当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo West Armenia vs Ararat 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Angers vs Le Havre, 23h15 ngày 2/2: Dìm khách xuống đáy
Theo chính sách được điều chỉnh, Singapore Airlines (SIA) quyết định dừng phục vụ đồ uống nóng và các suất ăn khi có tín hiệu thắt dây an toàn.
Chính sách hiện thời của các phi hành đoàn nhằm đảm bảo vật dụng và thiết bị trong cabin được an toàn trong điều kiện thời tiết xấu sẽ được tiếp tục duy trì.
"Các thành viên phi hành đoàn sẽ tiếp tục đề nghị hành khách quay trở lại chỗ ngồi và thắt dây an toàn. Họ cũng sẽ theo dõi những hành khách có thể cần sự trợ giúp, bao gồm cả những người đang ở khu vệ sinh", SIA cho biết hôm 23/5.
Ngoài ra, các tiếp viên cũng phải quay lại chỗ ngồi của họ và thắt dây an toàn khi tín hiệu thắt dây an toàn được kích hoạt.
"Phi công và tiếp viên hàng không nhận thức được những nguy hiểm liên quan đến thời tiết nhiễu loạn. Họ cũng đã được đào tạo để hỗ trợ hành khách và đảm bảo an toàn cho cabin trong suốt chuyến bay", SIA cho hay.
SIA cho biết thêm, họ sẽ tiếp tục đánh giá lại các quy trình vì sự an toàn của hành khách và phi hành đoàn.
SIA cho biết, quy định mới trên là một phần trong "cách tiếp cận thận trọng hơn" để đối phó tình trạng hỗn loạn do nhiễu động không khí trên máy bay, sau những gì đã xảy ra với chuyến bay SQ321.
Trước đó, hôm 21/5, chuyến bay từ London (Anh) đi Singapore mang số hiệu SQ321, chở 211 hành khách và 18 thành viên phi hành đoàn, đã gặp phải tình trạng nhiễu động mạnh khi đang bay qua Myanmar và buộc phải chuyển hướng, hạ cánh ở Bangkok (Thái Lan). Một hành khách đã thiệt mạng và nhiều người bị thương, một số người bị thương nặng, do vụ việc.
Ngày 26/5, chiếc máy bay gặp sự cố đã quay trở lại Singapore sau khi hạ cánh khẩn cấp xuống Thái Lan vài ngày trước.
Trong khi đó, giới chức Thái Lan hôm nay cho biết, 41 người bị thương trên chuyến bay SQ321 vẫn đang được điều trị trong bệnh viện ở Bangkok, trong đó có 5 người được chăm sóc đặc biệt.
Thu Lê
Theo CNA
" alt="Hãng hàng không Singapore thay đổi quy định phục vụ sau vụ nhiễu động mạnh"/>Hãng hàng không Singapore thay đổi quy định phục vụ sau vụ nhiễu động mạnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani ngay sau Lễ đón chính thức tại Hoàng cung, sáng 31/10 (giờ địa phương).
Theo Thủ tướng Qatar, chuyến thăm của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam là dấu mốc quan trọng, tạo xung lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Nhất trí sớm nâng quan hệ Việt Nam - Qatar
Đánh giá cao tầm nhìn, tư duy, cách thức quản trị và phát triển đất nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Qatar trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Khẳng định coi trọng vai trò, vị trí của mỗi nước tại khu vực, song hai Thủ tướng cho rằng quan hệ kinh tế, thương mại còn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp cũng như tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của mỗi nước.
Cùng thống nhất quan hệ Việt Nam - Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn, để đáp ứng nhu cầu và khai thác tiềm năng hợp tác giữa hai nước, hai Thủ tướng đã trao đổi và nhất trí sớm nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Hai bên cũng nhất trí xác định hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là một trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.
Người đứng đầu Chính phủ hai nước cũng thống nhất sẽ phối hợp, đa dạng hóa và tạo điều kiện cho các mặt hàng trao đổi thương mại thế mạnh của nhau như nông sản, thủy sản, giày dép, dệt may... của Việt Nam và năng lượng, hóa chất của Qatar.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Qatar hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành Halal, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất chế biến, qua đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Qatar và đóng góp vào gia tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước.
Ông cũng đề nghị Qatar nghiên cứu thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam với Qatar cũng như giữa Việt Nam và Hội đồng hợp tác các nước vùng Vịnh (GCC) trong thời gian tới.
Việt Nam và Qatar còn rất nhiều tiềm năng hợp tác về đầu tư là nhận định chung được hai Thủ tướng đưa ra. Hai nhà lãnh đạo nhất trí phối hợp chặt chẽ, tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.
Việt Nam luôn coi trọng "thời gian" và "trí tuệ"
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng "thời gian" và "trí tuệ". Ông mong muốn các Quỹ đầu tư Qatar tăng cường hơn nữa đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực hạ tầng chiến lược, năng lượng, cảng biển, sản xuất và chế biến nông, thủy sản...
"Việt Nam cam kết luôn hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để các Quỹ đầu tư, doanh nghiệp Qatar đầu tư kinh doanh thuận lợi, hiệu quả và bền vững tại Việt Nam", Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo hai Thủ tướng, lĩnh vực an ninh - quốc phòng, trong đó có an ninh mạng, cần trở thành trụ cột trong các lĩnh vực hợp tác trọng tâm, nhằm góp phần giữ vững độc lập chủ quyền của mỗi nước và bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới.
Hai Thủ tướng cũng nhấn mạnh công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu... đều là những lĩnh vực quan trọng mà hai nước cần mở rộng hợp tác trong tương lai.
Nhất trí tăng cường hợp tác giao lưu văn hóa, du lịch, giáo dục, Thủ tướng Qatar nhất trí với đề xuất của Thủ tướng về việc sẽ tăng thêm các học bổng cho nhiều sinh viên Việt Nam hơn sang nghiên cứu và học tập tại Qatar, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận nhiều hơn lao động, nhất là lao động trình độ cao Việt Nam sang làm việc tại nước này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hai bên sẽ xem xét đàm phán Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông để tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển giữa người dân hai nước.
Về các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm, hai bên chia sẻ tầm nhìn chung trong giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam ủng hộ các nỗ lực hòa giải của Qatar trong vấn đề Palestine và thúc đẩy giải pháp hai Nhà nước, đồng thời mong muốn cùng phối hợp với Qatar trong các hoạt động trung gian hòa giải, góp phần vào nỗ lực chung để duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và thế giới.
Ngay sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani cùng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước.
Hoài Thu (Từ Doha, Qatar)
" alt="Việt Nam và quốc gia thu nhập cao nhất thế giới sẽ đàm phán miễn thị thực"/>Việt Nam và quốc gia thu nhập cao nhất thế giới sẽ đàm phán miễn thị thực
Ukraine mổ xẻ tên lửa Oreshnik của Nga
Vào ngày 24/11, chính quyền Kiev đã mời một số ít cơ quan truyền thông đến xem mảnh vỡ của tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik do quân đội Nga phóng vào khu vực nhà máy Yuzhmash ở Dnepropetrovsk (Dnipro).
Đây là lần đầu tiên thế giới bên ngoài được nhìn thoáng qua về một số "mảnh vụn" của tên lửa loại mới này, thứ vũ khí gây chấn động thế giới mấy ngày qua. Mặc dù chỉ còn một số ít "mảnh vụn bị cháy đen", nhưng quân đội Ukraine (AFU) hy vọng có thể tìm ra biện pháp đối phó trong tương lai, bằng cách nghiên cứu những gì còn sót lại.
Tuy nhiên, những dấu hiệu hiện còn lại ở hiện trường cho thấy, tên lửa siêu thanh Oreshnik mà Nga tuyên bố "không thể bị đánh chặn", có thể là một "thực tế tồi tệ" đối với Ukraine, quốc gia hiện có năng lực phòng không và chống tên lửa tương đối hạn chế.
