Theo Sở này, năm 2017 UBND TP có quyết định cho dự án Phú Gia Compound chuyển mục đích sử dụng đất thương mại dịch vụ sang đất ở đô thị. Khu đất tại số 126 đường Ông Ích Khiêm (quận Thanh Khê) với quy mô 20.023 m2 để xây dựng khu nhà ở Phú Gia.Sở TN-MT được giao tổ chức xác định giá đất trình hội đồng thẩm định giá đất, báo cáo UBND TP phê duyệt theo quy định.
Ngày 24/4/2017, UBND TP có văn bản giao Sở TN-MT kiểm tra nguồn gốc đất, mật độ xây dựng trước khi chuyển mục đích đối với dự án…
Tháng 5/2018, Sở có văn bản trình hội đồng thẩm định giá đất. Tuy nhiên, tại thời điểm này, dự án nhà ở Phú Gia Compoud nằm trong 9 dự án mà Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) có văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/22/10/da-nang-thong-tin-viec-bat-ngo-tu-huy-quyet-dinh-gia-dat-du-an-phu-gia-compound.jpg) |
Dự án Phú Gia Compound |
Tháng 8/2018, UBND TP có văn bản thống nhất tạm thời dừng xác định giá đất cụ thể đối với dự án Khu nhà ở Phú Gia.
Đến ngày 20/3/2019, UBND TP có văn bản giao Sở TN-MT xác định giá đất cụ thể để làm cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở.
Sở TN-MT đã phối hợp với đơn vị tư vấn xác định giá đất, trình hội đồng thẩm định giá đất và trình UBND TP phê duyệt giá đất tại quyết định số 3387 về phê duyệt giá đất cụ thể đối với dự án để làm cơ sở thực hiện nghĩa vụ tài chính do chuyển mục đích sử dụng đất.
Tuy nhiên, dự án Khu nhà ở Phú Gia đang trong quá trình khởi tố vụ án nên quyết định số 3387 chưa được thực hiện.
Đến ngày 13/1/2020, TAND tối cao tại Hà Nội có 2 bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm về xử lý vi phạm các quy định về Luật đất đai đối với dự án Phú Gia Compound. Nội dung bản án “Giao cho UBND TP Đà Nẵng cùng các bên liên quan thực hiện thủ tục pháp lý theo quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho công dân, tránh phát sinh thiệt hại, giữ ổn định về an ninh trật tự”.
“Để đảm bảo các điều kiện thi hành bản án của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, UBND TP nhận thấy việc ban hành Quyết định số 3387 là chưa phù hợp nên quyết định hủy bỏ để tiếp tục triển khai bản án của Tòa.
Sau khi rà soát, đánh giá các vấn đề liên quan trong việc thực hiện thi hành bản án của các ngành chức năng, Sở TN-MT sẽ nghiên cứu, tham mưu UBND TP triển khai thực hiện bản án hình sự phúc thẩm số 158/2020/HSPT ngày 12/5/2020 và tổ chức xác định giá đất của dự án theo đúng quy định”, Sở TN-MT Đà Nẵng thông tin.
Trước đó, đầu tháng 8/2021, Công ty TNHH Phú Gia Compound khởi kiện UBND TP Đà Nẵng, yêu cầu TAND TP hủy quyết định số 3387 năm 2019 của UBND TP Đà Nẵng về việc quy định giá đất cụ thể đối với dự án này để làm cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính do chuyển mục đích từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở.
Doanh nghiệp này cũng yêu cầu TAND TP Đà Nẵng buộc UBND TP Đà Nẵng xác định lại giá đất cụ thể để làm cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính do chuyển mục đích từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở đối với dự án tính tại thời điểm UBND TP ban hành Quyết định số 166 năm 2017 về việc cho phép Công ty TNHH Phú Gia Compound chuyển mục đích sử dụng đất.
Dự án Phú Gia Compound là 1 trong 9 dự án liên quan đến đại án Phan Văn Anh Vũ bị điều tra và kết luận sai phạm." alt=""/>Đà Nẵng thông tin hủy quyết định giá đất tại dự án Phú Gia Compound
Có gần 20% hộ gia đình ở Việt Nam vẫn còn đang sống trong điều kiện khó khăn về nhà ở...![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2015/12/15/10/20151215104221-1.jpg) |
WB cho rằng, Việt Nam đã có khá nhiều chính sách nhà ở, nhưng rốt cục vẫn chưa tập trung vào hộ nghèo đô thị. |
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo “Nhà ở giá hợp lý ở Việt Nam - Con đường phía trước”, trong đó đưa ra một số thông tin và khuyến nghị đáng chú ý cho những cơ quan hoạch định chính sách trong lĩnh vực nhà ở tại Việt Nam.
