您现在的位置是:Nhận định >>正文

Thái Lan quản lý thuê bao di dộng như thế nào?

Nhận định2人已围观

简介Cuối năm 2016,áiLanquảnlýthuêbaodidộngnhưthếnàthời tiết cuối tuần cơ quan quản lý của Thái Lan yêu c...

Cuối năm 2016,áiLanquảnlýthuêbaodidộngnhưthếnàthời tiết cuối tuần cơ quan quản lý của Thái Lan yêu cầu người sử dụng di động cũ và mới đăng ký dấu vân tay để xác thực. Trước đó, các nhà bán lẻ buộc phải chụp ảnh mã thẻ SIM và chứng minh thư của người mua để kích hoạt.

{ keywords}

Cuối tháng 1/2015, báo chí Thái Lan rầm rộ đưa tin chính phủ quốc gia này sẽ đưa ra một quy định mới, theo đó, bất cứ ai mua một thẻ SIM di động trả trước tại Thái Lan sẽ phải đăng ký thông tin cá nhân với nhà mạng trước ngày 31/7/2015. Người dân Thái Lan lúc đó có vẻ khá bối rối với quy định và mặc dù hạn chót đã rất rõ ràng nhưng mọi người dường như không biết cách kiểm tra xem mình đã đăng ký thông tin hay chưa và cũng không biết nên làm gì nếu họ đang ở nước ngoài trong giai đoạn đăng ký.

Cụ thể, điều luật mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/2/2015 này sẽ cho phép người dùng có 6 tháng để cung cấp thông tin cá nhân (tên, số chứng minh thư và đương nhiên là cả số điện thoại) sau đó họ có thể sử dụng SIM. Nếu là một người nước ngoài sống tại Thái Lan, bạn có thể cần mang theo hộ chiếu và đến đăng ký tại bất cứ điểm đăng ký thông tin nào được ủy quyền.

Trước đó, các nhà bán lẻ SIM độc lập đã được yêu cầu sử dụng một ứng dụng di động cho phép đăng ký SIM của người sử dụng. Sử dụng ứng dụng này, người bán hàng có thể chụp ảnh mã SIM kèm theo chứng minh nhân dân đăng ký và gửi cho Ủy ban Phát sóng và Viễn thông Quốc gia Thái Lan (NBTC). Đây được gọi là quy trình "2-shot" (tạm dịch là quy trình 2 bức ảnh). Cả những người sử dụng cũ và mới đều phải đăng ký số điện thoại của mình ở các điểm đăng ký ủy quyền. Ứng dụng này sau đó sẽ lập tức gửi dữ liệu tới máy chủ của NBTC, được kết nối với máy chủ của 5 nhà mạng. Máy chủ của NBTC xác thực thông tin trên chứng minh thư và nếu chính xác, sẽ gửi dữ liệu xác thực trở lại cho máy chủ của nhà mạng viễn thông và kích hoạt thẻ SIM cho người dùng.

Dữ liệu này sẽ không được lưu trên điện thoại di động của chủ cửa hàng vì thế người dùng không cần lo ngại về nguy cơ bảo mật.

Khách du lịch có thể dùng hộ chiếu để thay thế cho chứng minh thư. Điều này có nghĩa là bạn cần hộ chiếu (còn hạn ít nhất 6 tháng) để đăng ký SIM tại Thái Lan.

Thậm chí, dù bạn có đăng ký thông tin này trong những lần mua SIM trước đó thì khi mua SIM mới, bạn vẫn phải đăng ký lại bởi nhà mạng hoàn toàn không lưu những thông tin đó hoặc không thể xử lý quá trình đăng ký một cách trọn vẹn.

Tại thời điểm đó, việc đăng ký thông tin SIM tại Thái Lan được các phóng viên đánh giá là rất đơn giản và chỉ tốn khoảng 5 phút. Tuy nhiên, tính đến tháng 1/2015 chỉ có 1,3 triệu sử dụng ứng dụng này để đăng ký.

Đến tháng 11/2016, các nhà mạng Thái Lan giới thiệu một hệ thống xác thực bằng dấu vân tay mới dành cho khách hàng đăng ký thuê bao di động trả trước và trả sau. Dự kiến hạn chót để người dùng đăng ký dấu vân tay là tới tháng 2/2017, theo thông tin trên Bangkok Post.

NBTC cũng yêu cầu tất cả người sử dụng di động cũ cung cấp dấu vân tay cho hệ thống theo cơ sở tự nguyện để có được những lợi ích về mặt bảo mật.

“Chúng tôi khuyến khích tất cả người sử dụng di động tham gia vào hệ thống để đảm bảo việc bảo mật cho các kênh ngân hàng di động và ngăn chặn nguy cơ lừa đảo”, Tổng thư ký NBTC, Takorn Tanasith cho biết.

Thái Lan có 103 triệu thuê bao di động (tính đến năm 2016), 14 triệu trong đó sử dụng dịch vụ ngân hàng di động (internet banking).

Thông qua quy trình trình đăng ký sinh trắc học, các nhà mạng sẽ quét và lưu hồ sơ dấu vân tay của mỗi người trên máy chủ dữ liệu bảo mật của NBTC, ông Takorn cho biết.

Ủy ban viễn thông của NBTC đã chấp thuận kế hoạch sử dụng hệ thống đăng ký vân tay hồi tháng 9/2015.

Theo Lê Kiên- ICTnews

Tags:



友情链接