Biểu đồ hiển thị khấu hao thiết bị. Ảnh: SellCell
SellCell đã thu thập dữ liệu trong vòng 2 tháng kể từ khi điện thoại được ra mắt, sau đó so sánh mức độ khấu hao của từng dòng (iPhone 13 series, Samsung Galaxy S22, Google Pixel 6) để xem thương hiệu nào giữ được giá trị tốt nhất.
Giống như các mẫu điện thoại cao cấp của Samsung, Pixel cũng lọt vào top danh sách điện thoại bị rớt giá nhanh nhất với 43,1% chỉ sau một tháng ra mắt.
Ngược lại, giá trị của dòng iPhone 13 series chỉ giảm 16,4% sau 2 tháng kể từ khi lên kệ. Điều đáng nói là sự mất giá sẽ đạt đỉnh điểm sau 1 tháng ra mắt (18,7%).
Galaxy S22 Plus 128 GB mất đến 53,8% giá trị trong 2 tháng, tương đương với khoản lỗ 574,99 USD. Tương tự, Google là Pixel 6 Pro 256 GB cũng giảm 45,7% tương đương 479 USD.
Đối với Apple, iPhone 13 mini 128 GB là phiên bản mất giá nhiều nhất, giảm 29,2% sau 2 tháng. Các phiên bản thu nhỏ thường có hiệu suất kém, do đó, việc chúng bị cắt giảm sản lượng và mất giá nhiều sau tháng đầu tiên cũng là điều dễ hiểu.
![]() |
Tương tự, báo cáo của BankMyCell (một công ty chuyên kinh doanh và tái chế điện thoại tại Mỹ) cũng cho thấy giá trị thương mại trung bình của iPhone giảm 16,7% trong vòng một năm, trong khi đó con số này ở các thiết bị Android là 33,62%.
Trong 2 năm, mức giảm giá trị thương mại trung bình của iPhone là 35,47% so với 61,50% của Android. Sau 4 năm, khoảng cách bắt đầu thu hẹp lại khi iPhone mất trung bình 66,43% giá trị, so với 81,11% của Android.
Tất cả các thương hiệu Android khác như LG, Google, Sony, HTC, BlackBerry, OPPO và Motorola mất giá trung bình 79,66% sau 2 năm. Cụ thể, một chiếc điện thoại 299 USD sẽ chỉ còn khoảng 27 USD sau 3 năm.
(Theo Kỷ Nguyên Số)
Dòng sản phẩm iPhone 13 tiếp tục giữ được sự thu hút, và nó… hút cả khách hàng của Android.
" alt=""/>Mỹ: Điện thoại Samsung mất giá nhanh gấp 3 lần iPhoneTheo báo cáo, hiện nay, Việt Nam đã trở thành nơi sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung, chiếm tới 60% tổng lượng điện thoại bán ra của Tập đoàn này trên toàn cầu. Bên cạnh đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện gặp một số khó khăn do vấn đề về chuỗi cung ứng, đặc biệt là tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu bởi tác động tiêu cực của dịch bệnh đã ảnh hưởng đến sản xuất nhóm hàng điện thoại nói chung và các mặt hàng có sử dụng chip nói riêng.
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế)
" alt=""/>Việt Nam đã trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung