您现在的位置是:Thế giới >>正文
Nhận định bóng đá Eibar vs Getafe, 18h ngày 8/12: Những vị khách thiếu tập trung
Thế giới526人已围观
简介ậnđịnhbóngđáEibarvsGetafehngàyNhữngvịkháchthiếutậthiên an jack Hoàng Ngọc - ...
Tags:
相关文章
Kèo vàng bóng đá Leganes vs Real Madrid, 03h00 ngày 6/2: Khó cho Los Blancos
Thế giớiHư Vân - 05/02/2025 12:10 Kèo vàng bóng đá ...
【Thế giới】
阅读更多Giả mạo Techcombank để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dùng
Thế giớiTin nhắn giả mạo lợi dụng thương hiệu của Techcombank với mục đích lừa đảo. Cụ thể, các đối tượng đã lợi dụng thời gian vừa qua Techcombank bảo trì toàn bộ hệ thống để gửi tin nhắn giả mạo đến người dùng với nội dung: “[Thông báo] Techcombank xác nhận cập nhật thông tin ứng dụng lỗi trên hệ thống. Vui lòng truy cập thực hiện tại: bitly.go.vn/techcombank…”.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến nghị, khi nhận được các tin nhắn như trên, người dân cần nâng cao cảnh giác. Không được cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, thẻ tín dụng,… Tuyệt đối không tiết lộ những thông tin đăng nhập dịch vụ Smart Banking như mật khẩu, mã OTP… trong mọi trường hợp.
Trường hợp nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, người dân cần phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm VNCERT/CC qua đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua website chongthurac.vn để Cục An toàn thông tin kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý.
Tình trạng nhắn tin mạo danh các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để lừa đảo người dân đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều. Hơn thế, mặc dù không phải là chiêu thức lừa đảo mới song vẫn có không ít người mất cảnh giác, bị lừa đảo, và thậm chí là tự làm lộ mật khẩu tài khoản ngân hàng dẫn đến mất tiền.
Đơn cử như, hồi cuối năm ngoái, Trung tâm VNCERT/CC cũng đã ghi nhận hàng loạt phản ánh của người dân về việc họ nhận được tin nhắn mạo danh các ngân hàng ACB, Sacombank, TPBank... để lừa người dùng truy cập vào các website giả mạo trang giao dịch điện tử của ngân hàng, từ đó đối tượng xấu chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Trong chia sẻ tại sự kiện Vietnam Security Summit 2022 mới đây, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin cũng cho biết, từ tháng 5/2019 đến nay, đã xuất hiện nhiều chiến dịch tấn công lừa đảo nhằm vào các ngân hàng tại Việt Nam để thu thập thông tin cá nhân, thông tin giao dịch thanh toán của người dùng.
Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, Cục An toàn thông tin đã nhận được khoảng 1.000 lượt phản ánh của người dân về các vụ lừa đảo trên không gian mạng.
Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, Cục An toàn thông tin đã nhận được khoảng 1.000 lượt phản ánh của người dân về các vụ lừa đảo trên không gian mạng. Để ngăn chặn, giải quyết tình trạng lừa đảo trực tuyến “nở rộ” kể trên, thời gian qua Cục An toàn thông tin đã triển khai nhiều giải pháp.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2022, Cục An toàn thông tin đã phát hiện, xử lý 506 website lừa đảo giả mạo tổ chức tài chính, ngân hàng. Hỗ trợ xử lý ngăn ngừa 1,5 triệu người dùng Internet Việt Nam tránh truy cập vào các trang lừa đảo, vi phạm pháp luật.
Cùng với đó, Cục An toàn thông tin cũng đã phối hợp địa phương cảnh báo, tuyên truyền đến cơ sở hàng tuần danh sách website giả mạo; phát triển ứng dụng bảo vệ người sử dụng.
Để đảm bảo an toàn cho người dân trên không gian mạng, trong năm nay, Cục An toàn thông tin đã và sẽ tập trung triển khai 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc tổ chức chiến dịch tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân; triển khai các giải pháp phục vụ người dân như phát triển cổng khonggianmang.vn là điểm đến về an toàn thông tin của người dân và đẩy mạnh sử dụng app bảo vệ người dân.
Phát triển trang DauhieuLuadao.com để cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.
Đồng thời, tiếp tục giám sát 24/7 để phát hiện, cảnh báo và xử lý các website vi phạm pháp luật; hỗ trợ xử lý, ngăn ngừa người dùng Internet Việt Nam truy cập vào các trang web lừa đảo, vi phạm pháp luật; kiểm tra việc tuân thủ quy định bảo vệ thông tin cá nhân đối với các nền tảng số phục vụ người dân.
