Bệnh viện trả về, người mẹ kiên quyết không rút ống thởNguyễn Tuấn Thành (SN 1997 - Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) từng là học sinh giỏi trường THCS Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Bố mẹ đặt cho cậu cái tên Tuấn Thành những mong tương lai con trai ‘công thành, danh toại’.
|
Chàng trai Nguyễn Tuấn Thành (SN 1997) |
Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân (SN 1961) - mẹ Thành chia sẻ: ‘Từ nhỏ Thành ngoan ngoãn, chăm học, rất hiểu chuyện, thích học nhảy. Đặc biệt, sức khỏe tốt, không phải dùng thuốc men bao giờ. Suốt năm tháng cắp sách đến trường, Thành nhận được sự yêu mến của thầy cô và bạn bè’.
Năm lớp 8, trước ngày thi chuyên ngữ Anh, Tuấn Thành bỗng lên cơn co giật rồi bất tỉnh. Gia đình vội gọi xe cấp cứu đưa cậu vào bệnh viện 198.
Tình hình nguy kịch, hôn mê sâu cậu tiếp tục được chuyển sang bệnh viện Nhi Trung Ương điều trị. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Tuấn Thành mắc bệnh viêm não.
Khoảng thời gian đó, Tuấn Thành rơi vào trạng thái sống thực vật. Từ cậu bé hoạt bát, trắng trẻo khỏe mạnh, Thành sụt cân, nằm bất động một chỗ. Mọi việc sinh hoạt đều do mẹ phục vụ, ăn bằng ống xông. Sức khỏe Thành ngày một xấu đi.
Từng có thời điểm, nhân viên y tế nói bà nên chuẩn bị tâm lý, lo sẵn hậu sự. Bác sĩ tiên lượng Thành chỉ sống nhiều lắm là 1 năm rưỡi nữa, khuyên gia đình đưa bệnh nhân về. Thương con, bà Xuân vẫn quyết định chạy chữa đến cùng, dù còn 1 cơ hội nhỏ nhoi.
Thành nằm viện 2 tháng, bà Xuân đưa con trai về nhà chăm sóc. Những vật dụng không thể thiếu là bình oxy, ống xông và thiết bị y tế. Vài hôm, Thành lại lên cơn co giật, bà Xuân tất tả đưa con vào viện.
Ròng rã, mẹ con Thành sống ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Nhìn cậu con trai duy nhất đang khỏe mạnh, giờ phải chịu dày vò của bệnh tật, lòng bà Xuân chết lặng. Bà kiên quyết bỏ ngoài tai lời khuyên rút ống thở của mọi người.
‘Sốc và đau đớn là những gì tôi phải đối mặt. Làm mẹ ai chẳng thương, chẳng xót con. Nhiều lần tôi đứng ở hàng lang tầng 7 của bệnh viện định lao mình xuống đất. Con mình sinh ra lành lặn, khỏe mạnh bỗng thành người thực vật, mọi thứ phía trước đều mịt mờ. Cảm giác rất kinh khủng’, bà Xuân nói.
Bà Xuân vừa điều trị tây y kết hợp vật lý trị liệu, cho con tránh việc tay, chân bị teo cơ do nằm lâu.
‘Mặc dù con không biết gì nhưng ngày nào tôi và cô điều dưỡng đông y cũng nâng người con dậy, tập cơ, vận động, xoa bóp huyệt. Trong lúc lau rửa, tôi chủ động đều tranh thủ trò chuyện với con trai, nhắc lại chuyện quá khứ và những gì đang xảy ra như lúc con còn tỉnh. Với tôi, con chỉ đang ngủ một giấc thật say…’, bà Xuân nhớ lại.
Sự hồi sinh kỳ diệu của chàng trai sống đời thực vật
Thật kỳ diệu, 3 năm sau, một ngày Thành bỗng mở mắt, câu đầu tiên cậu gọi là ‘mẹ ơi’. Bà Xuân tưởng mình nằm mơ, đứng yên lặng, đưa tay dụi mắt liên tục vì không dám tin. Phải đến khi Thành cất tiếng gọi thêm 3 lần nữa, bà mới chạy đến ôm con vào lòng.