Hãng tin Anh Reuterscho biết, những bộ phận tên lửa bị đốt cháy và vỡ vụn này, đang được cất giữ tại một viện nghiên cứu vũ khí, nhưng do lo ngại về an ninh nên địa điểm cụ thể chưa được công khai.
Các chuyên gia Ukraine đang nghiên cứu đống mảnh vụn để hiểu chuỗi cung ứng quân sự, mô hình sản xuất của Nga và đánh giá khả năng phát triển các biện pháp đối phó. Nhà chức trách tiết lộ, tên lửa đạn đạo siêu vượt âm này, đạt tốc độ tối đa 13.000km/h khi bay về phía Dnipro.
Điều này về cơ bản phù hợp với tuyên bố của Nga rằng, tên lửa Oreshnik có thể bay với tốc độ Mach 10.
Nhiều điều vẫn chưa rõ ràng, trong đó có mức độ thiệt hại do tên lửa gây ra bởi Kiev hiếm khi tiết lộ thiệt hại về các mục tiêu quân sự, vì lo ngại thông tin này sẽ có lợi cho Moscow.
Hãng thông tấn Interfax-Ukrainetiết lộ, Kiev đang tìm cách mua lại hệ thống chống tên lửa tầm cao THAAD của Mỹ, hoặc nâng cấp hệ thống chống tên lửa Patriot-3 do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, xét theo các chỉ số kỹ thuật, cả hai hệ thống chống tên lửa hiện tại do Mỹ sản xuất, đều gần như không thể đối phó được với vũ khí siêu vượt âm.
Video tại chỗ cho thấy, nhiều đầu đạn phụ do tên lửa Oreshnik phóng ra, đã bắn trúng mục tiêu riêng biệt. Có suy đoán rằng, nó có thể được trang bị "đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV)" thường sử dụng bởi tên lửa liên lục địa.
AFU thiếu khả năng đánh chặn chặng giữa của tên lửa đạn đạo trong khi hệ thống chống tên lửa hiện tại của họ như Patriot, chỉ có thể thực hiện đánh chặn ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, tên lửa sử dụng đầu đạn MIRV, được thiết kế đặc biệt cho việc chống tên lửa.
Khi đi vào cuối quỹ đạo bay, tên lửa sẽ phóng ra nhiều đầu đạn để bay tới các mục tiêu khác nhau, tương đương với cuộc tấn công bằng nhiều tên lửa cùng lúc, khiến tỷ lệ đánh chặn thành công của đối phương giảm đi đáng kể.
Tệ hơn nữa, hiệu suất của các hệ thống chống tên lửa giai đoạn cuối mà lực lượng Kiev có trong trang bị, không đủ để chống lại Oreshnik.
Ví dụ, phiên bản mới nhất trong dòng Patriot là PAC-3 MSE, sử dụng động cơ tên lửa rắn xung kép và cảm biến tốt hơn, để có phạm vi đánh chặn lớn hơn và có khả năng tiêu diệt bằng tác động trực tiếp chính xác hơn.
Nhưng nhìn chung, PAC-3 MSE vẫn là hệ thống đánh chặn giai đoạn cuối, chỉ có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn khó đối phó với tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa đời mới có tốc độ siêu vượt âm như Oreshnik.
Hệ thống chống tên lửa THAAD được cho là hệ thống chống tên lửa duy nhất, có thể đánh chặn cả bên trong và bên ngoài bầu khí quyển cùng lúc. Độ cao đánh chặn tối đa đạt tới 150km. Nó có thể kết hợp với hệ thống đánh chặn Patriot PAC-3 MSE, hình thành đánh chặn nhiều lớp cao - thấp.
Tuy nhiên, hệ thống chống tên lửa THAAD chỉ có thể đối phó với tên lửa đạn đạo tầm trung truyền thống, có tầm bắn khoảng 3.500-5.000km và chưa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới, có quỹ đạo cơ động thay đổi.
