当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Pumas UNAM, 08h00 ngày 3/2: Nối dài mạch thắng 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhiều bạn bè "nửa đùa, nửa thật", bình luận: "Ông, bà rảnh quá hay sao mà xếp hàng kiên nhẫn quá vậy?", "Hà Nội bao quán phở ngon sao mà khổ thế", "Qua tôi nấu phở cho ăn, đảm bảo ngon hơn và phục vụ tận răng, không phải xếp hàng, bưng bê vất vả"...
Chỉ có một người bạn người Anh, từng du học cùng tôi tại Nhật Bản vào khen ngợi: "Bạn và mọi người xếp hàng thật trật tự, văn minh. Chắc món ăn ở đây xứng đáng để bạn bỏ thời gian chờ đợi". Tôi trả lời người bạn này: "Rất đáng! Vì đó là khoảng thời gian để tôi tìm lại kí ức tuổi thơ".
Phở gia truyền Bát Đàn là quán phở mà thuở học sinh, cứ cuối tuần, bố lại chở tôi trên chiếc xe máy "đê đê đỏ" từ Cầu Giấy lên ăn sáng. Tô phở Bát Đàn như một món quà bố tặng tôi sau tuần học chăm chỉ, cũng là lúc hai bố con "trốn vợ, trốn mẹ" tỉ tê chuyện riêng của cánh mày râu.
Những năm qua, tôi nhiều lần đọc được những tranh cãi về việc xếp hàng chờ đợi gọi món, thanh toán và tự bưng bê tại quán phở gia truyền Bát Đàn. Nhiều người tiêu cực chỉ trích "nhục vì miếng ăn", "khổ vì miếng ăn", "thời nào rồi còn xếp hàng đợi ăn phở", "chỉ người rảnh rỗi, thừa thời gian mới xếp hàng ăn phở"...
Thỉnh thoảng, tôi thấy chạnh lòng vì những lời chỉ trích đó. Tôi thầm nghĩ, nếu đó là hình ảnh người Nhật Bản xếp hàng chờ thưởng thức sashimi, người Hàn Quốc xếp hàng đợi ăn mỳ lạnh, người Ý xếp hàng để mua cây kem... thì cộng đồng mạng có chỉ trích họ "khổ vì ăn"?. Tôi nhớ, hồi đầu năm 2019, một nhân viên của công ty Microsoft chứng kiến và chụp được tấm hình tỷ phú Bill Gates xếp hàng, chờ tới lượt mua đồ tại cửa hàng thức ăn nhanh tại Seattle (Mỹ). Món đồ một trong những người giàu nhất thế giới mua có giá trị vào khoảng 7,68 USD (khoảng 180.000 đồng). Ngày 12/6/2015, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đứng xếp hàng 30 phút tại một trung tâm ăn uống ngoài trời để mua cánh gà rán, gây bão trên truyền thông. Hành động đó thể hiện văn hóa, sự tôn trọng với người khác, dù bạn là ai, giàu có cỡ nào, bận bịu ra sao.
Tôi biết, mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng với quan điểm của tôi, xếp hàng để chờ mua thứ gì đó là hành động văn minh, lịch sự. Không phải chỉ khi tới Nhật sống tôi mới quen với điều đó. Mà ngay từ những năm 2000, khi theo bố đi ăn phở Bát Đàn, bố đã dạy tôi phép lịch sự đó. Sau này, tới nhiều quốc gia phát triển công tác, du lịch, tôi thấy họ xem việc xếp hàng mua đồ là điều hiển nhiên.
Thậm chí, tôi từng vô cùng tự hào khi thấy thực khách xếp hàng chờ ăn phở Thìn tại Tokyo, bánh mì Phượng ở Seoul... Điều đó thể hiện sức hút của ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Còn với tôi, lí do nào tôi chờ 30 phút để ăn phở Bát Đàn? Thậm chí, tôi không làm thế một lần mà nhiều lần. Dịp nào về Hà Nội, tôi cũng ghé quán ăn phở.
