您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Barca từ chối gia hạn, Dani Alves ngậm ngùi rời Nou Camp
NEWS2025-02-04 02:54:13【Nhận định】7人已围观
简介Lão tướng 39 tuổi sẽ trở thành cầu thủ tự do khi hợp đồng của anh với Barcahết hạn v&akết quả giải vô địch ýkết quả giải vô địch ý、、
Lão tướng 39 tuổi sẽ trở thành cầu thủ tự do khi hợp đồng của anh với Barcahết hạn vào cuối tháng này. Dani Alves rất muốn được gia hạn tại sân Nou Camp để tăng cơ hội được gọi vào tuyển Brazil dự World Cup 2022 tại Qatar vào cuối năm.
Tuy nhiên, bất chấp phong độ ấn tượng của hậu vệ kỳ cựu kể từ khi trở lại vào tháng 11 năm ngoái, Barca quyết định không ký mới với Dani Alves.
Đội bóng xứ Catalan gần như xong thỏa thuận với Cesar Azpilicueta từ Chelsea, người sẽ thay Dani Alves trong đội hình của Xavi.
Dani Alves đã lên instagram xác nhận việc rời Barca: “Bây giờ là lúc chúng ta chia tay.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả vì đã cho tôi cơ hội để trở lại và mặc chiếc áo tuyệt vời này. Họ không biết tôi đã hạnh phúc như thế nào…
Hy vọng rằng những người ở lại có thể thay đổi tình thế của CLB tuyệt vời này. Tôi mong điều đó từ trái tim.
Tôi đã cùng Barca giành 23 danh hiệu với 2 cú ăn 3, 1 cú ăn 6 làm nên một cuốn sách vàng tuyệt vời.
Một chu kỳ rất tốt đẹp đã kết thúc và một thử thách khác mở ra.
Hãy để thế giới không bao giờ quên: một con sư tử đã 39 tuổi vẫn là một sư tử điênlợi hại. Visca Barca, mãi mãi!”.
L.H
很赞哦!(683)
相关文章
- Soi kèo góc Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2
- 27 năm nuôi vợ của... chồng
- Kia Carnival 2024 sắp bán tại Việt Nam
- Xe bánh canh ngọt, mặn ngày bán 200 tô ở Châu Đốc
- Kèo vàng bóng đá Club America vs San Luis, 08h00 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà
- Làm mới nhà bếp với đồ gia dụng đồng màu
- Những câu chuyện tình đẹp nhưng có kết cục bi thảm nhất
- Khâu cổ tử cung để mang thai an toàn
- Nhận định, soi kèo Dempo SC vs Delhi, 17h00 ngày 29/1: Khách ‘tạch’
- Chàng công nhân thất nghiệp bỗng dưng trở thành ngôi sao TikTok
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1: Khó cho chiếu trên
- Dù có thế nào đi chăng nữa, phụ nữ cũng nên cẩn trọng trong từng suy nghĩ, hành động. Đừng vì vài cám dỗ mà đánh mất chính mình trong phút chốc. Thi đã kể câu chuyện một lần suýt "sa chân" và cái kết.
Chuyến công tác nhiều cảm xúc
“Mình và chồng tìm hiểu hơn một năm rồi đi đến hôn nhân. Mình yêu và lấy chồng mình bởi anh ấy hiền lành, thật thà. Tuy không biết làm những điều lãng mạn hay nói những câu ngọt ngào nhưng anh luôn khiến cho mình có cảm giác an toàn. Trước khi kết hôn mình cũng nói với chồng về đặc thù công việc hay đi công tác nên anh rất thông cảm”– Thi chia sẻ.
Công việc kinh doanh của Thi thường hay phải đi công tác. Ít thì 2-3 ngày, nhiều thì nửa tháng, một tháng.
Không biết do tình cờ hay sắp đặt, Khang – người yêu cũ của Thi chính là trợ lý của đối tác lần này. Ban đầu khi gặp anh, Thi khá khó xử. Cô chưa biết nên dùng cách nào để đối mặt với người mình từng yêu.