Vân Anh
Ra mắt trang web dauhieuluadao.com giúp người dùng nhận biết lừa đảo trực tuyến
Là kết quả hợp tác của Google và NCSC, DauhieuLuadao.com cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình, giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.
">...
【Thế giới】
阅读更多Nên thay thế thi bằng công nhận giáo viên dạy giỏi
Thế giớiHiện nay, cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp phổ thông và giáo dục thường xuyên được thực hiện theo Thông tư Số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên. Theo thông tư này, để được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh, giáo viên phải đạt yêu cầu ở 3 nội dung sau: Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt 6 điểm trở lên; Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 8 điểm trở lên; Hai bài thi giảng đạt loại khá trở lên, trong đó phải có ít nhất 1 bài thi giảng đạt loại giỏi.
Hai lý do khiến thi giáo viên giỏi không còn phù hợp
Từ kinh nghiệm đi thi, cả chấm thi giáo viên dạy giỏi khá nhiều năm, tôi cho rằng các nội dung thi giáo viên giỏi như hiện nay chưa phù hợp.
Thứ nhất, dạy học là quá trình lâu dài, cần có sự vun đắp, nâng niu như trồng cây chờ ngày hái quả. Chỉ bằng hai tiết dạy, một sáng kiến kinh nghiệm và một bài thi viết mà đánh giá một giáo viên nào đó là dạy tốt hay không thì sẽ phiến diện giống như việc đánh giá một người nông dân trồng cây có tốt hay không chỉ bằng quan sát anh ấy thực hiện trong hai giờ với một vài dụng cụ hỗ trợ.
Thứ hai, các nội dung thi này vô tình gây áp lực rất lớn cho giáo viên do phải đạt thành tích như nhà trường đã đặt ra, nhất là đối với nội dung thứ ba, là nội dung được nhiều giáo viên cho là gây phiền não nhất. Để đạt một tiết dạy loại giỏi giáo viên phải có tổng điểm tiết dạy đó là 17/20 điểm, trong đó mục 1, 4, 6, 9 phải 2 điểm (theo hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy hiện hành).
Để hoàn thành tốt các tiêu chí đó một cách trơn tru và an toàn, nhiều giáo viên đành phải soạn sẵn kịch bản cho bản thân và cả học sinh để "diễn" lại khi có giám khảo dự giờ. Thậm chí, không ít trường hợp vì sợ các em yếu kém làm ảnh hưởng đến tiết học vì tiếp thu bài chậm, kết quả khảo sát sau giờ dạy thấp, nên phải cho các em nghỉ ở nhà hôm đó. Đây là một việc làm rất thiếu tính sư phạm trong quá trình giáo dục.
Chính vì thế, tôi cho rằng, ta nên thay đổi các nội dung thi giáo viên dạy giỏi hiện nay. Nội dung thi giáo viên dạy giỏi nên được thực hiện theo hướng đánh giá lâu dài, tức là phải xem xét kết quả giảng dạy của giáo viên như thế nào, phản hồi của học sinh và đồng nghiệp của giáo viên đó ra sao? Nói về trình độ học vấn, học sinh tuy không bằng giáo viên nhưng các em sẽ là bức tranh sống động và toàn diện phản ánh kết quả mà giáo viên đó đã thực hiện trên lớp của bọn trẻ.
Nên thay thế thi bằng công nhận
Vì những lí do và dựa theo đặc thù của cuộc thi giáo viên dạy giỏi, tôi nhận thấy cuộc thi giáo viên dạy giỏi nên được thay thế bằng việc công nhận giáo viên dạy giỏi.
Sau đây, là một số đề xuất của tôi về các nội dung để giáo viên được xét công nhận giáo viên dạy giỏi:
Thứ nhất, điều kiện công nhận "Giáo viên dạy giỏi cấp trường" (được xét hàng năm). Giáo viên phải đạt 3 nội dung sau:
Nội dung 1 - Kết quả giảng dạy: Giáo viên phải có học sinh đạt giải cuộc thi học sinh giỏi từ cấp trường trở lên trong năm học được xét; Tỉ lệ bộ môn ở các lớp mà giáo viên được phân công giảng dạy trong năm học tổ chức xét phải đạt: loại Giỏi từ X% trở lên, loại Khá - Giỏi từ Y% trở lên, loại Trung bình - Khá - Giỏi từ Z% trở lên.
