- Hoàn toàn tán thành về việc xây một nền giáo dục trung thực, song nhiều người trong cuộc lại cho rằng: để có giáo dục trung thực thì cả xã hội, các ngành nghề khác, mỗi người đều phải vào cuộc, tạo nên một sự thay đổi đồng bộ.Các tin liên quan |
Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Giáo dục? 'Là bộ trưởng, tôi cần 5 năm để thay đổi' |
|
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng |
Băn khoăn của người trong cuộc...
Trong khi nhiều người quy trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên thì tâm sự của chính những người đứng trên bục giảng lại cho thấy họ mới là những người trăn trở, băn khoăn nhiều nhất.
Nhiều giáo viên, đặc biệt là những nhà giáo trẻ chia sẻ cảm giác bất lực, muốn thay đổi nhưng lại phải chịu nhiều áp lực từ lãnh đạo, từ đồng nghiệp khiến những quyết tâm, những trăn trở của họ với nghề chỉ mang tới sự chán nản, thất vọng và bi quan.
Cô giáo Thu Anh chia sẻ, chị thực sự cảm thấy ‘hồ hởi trong lòng’ khi rộ lên tin đồn 3 môn thi tốt nghiệp là Thể dục, giáo dục công dân và công nghệ vì nghĩ rằng ‘đang có sự thay đổi’… “Tôi biết làm người quản lí rất khó nhưng không lẽ cái sai cứ để hoài trên giấy tờ sao, cứ mãi như vậy sao. Chương trình cũ không đổi mới, cái đổi mới mà ta vẫn nói thì càng nặng nề cứng nhắc hơn nữa.
Tôi là giáo viên, tôi đau lòng khi thấy cái áp lực vô hình đè nặng lên vai các em suốt 12 năm và thấy cả phản ứng đối phó của các em khi tới giờ lên lớp. Chúng tôi là giáo viên, chúng tôi phải có trách nhiệm. Điều đó đúng, nhưng chương trình, quy định không cho phép chúng tôi làm khác nhiều được”.
Một cô giáo khác cũng đồng cảm với tình cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’ này: “Tôi là một giáo viên tiểu học. Tôi rất bức xúc với những cái không thật trong ngành giáo dục hiện nay. Giáo viên muốn thật có khi cũng chẳng được, bởi điều đó ảnh hưởng tới những ‘người khác’”.
Là một giáo viên trẻ, tôi rất đồng lòng với tác giả bài viết"Nếu tôi là Bộ trưởng Giáo dục"của tác giả Phạm Xuân Anh!Thật tiếc, trong khi tôi và một vài giáo viên trẻ trong trường luôn cố gắng dạy học sinh làm một người trung thực thì một vài giáo viên có kinh nghiệm lại không làm như chúng tôi! Bạn nghĩ chúng tôi phải làm sao khi giáo viên cũ của mình đề nghị mình quan tâm vấn đề điểm của học sinh này, học sinh kia!
Thậm chí, có giáo viên còn nói thẳng: "Nó (HS) ở lại lớp 2 năm rồi, không lên lớp được đâu, cho nó lên lớp để xóa mù!" Thử hỏi cho nó lên lớp để xóa mù hay làm nó mù? Còn HS của tôi, thì hỏi điểm thấp sao thầy không cộng cho chúng em mỗi đứa 1 điểm. Lại đặt câu hỏi: từ đâu mà những HS đó có suy nghĩ như vậy?” – một thầy giáo trẻ chia sẻ những tâm sự rất thật về chuyện nghề của mình.
Cần chặn tham nhũng
Độc giả Trần Hữu Cườngcho rằng để giáo dục trung thực trước hết cần ngăn chặn ngay hiện tượng tham nhũng trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách dành cho xây dựng cơ bản - hạ tầng phục vụ nhiệm vụ giáo dục. “Nếu cửa của trường học luôn là loại tốt nhất, gạch xây trường là chất lượng nhất, và tất cả các thứ khác trong nhà trường luôn là loại tốt nhất và đúng giá trị nhất, thì chắc chắn có giáo dục trung thực”.
“Để có một nền giáo dục tốt cần có: người thầy, cuốn sách và môi trường xã hội” là ý kiến của bạn đọc Lê Trí.Anh cho rằng muốn thay đổi cần làm từ những điều nhỏ nhất: thấy rác thì nhặt, làm sai phải biết xin lỗi, biết tự xấu hổ...
Độc giả Đinh Công Tiếnđưa ý tưởng bên cạnh việc xây dựng một nền giáo dục trung thực, cần phải kêu gọi xã hội chấp nhận sự thật về nền giáo dục hiện tại để "xã hội đừng giật mình và bất ngờ về nền GD như tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2007".