“Lần này mình có chuyến công tác 5 ngày, đó cũng là 5 ngày cảm xúc liên tục xáo trộn. Mình và Khang từng có mối tình mặn nồng 6 năm nhưng chia tay vì gia đình anh ngăn cấm. Anh đi du học nên chúng mình không có cơ hội gặp lại.
Mãi sau này mình gặp và kết hôn với chồng bây giờ, nhưng chưa bao giờ kể cho anh nghe về người cũ. Anh cũng không hỏi, chỉ bảo mình rằng anh trân trọng những gì ở hiện tại, quá khứ không còn quan trọng nữa”– Thi tâm sự.
Tối ngày đầu tiên Khang chủ động nhắn tin cho Thi hẹn cafe nhưng cô từ chối vì sợ những kỷ niệm ùa về khiến bản thân chơi vơi. Khang tìm đủ mọi lý do để gặp riêng, tối muộn hôm đó Khang trong bộ dạng say khướt tới tận phòng Thi.
“Anh xin lỗi vì những gì em đã phải trải qua, anh cũng không khác em, cũng rất đau khổ”– Khang thốt lên. Anh nói rất nhiều về quá khứ, có lẽ năm tháng chưa thể làm anh nguôi ngoai nên đến giờ Khang vẫn chưa kết hôn.
"Khi đó, nói rằng mình không cảm động thì chẳng phải, dù sao ngày xưa cũng đâu phải hai đứa hết yêu rồi chia tay. Mối quan hệ của bọn mình bị cấm cản một cách đau đớn đấy chứ. Và rồi chẳng hiểu sao, mình quyết định ở lại thành phố này thêm 2 ngày dù chuyến công tác đã kết thúc", Thi kể.
Phút xao động và cuộc điện thoại đúng thời điểm
Thi và Khang đã cùng nhau đi chơi, quên đi tất cả và trò chuyện rất nhiều nhưng chưa làm gì đi quá giới hạn. Thi vẫn luôn tự nhủ rằng đây sẽ là lần gặp cuối của cô và tình cũ, chưa làm gì có nghĩa là vẫn chưa gây ra lỗi lầm, chưa phản bội chồng. Đêm cuối cùng trước khi Thi về nhà, cả hai đã uống rất say.
“Khi về gần đến phòng khách sạn, Khang dồn mình vào tường và hôn. Mình đẩy anh ấy ra rất mạnh, mình vẫn đủ tỉnh táo làm chủ bản thân để cả hai không đi quá giới hạn. Phần vì nuối tiếc đoạn tình cảm năm ấy, phần vì thấy có lỗi với gia đình nhỏ nên mình khóc rất nhiều.
Phút chốc mình muốn bỏ lại tất cả để ở bên Khang, với những điều lãng mạn, bình yên như những ngày này”– Thi kể.
Tối muộn cô về phòng thiếp đi lúc nào không hay và sáng hôm sau tỉnh dậy bởi tiếng chuông điện thoại: “Vợ sắp về chưa, hôm nay anh nấu sườn xào chua ngọt vợ thích nhất nhé. Anh nhớ vợ quá…”.
Cuộc gọi ngắn đó kéo Thi trở lại với thực tại. Những câu hỏi han thân thương của chồng khiến Thi tỉnh ngộ. Cô nhanh chóng dọn đồ về nhà với người chồng thương yêu.
Những cảm xúc của chuyến công tác đó và Khang đều mãi mãi giấu kín, Thi nhận ra rằng hãy để thời gian làm nhiệm vụ của nó, xóa nhòa dần mọi chuyện. Việc của cô là trân trọng những gì mình đang có thay vì cứ tiếc nuối mãi quá khứ dở dang.
Đến sau này, nhiều lúc suy nghĩ lại, Thi nhận ra bản thân suýt nữa đã gây nên sai lầm lớn đến thế nào. Rất có thể cô tự mình làm nên cái danh "phản bội", "ngoại tình" chỉ vì vài phút giây không kiểm soát được.
Không chỉ có Thi mà còn có rất nhiều người con gái khác vì phút yếu lòng mà đánh mất đi hạnh phúc đang nắm giữ để đuổi theo những gì quá xa vời. Nhưng các cô gái hãy luôn mạnh mẽ, vững vàng để biết đâu mới là hạnh phúc đích thực.