Tôi thừa nhận, so với hơn 20 năm trước, tôi không còn cảm giác "thèm" hương thơm ngầy ngậy của nước phở, "nuốt nước bọt" khi nhìn thấy miếng nạm bò trên bát phở nóng hổi, nghi ngút khói. Ngày ấy, có khi tôi ăn vơi nửa bát, bố lại gắp thêm thịt, phở từ bát mình sang cho tôi. Khi 14, 15 tuổi, sức tôi phải ăn ngon lành 1,5 bát phở Bát Đàn mới bõ cơn thèm. Bây giờ, tôi thấy phở Bát Đàn vẫn ngon nhưng không phải đặc sắc so với những nơi tôi từng ăn. Có thể do giờ đây, tôi đã no đủ, đã thưởng thức nhiều món ngon khác. Cũng có thể, hương vị có phần thay đổi theo thời gian. Thậm chí, có lần, tôi thử phở Khôi Hói và phải gật gù với vợ: "Ngon thật, có khi ngon hơn Bát Đàn".
Về hình thức, bao năm trở lại, quán phở Bát Đàn gần như cũng chẳng thay đổi, vẫn nét cũ kỹ, hơi tối, bàn ghế cũ kỹ, đồ dùng cũ kỹ, khu quầy bếp chật chội, đến cái bảng niêm yết giá cũng như "ngủ quên với thời đại". Cách phục vụ ở đây thì có phần không niềm nở, nhiệt tình như nơi khác.
Thế nhưng, tôi vẫn sẵn sàng xếp hàng 20-30 phút chờ thưởng thức tô phở Bát Đàn. Lí do lớn nhất với tôi, có lẽ, vì muốn tìm lại cảm giác tuổi thơ, hồi tưởng những ngày rong ruổi theo bố lên phố cổ ăn phở sáng. Trong lúc lái xe, xếp hàng, ngồi ăn... những câu chuyện thủ thỉ nhỏ to của hai bố con vẫn như văng vẳng bên tai. Có thể, nhiều vị khách cũng như tôi, tới phở Bát Đàn để tìm kiếm kỷ niệm hay hương vị mang chút xưa cũ.
Có lần, khi đứng xếp hàng, tôi lân la trò chuyện với vài thực khách trung tuổi. Họ không mấy vội vã, sốt ruột vì xác định trước, đi ăn phở Bát Đàn là phải xếp hàng chờ. "Thường thì ngày nào rảnh tôi mới tới ăn phở Bát Đàn còn ngày bận thì chọn hàng khác", họ nói. Lúc xếp hàng chờ, họ tranh thủ lướt mạng, đọc báo, nhích từng bước cho tới khi chạm quầy. Thậm chí, nếu ai đó chen ngang thì tôi thấy thực khách cũng ít đôi co vì họ biết, đó thường là khách vãng lai, du khách ở xa, chưa hiểu "luật bất thành văn" ở đây.
Tôi từng đọc ở đâu đó "Ẩm thực là một thứ xứng đáng để người ta dành thời gian chờ đợi, rồi sau đó được thưởng bằng vị giác. Chính những hương vị ấy tạo thành ký ức theo thời gian".
Mỗi người mỗi khẩu vị. Có người thích nước phở trong, thịt tái đập dập như Thìn Bờ Hồ, có người thích tái lăn, nhiều hành như Thìn Lò Đúc, có người thích nước dùng đục ngầu của phở Tư Lùn... nhưng cũng có người như tôi, thích nhiều nước béo, sóng sánh, thịt thái tới đâu bán tới đó của Bát Đàn. Chỉ khi ăn đúng hương vị mình thích mới thấy "đã". Vì đó mà người ta không tiếc công chờ, công đợi. Ngay cả phải xếp bàn nhựa ngồi tràn vỉa hè, họ vẫn không mấy bận tâm.