Quan trọng hơn, quân đội Mỹ hiện chỉ có tổng cộng 7 hệ thống chống tên lửa THAAD, vốn đã không đủ để triển khai bảo vệ các vị trí quan trọng của Mỹ trên toàn cầu. Cách đây không lâu, Lầu Năm Góc đã quyết định đưa một hệ thống THAAD tới Israel, điều này làm dấy lên mối lo ngại của nhiều tướng lĩnh cấp cao quân đội Mỹ.
Họ tin rằng, nhu cầu chiến lược toàn cầu của quân đội Mỹ về các hệ thống chống tên lửa đã tăng vọt và việc triển khai này, sẽ ảnh hưởng đến khả năng đánh chặn của Quân đội Mỹ ở các khu vực khác, đặc biệt là khả năng phòng thủ tên lửa ở hướng Thái Bình Dương.
Vì vậy, quân đội Mỹ khó rút hệ thống THAAD từ nơi khác, để tiếp viện cho Ukraine. Ngoài ra, không giống như Israel có diện tích hạn chế, Ukraine có lãnh thổ rộng lớn, do vậy 1 hoặc 2 hệ thống THAAD để bảo vệ toàn bộ lãnh thổ là không đủ. Quân đội Nga có thể chọn các khu vực mục tiêu mà THAAD không bao phủ, để sử dụng tên lửa Oreshnik tập kích.
Nga không thể sử dụng thường xuyên tên lửa Oreshnik
Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm 24.11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rõ tên lửa Oreshnik đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt, đồng nghĩa với việc quân đội Nga chưa thể đưa nó vào chiến trường với số lượng lớn.
Theo thông tin công khai từ truyền thông Nga và các cơ quan tình báo phương Tây, Oreshnik là phiên bản phái sinh của tên lửa liên lục địa (ICBM) RS-26 Rubezh, có liên quan chặt chẽ với tên lửa RS-24 Yars đang trong biên chế chiến đấu của quân đội Nga.
Tuy vậy, ít nhất trong một khoảng thời gian ngắn, tên lửa tầm trung siêu thanh Oreshnik, khó có thể cạnh tranh với các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật khác, được đưa vào chiến đấu trên quy mô lớn, ví dụ như tên lửa Iskander-M hoặc sắp tới là Iskander-1000.
Trên thực tế, ICBM thường được trang bị đầu đạn hạt nhân có sức công phá mạnh, nên phải chi rất nhiều tiền để tích hợp các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, nhằm nâng cao khả năng xuyên lục địa và khả năng sống sót, dẫn đến tốc độ sản xuất chậm và giá thành cao, nên không thể sản xuất với số lượng lớn và sử dụng một cách "phổ thông".
Ví dụ, chi phí cho một tên lửa liên lục địa Sentinel thế hệ mới của Mỹ, đã lên tới 162 triệu USD, gần bằng 2 chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35A. Trong khi tên lửa đạn đạo chiến thuật, sử dụng đầu đạn thông thường, được sử dụng với số lượng lớn, nên có tốc độ sản xuất nhanh hơn và giá thành thấp hơn.
Ví dụ, tên lửa chiến thuật lục quân của Quân đội Mỹ (ATACMS) có giá dưới 1 triệu USD/quả và "Tên lửa tấn công chính xác (PrSM)" thế hệ mới có giá 3,5 triệu USD/quả; tên lửa đạn đạo Iskander-M của quân đội Nga có giá vài trăm nghìn USD/quả.
Do đó, tốc độ sản xuất và giá thành của tên lửa tầm trung Oreshnik, được phát triển từ tên lửa RS-26 Rubezh sẽ là trở ngại chính cho việc triển khai quy mô lớn của nó trong chiến đấu thực tế, chứ không phải là hệ thống chống tên lửa của Mỹ.
Trên thực tế, ngày càng có nhiều phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng, tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik hoàn toàn không được chuẩn bị cho chiến trường Ukraine.
Báo Daily Mailcủa Anh viết, tên lửa mới này của Nga có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân nếu được phóng ra, London sẽ biến thành tro bụi trong 20 phút và Berlin sẽ bị tấn công trong vòng chưa đầy 15 phút.
