Trong MV, Đàm Vĩnh Hưng vào vai chủ phòng trọ, chứng kiến những phận người khác nhau khi Tết đến xuân về. Đó là một cặp bà cháu nương tựa nhau làm đủ thứ nghề mưu sinh, những người phụ nữ nhặt rau hàng ngày mong kiếm được ít tiền sắm áo mới cho con…
Ông chủ trọ tuy bề ngoài nghiêm khắc, khó tính nhưng sâu tận bên trong luôn quan tâm mọi người. Không chỉ giảm tiền nhà, ông còn tặng quà và tổ chức một buổi tiệc cuối năm, cùng đón giao thừa với bà con trong xóm.
Nội dung bài hát dựa trên câu chuyện hoàn toàn có thật của tác giả - một người bác sĩ. Anh đi công tác nơi xa, cả lễ Tết cũng ít có dịp đoàn tụ với gia đình nên đã viết lên những ca từ giản dị nhưng xúc động.
![]() | ![]() |
Đàm Vĩnh Hưng được gửi bản nháp ca khúc cách đây không lâu. Sau khi nghe xong, anh quyết định chọn bài hát quay MV vì nghĩ sẽ dễ chạm tới nhiều người. Tác giả bài hát cho phép nam ca sĩ toàn quyền chỉnh sửa cũng như không nhận phí tác quyền.
Đàm Vĩnh Hưng kể đã quan sát thực tế đời sống nên luôn cố gắng đưa những câu chuyện "đời" và gần gũi khiến mọi người dễ thấu hiểu, đồng cảm khi xem MV.
![]() | ![]() |
Diễn viên Võ Tấn Phát, ca sĩ Vũ Hà diễn xuất trong MV.
“Tết là dịp sum họp, đoàn viên, nhất là đối với những người xa quê nhưng không phải ai cũng có may mắn đó. Vì nhiều lý do khác nhau, có người chọn ở lại thành phố, có thể họ không có tiền, về quê cũng không còn người thân… và mình đồng cảm, san sẻ một chút để người ở lại cũng ăn Tết vui vẻ như người về quê. Đó là thông điệp mà tôi muốn thể hiện trong MV này", nam ca sĩ nói thêm. Đàm Vĩnh Hưng nhiều lần nghẹn ngào, xúc động khi thu âm và quay hình cho sản phẩm.
Dịp này, Đàm Vĩnh Hưng cũng ra mắt EP Vui cùng Tết đi gồm 4 bản. Ca sĩ phối giai điệu rộn rã, mang đến không khí hứng khởi những ngày đầu năm. Anh cũng khéo léo đưa ca khúc Xuân về nhớ emtạo nốt trầm lắng đọng để mỗi người chiêm nghiệm. Trước đó, Đàm Vĩnh Hưng trình diễn ca khúc này tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, lấy nhiều nước mắt của các phạm nhân.
Trích MV 'Xuân về nhớ em'
Trước đó, trong 2 năm học 2021-2022 và 2022-2023, TP.HCM đã chi 2.280 tỉ đồng hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên thông qua các Nghị quyết của HĐND TP.HCM về các chính sách đặc thù.
Cụ thể, trong năm học 2021-2022, số tiền hỗ trợ học phí học kỳ I là 203 tỉ đồng, học kỳ II là 401 tỉ đồng.
Trong năm học 2022-2023, số tiền hỗ trợ học phí là 1.676 tỉ đồng, bao gồm: Đối với các đơn vị trực thuộc Sở, số tiền hỗ trợ là 421 tỉ đồng; Các đơn vị trực thuộc TP Thủ Đức và 21 quận huyện, số tiền hỗ trợ là 1.254 tỉ đồng, trong đó, công lập đã thực hiện cấp kinh phí vào dự toán đầu năm với số tiền 950 tỉ đồng, ngoài công lập TP Thủ Đức và 18 quận huyện thực hiện, số tiền: 304 tỉ đồng.
Năm học 2023-2024, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục tham mưu xây dựng Nghị quyết quy định nội dung chi và mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn TP.HCM và Nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí, tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tiền ăn trưa cho học sinh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ từ năm học 2023-2024...
Tháng 6/2023, Sở GD-ĐT TP.HCM có tờ trình trình Thường trực UBND TPHCM về chủ trương thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ học phí năm học mới 2023-2024 theo Nghị quyết số 16 năm 2022 của HĐND TPHCM. Tuy nhiên, tờ trình này vẫn dựa theo Nghị định 81 của Chính phủ, theo lộ trình tăng học phí trong năm học 2023-2024.
Theo đó, Sở GD-ĐT đề xuất UBND TP thống nhất chủ trương trình HĐND TP cho tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 17 năm 2022, hỗ trợ học phí phần chênh lệch mức học phí do điều chỉnh mức học phí theo Nghị quyết số 16 năm 2022. Đề xuất này không áp dụng cho học sinh ngoài công lập.