Tiêm phòng lao cho trẻ ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BVCCCác dấu hiệu lâm sàng nhận biết sớm bệnh lao ở trẻ em
- Tiền sử tiếp xúc gần gũi với người bệnh lao phổi, trong vòng 1-2 năm gần đây.
- Tiền sử có các triệu chứng lâm sàng nghi lao đã được điều trị nhưng triệu chứng không hoặc ít cải thiện, nhanh tái phát.
- Triệu chứng lâm sàng nghi lao:
Triệu chứng toàn thân: Sốt, ra mồ hôi đêm; mệt mỏi, giảm chơi đùa; chán ăn, không tăng cân, sụt cân, suy dinh dưỡng.
Triệu chứng cơ năng: Tùy thuộc vào cơ quan mắc lao, như ho dai dẳng, nổi hạch, đau đầu, co giật, đau khớp,… các triệu chứng thường kéo dài trên 2 tuần, không cải thiện với liệu pháp điều trị khác.
Việc điều trị lao ở trẻ em giống người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng hướng dẫn của bác sĩ, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.
Bệnh lao trẻ em có thể chữa khỏi được, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc. Trẻ em nên tiêm vắc xin BCG trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh lao.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm
Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.">