Ông Fabian Lene Hofmann, chuyên gia vũ khí tại Đại học Oslo ở Na Uy, cho biết tín hiệu do Nga gửi đi là: "Hãy nhìn xem, chúng tôi không sử dụng đầu đạn hạt nhân trong cuộc tấn công tối nay, nhưng các bạn phải biết rằng nếu tiếp tục làm điều đó, lần sau nó có thể là đầu đạn hạt nhân".
" alt="Ukraine mổ xẻ vũ khí gây chấn động thế giới của Nga"/>Nhận định, soi kèo Al Safa vs Al Adalah, 22h00 ngày 3/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’
"Chúng tôi dẫn đường cho cảnh sát qua các khu rừng, nhưng chúng tôi mới là người đầu tiên truy bắt tội phạm sau mỗi vụ bắt cóc", Amos Nangyo, một trưởng nhóm ở Pala, thủ phủ vùng Mayo-Kebbi Ouest, giáp biên giới Cameroon, chia sẻ.
Trong những năm qua, khu vực biên giới Burkina Faso, Mali và Niger liên tục xảy ra xung đột. Trong đó, một khu vực được xem là "tam giác tử thần": kéo dài từ Mayo-Kebbi Ouest và Logone Oriental ở Chad đến vùng Bắc Cameroon và Lim-Pendé ở Cộng hòa Trung Phi.
Dữ liệu chính thức về "tam giác tử thần" rất khan hiếm. Bên cạnh đó, nhiều người không báo cáo các vụ việc vì sợ bị trả thù.
Chính quyền địa phương cho biết, tiền chuộc trả ở khu vực này đã lên đến 43 triệu franc CFA (khoảng 70.000 USD) vào năm 2022 và tăng lên 52,4 triệu franc CFA (khoảng 87.000 USD) vào năm 2023.
Tình hình bất ổn đã kéo theo các vấn đề xã hội khác như buôn bán vũ khí quy mô nhỏ, cướp bóc và buôn bán chất cấm. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của các vụ bắt cóc là vì lợi ích kinh tế, không phải hận thù hay xung đột tôn giáo.
Theo một báo cáo gần đây của tổ chức Sáng kiến Toàn cầu, người dân ở phía bắc Cameroon đã bỏ ra khoảng 86 triệu franc CFA (hơn 140.000 USD) tiền chuộc trong 6 vụ bắt cóc từ tháng 2 đến tháng 5 năm ngoái.
Remadji Hoinathy, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh khu vực cho biết, "những yếu tố địa lí và con người" của khu vực này đã dẫn đến sự hoành hành của các nhóm vũ trang và tâm điểm của nạn bắt cóc.
"Nhiều người ở Chad đã lớn lên cùng những cuộc nổi loạn và làm quen với vũ khí. Họ tìm cách sống bằng súng ... họ có thể trở thành một phiến quân chống lại quân đội, hoặc làm lính đánh thuê, kẻ bắt cóc, tội phạm", ông Remadji nói.
Vào tháng 10/2023, các quan chức từ Cameroon và Chad đã gặp nhau ở Yaoundé để thảo luận về hợp tác song phương nhằm giải quyết tình hình tội phạm xuyên biên giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần phải có thêm hành động quyết liệt hơn để phá vỡ các mạng lưới tội phạm, bao gồm cả hợp tác khu vực có cấu trúc để tăng cường an ninh và tuần tra các khu vực rừng rậm phức tạp.
Nạn bắt cóc đáng báo động tạo nên nỗi sợ hãi cho nông dân, khiến họ không dám làm việc, và ảnh hưởng đến hoạt động đi lại, lưu thông hàng hóa. Điều đó có thể gây ra "những tác động tiêu cực đến kinh tế toàn khu vực", theo một báo cáo của Global Initiative.
Trong lúc đó, các nhóm tự vệ địa phương vẫn cảnh giác để bảo vệ gia đình và cộng đồng của họ. "Đây là công việc tình nguyện nguy hiểm và chúng tôi hy vọng chính quyền sẽ có những phương án phù hợp để giúp đỡ chúng tôi," trưởng nhóm Nangyo nói.