Nội dung 2 - Đánh giá của nhà trường: Được Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường đánh giá tốt về: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; quy chế chuyên môn (đảm bảo chương trình môn học; thực hiện đủ các tiết dự giờ, thao giảng theo quy định của nhà trường ...).
Nội dung 3 - Đánh giá của học sinh: Thực hiện khảo sát đơn giản đối với học sinh qua phiếu "Ý kiến của học sinh về giáo viên bộ môn" về các thiêu chí. Mỗi tiêu chí, giáo viên phải đạt "Mức 4" từ 90% trở lên, "Mức 1" không quá 5% trong tổng số các phiếu được khảo sát.
Thứ hai, điều kiện công nhận "Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh" (3 năm xét 1 lần). Giáo viên phải đạt 2 nội dung sau:
Nội dung 1 - Kết quả giảng dạy: Giáo viên phải có học sinh đạt giải cuộc thi học sinh giỏi từ cấp tỉnh trở lên ít nhất 1 năm trong 3 năm liền kề với năm tổ chức xét công nhận.
Nội dung 2 - Kết quả công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường. Giáo viên có 3 năm liên tiếp được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường (liền kề với năm xét cấp tỉnh).
Tôi tin rằng với các đề xuất như trên, việc công nhận giáo viên dạy giỏi sẽ có kết quả chính xác hơn, đồng thời, giáo viên sẽ giảm bớt áp lực bởi cuộc thi mang tên "giáo viên giỏi". Thay vào đó, giáo viên sẽ dành nhiều thời gian để đầu tư chuyên môn nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong giảng dạy, quan tâm đến đối tượng giáo dục nhiều hơn. Đây mới chính là mục đích yêu cầu cốt yếu của kì thi này. Chính vì vậy, nó sẽ tạo được động lực thúc đẩy quá trình dạy và học trong nhà trường theo hướng tích cực.
Trần Thi Thơ (Giáo viên Trường THPT Chiêm Thành Tấn, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang)
Giảm áp lực sổ sách giáo viên, trên bảo dưới có nghe?
-Bên cạnh nhiều ý kiến vui mừng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi, bởi điều quan trọng dưới cơ sở có thực hiện hay không là do vai trò của hiệu trưởng.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Al Ahli vs Qatar SC, 20h30 ngày 7/2: Cửa dưới ‘ghi điểm’
- Giáo sư Nhật bị chỉ trích vì tố Hoàng tử quấy rối tình dục Bạch Tuyết
- Giờ học bơi 'độc lạ' của sinh viên Nga
- Ngoại tình: Chồng cũ mời đám cưới, tôi nói một câu khiến anh ta 'muối mặt
- Nhận định, soi kèo Al Duhail vs Al
- Điểm sàn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cao nhất 22,5
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Stuttgart vs Augsburg, 2h45 ngày 5/2: Thiên nga gẫy cánh
-
Lưu Lộ học Toán mọi lúc mọi nơi. Ban đầu, bạn bè và giáo viên đều cho rằng, điểm Toán của anh sẽ rất cao. Tuy nhiên, mọi thứ trái ngược so với suy nghĩ của số đông. Điểm Toán của nam sinh lúc cao lúc thấp không ổn định.
Thấy điều lạ, lúc này, bố mẹ anh chủ động hỏi giáo viên mới biết, dù kết quả cuối cùng Lưu Lộ làm đúng nhưng quá trình giải bài không phù hợp với nội dung học. Cứ như vậy, thành tích học tập của anh gần như đứng 'đội sổ' trong lớp.
Ý thức được tình trạng học kém, nếu tiếp tục tương lai Lưu Lộ sẽ chẳng thể nghiên cứu Toán học. Do đó, năm lớp 9, anh lên kế hoạch học tập để bù đắp kiến thức thiếu sót. Năm 2005, tham gia kỳ thi tuyển sinh cấp 3, Lưu Lộ đỗ vào một trường THPT trọng điểm địa phương với thành tích tốt. Ngay khi nhận kết quả, cả gia đình và thầy cô đều bày tỏ sự ngạc nhiên.
Khác nhiều thần đồng, Lưu Lộ không có thành tích học xuất sắc từ nhỏ. Ảnh: Baidu Vào cấp 3, Lưu Lộ tiếp tục chỉ học mỗi Toán và không chú ý đến các môn khác. Lúc này, anh chủ yếu nghiên cứu Toán bằng sách tiếng Anh. Vừa tìm hiểu Toán, anh vừa tự học cả tiếng Anh một cách hệ thống. Kết quả, cuối kỳ điểm môn tiếng Anh của Lưu Lộ được cải thiện.
