Thành viên Amanda Surya thuộc đội ngũ phụ trách quan hệ với các nhà phát triển của Google cho biết hãng này đã cung cấp hơn 3.000 các thiết bị Google TV tại một hội nghị các nhà phát triển do Adobe tổ chức trong tuần này tại Los Angeles.
ấpGoogleTVchonhàpháttriểthời trangGoogle cung cấp 10.000 Google TV cho nhà phát triển
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Dagon Port vs Hantharwady United, 16h30 ngày 28/1: Chủ nhà chìm sâu -
Các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở học sinh các cấpĐối với trẻ từ 5-19 tuổi, tỷ lệ mắc tật khúc xạ là 54%, sâu răng chiếm 55%, cong vẹo cột sống là 8%, thừa cân và béo phì lần lượt là 22% và 20%.
Theo HCDC, cận thị (tật khúc xạ phổ biến nhất ở trẻ) có thể phòng ngừa thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa học sinh, gia đình và nhà trường.
Trong học tập, người lớn cần hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế (thẳng lưng, mắt cách mặt chữ 30cm), không nằm, quỳ khi đọc sách hoặc viết bài. Đảm bảo môi trường học tập đủ ánh sáng, kích cỡ bàn ghế phù hợp. Hướng dẫn trẻ ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5m khi xem tivi và thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45 phút mỗi lần xem. Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, điều này không chỉ tốt cho mắt mà còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Bên cạnh đó, cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ tại các cơ sở uy tín để phát hiện sớm tật khúc xạ (nếu có) và có hướng xử lý.
Tỷ lệ học sinh tiểu cao thừa cân, béo phì cao nhất
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vào tháng 4 vừa qua cung cấp kết quả khảo sát sức khỏe tại 90 trường trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2017-2021 (mỗi năm khoảng 7.300 học sinh).
Theo đó, học sinh tiểu học có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất với 37,8%, trung học cơ sở là 16,8%, và trung học phổ thông là 11,3%. Thậm chí, một số trường tiểu học khu vực nội thành có tỷ lệ thừa cân, béo phì lên tới 55,7%.
Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai mô hình can thiệp phòng chống thừa cân, béo phì cho học sinh tại một số trường tiểu học của Hà Nội, giai đoạn 2023-2025. Mô hình phấn đấu nâng cao kiến thức, thực hành về phòng chống thừa cân, béo phì; cung cấp bữa ăn theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của ngành y tế; tăng cường hoạt động thể lực; kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tại các trường tiểu học trong thời gian can thiệp...
Ngành giáo dục cần bổ sung cử nhân dinh dưỡng giám sát bữa ăn học đường
Theo Phó giáo sư Lâm, ngành giáo dục nên có biên chế cử nhân dinh dưỡng trường học hoặc một cụm trường cần cán bộ dinh dưỡng để lên thực đơn, giám sát thực phẩm đầu vào."> -
Người đàn ông phải mổ cấp cứu, suýt mất chân vì thói quen phổ biếnNgồi nhiều, lười vận động dẫn tới vô số căn bệnh. Ảnh minh họa: AI Vài năm trước, bệnh nhân đã đi khám vì sưng chân kèm theo đau nhức rõ rệt. Người đàn ông này kể: "Tôi không có sức để đi bộ và chân tôi cảm thấy yếu khi leo cầu thang”. Theo Aboluowang, bác sĩ chẩn đoán người này có triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân.
Bởi vậy, nam bệnh nhân phải dùng thuốc để kiểm soát tình trạng trên. Khi thấy các triệu chứng suy giảm, ông đã tự ý ngừng uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian này, ông vẫn lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ.
Cuối tháng trước, khi ông chuẩn bị ra nước ngoài công tác, chân phải đột nhiên tê, đau, sưng gây khó khăn khi đi lại. Ông đã lái xe đến phòng cấp cứu. Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện tĩnh mạch đùi của bệnh nhân gần như tắc nghẽn hoàn toàn do tình trạng huyết khối nghiêm trọng, nguy cơ cắt cụt chân.