Thùy Linh
Theo Guardian" alt="Nạn bắt cóc ở "tam giác tử thần" châu Phi"/>Sửng sốt với vẻ đẹp của ngôi nhà mê cung kết hợp giữa tre và bê tông
Hai động thái địa chính trị quan trọng - một của chính quyền ông Biden và một của ông Putin - dường như đã làm khiến cuộc chiến ở Ukraine thêm nhiều rủi ro. Những diễn biến này, diễn ra chỉ hơn 1 tháng trước khi Tổng thống đắc cử Trump trở lại Nhà Trắng, cho thấy rõ thế cục sẵn sàng cho những gì có thể là sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Tuyên bố của ông Trump về việc sẽ chấm dứt chiến sự Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi lên nắm quyền đang nổi lên, làm tăng thêm tính cấp bách của phép tính chiến lược hiện tại.
Việc Tổng thống Biden "bật đèn xanh" cho phép Ukraine tấn công tên lửa ATACMS tầm xa vào sâu trong lãnh thổ của Nga đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với chiến lược lâu nay của Mỹ. Cùng với đó, khoản viện trợ quân sự mới trị giá gần 300 triệu USD, bao gồm cả mìn chống bộ binh, làm nổi bật sự tuyệt vọng của chính quyền ông Biden trong việc củng cố cho Kiev trước sức ép không ngừng nghỉ ở mặt trận phía đông.
Đối với Ukraine, các biện pháp này xảy đến vào thời điểm quan trọng, khi các lực lượng của nước này đang phải vật lộn để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh các cuộc tấn công của Nga ngày càng leo thang.
Rõ ràng, sự thay đổi chính sách của Tổng thống sắp mãn nhiệm Biden được coi là phản ứng trước một diễn biến mới: Mỹ và phương Tây cáo buộc Triều Tiên triển khai hàng nghìn binh sĩ để tăng cường tuyến đầu cho Nga, một động thái mà cả Moscow và Bình Nhưỡng đều bác bỏ.
Nhưng Washington coi đây là một "sự leo thang lớn", thúc đẩy việc họ thay đổi lại các "ranh giới đỏ" của mình. Mặt khác, việc Tổng thống Putin nới lỏng các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân cũng khiến Mỹ đứng ngồi không yên.
Tổn thất về nhân mạng là rất lớn và Ukraine hiện phải đối mặt với thách thức kép: Ngăn chặn đà tiến của Nga và chuẩn bị cho sự thay đổi chính trị ở Washington. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và chính quyền của ông phải giải mã cam kết mơ hồ của ông Trump về việc chấm dứt chiến tranh "trong 24 giờ" có thể có ý nghĩa gì trong thực tế.
Tổng thống đắc cử Trump, nổi tiếng là người khó hiểu và khó đoán, không xa lạ gì với những tuyên bố táo bạo. Ông Trump cũng không ngần ngại tỏ rõ sự ngưỡng mộ đối với Tổng thống Putin và tự xem mình là một "nhà đàm phán tài ba". Tuy nhiên, chính điều này lại vẽ nên một bức tranh phức tạp cho Ukraine. Tổng thống Zelensky, mặc dù hoài nghi vẫn tỏ ra thận trọng lạc quan, hy vọng ông Trump có thể ưu tiên một cách tiếp cận rộng hơn, mang tính chiến lược hơn là đưa ra thỏa thuận ngắn hạn.
Các quan chức Ukraine cho rằng, mục tiêu quan trọng nhất của ông Trump sẽ là thể hiện sức mạnh, một nỗ lực có thể định hình chính sách đối ngoại của ông. Họ cho rằng, lập trường này sẽ đòi hỏi những lựa chọn khó khăn: gây sức ép với cả Ukraine và Nga mà không làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Bất kỳ bước đi sai lầm nào cũng có thể ám ảnh ông Trump như cách cuộc chiến Afghanistan đã ám ảnh ông Biden, một vết thương trong chính sách đối ngoại vẫn còn âm ỉ cho đến nay. Nếu Ukraine trở thành "Afghanistan của ông Trump", hậu quả - đối với cả sự tồn tại của Ukraine và vị thế toàn cầu của Mỹ - có thể cũng nghiêm trọng không kém. Đây là một canh bạc không có gì đảm bảo, và sẽ thử thách giới hạn của sức mạnh, chiến lược và tài ngoại giao.