Theo Gia Đình và Xã Hội
Người thứ ba và một cuộc tình tạm bợ
Trên trang cá nhân của tôi có một lời mời kết bạn. Cái tên nghe lạ quá, nhưng hình đại diện thì rất quen.
">Phút xao lòng với người cũ và cuộc điện thoại bất ngờ của chồng
- Sự kiện thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham gia qua hình thức trực tuyến và trực tiếp. Tại buổi lễ, ban lãnh đạo cùng nhân viên Vietbank quyên góp trực tiếp và qua tài khoản ngân hàng của Công đoàn để gây quỹ ủng hộ đồng bào.
Đồng thời, ngân hàng triển khai đấu giá 7 tác phẩm nghệ thuật, bao gồm các bức ảnh của nhiếp ảnh gia Phạm Tuấn Ngọc; tranh đất sét 3D do Quỹ Chí viễn ủng hộ và các tác phẩm khác do cán bộ nhân viên quyên góp. Hàng loạt tài khoản số đẹp cũng được mang ra đấu giá gây quỹ. Sự kiện thu về hơn 700 triệu đồng sau hai giờ tổ chức.
Tại sự kiện, nhiếp ảnh gia Phạm Tuấn Ngọc bày tỏ sự đau xót khi chứng kiến những khó khăn của đồng bào miền Bắc khi đối diện với thiên tai. Điều này thôi thúc ông tham gia đóng góp cùng Vietbank để chia sẻ khó khăn cùng cộng đồng.
- Ngột ngạt, bất hòa khi ở nhà cả ngày
Hôm nghe dì tôi kể, những ngày này gia đình anh họ ngày nào cũng cãi vã suốt khiến ai cũng bất ngờ. Bởi lâu nay, gia đình anh có tiếng nề nếp, là kiểu mẫu để anh em trong nhà noi theo. Vợ chồng anh đều có học thức, khéo léo cư xử mà con cái cũng ngoan hiền, lễ phép.
Vậy mà mọi thứ bị đảo lộn đến không ngờ từ lúc tụi nhỏ được nghỉ hè sớm do năm học phải rút ngắn lại vì dịch Covid-19. Nhưng đỉnh điểm của rối rắm khi chung cư anh ở bị phong tỏa do có ca lây nhiễm. Anh chuyên về thiết kế đồ họa nên có thể làm việc tại nhà.
Khổ nỗi, máy móc ở nhà cấu hình đã yếu lại thêm tốc độ đường truyền internet chậm nên cứ trục trặc đủ thứ. Có hôm xuất file 2-3 lần vẫn không xong vì rớt mạng lại gặp hai thằng nhóc giành giật đồ chơi khiến anh nổi cáu đét vào mông mỗi đứa một phát, tụi nhỏ khóc la càng làm anh bực.
Chị là giảng viên đại học nên vẫn có thể lên tiết, họp hành online nhưng nhiều lúc vừa dạy vừa phải ngắt ngang để phân xử hai đứa cãi cọ gây ồn. Căn hộ 55 m2 với 2 phòng ngủ lúc nào cũng bừa bộn và ầm ĩ tiếng trẻ con. Vợ chồng đi ra đi vô đều nhìn thấy nhau nhưng thường xuyên là trong tình trạng nhăn nhó, khó chịu.
Ngày thường chỉ cần gửi tụi nhỏ xuống sân chung cư, anh ra quán cà phê để làm việc còn chị lên văn phòng khoa soạn bài là mọi thứ ổn thỏa. Nhưng trong lúc này đó là chuyện xa vời khi các lối ra vào chung cư đều đã giăng dây.
Mỗi chuyện hằng ngày phải lo cơm nướ 3 bữa cho cả nhà đã khiến chị đầu tắt mặt tối chưa kể giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. Còn anh xong việc chỉ biết ôm điện thoại hoặc ti vi nên cư lời ra tiếng vào, rồi đâm ra mặt nặng mày nhẹ. Hết thời gian phong tỏa cũng là lúc cả nhà đều mệt mỏi và chán chường như thể vừa trải qua một cơn bạo bệnh.