Bệnh viện đề nghị ông phẫu thuật hút bỏ cục máu đông bằng ống thông. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân đã bình phục.
Bác sĩ Liu Yin-Tso cho biết huyết khối tĩnh mạch sâu là tắc nghẽn tĩnh mạch sâu do cục máu đông, phổ biến nhất ở chi dưới (chân). Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khi đi máy bay vì mọi người phải ngồi trên ghế chật hẹp, không thể di chuyển suốt nhiều giờ, vì vậy tình trạng trên còn được gọi là "hội chứng hạng vé phổ thông".
Khi cục máu đông tích tụ, các dấu hiệu bên ngoài bao gồm sưng và đau chân thường xuất hiện. Trong những trường hợp nặng, huyết khối có thể gây sưng mô và hoại tử, thậm chí nguy cơ phải cắt cụt chi. Nếu cục máu đông trôi vào phổi có khả năng gây ra cơn đột tử do thuyên tắc phổi.
Bác sĩ nhắc nhở chìa khóa quan trọng nhất để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch là tránh ngồi hoặc đứng quá lâu và thiết lập thói quen tập thể dục. Nếu máu hồi lưu kém ở chi dưới, bạn có thể cân nhắc việc đi tất y khoa.
Ngồi nhiều và lười vận động sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài gây ra nguy cơ tích tụ cục máu đông ở chân, ngồi nhiều cũng dễ dẫn tới suy tĩnh mạch do hạn chế máu chảy xuống chân.
Một số tác động khác của thói quen xấu trên bao gồm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp bất ổn, đột quỵ, tổn thương tim. Theo một nghiên cứu, những lái xe hay phải ngồi nhiều có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp đôi nhóm người hay phải đi lại dù chế độ ăn tương tự nhau.
Bác sĩ cấp cứu chia sẻ 5 điều không bao giờ làm
ANH - Dù mới 25 tuổi nhưng bác sĩ Arthur đã phải điều trị cho rất nhiều trường hợp nghiêm trọng. Anh đưa ra 5 việc nên tránh để giảm nguy cơ phải đi cấp cứu."> -
Bước ngoặt cuộc đời vì bệnh do não mô cầu của kình ngư hàng đầu nước PhápVận động viên Théo Curin gặt hái nhiều thành tích ở “đường đua xanh”. Ảnh: Instagram nhân vật Nhiều năm theo đuổi sự nghiệp vận động viên bơi lội, Théo Curin đã gặt hái được nhiều thành tích như giành hai huy chương bạc, một huy chương đồng ở các giải Vô địch thế giới với nội dung bơi tự do 100m, 200m. Năm 2016, anh là thành viên trẻ nhất của đội bơi lội Pháp tại Thế vận hội Paralympic tổ chức tại Brazil, đứng thứ tư ở nội dung 200m tự do. Ngoài ra, Théo Curin còn tham gia các giải bơi lội mạo hiểm và đạt được Thử thách Titicaca năm 2021 và Santa Fe năm 2022. Anh là vận động viên cụt tứ chi đầu tiên hoàn thành đường đua khắc nghiệt Half Ironman gồm 3 môn phối hợp bơi, đạp xe và chạy tại Les Sables d'Olonne (Pháp) vào năm 2020.
Théo Curin đã truyền cảm hứng về tinh thần chiến binh, không đầu hàng số phận và tích cực kêu gọi cộng đồng phòng ngừa bệnh do não mô cầu bằng vắc xin, tránh rơi vào cuộc đua “thua nhiều hơn thắng”.
“Một mặt nào đó, tôi thấy mình may mắn khi mắc căn bệnh này từ rất nhỏ vì khi đó tôi chưa ý thức được chuyện gì xảy đến với mình. Trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn đều có thể mắc bệnh. Nếu không may con bạn có các triệu chứng đầu tiên của bệnh do não mô cầu, bạn phải hành động nhanh từng phút một, đó thực sự là một cuộc chiến với thời gian”, Théo Curin chia sẻ.
