Nhận định, soi kèo Al
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2 -
Bài học quý giá Bí ẩn trận khôngNhằm tận dụng sự bất ổn của Iran do Cách mạng Hồi giáo gây ra, ngày 22/9/1980, nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein đã phát động một cuộc tấn công toàn diện chống Iran. Khorramshahr và Abadan, hai thành phố cảng lớn của Iran nằm ngay bên kia sông và hạ lưu sông Shatt-al-Arab gần cảng xuất khẩu dầu lớn Basra của Iraq, là những mục tiêu được “ưu tiên” nhắm đến.
Lực lượng Iraq được hỗ trợ bởi các trạm radar bố trí tại hai giàn khoan dầu ở Mina al-Bakr (ngày nay là al-Basrah Oilt Terminal) và Khor al-Omayah, cả hai đều ở mũi bán đảo al-Faw. Những radar cảnh báo sớm được lắp ở đấy giúp Không quân Iraq cảnh báo về các hoạt động của Không quân Iran. Họ cũng được hỗ trợ bởi tàu phóng ngư lôi và tên lửa do Liên Xô chế tạo.
Nhiệm vụ đặt ra cho Hải quân Iran là hạ gục cả hai giàn khoan dầu. Cuốn “Chiến tranh Iran-Iraq” của Pierre Razoux và “Iran trong Chiến tranh: 1500-1988” của Tiến sĩ Kaveh Farrokh cung cấp một số đánh giá của phương Tây về một trong những trận không-hải chiến được coi là khốc liệt nhất kể từ Thế chiến II này. Hải quân Iran đã giao cho ba trong số các tàu tên lửa lớp La Commandante là Joshan, Gordouneh và Paykan, thực hiện nhiệm vụ này.
Những chiếc F-5E được giao nhiệm vụ tấn công các tổ hợp tên lửa phòng không Iraq. Nguồn: internet Các tàu chiến 265 tấn do Đức đóng với thủy thủ đoàn 30 thành viên và có thể chạy 41 dặm/giờ, mỗi chiếc được gắn một tháp pháo 76mm mục đích kép - đối đất và đối không, một pháo 40mm bắn nhanh và hai bệ phóng tên lửa đường ray đôi được trang bị tên lửa Harpoon do Mỹ chế tạo. Nhằm mục đích phòng không, tàu được bổ sung tên lửa phòng không vác vai SA-7.
Tuy nhiên, hai cuộc tấn công đầu tiên vào các giàn khoan chỉ thành công ở mức độ vừa phải. Trong Chiến dịch Kafka vào ngày 28/10, Paykan đảm nhận nhiệm vụ phòng không trong khi Joshan tập trung bắn phá al-Omayah và Gordouneh - pháo kích al-Bakr. Mặc dù các tàu chiến của Iran đã né được tên lửa chống hạm của Iraq bắn ở tầm xa và bắn hạ 3 máy bay chiến đấu của Iraq, pháo của họ bắn các giàn khoan dầu đã quá nóng mà không thể ngừng hoạt động.
Một cuộc tấn công tiếp theo ba ngày sau (Chiến dịch Ashkan) cũng có kết quả tương tự - mặc dù bị hư hỏng, các bệ và giàn radar có giá trị tỏ ra quá kiên cường trước các khẩu pháo 3 inch của tàu. Cuối tháng 11, pháo binh Iraq đã bắn phá bến dầu Abadan của Iran, làm giảm một nửa sản lượng nhiên liệu của Tehran. Bị ảnh hưởng bởi sự khó khăn về kinh tế, người Iran nhận ra rằng, Iraq thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn trước các cuộc tấn công như vậy.
Chiến dịch “Ngọc trai”
Rút kinh nghiệm thành công của Iraq trong việc chống đỡ các lực lượng trên không và trên biển, Lục quân, Hải quân và Không quân Iran đã ấp ủ một kế hoạch đầy tham vọng hơn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn. Trong Chiến dịch Morvarid (Pearl - Ngọc trai), họ không chỉ hy vọng loại bỏ các radar của Baghdad mà còn cả cơ sở hạ tầng dầu mỏ quan trọng của Iraq. Họ cũng hy vọng sẽ tiêu diệt Hải quân Iraq trong quá trình này.