Vậy mà đi làm lại chưa được 1 tuần, anh chị tôi lại tiếp tục quay về làm việc tại nhà vừa phải phân xử cho hai đứa nhóc do thành phố áp dụng giãn cách triệt để theo chỉ thị 16, chỉ được ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.
Đâu là nguyên nhân?
Bên cạnh áp lực điều chỉnh thói quen chi tiêu, là những thử thách trong việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày khi trường học đóng cửa, trẻ chỉ quanh quẩn ở nhà. Nhiều phụ huynh cảm thấy bị quá tải vì vừa phải ở nhà làm việc online, vừa phải lo việc nhà, nấu nuớng và chăm sóc, giáo dục trẻ.
Cùng với đó là hàng loạt những nỗi ám ảnh, lo sợ về dịch bệnh làm sao để bảo vệ mình và gia đình được an toàn… khiến nhiều người cảm thấy áp lực, căng thẳng cực độ.
Trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, cuộc sống hiện đại làm mỗi người luôn bận rộn với công việc bên ngoài. Họ gần như bỏ qua những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong mối quan hệ vợ chồng.
Lệnh phong tỏa, cách ly xã hội được thực hiện nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, khi phải đối diện với nhau 24/7 trong 4 bức tường ngột ngạt, mỗi người càng nhận ra những thay đổi, khác biệt về lối sống, suy nghĩ của người kia.
Đó còn là nỗi lo sợ, ám ảnh bởi dịch bệnh, áp lực tài chính, việc nhà phân chia không công bằng, trách nhiệm đối với con trẻ và việc thiếu hụt không gian riêng tư đã trở thành giọt nước tràn ly khiến cho những bất đồng, mâu thuẫn lớn dẫn theo thời gian.
Nếu không có cách tích cực giải quyết, nhiều người chỉ biết giải tỏa căng thẳng bằng cách trút giận lên các thành viên khác trong gia đình.
Giãn cách xã hội là lúc giúp chúng ta biết cách sống chậm và tận hưởng cuộc sống; có thời gian để thảnh thơi, suy nghĩ lại những gì đã qua, hành trình đã đi để nhìn nhận thấu đáo và cả thêm những ý tưởng, kế hoạch rồi sắp xếp cho tương lai. Vậy tại sao không tận dụng và trân trọng điều giá trị nhất đối với mình, với những giây phút ở bên những người thân yêu trong gia đình.
Thay đổi để sống vui
Để thích ứng với dịch bệnh Covid-19, làm việc ở nhà có thể khiến cho nhiều người cảm giác bận hơn nhiều so với làm việc tại cơ quan. Bởi vừa phải tập trung vào công việc, vừa lo hướng dẫn con cái học hành lại phải làm công việc nhà, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa...
Tuy nhiên, chính khoảng thời gian đó cũng giúp cho các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau nhiều hơn, con cái hiểu thêm về công việc của bố mẹ; cha mẹ quan tâm, gần gũi con hơn; vợ chồng đặt mình vào địa vị của nhau và thông cảm, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Mỗi người dường như có trách nhiệm hơn với tổ ấm của mình.
Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế đó là dịch Covid-19 đã gây ra những xáo trộn không nhỏ trong đời sống xã hội, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình. Việc phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 là trách nhiệm chung không của riêng ai.
Tuy nhiên ở góc nhìn khác, dịch bệnh cũng là cơ hội để nhiều người tìm về với giá trị gia đình, sưởi ấm tình cảm gia đình thiêng liêng và có thời gian gần gũi với cha mẹ, con cái... Những việc vốn bình dị nhưng trong ngày thường bận rộn, không phải ai cũng có thể làm được.
Vẫn biết “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, tuy nhiên luôn có cách để mỗi người thu xếp lại bản thân, cuộc sống gia đình mình trong những ngày giãn cách. Cần hạn chế đọc những tin tức tiêu cực, độc hại về dịch bệnh và cùng nhau thiết kế thời gian biểu cho mỗi người trong gia đình để vượt qua những ngày dịch. Các thành viên trong gia đình cần bình tĩnh ngồi lại trao đổi với nhau bằng thái độ cảm thông và chia sẻ.
