Công bố của BTC SEA Games 33 cho biết,ệtNamnhậntinvuitừbxh bd tbn kỳ đại hội thể thao lớn nhất khu vực diễn ra tại Thái Lan vào tháng 12 năm 2025 quy tụ 50 môn, 569 nội dung thi đấu. Với riêng Kickboxing, BTC SEA Games đưa Kickboxing vào danh sách các môn thi đấu với 8 nội dung.
Ông Hoàng Quốc Vinh, Trưởng phòng Thể thao thành tích cao 1 (Cục TDTT) cho biết, việc SEA Games 33 có 8 nội dung Kickboxing vừa là tin vui cũng là trách nhiệm, áp lực với bộ môn, Liên đoàn cũng như các HLV, VĐV bởi ở 2 kỳ SEA Games gần nhất, Kickboxing Việt Nam đều đạt được các thứ hạng cao.
Trong chiều 25/11 đã diễn ra lớp tập huấn chuyên môn cho các HLV, trọng tài, nhằm phát triển phong trào Kickboxing trên toàn quốc. Lớp có 120 học viên và kết thúc vào ngày 30/11.
Ngoài ra Liên đoàn Kickboxing Việt Nam và Kickboxing Ranking Vietnam vừa ký thoả thuận tài trợ, trong đó đối tác tài trợ 300 triệu đồng/năm với thời hạn 5 năm.
Djokovic chọn Andy Murray làm HLV: Khát vọng của nhà vô địch
Nhà vô địch Novak Djokovic công bố Andy Murray là HLV tiếp theo, nhằm tiếp thêm động lực chinh phục vinh quang mới ở tuổi 37.
Câu 1 bài 5 của đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 của Hà Nội mới đây tương tự Bài 7 đề thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia THPT của Trường ĐH Vinh năm ngoái.
Chia sẻ với VietNamNet, thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên dạy Toán Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội), cho rằng đây là một sự bất hợp lý.
“Câu 1 của bài 5 đề thi học sinh giỏi lớp 9 Hà Nội năm nay hoàn toàn tương tự Bài 7 trong đề thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia THPT của Trường ĐH Vinh năm học 2019-2020.
Trong đề của Trường ĐH Vinh, thì bài này chiếm đến 7/20 điểm, với thời gian làm bài bình quân trong 63 phút.
Trong khi đó, bài này trong đề chọn học sinh giỏi lớp 9 của Hà Nội thì chỉ có 1/20 điểm, với thời gian tương đối mà học sinh có thể làm là 7,5 phút.
Chưa kể, theo cách lớp 9 mà tôi biết thì lời giải cũng rất rườm rà, mất cả 1 trang giấy A4. Như vậy là có sự vênh nhau rất lớn về mức độ, thời gian và đối tượng học sinh”, thầy Tùng phân tích.
Còn thầy Nguyễn Cao Cường, giáo viên nhiều năm dạy Toán và hiện là Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) thì cho rằng, việc có một bài khó có tính phân loại cao ở một kỳ thi chọn học sinh giỏi là không có gì bất ngờ.
“Ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp THCS thì các thí sinh của một số quận, huyện có sự chuẩn bị tốt cũng là một lợi thế. Bên cạnh đó, bài toán này là một bài số học, lợi thế đó càng thuộc về học sinh năng khiếu cấp THCS. Theo tôi, các trường tại Hà Nội mà có ưu thế chọn học sinh đầu vào từ lớp 6 và có định hướng chuyên sâu môn Toán thì các học sinh sẽ không quá bất ngờ. Cũng chính bởi điều này, qua các kỳ thi học sinh giỏi, cấp THPT chuyên càng có thêm những học sinh năng khiếu đặc biệt. Kết quả IMO các năm vừa qua là một minh chứng cho thấy nguồn học sinh giỏi từ cấp THCS rất quan trọng”, thầy Cường chia sẻ.
"Đề thi của Hà Nội là một đề nặng"
Trao đổi với phóng viên, TS Lê Xuân Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên thuộc ĐH Vinh nhìn nhận: đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán lớp 9 của Hà Nội “rộng hơn” đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 của trường mình.
“Một cách khách quan, khối lượng công việc mà học sinh phải làm ở đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 của Hà Nội nhiều hơn đề của trường chúng tôi. Tôi cho rằng đề thi của Hà Nội là một đề nặng trong vòng 150 phút”, thầy Sơn nói.
Tuy nhiên, thầy Sơn cũng cho hay, nếu xét trình độ về số học, chưa chắc học sinh cấp THPT hơn học sinh THCS.