Theo WB, tỷ lệ dân số đô thị của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 50% vào năm 2040, do đó ước tính sẽ cần thêm khoảng 374.000 đơn vị nhà ở tại các thành phố mỗi năm để đáp ứng nhu cầu.
Tuy nhiên, thực tế tăng trưởng về kinh tế, chất lượng nhà ở của Việt Nam vẫn còn rất thấp, khi có gần 20% hộ gia đình ở Việt Nam - tương đương với 4,8 triệu hộ - vẫn còn đang sống trong điều kiện nghèo đói, khó khăn về nhà ở.
WB tính toán, với số hộ gia đình thành thị ước tính sẽ tăng từ 8,3 triệu hiện nay lên 10,1 triệu hộ vào năm 2020, do gia tăng dân số đô thị và giảm quy mô hộ gia đình ở thành thị với tỷ lệ 1,09% mỗi năm sẽ dẫn đến một sự thiếu hụt nhà ở trung bình hàng năm 374.000 căn nhà trong 5 năm tới.
Trong khi đó, phần lớn nhu cầu mới về nhà ở sẽ tập trung chỉ ở một vài thành phố lớn và các khu công nghiệp. Các vùng đồng bằng sông Hồng, xung quanh Hà Nội, và vùng Đông Nam Bộ, xung quanh Tp.HCM sẽ chiếm khoảng 2/3 nhu cầu nhà ở mới.
Đáng chú ý, nghiên cứu của WB cho thấy 40% những gia đình có thu nhập dưới 10 triệu đồng ở thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM không có cơ hội tự mua nhà.
“Mặc dù nhu cầu cao như vậy nhưng các giải pháp nhà ở chính thức vẫn nằm ngoài khả năng chi trả của người thu nhập thấp. Chỉ những người ở nhóm thu nhập cao nhất mới có đủ khả năng chi trả cho các căn hộ thương mại do các chủ dự án xây. Các căn hộ tiêu chuẩn vẫn nằm ngoài khả năng chi trả của các nhóm thu nhập thấp hơn, đặc biệt với 40% dân số ở phân khúc thu nhập thấp nhất”, WB nhận định.
WB cho rằng, mức thuế đất của Việt Nam hiện đang rất thấp, góp phần gây ra tình trạng đầu cơ và giá đất ngày càng cao. Thuế đất chỉ chiếm 2-3% tổng nguồn thu của nhà nước do thuế suất quá thấp và việc định giá hơn giá thị trường của uỷ ban nhân dân các tỉnh trong khung giá đất. Điều đó làm giảm đáng kể nguồn thu để từ đó cung cấp dịch vụ, hạ tầng và vốn cho các chương trình công khác.
Cũng theo WB, có khoảng hơn một chục chương trình nhà ở đang được thực hiện. Các chương trình nhà ở hiện tại đã có một số kết quả tích cực, tuy nhiên phần lớn các chương trình này đều vẫn đang trong giai đoạn thực hiện và kết quả chưa rõ ràng.
Theo quan sát của WB, một vài chương trình phải rất khó khăn xoay sở mới nhận được nguồn tiền cần thiết để thực hiện. Các chương trình khác thì thực hiện với chi phí kinh tế cao và tốn kém cho Chính phủ. Cuối cùng, chính sách nhà ở còn chưa tập trung vào các hộ nghèo đô thị.
Sau khi thị trường hoá ngành bất động sản, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu cơ đã tạo ra sự tăng trưởng trong lĩnh vực bất động sản, làm giá nhà đất tăng khá cao và tạo nên nguồn cung về thị phần nhà ở hạng sang, cuối cùng đã dẫn đến bong bóng bất động sản trong giai đoạn 2009-2012.
WB khuyến nghị, Chính phủ cần gia tăng và tái định hướng chi tiêu trong lĩnh vực nhà ở; xây dựng chương trình nhà ở giá hợp lý và có những can thiệp của chính phủ trong lĩnh vực nhà ở; ưu tiên cải cách cơ cấu để nâng cao khả năng quản trị trong lĩnh vực nhà ở và quản lý đất đô thị…
Theo VnEconomy
Chuyên gia bật mí bí quyết tằn tiện mua nhà tiền tỷ với thu nhập 20 triệu đồng/tháng" alt=""/>“Thu nhập dưới 10 triệu không có khả năng mua nhà”