Chiến dịch bắt đầu vào ngày 28/11 với cuộc tấn công nghi binh của các máy bay phản lực F-5 và F-4 của Iran vào căn cứ không quân Basra của Iraq trong khi Joshan và Paykan tiếp tục bắn phá hai sân bay. Khi hai tàu tên lửa Osa II của Iraq nặng 235 tấn phóng tên lửa P-15 Termti tầm xa, các tàu Iran đã né tránh thành công trước khi điều động tàu bằng tên lửa Harpoon đáng tin cậy hơn của họ, tham chiến.
Các máy bay F-14 Tomcat có nhiệm vụ che chắn trên không cho các lực lượng tham gia chiến dịch. Nguồn: internet Sau đó, vào rạng sáng ngày 29/11, máy bay trực thăng AH-1J Cobras, Bell 214 và CH-47C Chinook của Iran độ bộ xuống khu vực giàn khoan cùng với các pháo hạm AH-1J Sea Cobra. Một máy bay tác chiến điện tử EC-130 bay trên đầu, gây nhiễu bất kỳ tín hiệu báo động nào. Trong khi các thủy thủ Sea Cobra được trang bị kính nhìn đêm bắn phá sàn tàu bằng pháo 20mm, lính đặc nhiệm Iran đổ bộ từ trực thăng đã loại bỏ hầu hết quân phòng thủ Iraq trong một cuộc đọ súng ngắn.
Đặc nhiệm Iran sử dụng tên lửa vác vai bắn hai máy bay phản lực của Iraq, sau đó, triển khai một số lượng lớn chất nổ và mìn, biến cơ sở dầu mỏ và căn cứ radar cảnh báo sớm của Iraq thành biển lửa, trong khi chỉ bị thương vong 12 người. Họ rút lui trên 6 thủy phi cơ. Vào thời điểm đó, các tàu tên lửa Osa của Hải quân Iraq và tàu phóng lôi P-6 dài 25 mét đã lao đến hiện trường, tìm cách trả thù cho việc phá hủy giàn khoan. Các tàu tên lửa của Iran thiếu đạn, đã cố gắng sử dụng các giàn khoan dầu bị đắm để che chắn trước hàng loạt tên lửa của Iraq.
Mọi thứ đã trở nên rối ren trong không trung khi các phi đội máy bay ném bom chiến đấu hai động cơ MiG-23BN và máy bay đánh chặn MiG-23MF lao vào các trận chiến cùng với trực thăng hải quân Super Frelon do Pháp chế tạo được trang bị tên lửa Exocet. Paykan đã né được một số tên lửa trước khi nhận được một cú trời giáng bởi một tên lửa Termit nặng 5.700 pound phát nổ gần đó. Tuy nhiên, khẩu pháo của nó đã hạ được một máy bay cường kích phản lực Su-22 hạng nặng đang lao vút trên đầu; sau đó, bắn tên lửa Harpoon cuối cùng của mình và đánh chìm một tàu khác của Iraq, nhưng bị trúng tên lửa do một trực thăng Iraq phóng.
Bộ Tư lệnh Hải quân Iran từ chối yêu cầu rút lui từ các chỉ huy tàu, vì nhiệm vụ của họ là hạ gục Hải quân Iraq để Không quân Iran phát huy sức mạnh. Máy bay phản lực F-4 Phantom xuất kích để giải cứu Paykan và nhanh chóng đánh chìm ba tàu phóng lôi P-6 bằng tên lửa Maverick. Cuối ngày hôm đó, một biệt đội Hải quân Iraq từ Umm Qasr bao gồm một tàu đổ bộ và ba tàu tuần tra nhỏ đã bị tiêu diệt bởi một cuộc tấn công khác của máy bay Phantom.
Cường kích F-4 Phantom có nhiệm vụ đánh bom tàu và các cơ sở dầu mỏ Iraq. Nguồn: internet F-4 Phantom và F-5 Freedom Fighter đã tấn công Basra, hạ gục các khẩu đội tên lửa phòng không có thể cản trở cuộc tấn công đường không, đồng thời phá hủy thêm một số tàu thuyền và máy bay trực thăng Frelon. Tuy nhiên, sự can thiệp của họ quá muộn đối với Paykan đã bị hư hỏng. Hai chiếc Osa đã bắn bốn tên lửa Termit ở cự ly ngắn, các đầu đạn nặng ngàn cân của chúng cuối cùng cũng tiêu diệt được con tàu chiến đầy vết sứt méo.