Khoảnh khắc như vỡ òa, bà lấy điện thoại gọi cho những người cùng đồng hành với hai mẹ con bấy lâu báo tin. Ai nấy đều khóc.
|
Bằng tình yêu bao la của người mẹ, Tuấn Thành hồi sinh kỳ diệu sau 3 năm sống đời thực vật |
‘Trước ngày con tỉnh lại, con không có dấu hiệu gì cho thấy tình trạng phục hồi. Đôi mắt nhắm nghiền, tay chân im lìm. Tôi không nghĩ có ngày này’, mẹ Tuấn Thành xúc động chia sẻ.
Tuấn Thành bắt đầu chuỗi ngày tập đi lại, nói chuyện. Lúc đó, đôi mắt Thành mờ đục, không nhìn được. Bà Xuân cho con đi khám, vị bác sĩ tiêm 100 mũi vào hốc mắt, thị lực chàng trai sinh năm 1997 mới dần dần nhìn thấy.
Hơn 5 năm trôi qua, Thành đã là chàng trai 21 tuổi. Tuy sức khỏe đã hồi phục nhưng di chứng căn bệnh viêm não khiến giọng nói và tay chân của Thành vẫn còn khá yếu.
‘Con tôi giờ lớn nhưng trí não cháu vẫn chỉ đứa bé thiếu niên 14 tuổi, còn ngây ngô lắm. Suy nghĩ gì khó một chút là quá sức. Tuần nào con cũng lên cơn động kinh. Tôi phải ghi nhật ký, mỗi lần con lên cơn bao lâu, động kinh mấy lần.
Khắp trong Nam, ngoài Bắc có ai mách bác sĩ giỏi, tôi lại lặn lội đi mua thuốc cho con. Nếu sau đợt dùng thuốc, số lần động kinh giảm là tôi biết con đáp ứng thuốc tốt, ngược lại là thuốc không có tác dụng
Gần đây, hai mẹ con cùng vào Lâm Đồng chữa bệnh. Đó cũng là chuyến đi xa nhất của hai mẹ con từ ngày Thành tỉnh lại’, bà Xuân nói tiếp.
|
Dòng nhật ký nhói lòng của người mẹ |
Theo lời bà Xuân, hai vợ chồng bà chỉ sinh được một mình Thành. Chồng bà làm bảo vệ, sức khỏe kém. Gần đây mới đi phẫu thuật, cắt một phần lá phổi. 8 năm con trai bị bệnh, bà chỉ ở nhà, chăm sóc 24/24h.
Bà Xuân chia sẻ, một điều khiến bà bất ngờ là tay cầm bút còn khó khăn nhưng những kiến thức tiếng Anh từ thời đi học, con trai bà vẫn còn nhớ mồn một.
‘Hôm đó, có chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Thành nằm trên ghế xem. Đến câu hỏi tiếng Anh, trong khi thí sinh chưa kịp trả lời, Thành trả lời luôn.
Tôi nghĩ sau mấy năm bạo bệnh, trí nhớ ảnh hưởng, sẽ quên hết, nào ngờ con nhớ đến thế. Tên các bạn, người thân quen, con nhớ vanh vách. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn đang trong quá trình hồi phục, cả trí nhớ cũng vậy nên tôi không quá kỳ vọng con có thể học và sử dụng tốt tiếng Anh như trước kia. Vì sợ con suy nghĩ nhiều một chút là đau đầu’, mẹ Thành bộc bạch.
Mong muốn của người mẹ này là đăng ký cho con một lớp về công nghệ thông tin. Đến lớp con vừa học thêm nghề, vừa có cơ hội giao lưu với mọi người xung quanh.
‘Giai đoạn đầu, bạn bè cùng lớp, thầy cô giáo cấp 2 hay đến nhà thăm hỏi. Các bạn còn tổ chức sinh nhật, đến nhà chúc tết Thành. Sau này, các cháu lên cấp 3, đi du học, đi làm nên ít đến. Từ ngày tỉnh dậy đến nay, người bạn duy nhất của con là mẹ và bốn bức tường’, bà Xuân nghẹn ngào cho biết.