Với môn Toán, tình hình không tốt hơn, giáo viên nhiều lần phản ánh việc đáp án Lưu Lộ đưa ra chính xác nhưng các bước làm chưa phù hợp. Không nghe lời khuyên của thầy cô, điểm số của anh lẹt đẹt, không bứt phá. Đến năm lớp 12, Lưu Lộ nhận ra, tình trạng này sẽ không thể đỗ đại học. Anh tiếp tục vùi đầu vào ôn thi cấp tốc.
Năm 2008, tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, Lưu Lộ được 575 điểm đỗ vào Viện Khoa học Toán học và Công nghệ Máy tính thuộc Đại học Trung Nam (Trung Quốc). Lên đại học, Lưu Lộ thay đổi hoàn toàn, học đều các môn. Không hiểu chỗ nào, anh chủ động hỏi giáo sư chuyên ngành. Hàng ngày, Lưu Lộ đến thư viện để mượn sách từ tiếng Anh đến Toán học.
Lưu Lộ - người mở đường nghiên cứu thành công Phỏng đoán Seetapun của nhà Toán học người Anh David Seetapun. Ảnh: Baidu Năm thứ 2 đại học, Lưu Lộ biết đến Logic Toán học, đặc biệt là Toán học Nghịch đảo. Vì quan tâm vấn đề này, anh quyết định tự học và nghiên cứu chuyên sâu. Giai đoạn này, Lưu Lộ cũng tiếp xúc với Phỏng đoán Seetapun, do nhà Toán học người Anh David Seetapun, đưa ra năm 1990.
Trong giây phút bộc phát, Lưu Lộ nói: "Tôi muốn trở thành người đầu tiên trên thế giới giải quyết vấn đề này". Ngay sau đó, anh bắt đầu dành nhiều thời gian nghiên cứu lý thuyết Toán học liên quan. Sau thời gian nghiên cứu, đột nhiên nảy ra ý tưởng nên Lưu Lộ đã viết một bài báo liên quan đến lý thuyết đã suy luận.
Không chắc chắn ý tưởng giải quyết vấn đề đúng hay không, để chứng minh tính xác thực, Lưu Lộ đã đổi tên thành Lưu Gia Ức. Dưới sự hướng dẫn của nhà Toán học Hầu Chấn Đỉnh, Lưu Lộ trình bày nội dung bài nghiên cứu bằng tiếng Anh, sau đó gửi đến Tạp chíThe Journal of Symbolic Logic.
1 tháng sau, anh nhận được thư trả lời từ GS Dennis Hansberger - nhà Toán học người Mỹ, chuyên gia nghiên cứu Lý thuyết số và Tổ hợp, cho hay: "Bản thân là người nghiên cứu Phỏng đoán Seetapun, nhưng tôi chưa bao giờ chứng minh thành công".
Ông nhận định, nghiên cứu của Lưu Lộ giải quyết vấn đề Toán học quan trọng hơn 2 thập kỷ, chưa ai làm được. Thậm chí, GS Dennis Hansberger còn đưa nghiên cứu của Lưu Lộ cho các nhà khoa học khác thẩm định. Họ đều cho rằng, nghiên cứu này giải quyết thành công Phỏng đoán Seetapun.
Để bàn luận sâu hơn về vấn đề trên, năm 2012, Lưu Lộ được mời đến tham gia Hội nghị Học thuật Logic Toán họctổ chức tại Đại học Chicago (Mỹ). Với tư cách là tác giả bài nghiên cứu, Lưu Lộ trình bày báo cáo dài 40 phút và nhận được sự nhất trí từ 12 chuyên gia hàng đầu có mặt tại hội nghị.
Thiên tài Toán học Lưu Lộ được bổ nhiệm làm giáo sư ở tuổi 23. Ảnh: Baidu Thời điểm đạt được thành tựu, Lưu Lộ đang là sinh viên năm cuối. Phải đến lúc này, bố mẹ mới thừa nhận, Lưu Lộ là thiên tài Toán học. Để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu của Lưu Lộ, 3 học giả Lâm Quần, Lý Bang Hà và Đinh Hạ Huề của Viện Khoa học Trung Quốc đã viết thư gửi Bộ GD-ĐT nước này, chấp thuận trường hợp ngoại lệ của Lưu Lộ, cấp thẳng bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Theo họ, Lưu Lộ là tài năng Toán học hiếm có, cách này sẽ rút ngắn thời gian học để tập trung nghiên cứu. Nhằm giữ chân thiên tài Toán học, năm 2012, Đại học Trung Nam (Trung Quốc) quyết định bổ nhiệm Lưu Lộ làm giáo sư. Ở tuổi 23, anh trở thành một trong những Giáo sư Toán học trẻ nhất Trung Quốc thời điểm đó.
