Sáng 7/11, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tổ chức lễ khai giảng và trao học bổng năm học mới.Năm nay Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đón hơn 3.000 tân sinh viên bao gồm các hệ đại học sinh quy khóa 36, đại học chính quy chất lượng cao khóa 8 và quốc tế song bằng khóa 2.
TS Bùi Hữu Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM bày tỏ, ngày khai giảng ông không nói về những thành tích của nhà trường trong hơn 40 qua, bởi minh chứng thuyết phục là sự có mặt của sinh viên.
Ông Toàn gửi lời cảm ơn phụ huynh, sinh viên đã lựa chọn nhà trường để học tập, rèn luyện để tạo dựng tương lai.
“Tôi cảm ơn các em, phụ huynh các em đã tin tưởng và trao cho chúng tôi - những cán bộ, giảng viên, nhà khoa học của nhà trường một trọng trách lớn lao là giảng dạy, trang bị kiến thức và định hướng nghề nghiệp, tạo dựng tương lai cho các em”- ông Toàn nói.
|
Hiệu trưởng ĐH Ngân hàng TP.HCM cảm ơn phụ huynh, sinh viên đã chọn trường để học và trao cho nhà trường trách nhiệm giảng dạy |
Nhắn nhủ tới tân sinh viên, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, nhấn mạnh học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công và vào đại học không chỉ để học. Vào đại học để trưởng thành, khám phá và dần hoàn thiện bản thân.
“Vì vậy sinh viên hãy làm giàu hành trang của mình bằng trí thức, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, khả năng tư duy, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, bằng việc mở rộng các mỗi quan hệ xã hội bằng tình bạn, tình yêu. Một điều hết sức quan trọng các em hãy làm giàu có thêm cho bản thân các kỹ năng sống, các kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ công việc và cuộc sống”.
Ông Toàn lưu ý với sinh viên không có bất kỳ một lớp học kỹ năng mềm dành riêng và phù hợp hoàn toàn với mỗi em. Những kỹ năng này được tích hợp trong các bài giảng của thầy cô và hoạt động của chính sinh viên. Những kỹ năng như trao đổi, làm việc nhóm, tổ chức và quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột, học tập tích cực sẽ giúp sinh viên có bản lĩnh cần thiết để sống và làm việc, tự tin làm chủ chính mình, đưa ra các quyết định đúng đắn.
"Các tân sinh viên vào trường có khởi đầu khác nhau về mọi mặt nhưng để tốt nghiệp cần phải đảm bảo chuẩn đầu ra chung. Do vậy từ đầu năm học phải xác định mục tiêu, khám phá khả năng bản thân, điểm mạnh, điểm yếu và bắt tay vào lập kế hoạch cho chính mình. Nhà trường cam kết làm việc cao nhất và tận tâm nhất để hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên"- ông Toàn nói.
Với các nghiên cứu sinh, học viên cao học, ông Toàn lưu ý phải sắp xếp thời gian hợp lý, có thái độ học tập, nghiên cứu khoa học nghiêm túc, tích cực tham gia vào quá trình tạo dựng chất lượng cho chương trình cũng như đạt mục tiêu cá nhân, có kế hoạch rõ ràng…
Tại lễ khai giảng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng trao học bổng của ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại huy động. Trong đó, có 9 suất học bổng của Thống đốc ngân hàng, 74 suất học bổng của ngành Ngân hàng, khen thưởng 1 thủ khoa trong kỳ tuyển sinh 2020, 1 thủ khoa tốt nghiệp năm 2019, 19 học bổng nghiên cứu khoa học với tổng giá trị 876,5 triệu đồng.
Ngoài ra Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng trao 250 triệu cho các sinh viên có gia đình bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung.
Lê Huyền
Hiệu trưởng cảnh báo tân sinh viên những cạm bẫy chốn 'phồn hoa đô hội'
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cảnh báo: Sài Gòn là nơi "phồn hoa đô hội", giúp các em học được nhiều điều nhưng cũng là nơi đầy cạm bẫy. Rất nhiều cạm bẫy đang giăng chờ các tân sinh viên.
" alt=""/>Hiệu trưởng ĐH Ngân hàng cảm ơn phụ huynh, sinh viên đã chọn trường để học
- Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) giới thiệu nội dung và cách tổ chức dạy học tích hợp ở bậc THCS, một vấn đề mới của chương trình giáo dục phổ thông.Môn Lịch sử và Địa lí
Chương trình môn "Lịch sử và Địa lí" được thiết kế theo các phần Lịch sử và Địa lí tương đối độc lập; ở mỗi lớp 7, 8, 9 có 1 chủ đề chung (6-10 tiết). Vì vậy việc bố trí giáo viên dạy môn này cơ bản giáo viên không thay đổi so với chương trình hiện hành. Đối với các chủ đề chung, 2 giáo viên cùng dạy 1 lớp sẽ phối hợp với nhau để thực hiện.
Môn Khoa học tự nhiên
Cấu trúc nội dung:
Với các mạch kiến thức nêu trên, chương trình môn Khoa học tự nhiên của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí, Sinh học, Hoá học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:
Lớp 6: Hoá học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lí (32%)
Lớp 7: Hoá học (24%) - Vật lí (28%) - Sinh học (38%)
Lớp 8: Hoá học (31%) - Vật lí (28%) - Sinh học (31%)
Lớp 9: Vật lí (30%) - Hoá học (31%) - Sinh học (29%)
Tổng số tiết của 3 môn Vật lí, Hoá học, Sinh học trong chương trình hiện hành là 595 tiết; tổng số tiết của môn Khoa học tự nhiên là 560 tiết, giảm 35 tiết so với chương trình hiện hành. Tỷ lệ thời lượng giữa các lĩnh vực có dao động chút ít so với chương trình hiện hành và không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giáo viên.
Phân công giáo viên phụ trách các mạch kiến thức:
- "Chất và sự biến đổi của chất": giáo viên Hóa học.
- "Vật sống" và "Trái đất và bầu trời" lớp 8, 9: giáo viên Sinh học.
- "Năng lực và biến đổi" và "Trái đất và bầu trời" lớp 6: giáo viênVật lí.
Tổ chuyên môn (bao gồm giáo viên Vật lí, Hóa học, Sinh học) phân công giáo viên phụ trách theo chủ đề như trên và dạy đồng thời ở nhiều lớp (thay vì phân công 1 giáo viên/môn/lớp như hiện nay).
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung vào các chủ đề liên môn để bảo đảm sự phối hợp giữa các giáo viên cùng dạy ở 1 lớp đối với các chủ đề có kiến thức liên quan.
Về thời lượng, số tiết của môn Khoa học tự nhiên (3 tiết/tuần)ít hơn 35 tiết so với tổng số tiết của các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành nên sẽ không có sự xáo trộn về số lượng giáo viên trong mỗi nhà trường. Chỉ khác trong sự phân công và xếp thời khóa biểu mà thôi.
Phương án thực hiện chương trình với đội ngũ giáo viên hiện hành
Như vậy, ở mỗi lớp, các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học do giáo viên có chuyên môn tương ứng phụ trách và được thực hiện gọn trong mỗi nửa học kì.
Việc chia mỗi năm học thành 2 học kì (Period), mỗi kì thành 2 nửa (Semester) cũng được thực hiện phổ biến ở các nước trên thế giới.
Về kiểm tra, đánh giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng lại Thông tư 58 về đánh giá học sinh để bảo đảm sự phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Kết quả đánh giá của mỗi chủ đề theo phân bố như trên được tính vào kết quả cuối cùng của môn học theo tỷ lệ % tương ứng.
(Cách tính điểm theo % nội dung kiến thức này cũng được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới).
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình mới
Theo lộ trình, đến năm học 2021-2022, chương trình áp dụng đến cấp THCS và lần lượt đến năm học 2024-2025 sẽ áp dụng đến lớp 9.
Như vậy sẽ có 6 năm để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên như sau:
1. Đối với giáo viên hiện hành, việc bồi dưỡng tập trung vào việc nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên để thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Trước hết là tập trung bồi dưỡng 25% số giáo viên để dạy lớp 6 và cuốn chiếu cho các năm tiếp theo. Bộ khuyến khích và có chế độ cho các giáo viên tự nguyện đăng kí học thêm các học phần bổ sung kiến thức chuyên môn để có thể đảm nhận từ 2 phân môn, tiến tới đảm nhận toàn bộ chương trình môn học.
2. Đối với đào tạo giáo viên mới, các trường sư phạm đã xây dựng chương trình đào tạo giáo viên cấp THCS để dạy học môn Khoa học tự nhiên và môn Lịch sử và Địa lí. Giáo viên mới sẽ thay dần khi giáo viên hiện hành nghỉ hưu.
Nguyễn Xuân Thành (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT)
3 hướng dạy tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, dạy học tích hợp là điểm mới, đòi hỏi sự thay đổi trong tổ chức dạy học.
" alt=""/>Dạy học tích hợp có đáng lo?