Cũng như bao người mẹ khác, bà Xuân hi vọng, ngày nào đó, sức khỏe khôi phục hoàn toàn, Thành gặp được cô gái phù hợp, nên duyên vợ chồng và sống thật hạnh phúc.
|
Tay còn yếu nhưng Thành rất chăm chỉ luyện tập cầm bút |
Giọng nói khó nhọc, chàng trai Tuấn Thành chia sẻ với phóng viên, 3 năm hôn mê, người ngoài thấy cậu nằm bất động nhưng cậu vẫn cảm nhận mọi thứ xung quanh.
Sở thích của chàng trai trẻ là xe mô tô phân khối lớn, học tiếng Anh và máy tính. Một năm nay, nhờ mạng xã hội facebook, Tuấn Thành đã có thêm nhiều bạn hơn.
‘Nhiều lần em muốn gọi mẹ nhưng cảm giác bị giam hãm ở trong trí não, không thể thốt thành lời. Em cảm nhận mẹ luôn ở bên mình. Giờ em chỉ muốn khỏe thật nhanh, học thêm gì đó và kiếm được công việc, giúp đỡ, phụng dưỡng bố mẹ’, Thành tâm sự.
Phẫu thuật gọt cằm và cắt mí, cô gái trẻ hôn mê 5 tháng chưa tỉnh
Một cô gái trẻ đã hôn mê 5 tháng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ tại một cơ sở kém uy tín, đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.
" alt=""/>Chàng trai sống thực vật, bệnh viện trả về lo hậu sự bỗng tỉnh dậy sau 3 năm
|
82 tuổi, lần đầu tiên bà Nữ được cầm giấy khai sinh của mình trên tay. Ảnh: N.H. |
Chiều hôm đó, bà nghỉ đi nhặt ve chai một bữa, cả buổi chiều bà đến chơi hết nhà này đến nhà khác khoe chuyện vui của mình. Mấy bà bạn già trong xóm cũng mua trái cây sang chia vui cùng bạn.
‘Cả cuộc đời tôi sống không nhà, không cha mẹ, không giấy tờ tùy thân. 82 tuổi, cầm được tờ giấy khai sinh, tôi mừng lắm’, bà Nữ nói, giọng run run.
Bà Nữ mất mẹ khi mới 16 tháng tuổi. Năm bà 3 tuổi thì bố mất. Không còn bố mẹ, bà được người ta đưa đến một cô nhi viện ở Sài Gòn nhờ nuôi giúp. ‘Tôi trở thành trẻ mồ côi như vậy’, giọng chậm rãi cụ bà kể về mình.
Sống ở cô nhi viện đến năm 8 tuổi, bà theo nhóm bạn trèo tường bỏ trốn. ‘Tôi nghe lời mấy chị lớn tuổi hơn. Các chị nói, ra ngoài sống sướng hơn’, bà Nữ nhớ lại.
|
Người phụ nữ tóc bạc, da mồi này đã sống một cuộc đời chan đầy nước mắt với gầm cầu, đường phố, không giấy tờ tùy thân. |
Rời cô nhi viện, bà Nữ sống lang thang. Ban ngày bà đi theo nhóm trẻ lang thang đi xin ăn ở khu vực Chợ Lớn. Tối, cả nhóm ngủ ở gầm cầu, có khi ngoài đường, hoặc ở một căn nhà hoang nào đó.
Không đi học, không biết chữ, 8 tuổi bà Nữ không biết mình tên gì, quê ở đâu, tại sao mình lại trở thành trẻ mồ côi. ‘Là trẻ mồ côi lang thang, tủi thân lắm. Nhiều hôm không có cơm ăn, mấy đứa tụi tui lượm lặt đồ ăn thừa cho vào bụng. Rồi đứa nào cũng đau bụng, bị tiêu chảy, đứa nào cũng gầy trơ xương’, cụ bà sinh năm 1937 kể về tuổi thơ của mình, giọng ngắt quãng.