Cắt giảm chương trình học là ý kiến được nhắc đến nhiều. Thầy giáo về hưu Lê Hữu Tuấncho rằng chương trình học hiện tại có quá nhiều nội dung không cần thiết, điển hình là việc tổ chức học nghề: “Thực chất chỉ là giả tạo để học sinh được cộng điểm, để cán bộ giáo viên lấy tiền…”
Một số độc giả đồng tình quan điểm ‘quét cầu thang phải quét từ trên xuống’, muốn giáo dục trung thực cần phải thay đổi từ các cấp lãnh đạo. Giáo dục sẽ trung thực thế nào khi mà đi thi cao học thì giám thị trong phòng quan sát giám thị hành lang, giám thị hành lang lại quan sát thanh tra như lời một độc giả phản ánh.
Độc giả Cươngmạnh dạn hiến kế nên bắt chước y chang một mô hình giáo dục nào đó đã thành công. “Làm từng bước theo từng lớp, từ lớp 1 đến lớp 12. Sau 12 năm, thì hãy điều chỉnh lại cho phù hợp hơn. Tôi đề nghị lấy toàn bộ chương trình giáo dục của Singapore hoặc Nhật Bản. Hạn chế tối đa việc sửa chữa chủ quan. Và thi cử giống các nước đó…”
Nâng cao chất lượng giáo viên cũng là một ý kiến hợp lý của bạn đọc Nguyễn Trinh.Độc giả này cho rằng cả nước chỉ nên có khoảng 5 trường đào tạo giáo viên và mức điểm đầu vào tối thiểu là 25 điểm (3 môn). Sau khi học xong, các giáo viên trẻ sẽ được phân về các trường địa phương giảng dạy.
Theo bạn đọc Nguyễn Trinh,chất lượng giáo viên thấp cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến nền giáo dục ngày càng đi xuống.
Tuy vậy, không ít ý kiến cho rằng chúng ta mới chỉ đang hô khẩu hiệu chứ chưa nghĩ tới những khó khăn khi hiện thực hóa nó. “Để giáo dục phát triển cần có tài chính lớn để đầu tư cơ sở vật chất, lương giáo viên, giáo trình... Ban sẽ lấy ở đâu? Bạn phải có cơ chế, chính sách phục vụ cho sự nghiệp phát triển đó. Bạn thay đổi được không? Bạn phải có toàn quyền để đưa ra quyết sách làm thay đổi giáo dục.
Điều này hiện nay rất khó vì liên quan đế nhiều Bộ ngành, đia phương.... Bạn làm sao để thay đổi được. Bạn phải chọn, đào tạo và xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi? Làm sao để có được? – một cán bộ công tác trong ngành giáo dục phân tích và chia sẻ những khó khăn với các lãnh đạo ngành.
Phạm Trang(tổng hợp)
" alt=""/>Ai cho giáo viên trung thực?
Thầy cô hướng dẫn, khuyến khíchvà cổ vũ học sinh tham gia trò chơi trực tuyến - điều tưởng như không thể nàyđang được hiện thực hóa trong cuộc thi.
Khi thầy cô cũng say mê game
Chinh phục Vũ môn (CPVM) là cuộc thi độc đáo, hấp dẫn trên nền đồ hoạ 3Dtuyệt đẹp do TW Đoàn TNCS HCM - Hội đồng Đội TW, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Công tyCP Trò chơi giáo dục trực tuyến (Egame) phát động. |
Cuộc thi được tổ chức online trên cuocthi.cpvm.vn |
Theo thông tin từ Ban Tổ chức,tính từ thời điểm CPVM chính thức mở cửa đến nay đã có khoảng 50,000 thành viênđăng ký tham gia đua tài. Tại nhiều trường học, những trận đấu trí được tổ chứcthường xuyên như một hoạt động ngoại khóa hấp dẫn. Và bình luận viên trongnhững đấu trường rực lửa đó không ai khác chính là các thầy cô giáo.
|
Thầy cô giáo và học sinh tham gia cuộc thi CPVM trong lễ phát động |
Cô Nghiêm Thị Hồng Điệp, giáoviên toán trường THCS Nguyễn Siêu cho biết: Theo tôi cuộc thi Chinh CPVM cókiến thức rất rộng, làm cho tư duy của các em có thể phát triển toàn diện trongtất cả các lĩnh vực, môn học, chứ không chỉ tập trung riêng kiến thức vào mộtmôn như các cuộc thi Olympic Toán, tiếng Anh
Điều này sẽ khiến đối tượng họcsinh tham gia được rộng rãi và phổ cập hơn.
|
Cô Nghiêm Thị Hồng Điệp - Giáo viên trường THCS Nguyễn Siêu, Hà Nội |
Theo nhiều nghiên cứu, học sinhđược học tập qua các trò chơi giáo dục như CPVM có khả năng hấp thụ kiến thứccao hơn 12% so với chỉ học tập theo phương thức truyền thống bởi trò chơi giáodục với những hình ảnh sống động và sự tương tác liên tục, tạo nên sự hứng thú,hưng phấn, kích thích khả năng phản xạ và trí nhớ của người chơi.
