Nhận định, soi kèo Chania Kissamikos vs Ilioupoli, 20h00 ngày 15/05: Vô thưởng vô phạt
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo Sagaing United vs Yadanarbon FC, 16h30 ngày 3/2: Điểm tựa sân nhà
Ảnh minh họa. Nguồn: traveloffpath.com Vợ tôi vốn là người hướng ngoại và rất thích khám phá những miền đất mới. Trước Covid-19, gia đình tôi thường xuyên đi Nam về Bắc với những hành trình khám phá rất thú vị. Đôi khi, chúng tôi chẳng cần đi đâu xa mà chỉ lái xe cách nhà chừng 40-50km, lên Ba Vì tìm một con suối nhỏ để cắm trại, thử câu cá (dù chẳng câu được con nào), bắt cua rồi nằm đếm đom đóm, sao trời… Cuối tuần như thế cũng đủ để người lớn F5 tinh thần, trẻ con tạm thoát khỏi áp lực học hành và ăm ắp năng lượng cho một tuần mới rồi.
Dịch bệnh kéo dài khiến cuộc sống “phiêu bồng” của gia đình tôi thay đổi hoàn toàn. Đôi khi tôi còn trêu vợ: “Hoa chân của em chắc mất tích hết vì con Covid rồi nhỉ?”. Lúc ấy, bà xã lại cười xoà: “Nhưng ở nhà em học được nhiều thứ. Nào là cắm hoa, nào là làm bánh… Lại biết thêm bao nhiêu món ngon đãi ba con anh. Như thế chẳng “phê” sao?”.
Nói là thế nhưng khi cuộc sống bình thường trở lại thì vợ tôi như biến thành một người hoàn toàn khác… Ban đầu, cô ấy chỉ muốn đưa các con ra ngoại thành cắm trại để thoát khỏi cảnh bí bức suốt thời gian dài và cũng là dịp cho chúng “tạm biệt” laptop, iPad, điện thoại hay TV, tránh cuồng chân... Thời điểm tháng 3-4 vừa rồi, cứ cuối tuần là chúng tôi lại về quê thăm ông bà, tranh thủ thăm ruộng lúa, chăn trâu, lội ao bắt cá. Tuần khác lại đi cắm trại ở Ba Vì, Sóc Sơn… Những chuyến đi từ sáng thứ Bảy tới trưa chiều Chủ nhật khiến cả gia đình vui vẻ và gắn kết hơn nhiều.
Dần dần, vợ tôi “tăng level” với những chuyến đi Hoà Bình, Mộc Châu, rồi Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Mũi Né… Tuần này chúng tôi vừa đi Hoà Bình 2 đêm. Tuần sau, cả nhà đã có mặt ở Phú Quốc từ tối thứ Sáu tới đêm Chủ nhật. Chưa đầy 5 ngày sau, tôi lại dắt con đi dạo ở chợ đêm Đà Lạt… Bà xã viện dẫn đủ lý do cho những chuyến đi này. Nào là “còn học online thì tranh thủ”, “vé máy bay đang rẻ”, “ít người đi du lịch lúc này, mình tranh thủ, đỡ lo dịch bệnh”… Tôi cũng chiều cô ấy một vài chuyến cho tới khi cảm thấy quá tải và có phần stress.
Bà xã tôi vốn kinh doanh online nên công việc, thời gian thoải mái hơn cánh viên chức như tôi. Cô ấy ngồi đâu cũng có thể làm việc, chỉ cần có chiếc điện thoại và hàng hoá, nhân viên sẵn sàng ở kho. Còn tôi thì nhiều lắm cũng chỉ có thể tranh thủ chiều thứ Sáu xin sếp về sớm nửa buổi để chuẩn bị cho chuyến đi nào đó. Nhưng một lần, hai lần thì sếp còn linh động. Tới lần thứ 3, 4 là sếp và cả đồng nghiệp sẽ ý kiến. Chưa kể, có những chuyến đi vì di chuyển nhiều, vợ tôi còn “mạnh dạn” chốt tới thứ Hai, Ba mới về… Tôi nhắc vợ tạm ngưng việc du lịch để tôi làm việc, con cũng phải tập trung học. Cô ấy lại nặng mặt: “Tuổi thơ có bao nhiêu mà bắt con học tối ngày? Còn anh không muốn đi thì mấy mẹ con em tự đi với nhau!”. Một nách hai đứa con đang tuổi quậy phá và vẫn chưa thể tự lo chuyện cơm ăn áo mặc, làm sao tôi yên tâm để vợ “xách con lên đường” chứ?
Nhưng ai thấu nỗi lòng của tôi khi đồng nghiệp bắt đầu nhỏ to: “Dạo này anh Tùng hay nghỉ phép nhỉ? Việc dồn lại kìa, bọn em không hộ mãi được đâu!”. Trong khi đó, sếp cũng nhắc khéo: “Nếu gia đình có việc bận thật sự thì cứ trao đổi trực tiếp với tôi, tôi sẽ nói chuyện với nhân sự tạo cơ chế linh hoạt hoặc đồng ý cho bạn tạm nghỉ không lương để thu xếp chuyện nhà. Còn nếu việc không cấp thiết, bạn cũng nên tập trung vào công việc. Công ty đang giai đoạn chạy đà hậu Covid-19. Mỗi cá nhân chúng ta đều phải nỗ lực gấp đôi gấp ba hàng năm chứ không lơ mơ được đâu. Bạn từng là nhân viên xuất sắc nhiều năm, chúng tôi đặt niềm tin ở bạn nhiều!”.