Trong khi đó, một trận không chiến đã nổ ra giữa các máy bay chiến đấu MiG và Phantom được hỗ trợ bởi các máy bay chiến đấu F-14 Tomcat tiên tiến với các radar AWG-9 mạnh. Số liệu về hai bên đã bắn hạ bao nhiêu máy bay rất khác nhau. Iran đã mất từ một đến ba chiếc Phantom do hỏa lực mặt đất và các máy bay MiG. Khoảng sáu chiếc MiG-23 đã bị phá hủy bởi cả Phantom và tàu tên lửa, và một chiếc MiG bị Tomcat bắn hạ khi phi công Iraq thực hiện một cuộc tấn công Joshan.
Kết cục bất ngờ
Để đổi lấy việc đánh chìm tàu Paykan, Hải quân Iraq đã mất 5 tàu tên lửa Osa và 4 tàu phóng ngư lôi P-6 - khoảng 80% sức mạnh của hải quân nước này. Đáng kể hơn, việc mất các giàn khoan bến cảng đã làm giảm sản lượng dầu của Iraq xuống chỉ còn 17% so với sản lượng trước chiến tranh - từ 3,25 triệu xuống chỉ còn 550.000 thùng/ngày. Khi đã lao sâu vào cuộc xâm lược Iran, Hussein đã phải vay những khoản vay khổng lồ từ các quốc gia Ảrập láng giềng để mua số lượng lớn thiết bị quân sự để tiếp tục cuộc chiến.
Tuy nhiên, 8 năm sau, bản thân Hải quân Iran đã chứng kiến phần lớn sức mạnh chiến đấu của mình bị phá hủy bởi Chiến dịch Bọ ngựa (Operation Praying Mantis) của Hải quân Mỹ và điều trớ trêu và mỉa mai là nhiều chi tiết giống Chiến dịch Morvarid đã lặp lại. Các tàu mặt nước của Hải quân Mỹ đã bắn phá hai giàn khoan dầu của Iran được sử dụng làm căn cứ quân sự và radar; cả hai đều bị tập kích bởi lính đặc nhiệm từ trực thăng và sau đó bị phá hủy, Không quân Mỹ sau đó đã đánh chìm phần lớn các tàu chiến của Hải quân Iran, bao gồm cả chiếc Joshan thiện chiến từng “vào sinh ra tử”.
Xem thêm tin tức quân sự trên VietNamNet
Theo VOV
Thất bại của chiến dịch “Hoa nhung tuyết” trên triền núi Kavkaz
Thất bại trong chiến dịch Hoa nhung tuyết đã đánh dấu sự phá sản kế hoạch Blau nhằm bóp chết Hồng quân Liên Xô của phát xít Đức.
"> -
Kết quả bóng đá nữ VĐQG 2024, Thái Nguyên và Hà Nam vui trở lạiThái Nguyên (áo xanh) tìm lại nụ cười với chiến thắng trước Hà Nội II (áo đỏ) Trong thế khát điểm, Hà Nội II chơi ăn miếng trả miếng và có được một số tình huống nguy hiểm về phía cầu môn của Kim Thanh.
Mãi đến phút bù giờ cuối cùng của hiệp 1, Thái Nguyên T&T với lực lượng mạnh hơn, mới có bàn phá vỡ thế quân bình nhờ công của Mỹ Anh sau đường chuyền của Bích Thùy.
Sang hiệp 2, Thái Nguyên T&T với tinh thần thoải mái, hoàn toàn áp đảo Hà Nội II, dễ dàng có thêm 3 bàn nữa đến từ Ngọc Minh Chuyên (57’), Như Quỳnh (60’) và Bích Thuỳ (78’). Thắng chung cuộc 4-0 Hà Nội II, đội bóng đá nữThái Nguyên T&T quay lại vị trí thứ 3 trên BXH.
Ở trận đấu còn lại trong ngày, PP Hà Nam nhập cuôc rất tốt trước TP.HCM II. Các học trò của HLV Nguyễn Thị Khánh Thu đã tổ chức hãm thành chủ động và chỉ sau 15 phút, họ đã có bàn mở tỷ số.