“Bởi có những học sinh được học về số học rất sớm. Và phần số học cũng không đòi hỏi quá nhiều kiến thức về lý thuyết và cấu trúc. Phần này chủ yếu dựa vào tư chất, sự thông minh, nhạy bén của học sinh trong việc phát hiện ra vấn đề để giải quyết. Chứ không phải lên lớp cao mới có thể làm được. Bởi học cấp nào thì đều có công cụ xử lý được, cốt là tố chất học sinh. Do đó, cũng có thể một học sinh lớp 9 giải quyết tốt bài toán số học nào đó, nhưng học sinh cấp THPT chưa chắc đã giải quyết được. Ở phần số học thì không so sánh rạch ròi được”, thầy Sơn nói.
Tuy nhiên, thầy Sơn cho rằng cũng không nên quá đặt nặng chuyện đề nặng hay nhẹ bởi đây là chọn học sinh giỏi.
Đặc biệt, với Hà Nội, lượng học sinh đông hơn nhiều so với các tỉnh và các học sinh cũng được tiếp cận với các giáo viên, chuyên gia về Toán học từ rất sớm. Ngoài ra, ở Hà Nội cũng có nhiều trường điểm, trường có chất lượng trong khi ở các địa phương thì chỉ tập trung ở một số ít trường.
"Áp lực đó có thể buộc những người ra đề ở Hà Nội phải ra đề nặng hơn để chọn được học sinh giỏi. Nếu ra đề mà số lượng học sinh làm được nhiều quá thì lại khó trong việc tuyển chọn”, thầy Sơn nói.
Một thầy giáo dạy Toán chuyên nhiều năm ở Hà Nội cho biết, những năm gần đây, đề thi Toán chuyên của Hà Nội càng ngày càng khó. Chẳng hạn, đề thi học sinh giỏi Toán lớp 9 năm 2020 có một ý là đề thi quốc gia của Ba Lan năm 2004 và 1 bài nằm trong đề thi Olympic Toán quốc tế Caucasus năm 2019.
Bài 5 của đề thi Toán chuyên vào lớp 10 năm 2020 của Hà Nội là đề thi Olympic Toán của Argentina năm 2018. Cũng trong đề này, bài 2 ý 2 được cho là phát triển từ 1 bài trong đề thi Olympic Toán vùng vịnh năm 2018.
Còn đề thi toán chuyên năm 2019 có bài trong đề chọn đội tuyển của Ấn Độ năm 2019.
Thanh Hùng
Đề thi học sinh giỏi Toán lớp 9 của Hà Nội
Ngày 13/1, học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm học 2020-2021.
" alt="Tranh luận đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 ở Hà Nội"/>
Công nhân phá dỡ phần sai phạm công trình 8B Lê Trực. (Ảnh: Hànộimới)
Đồng thời, Sở cũng chỉ đạo chủ đầu tư bàn giao thang vận cho đơn vị phá dỡ phục vụ việc phá dỡ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đơn vị phá dỡ có nhiệm vụ tăng cường lực lượng, tăng khối lượng phá dỡ theo yêu cầu của UBND phường Điện Biên.
Báo Tuổi trẻ dẫn lời ông ông Lê Văn Dục (Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại đã phá dỡ được 228m2 diện tích sàn tầng 19 của công trình. Sở đã giao cho lực lượng Thanh tra Xây dựng, phòng Quản lý kỹ thuật và giám định chất lượng giám sát, đôn đốc việc phá dỡ.
Báo Hànộimới cho biết thêm, ngày 2/4, Sở Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với UBND quận Ba Đình tiến hành kiểm tra hiện trạng công trình 8B Lê Trực, đánh giá lại tiến độ phá dỡ của Công ty Hải Anh Phát, đơn vị được UBND phường Điện Biên ký hợp đồng phá dỡ theo hồ sơ của chủ đầu tư lập đã được thẩm định. Tại thời điểm kiểm tra (ngày 2/4), đại diện Sở Xây dựng và UBND quận Ba Đình ghi nhận đơn vị phá dỡ đã bố trí 10 máy móc, cùng 15 nhân công tham gia phá dỡ.
Trước đó, ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND TP. Hà Nội có biện pháp xử lý kiên quyết, dứt điểm với các sai phạm tại dự án 8B Lê Trực, bảo đảm yêu cầu về quản lý đô thị, không ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của nhân dân khu vực lân cận.
Thủ tướng cũng yêu cầu giám sát việc phá dỡ phần công trình sai phạm phải bảo đảm các chỉ tiêu về chiều cao, mật độ xây dựng, quy mô diện tích, chức năng sử dụng theo đúng giấy phép đã cấp.
Được biết, tòa nhà 8B Lê trực có chiều cao công trình theo thiết kế được duyệt kèm theo giấy phép xây dựng là 53,3m nhưng chủ đầu tư và công ty đấu thầu đã xây tự ý thi công lên đến 68,89m. Số tầng thiết kế được duyệt kèm theo giấy phép là 4 tầng hầm + 18 tầng nổi đã bao gồm tum kỹ thuật trong khi thực tế thi công 4 tầng hầm + 19 tầng nổi + 1 tum thang. Công trình này đã được Thanh tra TP. Hà Nội kết luận sai phạm xây dựng khi chưa có GPXD.