"Chắc chắn rằng chiến tranh sẽ kết thúc sớm hơn với các chính sách của nhóm hiện sẽ lãnh đạo Nhà Trắng. Đây là cách tiếp cận của họ, lời hứa của họ với công dân của họ", ông Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Suspilne của Ukraine.
Những phát biểu của Tổng thống Zelensky mang tính pha trộn giữa sự thẳng thắn và tính toán. Gần đây, ông Zelensky bày tỏ mong muốn chấm dứt chiến tranh thông qua ngoại giao vào năm 2025 nhưng ám chỉ rằng hòa bình có thể đến sớm hơn khi ông Trump nắm quyền Nhà Trắng.
Trong khi đó, Tổng thống Putin dường như coi thời điểm này là một sự tạm dừng chiến lược, một sự kiện đưa ông vào vị thế có lợi. Nga đã phát động cuộc tấn công trên không lớn nhất vào Ukraine trong 3 tháng, một lời nhắc nhở tàn khốc về những rủi ro trong tầm tay đối với Ukraine. Với nỗi lo về các cuộc tấn công tiếp theo ngày càng gia tăng, một số đại sứ quán phương Tây đã tạm thời đóng cửa hoạt động của họ.
Việc Nga tích trữ tên lửa Iskander và Kinzhal báo hiệu nhiều hơn là sự chuẩn bị về mặt chiến thuật; đó là một nỗ lực được tính toán để gửi đi một thông điệp trước khi chính quyền ông Trump nhậm chức. Mục tiêu của ông Putin rất rõ ràng: Tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai với vị thế mạnh mẽ không gì lay chuyển được.
Đối với Moscow, đây không phải là sự thỏa hiệp mà là việc ra điều khoản. Các động thái của Nga cho thấy một nỗ lực cố ý nhằm thử thách quyết tâm của Ukraine và tạo tiền đề cho các cuộc thảo luận với ông Trump. Đối với ông Zelensky, thách thức là rất lớn - duy trì khả năng phục hồi trong khi điều hướng một tương lai phụ thuộc nhiều vào chính trị bên ngoài cũng như vào chính chiến trường.
Nói một cách thực tế, ở Moscow, một sự tự tin thầm lặng đang lan tỏa, một niềm tin rằng sự kháng cự của Ukraine chỉ là khúc dạo đầu cho sự sụp đổ cuối cùng của nước này. Tuy nhiên, đến tháng 1/2025, phép tính có thể thay đổi.
Đối với ông Putin, việc ông Trump lên nắm quyền làm phức tạp con đường phía trước. Nhà lãnh đạo Nga sẽ phải giải quyết một thực tế mới: Ông Trump hiện đang nắm quyền. Việc leo thang chiến sự ở Ukraine có nguy cơ làm chệch hướng mọi cơ hội đạt được thỏa thuận có lợi. Tại Washington, gói viện trợ quân sự mới nhất của chính quyền Biden phản ánh cam kết của họ đối với sự tồn tại của Kiev.
Đạn dược, máy bay không người lái, tên lửa và mìn chống bộ binh mà phương Tây hỗ trợ cho Ukraine báo hiệu quyết tâm củng cố khả năng phòng thủ của Kiev. Quyết định cho phép Kiev sử dụng tên lửa ATACMS trên đất Nga là một sự leo thang được tính toán, một quyết định nhằm định hình lại chiến trường.
Tuy nhiên, thời điểm của động thái này là không thể nhầm lẫn: Nó vang vọng vượt ra ngoài cuộc xung đột trước mắt, vươn tới hành lang của nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Trump.
Theo Yahoo News" alt="Ukraine đứng giữa các xung đột chiến lược"/>