Với những game online cày kéo với nội dung bao lực thông thường thì việc họcsinh vừa chơi, vừa lĩnh hội được kiến thức gần như là không thể, nhưng với tròchơi giáo dục thì không những học sinh có thể vừa chơi vừa học mà còn tạo rađộng lực khuyến khích các em tìm hiểu thêm kiến thức để vượt qua những thử tháchđòi hỏi kiến thức rộng và chuyên sâu. Không bất ngờ khi CPVM là một trò chơi cóđược sự ủng hộ hoàn toàn tới từ phía nhà trường và phụ huynh học sinh.
Cô Nguyễn Thanh Hằng - giáo viên trường Thanh Liệt, Hà Nội chia sẻ: Không bạolực, không sexy, chú trọng trí tuệ mà hấp dẫn, CPVM đã khiến tôi hoàn toàn thayđổi quan niệm về game online. Và tôi hoàn toàn ủng hộ cuộc thi này.
Chơi mà học với CPVM
Theo chia sẻ của nhà phát hành Egame, mọi cấp độ chơi trong CPVM đều được nghiêncứu phù hợp với tâm sinh lý của học sinh Việt Nam. Nội dung kiến thức cũng đượcxây dựng đúng chuẩn với sự cố vấn của rất nhiều thầy cô giáo danh tiếng. Bêncạnh đó, đồ hoạ sinh động, kịch bản nhiều bất ngờ của game cũng hứa hẹn sẽ đemlại cho các em những trải nghiệm thú vị.
Thầy Đinh Tiến Nguyện - Giáo viên môn Toán trung tâm luyện thi trực tuyếnMclass.vn chia sẻ: Tôi tin tưởng rằng cuộc thi CPVM sẽ tạo ra một nguồn cảmhứng học tập mới cho các em học sinh, và cùng theo đó làm gia tăng sự yêu mến,tin cậy của cộng đồng dành cho game giáo dục bởi CPVM không chỉ đem đến kiếnthức mà còn giúp cho việc tiếp nhận nó trở nên hấp dẫn hơn. Các trò chơi tươngtác, các hình thức thi đấu, các giải thưởng hấp dẫn trong CPVM sẽ cho các em cóthêm nhiều động lực học tập mới.
|
Thầy Đinh Tiến Nguyện - thầy giáo online nổi tiếng ủng hộ học sinh tham gia đua tài CPVM |
Có thể thấy, CPVM là một trongnhững trò chơi trí tuệ, đi đúng hướng, mang tính giáo dục rất cao và là mộttrường học trực tuyến để các em học tập thêm những điều khác ngoài kiến thứcđược học trong trường.
Với hình thức thi online trên website www.cuocthi.cpvm.vn, các em học sinh sẽđược tham gia vào những chuyến phiêu lưu kỳ thú chinh phục đỉnh cao tri thức,những trò chơi hấp dẫn, cuốn hút, khơi dậy tính sáng tạo, niềm đam mê, khao khátvươn tới những chân trời tri thức mới của nhân loại. Những kiến thức cơ bản củacác môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh (Chiếm 40% tổng số câu hỏi), các môn vănhọc, lịch sử, địa lý, âm nhạc, thể thao, IQ...( chiếm 60% tổng số câu hỏi) đượclồng ghép khéo léo vào trong các trò chơi giàu tính giáo dục.
Bên cạnh đó, với 9.000 giải thưởng với tổng giá trị lên tới gần 7 tỷ đồng, trongđó giải nhất cấp toàn quốc lên tới 500 triệu đồng (bao gồm tiền mặt và quàtặng), CPVM đang giữ kỉ lục là cuộc thi có giải thưởng lớn nhất từ trước đến naydo TW Đoàn - HĐ Đội TW phát động.
Cuộc thi sẽ được triển khai rộng khắp trong cả nước từ ngày 01/12 - 15/4/2014.Đối tượng dự thi là các em đội viên, học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 đang học tập,sinh hoạt tại các trường THCS, các Nhà thiếu nhi, Trung tâm Hoạt động Thanhthiếu nhi và địa bàn dân cư trên toàn quốc.
Thông tin về cuộc thi được cập nhật tại: www.cuocthi.cpvm.vn
Tấn Tài
" alt=""/>Khi thầy cô cũng say mê game