Có thể tôi là người "dễ tính". Tôi không quan trọng quán tôi ăn phải khang trang, sang trọng. Miễn sao nó sạch sẽ. Ở phố cổ này hay thành phố tôi sống bên Nhật đều chật chội như nhau. Chuyện chen chúc tìm chỗ ngồi là quá bình thường. Nhưng tôi thích tô phở mang hương vị truyền thống như phở Bát Đàn, không phải cách nấu "mì ăn liền", công nghiệp. Phần dấm hay ớt tương cũng mang hương vị na ná nhà làm. Cái cũ kĩ của không gian quán cũng vô tình tạo nên nét Hà Nội xưa rất đặc trưng.
Tất nhiên, công tâm mà nói, tôi hy vọng chủ quán và nhân viên niềm nở, vui vẻ hơn. Dẫu rằng phục vụ lượng khách quá đông thì vất vả, mệt nhọc nhưng thái độ phục vụ góp phần quan trọng tạo nên chất lượng trong lòng thực khách, nhất là dấu ấn với khách quốc tế.
Chúng ta có vô số hàng phở nhưng có mấy nơi được CNN và rất nhiều kênh truyền thông quốc tế ca ngợi như phở gia truyền Bát Đàn? Nhờ đó, mà khách quốc tế biết nhiều hơn tới phở Việt Nam, ẩm thực Việt Nam và vẻ đẹp Việt Nam. Tôi thấy đó là niềm tự hào và đáng trân trọng. Tôi nghĩ, không giống như các bạn trẻ bây giờ xếp hàng mua trà sữa, bánh đồng xu, trà chanh... trong vài ngày rồi "hạ nhiệt". Những hàng phở như phở Bát Đàn, Tư lùn Ấu Triệu,... vẫn tồn tại cảnh xếp hàng hàng chục năm qua, là bởi họ khẳng định được chất lượng trong lòng thực khách. Vì vậy, nếu có thời gian, xếp hàng chờ ăn phở cũng là một thú vui xứng đáng!
Độc giả Ngọc Khánh (Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Hình ảnh thực khách xếp hàng chờ ăn phở tại một số quán có tiếng ở Hà Nội gần đây nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Không ít cư dân mạng cho rằng như vậy là "khổ, nhục vì ăn", "có phải thời bao cấp nữa đâu mà phải mất thời gian chờ ăn". Bên cạnh đó, khá nhiều ý kiến ở chiều ngược lại cho rằng, không chỉ ở Việt Nam mà đến các quốc gia phát triển trên thế giới, du khách cũng phải xếp hàng chờ thưởng thức các món ngon. Nhiều nhà hàng, cửa tiệm trở thành điểm đến hút khách quốc tế nhờ hình ảnh xếp hàng.
Chuyên mục Du lịch VietNamNet mời quý độc giả chia sẻ câu chuyện, quan điểm về chủ đề Xếp hàng chờ ăn: Văn minh hay 'miếng khổ'?đến email [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo qui định toà soạn.
Xin chân thành cảm ơn.