Nói cách khác, áp lực của dịch bệnh nhắc nhở cuộc sống ngắn ngủi cũng là lúc mỗi người nhìn nhận lại bản thân mình là ai, muốn gì trong cuộc sống và đánh giá lại con đường mà họ muốn dành cho nhau trong phần còn lại của cuộc đời.
Vì lẽ đó, đây là lúc mỗi người có thêm cơ hội để tự nhìn nhận lại bản thân, thu xếp lại lòng mình để thêm trân trọng những giá trị cốt lõi của cuộc sống, cùng sẻ chia yêu thương và gắn bó nhiều hơn với các thành viên trong gia đình mình.
Đây cũng là lúc mỗi gia đình bộc lộ ra những bất ổn cần được điều chỉnh, đổi thay để mỗi người được bình an và hạnh phúc hơn.
Độc giảChung Thanh Huy
Cách giữ cân bằng giữa công việc và gia đình trong mùa dịch bệnh
Việc tìm ra những phương pháp khác nhau như tạo không gian riêng biệt, học cách san sẻ và quan tâm nhau chính là cách để mỗi người cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân.
">Dựng lại nếp nhà trong những ngày giãn cách
Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Wahda, 20h15 ngày 31/1: Nhảy vọt trên BXH
Ngày 2/9 năm nay chắc chắn là ngày Quốc khánh đặc biệt nhất với mọi gia đình: Ở trong nhà là cách chào mừng ngày lễ hoàn hảo nhất. Với không gian chỉ 90-100m2, bạn định làm gì để ngày này càng thêm đặc biệt?
Từ khi tôi chào đời tới tận lúc U40 thế này, chưa bao giờ nhà tôi thiếu cờ và hoa trong ngày Quốc khánh. Mấy hôm nay, tôi đã thấy ba lấy lá cờ Tổ quốc gắn bó với gia đình nhiều năm ra giặt giũ rồi là ủi thẳng và treo trang trọng.
Khi còn nhỏ, tôi thường được nghe ông bà nội kể về những ngày gian khó của toàn quân, toàn dân... Ông bảo có quá nhiều người đã ngã xuống cho độc lập - tự do của đất nước. Thế nên, trong ngày Độc lập, thế nào chúng ta cũng nên thắp một nén nhang, gửi một nhánh hoa thơm tới linh hồn của họ!
Năm nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp, cả nhà không ra ngoài, tiếp xúc với nhiều người nên tôi nhận nhiệm vụ đặt hoa. Một bó hồng đỏ, một bó hồng vàng và những chiếc lá măng xanh để mẹ cắm rồi trưng trên ban thờ cùng mâm ngũ quả gồm bưởi, hồng ngâm, na, cam xoàn, lựu và đĩa cốm xanh.
Năm nay cũng đặc biệt hơn là gia đình nhỏ của tôi không hẹn mấy nhà bạn thân lên rừng xuống biển như những lễ Quốc khánh trước. Ai ở đâu ở yên đó là yêu nước, chúng tôi đã thực hiện ngay từ khi Hà Nội bắt đầu giãn cách xã hội.
Dịch bệnh khiến cuộc sống bình thường của chúng ta đảo lộn. Anh chị tôi gần 2 tháng nay không thể đưa cháu về thăm ông bà. Ông bà nhớ cháu nhưng cũng chỉ có thể Facetime gặp gỡ, trò chuyện mà thôi.
Sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, lũ nhỏ sẽ bắt đầu năm học mới. Thế nên gia đình tôi quyết định cùng nhậu 1 bữa thật hoành tráng nhưng tất nhiên... chỉ online mà thôi. Đã có chỉ thị người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết, “ai ở đâu ở đó” nên việc của chúng ta là chấp hành nghiêm chỉnh để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.
Mẹ chỉ đạo tôi mua nước cốt phở, thịt ngon cho cả 2 nhà và tất nhiên là siêu thị sẽ "ship tận chân công trình". Tôi còn "mò" thêm được một cửa hàng bán quẩy nên đặt luôn để chiên ăn kèm món phở. Hai nhà gọi Facetime để cùng nâng ly chúc mừng Quốc khánh và chúc các con có một năm học mới thành công.
Kế hoạch 2/9 của nhà tôi là thế. Vừa chuẩn 4.0 lại thực hiện đúng chỉ đạo của Nhà nước.
