tìm hiểu về các quy định, chính sách liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi năng lượng bền vững, chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá…
Nâng tầm quan hệ Việt Nam - Thuỵ Sỹ
Sáng 17/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Thụy Sỹ Viola Amherd.
Hai bên bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, nhất là trong kinh tế, thương mại, hỗ trợ phát triển, văn hóa, giáo dục; lãnh đạo hai nước thường xuyên duy trì tiếp xúc, trao đổi đoàn đã góp phần củng cố tin cậy chính trị giữa hai nước.
Tổng thống Thụy Sỹ đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc của Việt Nam trong những năm vừa qua, Việt Nam là đối tác kinh tế ưu tiên và quan trọng hàng đầu ở Đông Nam Á. Tổng thống Thụy Sĩ cam kết sẽ tiếp tục viện trợ phát triển cho Việt Nam, với hơn 40 dự án đang được triển khai trên các lĩnh vực, trong đó có việc chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững, giáo dục, doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định những thành quả của hợp tác giữa hai nước trong 50 năm qua là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa hai nước; là cơ sở để hai bên tiếp tục nâng tầm quan hệ trong thời gian tới.
Thủ tướng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị tốt chuyến thăm cấp cao giữa hai nước, qua đó rà soát, đánh giá kết quả hợp tác và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa.
Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Thụy Sỹ đã cung cấp ODA, góp phần hỗ trợ Việt Nam đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội; mong muốn có thêm nhiều doanh nghiệp Thụy Sỹ đầu tư vào Việt Nam; tăng cường hợp tác về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng.
Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất sẽ có cách tiếp cận linh hoạt trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư song phương nhằm tạo thuận lợi và bảo đảm lợi ích của các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước.
" alt="Thủ tướng: Kiên trì chính sách thông thoáng, chia sẻ khi có rủi ro"/>Thủ tướng: Kiên trì chính sách thông thoáng, chia sẻ khi có rủi ro