Đó là còn chưa kể, những chuyến đi Hoà Bình, Mộc Châu hay thậm chí là Sơn La, Bắc Kạn…, chúng tôi đều lái xe nhà đi. Sau một tuần làm việc căng thẳng, thú thật, tôi muốn được nằm khểnh hay ngủ nướng chứ chẳng thích thú gì chuyện lái xe đường dài. Vợ tôi có đỡ vài cung đường nhưng tôi không yên tâm mấy nên cứ phải gồng mình cầm lái. Bảo vợ hoãn 1-2 chuyện thì cô ấy lại gân lên: “Không tranh thủ đi cho đã, ít nữa già thì đóng cửa tiếc nuối đấy…”.
Đấy, sếp doạ đuổi việc, vợ lại “ham chơi”, theo các bạn, tôi nên làm gì?
Trần Thanh Tùng(Đống Đa - Hà Nội)
Nhân viên bán tour bày cách phát hiện kẻ lừa đảo mùa du lịch
Mua bán voucher, combo du lịch qua mạng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một nhân viên sale trong nghề đã tiết lộ một số cách thức phát hiện kẻ lừa đảo mùa du lịch." alt="Vợ tôi 'điên cuồng' du lịch hậu Covid" />- Nguyễn Trần Thảo Nguyên, sinh viên Học viện Bưu chính viễn thông cơ sở TP.HCM vừa giành giải Nhất quốc gia duy nhất của cuộc thi Vô địch Thiết kế Đồ họa Thế giới – ACAWC 2018 mùa giải đầu tiên tại Việt Nam.
Thảo Nguyên, sinh viên năm thứ 3 ngành công nghệ đa phương tiện đã vượt qua gần 120 thí sinh xuất sắc nhất được chọn lọc từ các đội tuyển của 30 trường đại học, cao đẳng và THPT trọng điểm trên cả nước.
ACAWC là cuộc thi do tập đoàn Certiport (Hoa Kỳ) tổ chức để tìm ra những chuyên gia thiết kế hàng đầu sử dụng phầm mềm Adobe Photoshop, Adobe Illustrator và Adobe Indesign.
Cuộc thi giúp học sinh, sinh viên trên toàn thế giới thể hiện những kỹ năng xử lý hình ảnh với các phần mềm thiết kế Adobe®.
Thảo Nguyên sẽ tham gia vòng chung kết thế giới ACAWC tại Orlando, Florida, Hoa Kỳ từ 29/7 đến 01/8 tới đây.
Thảo Nguyên từng được trao tặng Huy Hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Thiết kế đạt giải của Thảo Nguyên tại Vòng chung kết quốc gia lấy ý tưởng từ thực tế ngành đồ họa Việt Nam, với hình ảnh 2 bạn trẻ cùng với chổi sơn và các thùng sơn để vẽ lên ước mơ của mình, trên mỗi thùng sơn có biểu tượng của một bài thi thiết kế quốc tế ACA Photoshop, ACA Illustrator và ACA InDesign.
Nền của poster mô tả TP. HCM – một thành phố đặc trưng của Việt Nam để gợi cho các bạn trẻ một cảm giác gần gũi, thân quen với quê hương của mình. Tông màu xanh dương biểu trưng cho tuổi trẻ, tươi mới; trong khi đó, màu tím biểu trưng cho sự mộng mơ; hai màu này kết hợp với nhau để truyền đi thông điệp rằng tuổi trẻ đầy đam mê và sáng tạo sẽ làm được nhiều điều tuyệt vời.
Nguyễn Nguyên
" alt="Nữ sinh duy nhất đi thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới 2018" />Thông tin hội thảo Trong bối cảnh giáo dục đang chuyển mình mạnh mẽ, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ để tối ưu hóa quy trình giảng dạy và quản lý đang trở thành nhu cầu cấp thiết của mọi nhà lãnh đạo giáo dục. Hội thảo “Đổi mới Giáo dục: Sức mạnh của Data và AI” không chỉ mang đến những thông tin cập nhật nhất về việc ứng dụng Data và AI vào hệ thống giáo dục mà còn giúp người tham dự có cái nhìn sâu sắc về cách quản lý và cá nhân hóa trải nghiệm học tập thông qua các công cụ quản lý dữ liệu thông minh.
Trong đó, trí tuệ nhân tạo đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra những mô hình giáo dục hiện đại, giúp giáo viên dễ dàng phân tích dữ liệu học sinh, đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng cá nhân và tối ưu hóa quá trình quản lý giảng dạy. Các doanh nghiệp, trường học và tổ chức giáo dục tham dự sẽ có cơ hội trao đổi và học hỏi từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, mở ra các cơ hội hợp tác chiến lược và nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công nghệ.
