Trong khi đó, gói thầu mua sắm thuốc năm 2020-2021 của Bệnh viện TP Thủ Đức đã kết thúc vào ngày 29/12/2021. Thời điểm này, tình hình cung ứng thuốc cho bệnh viện gặp một số khó khăn: số lượng người bệnh tăng nhanh vào đầu năm 2022 khiến cho một số mặt hàng thuốc không đủ đáp ứng; dịch Covid-19 kéo dài làm ảnh hưởng đến công tác đặt hàng mua sắm thuốc; một số công ty không cung ứng đủ theo nhu cầu của bệnh viện.
Để khắc phục, Bệnh viện TP Thủ Đức đã chủ động thực hiện bổ sung nguồn thuốc bằng hình thức mua sắm trực tiếp cho đến khi có kết quả đấu thầu năm 2022. Bệnh viện này khẳng định, đến ngày 14/4/2022, bệnh viện đã có kết quả đấu thầu bổ sung, đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, đảm bảo người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế không phải mua thuốc ngoài đối với thuốc trong danh mục Bảo hiểm y tế thanh toán.
Thực tế tình trạng thiếu thuốc Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện TP Thủ Đức đã xảy ra từ tháng 12/2021. Theo phản ánh của chị T.H (Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức), người nhà chị điều trị ung thư tại Bệnh viện TP Thủ Đức, cũng là nơi đăng ký khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu.
Chị T.H cho hay, người nhà chị phải cấp cứu trong tình trạng hạch chèn bít hết đường thở. Bác sĩ tiến hành hóa trị đợt 1 với đơn 5 loại thuốc, tuy nhiên Bệnh viện TP Thủ Đức chỉ có 1 loại. Số thuốc còn lại phải tự tìm mua bên ngoài ở các nhà thuốc tư nhân khu vực Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Chị H. đã phản ánh sự việc lên Ban giám đốc Bệnh viện và được giải thích do khó khăn trong nguồn cung ứng. Lãnh đạo bệnh viện mong bệnh nhân thông cảm hoặc nếu có nhu cầu, sẽ tạo mọi điều kiện để bệnh nhân được chuyển viện lên tuyến cao hơn.
“Tôi rất thông cảm với bệnh viện vì trong nhà cũng có người làm ngành y. Tôi hiểu cái khó khi dịch bệnh làm thuốc thang thiếu thố, nhưng người khổ nhất, vất vả nhất là bệnh nhân nghèo.
Nếu thuốc Bảo hiểm y tế không có, họ không có tiền mua bên ngoài, thì họ phải chịu chết hay sao?”, chị H. nói.
Ngày 24/5, ngay sau khi Bệnh viện TP Thủ Đức có báo cáo, Sở Y tế TP.HCM đã đề nghị Giám đốc các cơ sở khám chữa bệnh cần rút kinh nghiệm chung. Yêu cầu các đơn vị chủ động rà soát và triển khai công tác mua sắm thuốc, vật tư y tế đúng theo quy định, đảm bảo đủ số lượng và kịp thời nhằm không làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người tham gia BHYT.
Trước đó, tháng 4/2022, Bệnh viện Chợ Rẫy (trực thuộc Bộ Y tế) cũng xảy ra tình trạng hết thuốc chống thải ghép do Bảo hiểm y tế chi trả. Bệnh nhân ghép thận đến ngày tái khám phải mua thuốc này bên ngoài với chi phí rất cao. Đây là loại thuốc người ghép mô tạng bắt buộc uống suốt đời để duy trì tạng ghép trong cơ thể.
Đến ngày 6/5, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đã khắc phục tình trạng thiếu thuốc, đảm bảo cung ứng cho người bệnh BHYT. Nguyên nhân thiếu thuốc được cho là chậm trễ trong khâu đàm phán giá khi triển khai đấu thầu thuốc tập trung quốc gia.
Linh Giao
Apple vừa đệ đơn kiện Epic Games về việc nhà phát triển game này tạo hệ thống thanh toán riêng cho Fortnite. Apple cũng yêu cầu Epic bồi thường các khoản thiệt hại. |
Apple nhận xét: “Mặc dù Epic tự miêu tả mình là Robin Hood hiện đại, nhưng trên thực tế đây là doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD, muốn được miễn phí cho giá trị to lớn nhận được từ App Store... Hành vi cố ý, trơ trẽn và trái pháp luật này là không thể bỏ qua".
“Hành vi của Epic thực sự làm mất đi mối quan hệ của Apple với người tiêu dùng, đặc biệt là với những người đã mua hàng thông qua hệ thống bên ngoài trái phép của Epic. Như vậy, Apple cũng bị tước đi lợi ích kinh tế chính đáng”, Apple khẳng định.
Trái ngược với tuyên bố của Epic rằng App Store "phản cạnh tranh", Apple tuyên bố họ giúp các nhà phát triển ứng dụng kiếm tiền. Theo Apple chia sẻ, hơn 116 tỷ USD trong tổng doanh thu gần 140 tỷ USD năm 2019 của App Store được trả cho các nhà phát triển.
Anh Hào (Theo Bloomberg)
Chia sẻ doanh thu là một quy tắc kinh doanh rất phổ biến, trong đó 30% cũng là tỷ lệ thường thấy trong ngành nội dung số.
" alt=""/>Apple kiện ngược Epic Games