Trở thành GS trẻ tuổi của trường, Đại học Trung Nam cho phép Lưu Lộ tham gia giảng dạy chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Đồng thời, anh còn là nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Toán học Hầu Chấn Đỉnh thuộc Đại học Trung Nam (Trung Quốc).
Ông Trương Nghiêu Học - Hiệu trưởng Đại học Trung Nam (Trung Quốc), lúc bấy giờ, cho biết, chính sách bổ nhiệm này mang đến nền tảng tốt cho tài năng trẻ xuất sắc thực hiện hoài bão. "Chúng tôi mong muốn GS Lưu Lộ sẽ cống hiến hết mình cho nghiên cứu khoa học nước nhà".
Ngoài danh hiệu giáo sư, Lưu Lộ còn nhận được 1 triệu NDT (3,4 tỷ đồng) tiền thưởng. Một nửa phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của GS, còn lại để cải thiện cuộc sống. Đến nay, sau 12 năm, GS Lưu Lộ vẫn gắn bó với công việc giảng dạy Đại học Trung Nam (Trung Quốc). Ngoài ra, anh còn tập trung vào nghiên cứu Toán học ứng dụng.
Nhờ thành tích nghiên cứu xuất sắc này, GS Lưu Lộ từng nhận được một số giải thưởng danh giá như:
- Năm 2012, tại lễ trao giải Người Trung Quốc có tầm ảnh hưởng trên thế giới, Lưu Lộ là 1 trong 11 cá nhân xuất sắc giành giải thưởng, sau những đóng góp to lớn trong lĩnh vực Toán học.
- Cùng năm, anh còn nhận được 2 giải thưởng của Quỹ Khoa học quốc gia Trung Quốc và Hiệp hội Khoa học & Công nghệ Trung Quốc.
- Năm 2015, anh nhận được giải thưởng cống hiến cho Khoa học & Công nghệ quốc tế của Hiệp hội Toán học Mỹ.
- Năm 2021, GS Lưu Lộ lọt top 100 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng do Tạp chí Nature bình chọn và nhận được giải Ngôi sao hy vọng.
" alt="Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23">Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23
-
- “Người ta có đủ thú vui như chơi chim, chơi cá, chơi cây cảnh. Còn tôi chỉ có đam mê duy nhất là uốn nắn học trò. Mỗi khi nhìn “chậu cây” mình chăm bẵm mọc thêm một chiếc lá, nở thêm một nhành hoa, tôi lại thấy mình hạnh phúc”. Tôi tên DVC tức Dịch Vụ Cười
Mở đầu câu chuyện, thầy giáo Dương Văn Cẩn cười tươi rói giới thiệu: “Tên tôi viết tắt là DVC nên học trò thường đọc thành Dịch Vụ Cười. Còn tôi luôn muốn học trò đã đi học là phải được vui cười, hạnh phúc”.
“Người ta có đủ thú vui như chơi chim, chơi cá, chơi cây cảnh. Còn tôi chỉ có đam mê duy nhất là uốn nắn học trò”.
Vì muốn học trò được vui nên ngoài con chữ, các lớp học của thầy giáo Cẩn chưa bao giờ thiếu đi tiếng cười. Những thế hệ học trò 9X của thầy vẫn nhớ mãi về những bài thơ được “Thánh thơ Vật lý” gieo vần:
"Photon là sóng điện từ
Không điện, không khối sống lâu vô cùng
Vận tốc xưng bá xưng hùng
300 triệu đấy ai thời hơn không?”.
Nhờ thơ ca, những bài học Vật lý khô khan được biến hóa thành câu từ dễ thuộc, dễ đi vào lòng người khiến lũ học trò thích thú.
“Nhưng dạy Lý bằng thơ là cách tôi áp dụng từ hơn chục năm về trước. Giờ học trò không còn thích học qua thơ nữa”, thầy Cẩn nói.
Thế là thầy bắt đầu tìm cách lồng ghép cảm xúc vào mỗi bài giảng.
Dạy đến bài Bước sóng, có cậu học trò chợt quên công thức áp dụng, chỉ cần thầy giáo vu vơ đọc câu thần chú “Ai ngồi trên đê nhìn sóng”, cậu học trò vội gãi đầu nhớ ra ngay.