Nhà các bạn thì sao?
Độc giả:Nguyễn Nghĩa
Gia đình Đà Nẵng sống khỏe với vườn sân thượng 150m2 ngày giãn cách
Những ngày giãn cách, chị Minh mua chút thức ăn thông qua tổ dân phố, còn rau trái chị chỉ cần lên sân thượng hái về.
">Kỳ nghỉ lễ 2/9 đặc biệt: Họp gia đình online, hẹn hò qua mạng
- Gởi các chị có chồng ngoại tình! Có thể các chị cũng đánh đồng em là “kẻ thứ ba” như cách các chị vẫn gọi một cách đầy miệt thị những cô nhân tình của chồng mình. Tuy nhiên, “kẻ thứ ba” cũng có dăm bảy loại...
Em vào công ty làm sau anh và anh đã chủ động tán tỉnh em. Anh đã khiến em tin sái cổ rằng anh đang ly thân với vợ, chỉ đợi ngày ly hôn là anh có thể hoàn toàn thuộc về em. Anh còn tâm sự rất nhiều về cuộc sống vợ chồng chẳng khác tù ngục mà anh đang bị giam cầm trong đó. Một đứa con gái mới lớn như em làm sao thoát nổi cái bẫy mà một người đàn ông từng trải và giàu kinh nghiệm như anh cố tình giăng ra? Nói thế để chị hiểu, em đến với anh chẳng vì mục đích vụ lợi nào, ngoài tình yêu và tin tưởng.
ảnh minh họa Đến một ngày, em nghe tin vợ anh có thai đứa thứ hai. Tin này đã giúp em củng cố thêm quyết định rời xa anh sau bao nhiêu lần lữa, hứa hẹn, vì cuộc sống riêng của anh chẳng có vẻ gì “bất hạnh” như anh kể. Nhưng, từ lúc em nói lời chia tay, anh liên tục tìm kiếm, gọi điện, nhắn tin, năn nỉ ỉ ôi, thậm chí dọa dẫm sẽ không để em được hạnh phúc với bất kỳ ai khác. Anh ghen lồng lộn vì nghi ngờ em có người khác. Anh nói em bội bạc và không ngừng săn đuổi em mọi lúc mọi nơi. Mọi thứ chỉ tạm yên khi em xin nghỉ việc, đổi số điện thoại và ngưng sử dụng địa chỉ email cũ. Em đã tìm được hạnh phúc đích thực của mình sau đó ít lâu với một người đàn ông không gây cho em cảm giác tội lỗi vì trót chen chân vào gia đình người khác, đem đến được cho em sự thanh thản, bình yên khi ở cạnh bên anh. Em thấy mình sáng suốt khi đã kịp sửa sai, nếu không, chẳng biết cuộc tình tội lỗi ấy sẽ đi đến đâu.
Nói để chị thấy, trên đời này vẫn có những cô gái tự trọng chứ không chỉ có những kẻ lăm lăm đi cướp chồng người khác! Và trong phần lớn trường hợp, “người thứ ba” xuất hiện chẳng qua vì thói lăng nhăng của những người đàn ông ham của lạ. Nếu các ông không chủ động tán tỉnh, thậm chí dùng cả thủ đoạn “lừa tình” thì chẳng phải cô gái nào cũng thích đâm đầu vào ngõ cụt để nhặt nhạnh chút hạnh phúc vương vãi của người khác. Thế nhưng, thói thường khi biết chồng có nhân tình, các chị chỉ lo “xử” người thứ ba trước, bất kể nguyên nhân tại anh hay tại ả.
Em vẫn còn nhớ vụ hai mẹ con ở Bình Dương đánh ghen bằng cách lột quần áo tình địch rồi quay phim đưa lên mạng. Rốt cục, cô kia dù có ê mặt một chút nhưng chị vợ lại bị tù tội, trong khi ông chồng vẫn bình an vô sự. Liệu đó có phải là cách hành xử của một người vợ khôn ngoan? Nếu bình tĩnh và sáng suốt, các chị hẳn cũng nhận ra người đáng bị “xử” ở đây chính là ông chồng, bởi biết đâu cô kia cũng là nạn nhân của chồng chị thì sao? Cho nên, nếu phát hiện chồng “lăn tăn” ở ngoài, trước hết các chị nên “tính sổ” ông ấy.