Theo PL&ĐS
Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm sai phạm tại nhà 8B Lê Trực
Sở Xây dựng HN thi hành kỷ luật vụ 8B Lê Trực
8B Lê Trực không phải cái kim, vi phạm phải xử lý nghiêm
Vụ 8B Lê Trực: Hà Nội đồng ý giáng chức, kỷ luật cán bộ liên quan
Vụ 8B Lê Trực: Giáng chức, điều chuyển nhiều cán bộ
Cưỡng chế toàn bộ sai phạm nhà 8B Lê Trực
Sai phạm tại nhà 8B Lê Trực: Tại sao chưa ai bị xử lý?
" alt="Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ phá dỡ cao ốc 8B Lê Trực"/>
Ngành GD-ĐT Hà Nội tới thăm, tặng quà Trường Tiểu học Xuân Phương.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Phương Lê Thị Tuyết Lan cho biết, hiện có 56 học sinh diện F1, 2 cháu nhỏ là con của giáo viên; 10 giáo viên diện F1, 3 nhân viên, 10 phụ huynh diện F1, 36 phụ huynh diện F2 đang cách ly tập trung tại trường. Ngoài ra, trực tại trường 24/24h còn có Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, nhân viên kế toán và các cán bộ quân đội, công an, bảo vệ, y tế.
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hà Nội - Trần Thị Thu Hà đã thay mặt cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của thành phố gửi lời chúc sức khỏe đến giáo viên, học sinh và phụ huynh đang cách ly tại đây.
Món quà nhỏ với mong muốn có thêm sự hỗ trợ thiết thực để các thành viên trong khu cách ly khắc phục khó khăn, vững tâm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, chung tay cùng cả nước sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Tại đây, đoàn đã trao tặng nhà trường 2 chiếc máy giặt và 20 thùng đựng rác thải y tế cho giáo viên, học sinh, phụ huynh nhà trường trong khu cách ly.
Đoàn công tác Sở GD-ĐT Hà Nội trao tặng nhà trường 2 chiếc máy giặt và 20 thùng đựng rác thải y tế.
Hiệu trưởng Lê Thị Tuyết Lan cũng cho biết, nhà trường đã sắp xếp bố trí 17 phòng, mỗi phòng 4 gia đình học sinh. Các điều kiện về cơ sở vật chất được nhà trường phối hợp với phụ huynh đảm bảo đầy đủ.
Ngay trong ngày đầu tiên thực hiện cách ly, nhà trường đã được UBND quận Nam Từ Liêm lắp 16 bình nước nóng. Còn Ban chỉ huy quân sự quận đảm bảo các bữa ăn chất lượng trong suốt quá trình thực hiện cách ly. Cán bộ y tế thường xuyên theo dõi sức khỏe, đo thân nhiệt và nhắc nhở các thành viên đảm bảo tốt qui định phòng, chống dịch.
Bà Lê Thị Tuyết Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Phương
“Mặc dù ở trong khu cách ly nhưng khi có cô giáo, bố mẹ và các bạn ở cùng, tinh thần của các con đã ổn định, vui vẻ. Các giáo viên dạy môn Thể dục, Âm nhạc cũng cách ly cùng nên học sinh cũng được tham gia các hoạt động ngoài trời nhưng vẫn đảm bảo việc giãn cách theo quy định. Hiện, đã có rất nhiều tổ chức tặng sách, bánh kẹo, bánh chưng, đồ chơi cho học sinh đề động viên tinh thần các con…
Ban Giám hiệu cũng sẽ phối hợp với các cô để tổ chức cho các con đón một cái Tết ý nghĩa ở trong khu cách ly trên tinh thần đảm bảo nghiêm túc yêu cầu phòng dịch. Việc học của học sinh được tổ chức trên tinh thần tự nguyện, học mà chơi theo hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và bộ môn. Điều quan trọng nhất hiện nay là đảm bảo an toàn, sức khỏe cho học sinh; quyết tâm phòng dịch Covid-19 lây lan ra cộng đồng”, bà Lan nói.
Hải Nguyên
Dòng tin nhắn cảm động trong khu cách ly của học trò Hà Nội
Dù chỉ thuộc diện F2, song nữ hiệu trưởng và tất cả các thành viên ban giám hiệu hiện đang sinh hoạt ngay tại trường, sát với khu cách ly tập trung để tiện quan tâm, hỗ trợ giáo viên, phụ huynh và học trò.
" alt="Tặng máy giặt và thùng đựng rác y tế cho cô trò điểm cách ly Covid"/>