Nội dung Hội thảo Đổi mới Giáo dục: Sức mạnh của Data và AI Đặc biệt, sự kiện còn có sự tham gia của những diễn giả uy tín đến từ các tổ chức công nghệ hàng đầu như AWS, CMC Telecom và Flexidata. Với kinh nghiệm sâu rộng và cái nhìn chuyên môn, các diễn giả sự kiện sẽ mang đến những chia sẻ quý báu về những bước tiến đột phá của công nghệ trong giáo dục, đồng thời phân tích các trường hợp thực tế mà AI và Data đã và đang làm thay đổi cục diện giáo dục trên toàn cầu.
Ngoài những phần thảo luận và chia sẻ chuyên sâu, người tham dự còn có cơ hội trải nghiệm trực tiếp các demo ứng dụng AI trong giáo dục, giúp hiểu rõ hơn về cách AI hỗ trợ nâng cao hiệu quả giảng dạy và tối ưu hóa quản lý dữ liệu tại các trường học. Những hoạt động tương tác thú vị như trải nghiệm lớp học thông minh, ứng dụng AI vào hệ thống quản lý học tập (LMS Canvas), và cơ hội nhận những phần quà công nghệ hấp dẫn qua các phần Lucky Draw chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm đáng nhớ cho các khách mời.
Diễn giả sự kiện do CMC Telecom tổ chức Hội thảo “Đổi mới Giáo dục: Sức mạnh của Data & AI” sẽ diễn ra vào ngày 18/10/2024, từ 14:30 - 16:30 tại Khách sạn Radisson Đà Nẵng. Đây là cơ hội dành cho các nhà quản lý giáo dục, giảng viên và những người yêu thích công nghệ muốn tìm hiểu và áp dụng các giải pháp hiện đại vào hoạt động giảng dạy và quản lý giáo dục.
Thúy Ngà
" alt="Khám phá sức mạnh của Data và AI trong đổi mới giáo dục" />Ảnh minh họa Sohu Cưới xong, tôi ở chung nhà chồng thay vì ra ngoài ở chung cư riêng như lời anh hứa trước đó. Khi tôi thắc mắc, anh nói ở với bố mẹ 1-2 năm rồi ra ngoài. Thế nhưng sau hơn 3 năm kết hôn, chuyện đó đã rơi vào quên lãng. Tôi hỏi thì anh khó chịu, mẹ chồng cũng tỏ ra không hài lòng. “Nhà to rộng thế này còn đòi gì, sướng quá hóa rồ à mà còn thích ra ngoài ở riêng?”.
Nhà chồng giàu có, xe hơi nhà lầu nhưng đó không phải điều tôi mong muốn. Thứ tôi cần là một người chồng hiểu, tôn trọng, yêu thương vợ, một người chồng không nghĩ tôi vì tiền mà lấy anh. Tôi cần hơn một người đàn ông tâm lý, biết chia sẻ. Nhưng chồng đi tối ngày với lý do bận công việc, con cái một mình tôi lo. Gia đình có điều kiện nhưng mẹ chồng nhất định không thuê giúp việc vì bà không muốn người lạ ở trong nhà.
Mọi việc từ A đến Z người con dâu như tôi phải đảm đương hết. Nghĩ lại cảnh mỗi sáng mùng 1 ngày rằm đi chợ, xách túi đồ này túi đồ nọ, tôi lại khiếp sợ. Nhà có mấy ban thờ và chỉ cần mua hoa quả đủ ban bệ cũng đã khiến tôi lả người đi vì mệt.
Lúc ra ngoài có việc, mẹ chồng liên tục gọi điện giục về trông con. Ở chung, tôi không có được sự tự do, làm gì cũng bị mẹ chồng chê trách, soi mói. Chồng không một lời động viên an ủi còn nói tôi hạch sách, một bước lên xe hơi vẫn đòi hỏi.
Mấy năm hôn nhân mòn mỏi khiến tôi thực sự chán nản. Đỉnh điểm là lần gần đây mẹ đẻ tôi lên chơi. Mẹ chồng vồn vã ra chào hỏi, tiếp đãi nhưng cuộc nói chuyện của mẹ và chồng tối đó khiến tôi không còn đủ kiên nhẫn. Mẹ mắng chồng tôi nhắc nhở vợ lần sau không cho mẹ tôi mang đồ ở quê lên. Bởi nhà mẹ có điều kiện, không ăn mấy thức đồ quê, mang lên chẳng khác nào tha rác vào nhà. Mẹ thích mua ở mấy siêu thị sạch, hàng cao cấp nên coi món đồ mẹ tôi mang lên là thứ rẻ tiền, không chất lượng.
Cuộc nói chuyện đó khiến tôi tức nghẹn. Nhà giàu thì có quyền khinh thường người nghèo? Anh luôn miệng nói yêu tôi nhưng từ sau đám cưới, tôi có khác gì osin?
Ngay sau ngày hôm đó, tôi nói với chồng về chuyện ly hôn. Quyết định hôm nay không phải ngày một ngày hai mà là nỗi đau âm ỉ trong tôi suốt nhiều năm chung sống.
Mẹ chồng tôi hắng giọng: “Nếu ly hôn thì ra đi hai bàn tay trắng, nhà này không cho cô bất cứ thứ gì”. Tôi cũng thẳng thừng tuyên bố chỉ mang theo cô con gái còn lại không lấy một xu.