Mỗi bài giảng thường được thầy Cẩn đưa ra ví dụ cụ thể, sinh động từ đời sống hay bằng chính những câu chuyện vui để hút hồn học sinh vào môn học. Tiết học vì thế cũng không còn trở nên đáng sợ nữa mà học trò có những giây phút thoải mái, vui vẻ nhất để sẵn sàng tiếp nhận kiến thức mới.
“Đôi khi chỉ là một đường vẽ, một cái “like tay” hay một âm thanh đặc biệt cũng có thể "tấn công" vào cảm xúc học trò ngay tức thì. Muốn có những ví dụ gần gũi, cứ trò chuyện với học trò, lăn vào tâm hồn chúng sẽ hiểu. Nhờ vậy bản chất hiện tượng cũng được học sinh hiểu tường tận chứ không phải thuộc bài một cách máy móc, không có tính hệ thống”.
Theo thầy Cẩn, học Vật Lý là để đưa vào cuộc sống chứ không phải là đưa vào đầu, viết vào bài thi, thi xong là quên ngay.
Thầy Cẩn lý giải, sở dĩ học trò ngày nay thường chán học những môn khô khan là bởi giáo viên chưa biết cách làm thế nào để khơi gợi cảm xúc tới học sinh. Tại các trường đào tạo sư phạm, nghiệp vụ tạo cảm xúc cho học sinh cũng chưa từng xuất hiện trong chương trình. Trong khi, đó là điều then chốt quyết định giờ dạy có thành công hay không.
Với cách dạy vui vẻ, có những học trò ban đầu không biết gì về Vật Lý, tới mức thầy Cẩn phải thốt lên rằng “Không phải em mất gốc, mà là chưa bao giờ có gốc để mất”, nhưng qua bài giảng của thầy, những học sinh này cũng dần vỡ vạc tư duy và đã thi đỗ đại học.
Yêu thích văn chương lại giỏi thơ ca nhưng thầy Cẩn đã chọn Vật lý làm lĩnh vực để gắn bó. Sư phạm là nghề thầy coi như “định mệnh” bởi từ những năm học lớp 8 trường làng, cậu bé Cẩn đã được hai thầy giáo dạy Toán là thầy Phạm Đình Năng và thầy Hoàng Thọ Sản trao cho giáo án giảng bài thay thầy trong những tiết học phụ đạo.
Những tiết dạy “đầu tay” đã khiến bạn bè gọi cậu bằng cái tên “thầy giáo Cẩn”. Cứ thế, tình yêu với nghề cầm phấn nhem nhóm dần khiến Dương Văn Cẩn dự thi và đỗ vào khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Trong những năm tháng theo nghiệp Toán, Dương Văn Cẩn được giảng viên khoa Vật Lý là Th.S Phan Văn Đồng phát hiện ra tố chất. Nghe lời thầy, Dương Văn Cẩn nộp đơn xin “vượt rào” sang khoa Vật lý và được tuyển thẳng.
Thầy Cẩn được nhiều thế hệ học trò gọi bằng "Bố"
Sau này, khi trở thành giáo viên dạy Vật Lý của Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), thầy giáo Cẩn luôn tâm niệm, đã làm nghề cầm phấn, không thể để viên phấn trở nên vô hồn. Đó phải là viên phấn truyền được cảm hứng khiến học trò đam mê với Vật lý.
Vì thế, thầy giáo Cẩn luôn chú trọng đến sự tương tác giữa thầy và trò. Các thế hệ học trò cũng truyền nhau rằng, hễ đến tiết học Lý của thầy Cẩn luôn phải “tỉnh táo”. Thầy Cẩn thường dạy học theo kiểu “bẫy sai”. Thỉnh thoảng, thầy sẽ ghi sai lên bảng để học trò phát hiện lỗi và “tố ngược” lại thầy.
“Học sinh bị thầy “lừa” như thế tức lắm. Đứa nào không tỉnh táo cứ ghi đầy vở, kiểu gì trong cả buổi học cũng phải gạch đi 2, 3 lần. Bị gạch đi nhiều nên chúng biết rằng, không cần thiết phải ghi chép dài dòng. Ngồi lắng nghe bài giảng để nhớ, nhớ rồi thì không cần ghi”, thầy Cẩn nói.
Cách dạy này mặc dù mất thời gian nhưng thầy Cẩn cho rằng sẽ đem đến cảm xúc rất tốt vì học trò có cơ hội được tranh luận.
“Không gì dễ hiểu bài bằng chuyện… cãi nhau”. Thầy Cẩn luôn dạy học trò, “học môn Vật Lý nên không vô lý được”. Do vậy, học trò sẽ phải vắt óc suy nghĩ tìm lỗi sai và đưa ra đủ mọi lý lẽ để chứng minh điều mình nói là đúng.