Đến tuổi trưởng thành, bà Nữ được người ta cho mượn tiền làm vốn bán rau ở chợ Cầu Muối (Quận 1) kiếm sống. Một hôm, bà gặp một người phụ nữ miền Tây, nói có họ hàng với bà.
|
Chị Thanh - con gái bà Nữ cũng không có giấy tờ tùy thân như mẹ. Hai cháu trai bà Nữ cũng không có chứng minh nhân dân, hộ khẩu. |
‘Lúc đó, tôi mới biết tên mình là Châu Ngọc Nữ, sinh năm 1937, quê Cần thơ, bố mẹ đã mất khi còn nhỏ’, bà Nữ kể. Biết được nguồn cội của mình, bà bắt xe về quê, đinh ninh sẽ đi thăm mộ bố mẹ nhưng không còn gì nữa.
34 tuổi, bà chung sống với một người đàn ông quê Cần Thơ, sinh được một người con gái. Chồng bà cũng là trẻ mồ côi. Vợ chồng sống được ba năm thì ông mất. ‘Ba con bé mất, tôi đưa con đi hết nơi này đến nơi khác. Cuộc sống lang thang của mẹ con tôi nhiều nước mắt lắm’, bà kể.
Đến lượt con gái bà lấy chồng, anh cũng là trẻ mồ côi. Thành ra, mấy chục năm qua, cả gia đình bà Nữ sống cảnh không hộ khẩu, không chứng minh nhân dân.
‘Tôi chuyển chỗ trọ liên tục, nhưng may mắn ở đâu cũng được người ta thương. Mấy anh cảnh sát khu vực biết hoàn cảnh của tôi nên tạo điều kiện lắm’, giọng cụ bà vui vẻ.
|
Bà Nữ thấy mình may mắn khi nhận được sự giúp đỡ của nhiều người, trong đó có ông Định. |
Ở tuổi gần đất xa trời bà Nữ muốn làm giấy tờ tùy thân để được làm bảo hiểm y tế, khi đi khám bệnh sẽ được giảm tiền. Bà đến Ủy ban phường Thạnh Lộc - nơi đang thuê trọ xin làm thẻ bảo hiểm y tế, nhưng không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào cả.
‘Nếu năm xưa tôi không trốn khỏi cô nhi viện thì cuộc đời có khi sẽ khác, không phải khổ cực vì giấy tờ như bây giờ. Tôi không có giấy tờ rồi, con cháu tôi cũng không luôn. Tất cả là do việc làm dại dột của tôi năm 8 tuổi’, bà Nữ tự trách mình. Sau đó, bà đạp xe đi đến các cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí nhờ giúp đỡ, hi vọng mình sẽ có giấy tờ tùy thân.
Ông Phạm Quý Định là cán bộ công an nghỉ hưu. Biết câu chuyện của bà Nữ, ông đứng ra giúp đỡ. ‘Tôi may mắn hơn bà ấy là có gia đình, có đầy đủ giấy tờ và có nhà để ở. Câu chuyện của bà ấy thật tội nghiệp’, ông Định nói.
Song song với việc làm đơn nhờ các cơ quan giúp đỡ, ông giúp bà Nữ làm các thủ tục hành chính như bên Ủy ban phường Thạnh Lộc hướng dẫn là xác nhận nơi sinh ra, quê ở đâu, những nơi bà Nữ từng ở.
Ông Trương Thanh Tú, Chủ tịch UBND phường Thạnh Lộc cho biết, sau khi tiếp nhận đơn của bà Nữ cùng với sự hướng dẫn của Phòng Tư pháp Quận 12, Phường đã cấp giấy khai sinh cho bà Nữ.
Ông Định cho biết, hiện ông đang làm các thủ tục cho mẹ con bà Nữ được nhập hộ khẩu. Ngày 25/10, bước đầu, Công an Quận 12 đã gặp mẹ con bà Nữ để nghe trình bày về hoàn cảnh, lý do không có giấy tờ tùy thân.
‘Hiện tôi đang tiếp tục làm các thủ tục do phía công an yêu cầu. Mong tới đây mẹ con bà ấy sẽ làm được giấy tờ’, ông Định nói.
Người mẹ nghèo gửi con 4 tuổi cho người lạ, 15 năm sau bất ngờ cuộc trở lại
Ở với bố mẹ nuôi, con trai chị Thanh (TP.HCM) được đi học và nhập hộ khẩu. Thi thoảng, cậu bé lại về thăm mẹ và bà ngoại.
" alt=""/>Hạnh phúc của cụ bà Sài Gòn 82 tuổi lần đầu được làm giấy khai sinh