Thấy vợ kiên quyết chồng có chút hối hận, nói tôi nên suy nghĩ lại. Nhưng tất cả đã trở nên vô nghĩa sau những gì anh và mẹ xúc phạm mẹ đẻ tôi. Một mình tôi chịu là đủ, không thể để vì mình mà bố mẹ bị sỉ nhục lây.
Độc giả An Nhiên (Hà Nội)
Ứa nước mắt khi nhìn phòng tân hôn do bố mẹ chồng tương lai chuẩn bị
Căn phòng tân hôn của tôi, có thể nói là trái ngược hoàn toàn với căn nhà của bố mẹ chồng tương lai." alt="Mẹ đẻ mang quà quê lên biếu thông gia, thái độ của nhà chồng khiến tôi tức nghẹn" />Danh ca Ý Lan sinh năm 1958, là trưởng nữ trong gia đình 5 chị em có mẹ là danh ca Thái Thanh, cha là tài tử Lê Quỳnh. Bà tài sắc vẹn toàn nhưng đường tình duyên gặp nhiều trắc trở. Sau 2 cuộc hôn nhân đổ vỡ, bà sinh 6 người con. Năm 2003, Ý Lan kết hôn với người chồng hiện tại - doanh nhân Lê Anh Tuấn, sinh cho ông thêm 3 người con, trở thành nữ nghệ sĩ đông con nhất Việt Nam. Tuổi 66, Ý Lan vẫn giữ được giọng ca nội lực và vóc dáng thon gọn đáng mơ ước. Điều này không phải tự nhiên mà là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của nữ danh ca. Xuất phát từ áp lực giữ gìn sức khỏe để duy trì giọng hát, bà đã theo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và lối sống lành mạnh. Để duy trì vóc dáng, Ý Lan thường xuyên tập thể dục và bơi lội. "Bơi lội chính là môn thể thao tôi yêu thích từ bé tới giờ. Vào mùa đông, khi không thể bơi lội ngoài trời được, tôi sẽ tập thể dục, làm những động tác khó. Tôi tập thật sự chứ không phải tập chơi chơi vì ngoài giọng hát, khán giả còn quan tâm đến ngoại hình của người nghệ sĩ", danh ca tâm sự. Hoa hậu Jennifer Phạm là mẹ 4 con gồm con chung Bảo Nam với chồng cũ - ca sĩ Quang Dũng và 3 con với người chồng hiện tại - doanh nhân Đức Hải. 39 tuổi, qua 4 lần sinh con, cô vẫn giữ được vóc dáng thon gọn, nhan sắc rạng rỡ. Thậm chí, nhiều người nhận xét so với thời điểm đăng quang hoa hậu, người đẹp 8X ngày càng nhuận sắc hơn. Jennifer Phạm thường xuyên được hỏi về bí quyết nhanh chóng lấy lại vóc dáng hậu sinh nở. Cô tiết lộ sau khi sinh con vẫn ăn đủ 3 bữa/ngày theo chế độ bồi dưỡng của sản phụ, chỉ hạn chế ăn đường, tinh bột và đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. 1 tháng sau sinh, hoa hậu bắt đầu tập yoga và các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản ngay tại nhà. Tháng kế tiếp, Jennifer Phạm đã dành thời gian đến phòng gym và áp dụng quy trình tập luyện do huấn luyện viên tư vấn. "Trong vòng 6 tháng sau sinh là khoảng thời gian bạn có nhiều cơ hội lấy vóc dáng nên phải cực kỳ tranh thủ thì mới xoay chuyển mọi thứ theo ý mình mong muốn", Jennifer Phạm nhấn mạnh. Nhan sắc Jennifer Phạm
Trong thời gian giãn cách xã hội phòng dịch bệnh, 8X thường tranh thủ những lúc con ngủ để tập luyện ở nhà, khoảng 1 tiếng/ngày luân phiên các môn như yoga, nhảy, tập cardio, HIIT hoặc những bài cho từng vùng trên cơ thể. Ngoài ra, cô dành nhiều thời gian hơn cho những bài tập bụng. Jennifer Phạm cũng kết hợp sử dụng liệu trình làm đẹp dành cho bà mẹ sau sinh như đắp mặt nạ thiên nhiên dưỡng da, xông hơi, massage giảm mỡ bụng kết hợp quấn muối thảo dược. Ngoài ra, theo cô, gia đình hạnh phúc cũng là liều thuốc bổ về tinh thần, giúp mình luôn cảm thấy vui vẻ và có động lực làm việc. Ca sĩ Thu Phương có 4 người con, trong đó 2 con Duy Hải, Thanh Thảo với chồng cũ Huy MC và Gia Bảo, Thanh Thủy với chồng hiện tại Dũng Taylor. Tuổi 52, Thu Phương gây chú ý khi vẫn giữ được sắc vóc. Một số video soi cận cảnh mặt mộc của nữ ca sĩ thu hút nhiều bình luận khen ngợi của cư dân mạng bởi làn da sáng mịn, căng bóng cùng vòng eo săn chắc, gọn gàng. Thu Phương từng chia sẻ về quan điểm chăm sóc sắc đẹp: "Hiện nay có rất nhiều thông tin giúp chị em cải thiện sắc vóc, làn da. Tuy nhiên mọi người cần phải cẩn trọng khi tiếp nhận thông tin. Tôi kỹ lưỡng trong mọi tình huống, từ những lời mời hấp dẫn về công việc hay khi được gợi ý làm đẹp bằng nhiều hình thức khác nhau". Chia sẻ về bí quyết chống lão hóa mà bản thân đang áp dụng, nữ ca sĩ đề cập đến 3 việc gồm chăm chỉ tập yoga, ăn uống đủ chất và duy trì thói quen uống collagen. Thu Phương chia sẻ: "Dù bận rộn, tôi luôn giữ thói quen tập yoga để giữ tinh thần thoải mái, ăn uống đủ chất và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài tập thể dục đều đặn, mọi người cần bổ sung các chất dinh dưỡng để giữ sức khỏe, sự tươi trẻ từ bên trong, chứ không chỉ là qua loa bên ngoài". Thu Phương quay cận mặt khi hát 'Bông vạn thọ'
Linh Phương
Cuộc sống sang chảnh, hạnh phúc của những hoa hậu Việt đông conSở hữu nhan sắc nóng bỏng, quyến rũ; lấy chồng giàu sang, cuộc sống như "bà hoàng" của các hoa hậu đông con Hà Kiều Anh, Jennifer Phạm, Oanh Yến… khiến nhiều người phải xuýt xoa, ngưỡng mộ.