Mỗi tiết học Lý vì thế luôn khiến học sinh hào hứng. Học sinh được quyền nói, được quyền thảo luận về tất cả những nội dung liên quan đến bài học.
“Mình làm tốt, xã hội sẽ trả công như một quy luật”
Người ta có đủ thú vui như chơi chim, chơi cá, chơi cây cảnh còn thầy Cẩn chỉ có đam mê duy nhất là uốn nắn học trò.
“Mỗi khi nhìn “chậu cây” mình chăm bẵm mọc thêm một chiếc lá, nở thêm một nhành hoa, tôi lại thấy mình hạnh phúc”, thầy Cẩn nói.
Trong quãng thời gian “gieo hạt”, thầy Cẩn cảm thấy mãn nguyện vì đã uốn nắn được nhiều cái cây xơ xác trở nên tươi xanh, đủ sức che chở cho bản thân và nhiều người khác.
Có cậu học trò bố phải vào tù và không lâu sau qua đời. Cậu bé suy sụp đến mức vứt bỏ tất cả trong gang tấc. Biết chuyện, thầy giáo Cẩn đã đến tìm gặp và khuyên nhủ. Sau nhiều lần thuyết phục, cậu học trò lạc lối đã quyết thi lại và đỗ Trường Đại học Bách khoa. Giờ đây, cậu đã tốt nghiệp và có tổ ấm nhỏ của riêng mình.
Thầy Cẩn bộc bạch: “Tôi thấy hài lòng vì những việc mình làm. Hôm nay học trò bi quan gặp thầy phải trở nên lạc quan. Nếu học trò có hành động tiêu cực, người thầy phải khiến chúng trở nên tích cực. Theo tôi, đó mới đúng nghĩa của từ giáo dục.”
“Có nhiều người hỏi tôi rằng đông học trò như thế chắc phải kiếm được nhiều tiền lắm nhỉ? Nhưng đó không phải điều tôi quan tâm. Mỗi ngày đi dạy tôi chỉ nghĩ, hôm nay đi dạy sẽ có bao nhiêu học trò trưởng thành. Còn khi mình làm tốt, xã hội sẽ tự “trả công” cho mình như một quy luật công bằng, dù bằng cách này hay cách khác”.
"Hôm nay học trò bi quan gặp thầy phải trở nên lạc quan. Nếu học trò có hành động tiêu cực, người thầy phải khiến chúng trở nên tích cực".
Sống tận tâm với nghề nhưng có lần thầy Cẩn bị đặt điều đến mức tự ái, thầy quyết định xin nghỉ dạy. Thế nhưng, các học trò của thầy nhất định không cho thầy rời bục giảng.
Chúng kéo nhau đến tận nhà, cùng nhau viết thư gửi đến các tòa soạn báo yêu cầu phải lấy lại danh dự cho thầy giáo. Thấy nước mắt của học trò, thầy lại không nỡ bỏ nghề.
Cũng có một vài trường tư mời thầy về làm hiệu trưởng nhưng thầy từ chối vì sợ phải xa viên phấn.
“Có quãng thời gian tôi chuyển sang làm... lãnh đạo. Nhưng vì nhớ nghề, tôi lại quay về công việc giảng dạy. Chỉ cần học trò còn muốn học, tôi sẽ không ngừng dạy”.
Với quan điểm đem tình yêu thương cho học trò, học trò sẽ đáp trả tình yêu thương, nên mỗi dịp 20-11 đến, thầy Cẩn luôn hạnh phúc vì biết bao thế hệ học trò quay trở về thăm thầy.
“Có đứa mang cả chồng, con đến thăm. Chúng vẫn nhớ và quan tâm thầy theo những cách giản dị, thân tình. Có đứa còn tặng thầy cả bấm móng tay. Chúng bảo không biết thầy thiếu cái gì nên tặng cái này thầy đỡ phải mua. Sự quan tâm của học trò có lẽ là niềm hạnh phúc nhất của những người làm nghề giáo”.
Với thầy Cẩn, hạnh phúc chính là được làm nghề gắn với bảng đen phấn trắng. Hạnh phúc chính là nghĩa tình thầy trò được thầy ghi lại bằng những vần thơ:
“Cả cuộc đời tôi úp mặt vào bảng đen,
Để đem lại cho đời bao khuôn mặt tươi sáng.
Cả cuộc đời tôi cầm viên phấn bạc
Viết cho đời những dòng chữ ân tình!”.