Hà Nam (áo trắng) cũng bỏ túi 3 điểm khi gặp TP.HCM II Từ quả lật cánh của đội trưởng Tuyết Dung, thủ môn Kiều My đẩy bóng ra nhưng không có đồng đội hỗ trợ phá bóng để Lan Anh khống chế và chuyền bóng cho Thùy Linh tung cú dứt điểm, ghi bàn thắng cho đội nhà.
Tưởng sẽ có thêm những bàn thắng sau đó cho Hà Nam, nhưng 30 phút còn lại của hiệp 1 cũng như hơn một nửa thời gian của hiệp 2, tỷ số vẫn chỉ dừng lại ở 1-0 do TP.HCM II kèm người chặt, khóa tốt các pha tổ chức hãm thành của đối thủ.
Phải đến phút 75, PP Hà Nam mới có bàn thắng nhân đôi sau khi Cẩm Ly chuyền bóng để Vũ Thị Hoa lập công. Đó cũng là kết quả chung cuộc.
Vòng 6
Kết quả:
PP Hà Nam- TP.HCM II: 2-0
Thái Nguyên T&T- Hà Nội II: 4-0
Lịch thi đấu Ngày 27/5
15h30: Sơn La vs Hà Nội I
15h30: TP.HCM I vs Than KSVN
BẢNG XẾP HẠNG
XH
Đội
Tr
T
H
B
BT
BB
Đ
1
TP.HCM I
5
5
0
0
17
1
15
2
Hà Nội I
5
4
1
0
10
0
13
3
Thái Nguyên T&T
6
3
2
1
14
3
11
4
Than KSVN
5
3
1
1
7
2
10
5
PP Hà Nam
6
3
0
3
8
4
9
6
Sơn La
5
1
0
4
4
13
3
7
TP.HCM II
6
1
0
5
2
17
3
8
Hà Nội II
6
0
0
6
2
24
0
Giải bóng đá nữ VĐQG 2024: Thái Nguyên lại hòa, Than KSVN vượt mặt
Thái Nguyên T&T có trận hòa thứ 2 liên tiếp, trong khi Than KSVN hưởng niềm vui leo lên vị trí thứ 3 ở BXH sau 5 vòng đấu giải bóng đã nữ VĐQG – Cúp Thái Sơn Bắc 2024."> -
Trong một bài viết trên Diễn đàn Đông Á ngày 21/7, Tiến sĩ Swee Kheng Khor, chuyên gia về các chính sách y tế độc lập ở Kuala Lumpur, Malaysia, phản ánh rằng chỉ có ba quốc gia trong khu vực dường như kiểm soát dịch bệnh tương đối ổn. Brunei không có ca nhiễm nào trong cộng đồng kể từ tháng 5/2020. Singapore đạt được tỷ lệ xét nghiệm tương đối cao (2,2 xét nghiệm trên đầu người so với chỉ 0,04 của Indonesia). Và Việt Nam có tỷ lệ tử vong thấp nhất trong khu vực (0,71 phần triệu – một con số ấn tượng với dân số 96 triệu người). Đông Nam Á sẽ thoát đại dịch CovidTrong khi đó, Thái Lan có 6.884 ca nhiễm trong năm 2020, nhưng đã ghi nhận 220.000 ca kể từ đầu năm nay. Malaysia có 113.000 người dương tính với Covid-19 trong năm 2020, nhưng từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 592.000 trường hợp. Dịch bệnh ở Indonesia càng khủng khiếp, khiến gần 33.000 người tử vong trong nửa đầu năm 2021.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho một phụ nữ ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Reuters Theo ông Khor, đại dịch thực sự là một phép thử dài lâu về năng lực của nhà nước, tiềm tàng nhiều thử thách về chính trị và chính sách. Tuy nhiên, có nhiều cách giải thích vì sao ở cùng một khu vực nhưng các nước đang trong tình cảnh dịch bệnh khác nhau.
Các quốc gia thực hiện nhiều xét nghiệm hơn (Singapore và Việt Nam) dường như làm tốt hơn những nước không xét nghiệm (Indonesia và Philippines). Những nước có một chính phủ trung ương mạnh mẽ (Brunei, Singapore và Việt Nam) dường như cũng có khả năng điều phối các phương pháp tiếp cận toàn chính phủ và toàn xã hội tốt hơn.