Năm 2023, nhằm nâng cao hiểu biết đẩy lùi bệnh do não mô cầu, Quỹ nghiên cứu về bệnh do não mô cầu, Liên đoàn các tổ chức phòng chống bệnh do não mô cầu (CoMO) và Sanofi đã ra mắt lá cờ đẩy lùi bệnh viêm màng não. Théo Curin đã đồng hành cùng 2 vận động viên cũng từng chịu di chứng do não mô cầu gồm Ellie Challis (Anh) và Davide Morana (Ý) cùng phất lên biểu tượng đầu tiên trên toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về bệnh này. Khi mắc bệnh, Ellie Challis chỉ mới 16 tháng tuổi còn Davide Morana 24 tuổi.
Bệnh do não mô cầu phòng được bằng vắc xin
Vi khuẩn não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp và gây nhiều biến chứng nặng nề như: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm màng ngoài tim... Trong đó, hai thể viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu thường gặp và nguy hiểm nhất do có thể gây tử vong nhanh chóng trong 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên.
Theo Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ, các triệu chứng đầu tiên của bệnh do não mô cầu giống như đau đầu, đau họng, nhức toàn thân, sốt giống nhiễm virus thông thường dẫn đến khó chẩn đoán sớm. Bệnh nhân thường nhập viện ở giờ thứ 22, được xem là muộn để điều trị. Cứ 1 trong 5 người sống sót chịu các di chứng vĩnh viễn gồm đoạn chi, để lại sẹo trên da, nghe kém, co giật, stress, bất thường về nhận thức, tăng động giảm chú ý...
Lứa tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh do não mô cầu, trong đó có thanh thiếu niên. Một nghiên cứu phân tích gộp 89 nghiên cứu từ 28 quốc gia cho thấy thanh thiếu niên là nhóm người lành mang trùng cao nhất, trong đó có 23,7% là ở độ tuổi 19.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, trong số bệnh nhân tử vong do não mô cầu xâm lấn, có đến 48% là thanh thiếu niên. Ở Úc, Canada, châu Âu, New Zealand và Mỹ, thanh thiếu niên có tỷ lệ mắc não mô cầu cao hơn 1,5 đến 3 lần so với nhóm dân số chung. Tại Việt Nam, thanh thiếu niên và người trưởng thành chiếm 60% số ca não mô cầu được báo cáo.
Theo báo cáo Gánh nặng kinh tế - Chi phí bệnh tật ở Đức từ năm 2001-2015, trung bình mỗi ca bệnh mất 57.000 - 171.000 Euro (hơn 1 tỷ đến 4,5 tỷ đồng). Ở Việt Nam, chi phí chăm sóc người bệnh chiếm 83% tổng chi tiêu của gia đình.
Hiện nay có 12 nhóm huyết thanh gây bệnh chính, trong đó có 6 nhóm huyết thanh A, B, C, X, W và Y gây ra 90% trường hợp não mô cầu trên thế giới. Chủng ngừa là cách hiệu quả nhất giúp bảo vệ chống lại bệnh do não mô cầu. Hiện Việt Nam có 3 loại vắc xin phòng 5 nhóm não mô cầu khuẩn nguy hiểm trên gồm nhóm A, C, Y, W-135 của Mỹ, nhóm B của Ý và nhóm B, C của Cuba. Trong đó, vắc xin cộng hợp tứ giá A, C, Y, W-135 phòng viêm màng não do não mô cầu đã giảm đến 90% số ca mắc bệnh ở các nhóm huyết thanh chính C, Y và W-135. Mọi người cần tiêm phòng đầy đủ các nhóm vi khuẩn não mô cầu gây bệnh.
Tiên Cẩm
">