Thúy Nga
Thầy hiệu trưởng khiến học trò “phát cuồng” vì những quy định không giống ai
Thầy Hoàng Văn Việt (Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bảo Thắng) khiến học trò phải “phát cuồng” vì những quy định “không giống ai”.
" alt="Huyền thoại dạy Vật Lý">Huyền thoại dạy Vật Lý
-
Tối 28/5, Thanh Hằng 2 lần xuất hiện ở vị trí vedette tại Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2022. Trong trang phục đầm dạ hội có phom dáng ấn tượng với đường sóng lượn đầy uyển chuyển, khoét sâu ngực khéo léo, Thanh Hằng thể hiện bản lĩnh kết màn BST “The Future Woman” của NTK Lý Giám Tiền. Thanh Hằng cũng là vedette được giữ bí mật đến phút cuối của NTK Nguyễn Minh Công. Siêu mẫu mặc váy “tùng xòe” với nói thân thuộc “Bánh mì Sài Gòn... 0 đồng 1 ổ”, thể hiện tinh thần đoàn kết và san sẻ của đồng bào Việt Nam trong trong đại dịch vừa qua. NTK Nguyễn Minh Công vui sướng vỡ òa sau màn trình diễn của BST. Được biết, an đã dốc hết sức lực và tài chính cho lần trình diễn đặc biệt này. Mở màn cho BST “The Future Woman”, siêu mẫu châu Á Quỳnh Anh kiêu hãnh trong chiếc đầm dạ hội cắt xẻ độc đáo cùng những vân sáng uốn lượn uyển chuyển hiện đại. Kỹ thuật tạo phom dáng, xếp ly 3D, tạo khối kiến trúc mang đậm dấu ấn cá nhân của Lý Giám Tiền. Khánh Vân bước đi lộng lẫy uyển chuyển từ hiệu ứng ánh đèn mờ ảo trong BST của NTK Phương Hồ. Trong tà áo dài truyền thống màu trắng được cách điệu với lớp vải lấp lánh ánh xanh dương, Khánh Vân làm nổi bật lên thông điệp của BST “Cá chép hóa rồng”.
Quán quân The Next Face 2021 Y Hạ xuất hiện cuốn hút và bước đi uyển chuyển trong bộ jumpsuit màu cam neon bắt mắt, phối cùng blazer dáng dài có thiết kế độc đáo của NTK Hoàng Quyên. Quán quân The Next Face 2021 Stephen Nguyễn trong một thiết kế mang cảm hứng đến từ tương lai Mẫu nhí Almira Bảo Hà thú vị trong thiết kế tương đồng nhất bộ quần áo bảo hộ kết hợp cùng kính chống giọt quen thuộc trong khoảng thời gian đại dịch. Quán quân The Face 2018 Mạc Trung Kiên. Đ.N
" alt="Thanh Hằng thống lĩnh vị trí vedette, Khánh Vân hóa thân làm 'cá chép'">Thanh Hằng thống lĩnh vị trí vedette, Khánh Vân hóa thân làm 'cá chép'
-
Nhận định, soi kèo Arda Kardzhali vs Spartak Varna, 22h30 ngày 7/2: Thiếu cảm giác bóng
-
Theo hãng tin RT, clip vụ việc đã xuất hiện trên mạng vào cuối tuần, gây bão trên các trang mạng xã hội tiếng Nga. Hình ảnh được ghi lại cho thấy các hành khách cố tìm cách giữ mình khỏi bị ướt vì nước rơi từ trần máy bay xuống. Một số thậm chí dùng ô che, trong khi số khác cằn nhằn vì bị nước rơi vào người.
Vụ việc được cho là xảy ra trên một chuyến bay của hãng hàng không Rossiya, hành trình từ thành phố Khabarovsk ở Siberia đến thành phố nghỉ dưỡng ven biển Sochi.
Hãng Rossiya cam kết sẽ điều tra vụ việc và cho biết không có hành khách nào đâm đơn than phiền. Công ty cho rằng có thể sự tích tụ hơi nước đã gây ra "trận mưa".
Thanh Hảo
Nhà giàu Mỹ chi tiền tỷ giữ chỗ học tại trường điểm cho con
Tạm rời bỏ New York để trốn chạy dịch bệnh, một số gia đình giàu có nhất ở Mỹ vẫn chi hàng chục nghìn USD để giữ chỗ cho con cái họ tại các trường hàng đầu trong thành phố.
" alt="Clip hành khách dùng ô che mưa trên máy bay">Clip hành khách dùng ô che mưa trên máy bay