Bí kíp chữa bệnh “không ép” Biếng ăn tâm lý ở trẻ em là một khái niệm mới. Tuy nhiên,ếngăntâmlýtrẻlịch c2 hiện tượng này đã tồn tại từ rất lâu mà chưa được gọi tên. Đây chính là phản ứng tâm lý của trẻ em khi bị bố mẹ ép ăn đủ bữa, đủ số lượng, ép bú đủ để tăng cân, ép ăn đúng giờ quy định ngay cả khi trẻ không có nhu cầu... Những hiện tượng này khi kéo dài lâu sẽ khiến trẻ căng thẳng, sợ hãi khi nhìn thấy đồ ăn, dẫn đến chống đối theo nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, dần dần tạo thành chứng “biếng ăn tâm lý”. Dược sĩ Vũ Quỳnh Anh cho biết, thông thường, độ tuổi trẻ dễ mắc biếng ăn tâm lý là từ 4 tháng đến 2 tuổi. Trẻ lớn hơn 2 tuổi sẽ ít mắc bệnh hơn do bé có thể chủ động từ chối khi không muốn ăn. Như vậy có thể thấy, ở mỗi độ tuổi, trẻ đều có nhu cầu ăn riêng và bố mẹ cần tôn trọng để con có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Những triệu chứng phổ biến của trẻ mắc biếng ăn tâm lý bao gồm: bé khỏe mạnh, không bệnh tật nhưng càng lớn lại càng biếng ăn; nhẹ cân; khóc khi thấy đồ ăn hay được đặt vào vị trí ăn; không hợp tác khi mẹ đút ăn, ngậm miệng, phun thức ăn, ném thìa, ném bát; dù nuốt thức ăn nhưng vẫn khóc; mút tay, tìm ti nhưng cho ăn thì ăn rất ít hoặc không ăn... Bên cạnh nguyên nhân chính là mẹ chủ động ép con ăn đúng giờ, đủ bữa, nhiều mẹ cũng “vô tình” ép con ăn khi dụ con chơi điện thoại, iPad. Khi chơi điện thoại, bé sẽ ăn không tập trung, không nhận biết được mình đang ăn và khi nào sẽ no. Cùng với đó, những thay đổi trong nếp sinh hoạt như ngủ kém, khủng hoảng ngủ, đi du lịch, chuyển nhà, mọc răng, bị ốm...cũng ảnh hưởng đến tâm lý ăn uống của bé. Đồng hành cùng hàng ngàn mẹ bỉm chữa biếng ăn cho con Cũng là một người mẹ có con từng mắc chứng biếng ăn tâm lý, Dược sĩ Vũ Quỳnh Anh thấu hiểu nỗi lo lắng, trăn trở của những bà mẹ. Do đó, sau khi chữa thành công cho con, chị Vũ Quỳnh Anh quyết định sẽ lan tỏa kiến thức, phương pháp mà chị phát triển để hỗ trợ các mẹ bỉm khác đang bế tắc trên hành trình chữa biếng ăn cho con thông qua cộng đồng BATLOTE. Lúc mới lập nhóm, chị chỉ đơn thuần lan tỏa kiến thức, cách chữa bệnh của mình đến các mẹ. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, chị Vũ Quỳnh Anh sẽ lắng nghe và nghiên cứu từng trường hợp để rút ra kinh nghiệm xử lý thích hợp. Quan trọng nhất, chị Quỳnh Anh đã chủ động giúp các mẹ tìm ra điểm sai trong phương pháp cho ăn, sau đó đồng hành cùng họ, kịp thời hỗ trợ trong quá trình giúp bé hết biếng ăn. Với cách thức này, chị đã thu về những thành công đầu tiên và cứ thế cộng đồng và phương pháp của chị dần lớn mạnh. Tuy nhiên, song hành với thành công luôn là khó khăn. Chị Quỳnh Anh từng gặp nhiều trường hợp bé bị biếng ăn nặng, cần rất nhiều thời gian để rèn. Những lúc này, chị Quỳnh Anh và mẹ các bé phải kết hợp chặt chẽ, cùng quan sát bé theo nhiều giai đoạn để có thể tìm ra phương pháp hợp lý cho bé. Với chị Quỳnh Anh, mỗi bé đều có một nhịp sinh học, thói quen, cũng như tâm lý riêng. Vì vậy, áp dụng chung một công thức sẽ khó mang lại hiệu quả. Ngoài ra, nhiều mẹ bỉm xót con nên nên không tuân theo sát luật rèn con, dẫn đến con biếng nặng hơn. Chị Quỳnh Anh phải thuyết phục, động viên để mẹ hiểu được vấn đề. Hiện nay, tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ em ngày càng phổ biến và không ít mẹ bỉm rơi vào tình trạng bế tắc, mệt mỏi khi chữa bệnh cho con. Vì vậy, chị Quỳnh Anh mong rằng phương pháp của chị sẽ phần nào giúp các mẹ bỉm xua tan nỗi lo con bị biếng ăn cũng như khuyến cáo các mẹ tỉnh táo để không rơi vào bẫy của các chuyên gia “rởm” để tránh “tiền mất tật mang”.
Doãn Phong |