" alt="Danh ca Ý Lan: Diva 9 con vẫn sở hữu thân hình đáng ngưỡng mộ" />- LAU Sze Chun, 13 tuổi đến từ đội tuyển Hồng Kông là thí sinh nhỏ tuổi nhất trong Kỳ thi Olympic Vật lý châu Á năm nay được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.Nữ sinh duy nhất đoạt huy chương Olympic quốc tế năm 2017" alt="Cậu bé 13 tuổi tham dự Olympic Vật lý châu Á tại Việt Nam" />
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Rizespor, 23h00 ngày 2/2: Chủ nhà khẳng định sức mạnh
- ·Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tạo điều kiện cho sinh viên về Tết sớm
- ·2 người cấp cứu sau khi ăn món hoa 'hơi thở của quỷ'
- ·Học sinh lớp 8 Trường THCS Đống Đa ngã từ tầng 2 xuống đất
- ·Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa
- ·Khán giả xúc động khi xem phim của NSND Hoàng Dũng, Lê Khanh
- ·Mắt biến dạng, đau nhức sau khi làm mẫu cắt mí cho học viên thử việc ở spa
- ·Ngành TT&TT phải đi đầu trong cuộc cách mạng chuyển đổi số
- ·Nhận định, soi kèo Pyramids vs Mansoura, 22h30 ngày 4/2: Đẳng cấp chênh lệch
- ·Tim Cook nói về chiến lược AI của Apple: ‘Không trước, nhưng nhất’
Theo Bộ GD-ĐT, trong thời gian qua, mưa bão liên tục đổ bộ vào các tỉnh miền Trung gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản, nhiều cơ sở giáo dục từ Nghệ An đến Phú Yên bị thiệt hại, học sinh phải nghỉ học, một số địa phương có học sinh và giáo viên bị tử vong, đặc biệt các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.
Bộ trưởng và các thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã thăm hỏi, hỗ trợ, tặng sách giáo khoa, bàn ghế, thiết bị dạy học cho ngành giáo dục các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, do thiệt hại rất lớn, sự hỗ trợ của Bộ và các tổ chức chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho học sinh khi trở lại trường học sau mưa lũ.
Giáo viên đẩy bùn đất ra khỏi trường lớp ở Quảng Bình để ổn định công tác dạy học. Để chung tay hỗ trợ học sinh vùng lũ, Bộ GD-ĐT kêu gọi các cơ quan, đơn vị và cá nhân quyên góp, ủng hộ bằng tiền, bàn ghế, thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ em,... đảm bảo thiết thực, đúng đối tượng để hỗ trợ học sinh bị ảnh hưởng mưa lũ.
Các trường đại học, cao đẳng rà soát, nghiên cứu xem xét miễn giảm học phí cho sinh viên đến từ các địa phương bị ảnh hưởng mưa lũ.
Cơ quan, đơn vị, cá nhân ủng hộ liên hệ đại diện Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD-ĐT) qua số điện thoại 0906.200.099.
Thông tin chuyển tiền ủng hộ: Công đoàn Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài khoản số 115000001767 ngân hàng VietinBank, chi nhánh Hà Nội.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT trao gần 10 tỷ hỗ trợ ngành giáo dục 4 tỉnh miền Trung
Sáng 3/11, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT có sự tham gia của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã trao tặng sách giáo khoa, bàn ghế học sinh... cho ngành giáo dục 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế với tổng giá trị gần 10 tỷ đồng.
" alt="Bộ Giáo dục kêu gọi các trường ĐH, CĐ miễn giảm học phí cho sinh viên quê vùng lũ" />Trong số những loại tiền phải đóng, có một khoản thường hay khiến phụ huynh nhìn nhau, phụ huynh lớp này nhìn sang lớp kia, phụ huynh trường này nhìn sang trường kia… là quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh (gọi tắt là Ban phụ huynh).
Phụ huynh lăn tăn tiền quỹ lớp
Chị Lê Thị Hoa (Thủ Đức, TP.HCM) cho biết những năm qua tiền hội phụ huynh của hai con mà chị nộp thường là 500 nghìn đồng mỗi đứa trong một học kỳ. Cuối học kỳ, Ban đại diện có tổng kết những khoản thu – chi và thông báo cho phụ huynh.
“Đóng tiền thì đóng thôi, nhưng tôi thấy ngoài những khoản phải có thì cũng có những thứ không cần thiết. Với các con, ngoài phần thưởng học kỳ 1 cho cả lớp, thăm hỏi các bạn ốm nằm viện còn có liên hoan Noel, Trung thu, sinh nhật, quà Tết, liên hoan cuối học kỳ, đi dã ngoại, lì xì đầu năm… Rồi đến việc cả lớp được giải gì đó be bé ở trường cũng liên hoan” – chị Hoa liệt kê.
Đầu năm học, phụ huynh phập phồng chờ đóng quỹ lớp Chị Thanh Hương (quận Ba Đình, Hà Nội) thì kể “Khi con tôi vào lớp 1 đã thấy có sẵn điều hòa của lớp trước để lại. Vậy mà ban đầu vẫn, ban phụ huynh vẫn kêu gọi lắp điều hòa mới với lí do sợ điều hòa cũ không đủ mát cho các con. Nhiều phụ huynh phản đối quá, bảo rằng khi nào hỏng thì sửa, nên sau đó chuyện này mới cho qua”.
Một phụ huynh lại kể rằng trưởng ban phụ huynh lớp con chị hồi cấp 2 luôn liệt kê chi quà vào các dịp lễ tết là “hoa + phong bì” với mức từ 500 nghìn đồng - 2 triệu đồng/giáo viên. Mỗi khi quỹ bị hụt, Ban còn kêu gọi góp thêm. Thế nhưng, tới năm lớp 9 vừa rồi, các phụ huynh mới té ngửa ra là các khoản chi trên không hề có, chỉ do trưởng ban tự “sáng tác” trên giấy.
“Tuy nhiên, các phụ huynh phát hiện sự việc muộn, hết cấp học các con sang trường khác nên rồi cũng chẳng ai tìm mà đòi lại được số tiền quỹ “mất tích” bí ẩn kia”...
Chuẩn bị đi họp phụ huynh cho con mới vào lớp 1 tại một trường tiểu học ở Quận 1, TP.HCM, mấy nay chị Lan cũng khá lăn tăn.
“Hôm trước trên nhóm chát lớp con tôi, đã phong thanh thấy nhắc đến việc đóng góp mua máy chiếu, nghe đâu vài chục triệu đồng” – chị Lan nói.
Đã không có miếng, lại còn... mang tiếng
Trong khi đó, những người từng làm trong Ban phụ huynh lại có nỗi niềm riêng.
Chị Vũ Thùy Liên ở Hà Nội, có con đang học cấp 2, rất bất bình trước thắc mắc của một phụ huynh đưa lên mạng xã hội về thông tin tổng quỹ lớp của một trường công là 57 triệu đồng với một lớp có 38 học sinh: “Không tin nổi, họ đã làm gì với quỹ lớp này?”.
Những thành viên Ban phụ huynh của lớp phải có kế hoạch chi tiêu cho một năm học đưa ra thảo luận tại buổi họp phụ huynh “Nếu cứ nhìn vào một con số chung rồi phán xét nhiều - ít là quá phiến diện” – chị Liên nói.
Theo chị Liên, thường thì Ban phụ huynh của lớp cũng có kế hoạch chi tiêu cho một năm học, và họ sẽ phải đưa ra thảo luận tại buổi họp phụ huynh. Con số 57 triệu đồng/năm học cho lớp có sĩ số 38 học sinh, tương đương 1,5 triệu đồng/cháu /năm hoặc 750 nghìn đồng/cháu/học kỳ là không nhiều, không ít, bởi tuỳ thuộc vào kế hoạch chi tiêu của lớp đó như thế nào.
“Đơn cử, nếu lắp điều hoà (vì trường công thì không có điều hoà, hạng mục này được thực hiện theo chủ trương xã hội hóa), thì tiền lắp 2 cái đã chiếm gần 20 triệu.
Trong năm học, có rất nhiều các khoản chi mà Ban phụ huynh phải cân đối, và đa số các khoản này sẽ được phục vụ cho chính học sinh. Ví dụ như mỗi học kì đi dã ngoại 1 lần, hoặc cuối mỗi kì sẽ có khen thưởng, và phần thưởng được trích từ quỹ hội, chứ ở đâu ra nữa?”.
Vị phụ huynh này cũng tính một năm học chỉ tổ chức 2-3 kì họp phụ huynh vào các đợt đầu năm, cuối học kì 1, cuối học kì 2. Trong những buổi họp đó, thông thường cuối buổi Ban phụ huynh sẽ tặng hoa và có chút quà cảm ơn cô giáo chủ nhiệm đã vất vả trong một học kì.
Chị Liên khẳng định giáo viên không vì thế mà bỏ lơ trách nhiệm của người thầy, cũng không vì thế mà họ giàu thêm hay nghèo đi.
