Xinh đẹp,ệnnhữngcônàngsá24h arsenal thông minh và luôn muốn mình trở thành trung tâm, nên dù đã có vô vàn vệ tinh xung quanh song những cô gái này vẫn tiếp tục "cầm cưa" để thỏa mãn sở thích chinh phục của bản thân. Để khắng định sự hấp dẫn
Dù có trái tim sắt đã đến đâu, con trai cũng khó lòng giam hãm con tim mình trước một cô nàng sắc sảo, thông minh nhưng không kém phần dễ thương. Chỉ cần nàng bật đèn xanh, mày râu sẵn sàng "đổ cái rụp". Tự hào về sức hút thiên phú, nhiều teen girl “tiện thể” yêu cùng lúc 2-3 chàng, sắp xếp lịch hẹn hò như lịch đi họp. Các nàng coi đó là sở thích cá nhân mà họ có quyền làm.
Hồng Trang (17 tuổi) từng tuyên bố: “Sẽ cưa hết các hot boy trong trường QT”. Cùng với sở thích tán tỉnh thì đương nhiên nàng thay người yêu như thay áo, vừa tán được anh chàng Mr Kool của khóa trước, nàng đã lại nhăm nhe đến gần anh chàng công tử đẹp trai chịu chơi của lớp kế bên. Có lẽ người ở bên nàng lâu nhất là 2 tháng.
Mặc dù biết rõ bảng "thành tích" đáng nể của Trang nhưng số mày râu thoát khỏi "nanh vuốt" của nàng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bạn bè khuyên can về lối sống lăng nhăng thì bị Trang phản pháo: “Tớ sống sao mặc tớ, miễn là vui vẻ, có hại ai đâu cơ chứ, cũng đâu phải bố bịch lăng nhăng gì. Chúng nó si mê tớ nên mới lao vào đấy chứ, đứa con gái khác có được thế đâu".
Tuy nhiên, sau một thời gian "khẳng định đẳng cấp", tất cả đám con trai trong trường đã bị Trang "đá" giờ liên kết thành một hội chống lại cô, chuyên tìm cách lan truyền tin đồn về "bảng vàng thành tích" của cô nàng, khiến cho con trai giờ gặp Trang cũng sẽ đứng ở khoảng cách không thể tiếp cận được.
PGS.TS Đỗ Xuân Thảo – bố Đỗ Nhật Nam đã có những chia sẻ đầy cảm xúc trong buổi giao lưu “Hẹn hò nước Mỹ - Học để thay đổi thế giới”. Ảnh: Nguyễn Thảo
Anh Thảo chia sẻ, trong quá trình nuôi dạy Đỗ Nhật Nam, anh luôn là một người bạn của con – cả bây giờ và mãi về sau. Và ước mơ đi du học được anh nuôi dưỡng và truyền cảm hứng cho con từ rất nhỏ. “Khi gia đình còn ở bên Nhật, mọi hoạt động của chúng tôi đều hướng về ước mơ cho con được mở mang tầm hiểu biết để khám phá thế giới”.
“Những bài thơ tôi viết từ khi cháu còn rất nhỏ, tôi đã nói về ước mơ ấy. Sau này những trò chơi tôi chơi với con, những việc tôi làm đều hướng về ước mơ đó.”
“Tôi tin rằng mỗi ông bố, bà mẹ đều có khả năng làm bạn với con mình, đều có khả năng nuôi dưỡng ước mơ cho con mình, đều có khả năng biến ước mơ của con mình trở thành sự thật. Đó là những chia sẻ hết sức chân tình của tôi”.
Anh kể, khi Nam còn rất bé, lúc cả nhà còn ở bên Nhật, khi mẹ đi vắng, chỉ có hai bố con ở nhà, anh thường ôm con hát ru. Trong những bài hát ru ấy, hay cả trong những bài thơ mà anh đọc cho cháu nghe, anh đã gửi gắm ước mong mai này con được khám phá những chân trời mới.
“Khi chơi trò lái máy bay, tôi thường nói với con như thế này: ‘Đây là phi cơ chở Nam đi Mỹ. Đây là chuyến bay đặc biệt chở giáo sư Đỗ Nhật Nam đi thỉnh giảng ở trường ĐH Harvard về. Và bây giờ máy bay bắt đầu hạ cánh…’”
“Những trò chơi ấy diễn ra hằng ngày, rất đơn giản, thân thương. Rồi khi cháu còn rất bé, tôi mua cho cháu một cái tàu siêu tốc hay máy bay, tôi đều nói với con rằng ‘Con ơi, bố rất muốn sau này con sẽ đi khám phá thế giới bằng những con tàu siêu tốc như thế này hay bằng những chiếc máy bay như thế này’. Khi cháu lớn lên một chút nữa, tôi cũng làm giàu tâm hồn cho cháu bằng thơ ca, nhạc họa, đặc biệt là bằng sách”.
Anh Thảo gửi một lời khuyên chân tình tới các phụ huynh: hãy cho con đọc sách thật nhiều.
Chia sẻ về niềm đam mê đọc sách của con trai, chị Phan Thị Hồ Điệp kể, “khi Nam sang Mỹ năm đầu tiên, có những buổi chiều Nam phải ngồi đợi chủ nhà đến đón, khoảng 3 tiếng. Mùa đông ở nước Mỹ rất lạnh. Nhà trường thấy thương quá, mới mở cửa thư viện cho Nam vào ngồi. Đến hết năm học thì người thủ thư có nói với Nam rằng con là học sinh duy nhất trong trường đọc tất cả những cuốn sách có trong thư viện. Nam có chia sẻ ‘lúc ấy em buồn quá, em không biết làm gì nên em đọc sách’. Năm đó là bước nhảy vọt của Nam so với thời kỳ ở Việt Nam".
Anh Trương Phạm Hoài Chung - thạc sĩ Chính sách và Quản lý giáo dục, ĐH Harvard, tác giả cuốn “Nhật ký 300 ngày ở Harvard – Học để thay đổi thế giới” nói: Cũng giống như học tiếng Anh, đừng xem tiếng Anh như một môn học. Đọc sách là vì mình thực sự muốn khám phá, chứ không phải là vì một áp lực từ người khác.