Nếu không “cải tạo” được thói tham lam cố hữu của chồng mình, không trị dứt điểm căn bệnh “lăng nhăng” đã thấm sâu vào máu anh ấy thì dẫu có kéo được anh ấy khỏi tay em hay bất kỳ cô gái nào khác thì các chị vẫn mất chồng ngay trong chính ngôi nhà của mình thôi. Dẫu các chị có giữ được “ổng”, cũng chỉ là giữ “phần xác” mà thôi!
Theo Phụ Nữ TPHCM
Băn khoăn nên xử chồng hay kẻ thứ ba?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tôi đã bị bề ngoài lịch sự, giàu có của anh cuốn hút. Quen nhau bốn năm, anh cầu hôn tôi. Lúc về chào ba mẹ anh, tôi ngất ngây trước ngôi biệt thự lộng lẫy của gia đình anh tại Phú Nhuận. Ngôi biệt thự của ba mẹ anh nằm ở giữa, chung quanh là những khu nhà mà trước năm 1975 dành cho người giúp việc, giờ cắt ra chia cho các con, mỗi người một căn riêng biệt. Tôi nghĩ, từ nay mình đổi đời, thoát khỏi khu nhà ổ chuột để một bước vào biệt thự. Con trai tôi theo chú ruột của cháu phụ nghề sửa xe ngay khi tôi quyết định tái hôn và cháu cắt đứt liên hệ với tôi khi được 15 tuổi.
Sống với anh, tôi mới vỡ lẽ, các anh em của anh đều sống nhờ vào huê lợi những khu nhà cho thuê mà gia đình anh sở hữu từ rất lâu, nên cuộc sống nhàn nhã, thoải mái. Hằng tháng, các anh chị em anh nhận tiền từ ba anh cho gia đình mình. Ba anh tính các khoản như tiền học của các cháu, tiền ăn, điện nước…rồi cứ thế mà chi. Tôi hỏi sao cả nhà không ai đi làm, anh tình bơ: “Trình độ anh em nhà anh chỉ 12/12, không có chuyên môn, làm lớn thì không được, làm nhỏ thì chẳng xứng. Thế là cứ hằng tháng chờ tiền của ba mà xài!”.
Ba anh tính rất sít sao, chẳng dư một đồng. Tôi có hai con gái với anh, tiền cũng chẳng thêm được bao nhiêu, ba anh cứ theo hóa đơn mà chi cho tiền nhà trẻ, tiền học… Tôi cần chút tiền để chi tiêu riêng mà không bao giờ có. Cả ngày ở không, anh chẳng làm gì ngoài chuyện đòi hỏi sinh lý và nhiếc mắng tôi.
Anh không muốn tôi ra chợ phụ mẹ, tôi cứ đi, thế là anh mắng chửi, đánh đập tôi tàn nhẫn. Những lần anh đánh chửi tôi, các anh em và cả ba mẹ anh đều không lên tiếng. Họ quan niệm: “Việc ai nấy lo!”. Có lần, anh đánh tôi đến nứt xương chậu, phải nằm viện mấy tháng liền. Vậy mà anh và gia đình anh không một lần thăm hỏi.
Bạn bè bảo tôi sao không bỏ anh, quay về nhà mẹ ruột mà sống? Tôi nghĩ, hai con sống với tôi chắc chắn sẽ không có được một cuộc sống đủ đầy như sống ở bên nội. Gia đình chồng tôi lại tuyên bố: “Nếu ly hôn, tôi phải ra khỏi nhà cùng hai đứa con”. Thôi thì đành hy sinh cho con. Tôi dự tính đợi khi các con tôi thành đạt, ít ra vào đại học hoặc có thể tự lập được, tôi sẽ vào chùa quy y. Còn hiện nay, tôi luôn sống trong sợ hãi, không biết chồng sẽ giáng vào mình những trận đòn lúc nào...
(Theo Phunuonline)">Nước mắt người vợ trong căn biệt thự giữa Sài Gòn