Mặc dù nhiều sự kiện quần chúng đã bị cấm trong năm 2020 và cả 2021, người Indonesia vẫn tìm mọi cách để tránh né và về quê dự lễ Eid Al-Fitr vào tháng 5 vừa qua. Người Thái vẫn tổ chức Tết Songkran - lễ hội té nước - vào tháng 4. Kết quả là, hai tuần sau đó, cả Indonesia và Thái Lan đều ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến.
Theo vị chuyên gia, tốc độ tiêm vắc xin chậm dường như cũng là một yếu tố nhưng chỉ là phần nhỏ của lời giải thích. Tiêm chủng không gây ra những kết quả tồi tệ ở Việt Nam, nước có tỷ lệ tiêm ngừa Covid-19 tính theo đầu người khiêm tốn ở Đông Nam Á.
Các biến thể của virus SARS-CoV-2 cũng là một lời giải thích khác cho các đợt bùng phát dịch tồi tệ trong năm 2021. Bộ Y tế Việt Nam chỉ ra nguyên nhân đợt dịch hiện nay là do nhiều biến thể virus dễ lây nhiễm. Tuy nhiên, mức độ đe dọa đối với toàn Đông Nam Á rất khó định lượng.
Vậy Đông Nam Á có thể lật ngược tình thế?
Theo tác giả, các chiến lược cần được thiết kế tốt hơn và bao gồm các giải pháp lẽ ra đã trở nên quen thuộc - thay đổi hành vi (mang khẩu trang và giãn cách), thử nghiệm, truy vết và cách ly, và các hạn chế di chuyển có mục tiêu trong thời gian ngắn (thay vì các đợt phong tỏa toàn quốc kéo dài). Việc thực thi chính sách phải dựa trên bằng chứng, có nguồn tài chính tốt và không quan liêu thái quá. Các chính sách nên tích hợp với dịch vụ y tế tư nhân, vì nó chiếm 53% ngành này ở Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, chiến dịch tiêm chủng cần được thực hiện càng nhanh càng tốt. Các chính phủ có thể thiết lập các trung tâm tiêm chủng di động (chẳng hạn như ở Indonesia), khuyến khích thay đổi tâm lý do dự với vắc xin (như ở Philippines), hợp tác với khu vực tư nhân (ở Malaysia và Singapore), tự phát triển vắc xin trong nước (Việt Nam và Thái Lan), và cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí chặng cuối đến các trung tâm tiêm chủng.
Các quốc gia cũng nên chuẩn bị cơ sở hạ tầng về y tế, luật pháp, quy trình và chính trị cho các vấn đề liên quan tiêm chủng, ví dụ như hộ chiếu vắc xin và xét nghiệm kháng thể.
Các nước Đông Nam Á cần hợp tác tốt hơn và vươn ra ngoài biên giới quốc gia để tìm kiếm các giải pháp. Một hệ thống mua vắc xin tổng hợp có thể giúp ích và có thể được dựng theo mô hình quỹ quay vòng của Tổ chức Y tế liên Mỹ. Mua chung có thể giúp giảm chi phí, cải thiện công bằng và tăng sức mạnh đàm phán với với các hãng dược.
Đông Nam Á cũng có thể tham gia tích cực hơn vào cuộc thảo luận về công bằng vắc xin và cải cách quản trị y tế toàn cầu. Các nước trong khu vực có thể tham gia nhiều hơn vào nỗ lực toàn cầu, nhằm đạt được sự miễn trừ bằng sáng chế và chuyển giao công nghệ về hàng hóa y tế liên quan đến Covid-19. Điều này sẽ cho phép các nhà máy của Indonesia, Malaysia và Singapore sản xuất vắc xin để sử dụng trong khu vực.
Những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh có thể phục hồi trong nửa cuối năm 2021, bằng cách tiếp thu tốt hơn những bài học rút ra từ năm 2020 và từ các quốc gia khác. Sự phục hồi còn phụ thuộc vào hiểu biết khoa học, khả năng phán đoán tốt, và không kiêu ngạo hay tự mãn, theo Tiến sĩ Swee Kheng Khor.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Hãy đóng góp cho Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ theo một trong các phương thức:- (i) Đóng góp trực tiếp qua website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
- (ii) Chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng của Quỹ. Xem chi tiết thông tin trên website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
- (iii) Soạn tin nhắn theo cú pháp: COVID NK gửi 1408, trong đó N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2000, K là thể hiện đơn vị (nghìn đồng).