Cỗ trung thu do Ban phụ huynh ở một trường tiểu học bày biện Đồng ý kiến, chị Thanh Thảo (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tin rằng đại đa số phụ huynh không bao giờ "soi" xem Ban phụ huynh đã chi tiêu những gì, đưa ra đề nghị đóng bao nhiêu là sẽ nộp luôn. "Con tôi năm nay lên lớp 8, ở các lớp trước đây Ban phụ huynh đều làm việc rất tận tâm và rõ ràng, hoàn toàn vì các con. Tôi rất cảm ơn các bố mẹ trong Ban phụ huynh đã bỏ công sức, thời gian vì việc chung".
Là một người có thâm niên ở trong Ban phụ huynh đến 5 năm, khi con học tiểu học, anh Trọng Thủy (Hà Nội) nhìn nhận công việc của Ban phụ huynh "không có miếng gì đã đành mà lắm khi còn bị điều tiếng".
"Cũng có bố có mẹ phàn nàn khi chúng tôi thông báo về các hoạt động của các con, là sao cứ bày việc ra thế, nhưng họ không phải là số nhiều. Vì vậy, khi chúng tôi tổ chức sinh nhật, Trung thu, Noel cho các con, dù là hơi mất công nhưng thấy các con vui và biết được nguồn gốc ý nghĩa của các ngày lễ Tết thì đó cũng là sự động viên Ban phụ huynh rồi. Mình làm vì những cái chung, những điều tốt đẹp nên không vì một vài người có ý kiến mà nản".
Còn chị Nguyễn Thanh Hà (Quận 3, TP.HCM) nhận xét việc đóng quỹ lớp bao nhiêu hay tổ chức hoạt động trong năm như thế nào là theo trường, lớp và tùy thuộc vào mức sống, mặt bằng chung của khu vực đó.
“Ban phụ huynh cũng phải cân nhắc rồi mới đưa ra mức đóng góp. Tôi cho rằng nếu phụ huynh không đồng tình thì nên có ý kiến ngay, nếu vượt khả năng có thể đóng góp được thì góp ý với Ban phụ huynh. Mọi người không nên cứ lẳng lặng đóng ở lớp rồi đến khi về nhà lại kể lể trên mạng xã hội, mất hay đi”.
Ngân Anh – Lê Huyền
Thu tiền ghế ngồi của học sinh, trường học ở TP.HCM phải trả lại
Trường THCS Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM thu tiền ghế ngồi của học sinh và bị Phòng GD-ĐT yêu cầu trả lại.
" alt="Chưa họp đầu năm, phụ huynh đã tranh cãi kịch liệt về tiền quỹ" />- Một học sinh bị 3 nữ sinh cùng lớp dùng tuýp sắt đánh gãy tay khi đang trên đường đi học về.
Nhiều người mẹ ngậm ngùi sau ly hôn vì chồng cũ trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con (Ảnh minh họa). Ly hôn, cứ tưởng mọi thứ giữa hai người chấm dứt, chỉ còn duy trì mối quan hệ ở vị trí người cha người mẹ có trách nhiệm cùng chăm sóc con chung. Nhưng một thời gian dài người phụ nữ vẫn phải dây dưa với chồng cũ vì chuyện tiền nuôi con.
Chị Diễm nhớ như in, được 3 tháng đầu chồng cũ gửi tiền cho con đúng hạn. Sau đó chẳng thấy động tĩnh gì, im re cả mấy tháng liền, chị buộc phải nhắn tin hỏi. Cứ vậy, chị nhắc thì ông bố gửi tiền cho con, còn không thì xem như không hay không biết. Mỗi lần chị hỏi, người đàn ông lại ca điệp khúc "con mẹ suốt ngày chỉ tiền".
Có lần 8 tháng liền không thấy chồng cũ gửi tiền trợ cấp nuôi con, chị nhắc thì chỉ nhận được... 7 tháng kèm lời chửi bới cho rằng vợ cũ ăn gian, tính dối. Có tháng, ông bố còn trừ 95.000 đồng tiền đặt Grab cho con sau khi đến chỗ bố chơi về lại nhà mẹ.
Chị Diễm kể, chồng cũ chị tốt nghiệp thủ khoa tại một trường đại học lớn ở TPHCM, học lên thạc sĩ, hiện là Phó Giám đốc một công ty trong lĩnh vực tài chính. Hồi hai người còn sống chung, người đàn ông đã thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Ngoài căn biệt thự đang sống ở quận 2 cũ, nhà đất anh này rải khắp nơi. Ông bố có một đời sống rất sang chảnh, gia đình suốt ngày đi du lịch, hai con sinh đôi với người vợ hiện tại theo học một trường quốc tế, học phí hơn 1 tỷ đồng/năm...
Ông bố đó, đã hơn hai năm qua không gửi một đồng tiền nuôi con đầu. Nhiều người xúi, phải đòi bằng được nhưng chị là người trong cuộc, mở miệng suốt cũng thấy ê chề. Kiện ra tòa thì chị cũng không làm nổi vì mất thời gian, thêm nữa đi đòi 1,3 triệu đồng, không đủ tiền mua sữa, chị không ham, thà để tâm sức làm việc kiếm tiền.
Với chị, tiền trợ cấp không chỉ quyền lợi của con mình mà cũng là quyền lợi của người làm cha, thể hiện tình yêu với con, bên cạnh phần nghĩa vụ, trách nhiệm. Tiền nuôi con không đơn thuần là tiền mà còn là tình cảm, sự quan tâm, chăm lo của người bố với con, khi đã thoái thác thì đồng tiền đó không còn mấy ý nghĩa. Nhưng thực sự, chỉ xét khía cạnh đơn thuần đó là tiền, là trách nhiệm chị cũng không đòi được nên đành bỏ cuộc.
"Tôi cũng hiểu không nên nói xấu bố của con mình với trẻ. Ừ thì không nhắc đến chuyện cũ nhưng mấy đồng trợ cấp nuôi con cũng "quỵt" thì nói tốt sao nổi", chị Diễm cay đắng.
Chồng gửi cấp dưỡng, trừ 7.700 đồng tiền chuyển khoản
Nói đến tiền trợ cấp nuôi con sau ly hôn, chị Trần Trang Nhung, ở Gò Vấp, TPHCM cũng... vừa cười vừa khóc.
Sau ly hôn, chị và chồng cũ vẫn phải gặp nhau ở tòa liên quan đến tiền trợ cấp nuôi con. Anh chồng đến tận cơ quan chị xin bảng lương để chứng minh "chị có thu nhập khá" và xác nhận mình thu nhập thấp, để bớt từng đồng tiền trợ cấp. Con số trợ cấp được ấn định là 4 triệu đồng/tháng cho hai con.
Nhiều người khó khăn vẫn nỗ lực để chăm cho con, đằng này chồng cũ chị Nhung kinh tế rất khá nhưng nuôi con sau ly hôn thì tính từng nghìn đồng. Mỗi lần gửi tiền, anh này đều trừ 7.700 đồng phí chuyển khoản vào tiền trợ cấp của con.
Nhiều vợ chồng đã ly hôn vẫn phải kéo nhau ra tòa vì tiền cấp dưỡng nuôi con (Ảnh minh họa). Nhiều lần, ông chồng cũ còn lên tiếng đe dọa: "Đừng để tôi hết tình hết luôn cả nghĩa". Trong khi thực tế, tiền cấp dưỡng một năm gửi được vài tháng, chị Nhung đòi cũng chẳng được.
Nhắc đến chuyện thăm nom con, chị chảy nước mắt. Cùng một thành phố, ở cách nhau chưa đến 10 cây số nhưng hơn hai năm, ông bố chưa hề thăm hỏi hay gọi điện cho con.
Chị Nhung tự hỏi: "Bao nhiêu ông bố vẫn thật sự nuôi con sau ly hôn?".
Với kinh nghiệm của mình, chị Nhung cho rằng phụ nữ, nhất là phụ nữ nuôi con sau ly hôn phải nỗ lực và có kế hoạch tự chủ về tài chính càng sớm càng tốt. Và hãy tỉnh táo trước những lời hứa hẹn vì nhiều ông bố nhận đóng tiền học cho con, thỏa thuận tháng từng này từng kia nhưng sau đó "phủi tay", để lại cho người mẹ cả đống trách nhiệm ngổn ngang...
Nhiều chị em phải một mình nuôi con khi chồng cũ "trở mặt" không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con, có khi phải lần nữa lôi nhau ra tòa. Theo chị Nhung, một khi người ta đã cố ý trốn trách nhiệm với chính khúc ruột của mình thì có ra tòa cũng chưa chắc đã đòi nổi tiền.
Trước tòa, người này có thể thắng người kia nhưng tổn thương để lại cho những đứa con là không thể đo đếm khi bố mẹ "giành" và "đẩy" nghĩa vụ nuôi dưỡng mình...
Trốn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
Tại khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 quy định: Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Điều 186 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội "Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng" có thể phải chịu trách nhiệm xử lý hình sự. Cụ thể, luật viết, người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Theo Dân trí
Bất ngờ gặp chồng cũ chở vợ mới trên đường
Tôi cố gắng lùi xe về phía sau một chút, kéo chiếc khẩu trang lên cao, thấm những giọt nước mắt đang rơi." alt="Chồng cũ thu nhập tiền tỷ vẫn 'quỵt' 1,3 triệu đồng cấp dưỡng nuôi con" />
- ·Nhận định, soi kèo Istanbul Basaksehir vs Corum, 19h30 ngày 4/2: Tin vào cửa trên
- ·11 trường đại học Mỹ đẹp mê hồn
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà không hài lòng khi nhiều người biến tướng áo dài
- ·Nguyễn Quốc Hùng MA:Tiết lộ thú vị của thầy giáo nổi tiếng khắp Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Mazatlan vs Nữ Chivas Guadalajara, 10h05 ngày 3/2: Thêm một lần vùi dập
- ·Chi cả tỷ đồng tiêm làm đầy khắp cơ thể
- ·'Mình tái hôn đi, không có người phụ nữ nào hợp với anh hơn em cả'
- ·Trường mầm non ở Đà Nẵng bị kẻ lạ mặt phá hoại tài sản
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Rizespor, 23h00 ngày 2/2: Chủ nhà khẳng định sức mạnh
- ·The Golden An Khánh