" alt="Xếp hàng 30 phút chờ ăn phở ở Hà Nội, có 'khổ vì miếng ăn'?"/>NGÀY GIỜ
TRẬN ĐẤU
TRỰC TIẾP
V-LEAGUE 2023 - VÒNG 10
30/05 18:00
Bình Định 1-1 Hải Phòng
FPT Play
30/05 19:15
CAHN 0-0 Khánh Hòa
FPT Play, VTV5
VĐQG ĐAN MẠCH 2022/23 – VÒNG PLAY OFF
31/05 00:00
Randers - AGF Aarhus
VĐQG THỔ NHĨ KỲ 2022/23 – VÒNG 36
31/05 00:00
Ankaragucu - Galatasaray
Alanyaspor - Kasimpasa
Fenerbahce - Antalyaspor
Giresunspor - Trabzonspor
Istanbulspor - Adana Demirspor
Karagumruk - Kayserispor
Sivasspor - Konyaspor
HẠNG 2 ITALIA 2022/23 – VÒNG PLAY OFF
31/05 01:30
Cagliari - Parma
VÔ ĐỊCH U20 THẾ GIỚI 2023 – VÒNG 1/8
31/05 00:30
Mỹ - New Zealand
31/05 04:00
Uzbekistan - Israel
NGÀY GIỜ" alt="Kết quả bóng đá hôm nay 30/5"/>
Năm nay, TP.HCM có 88.774 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó hệ THPT có 80.775 thí sinh dự thi, hệ GDTX có 7.999 thí sinh. TP. HCM đã thành lập 155 điểm thi, ngoài ra mỗi quận, huyện sẽ bố trí thêm từ 1-3 điểm thi dự phòng. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên được huy động tham gia coi thi là 12.402 người. Trước đó, Sở GD-ĐT yêu cầu trưởng các điểm thi, hiệu trưởng các trường tăng cường tuyên truyền chủ trương tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của Bộ GD-ĐT để tạo sự đồng thuận trong phụ huynh và học sinh; Quán triệt thí sinh, thầy cô tham gia coi thi, chấm thi nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch và hạn chế đi lại những nơi không cần thiết. Sở cũng yêu cầu không tổ chức sinh hoạt nội quy thi hay dặn dò tập trung. Việc thông tin cho thí sinh các nội dung liên quan (số báo danh, điểm thi, phòng thi, giờ thi, nội quy thi...) thực hiện qua email, trang web hoặc tin nhắn. Các trường phối hợp với bưu điện thành phố và hệ thống bưu điện các quận, huyện trong việc gửi phiếu báo danh cho học sinh trước ngày 27/6. Phụ huynh, học sinh nộp hồ sơ minh chứng đối với trường hợp thí sinh bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 không thể dự thi vào các ngày 7-8/7 (sẽ tham dự đợt 2) do ở nơi bị phong tỏa hoặc thuộc nhóm F0, F1, F2 theo phân loại của ngành y tế. Hồ sơ gồm: Đơn xin tham dự thi đợt 2 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và minh chứng (Quyết định, Công văn thực hiện phong tỏa). Các phương án đảm bảo an toàn cho thí sinh khi vào điểm thi gồm: Đeo khẩu trang toàn bộ thời gian, rửa tay sát khuẩn trước khi vào điểm thi, phòng thi; chú ý đi đúng hàng và đảm bảo giãn cách khi đo thân nhiệt (phân theo số thứ tự phòng thi); di chuyển lên thẳng phòng thi, không tụ tập, trao đổi trước và sau khi thi, ra về ngay khi thi xong. Thí sinh luôn kiểm tra và đảm bảo sức khỏe, đo thân nhiệt trước khi đi thi, khai báo y tế tại nhà trước các buổi thi và khai báo các trường hợp sốt, họ cho trưởng điểm thi để xử lý phù hợp. Tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh thực hiện đeo khẩu trang khi đưa đón thí sinh đi thi; ra về ngay sau khi đưa và đón học sinh đi thi; tránh tụ tập đông người trước điểm thi Sở GD-ĐT yêu cầu các điểm thi thực hiện khử khuẩn trước ngày thi một ngày và sau khi thi. Tổ chức vệ sinh môi trường các hành lang, sân trường, nhà vệ sinh... sau mỗi buổi thi. Trưởng các điểm thi xây dựng phương án và hướng dẫn thí sinh thực hiện đúng công tác phân cổng đón đưa theo nhóm phòng thi; phân hàng, phân luồng đo thân nhiệt theo nhóm phòng thi (ít nhất có 4 luồng đo thân nhiệt); rửa tay sát khuẩn thường xuyên, cử thành viên hướng dẫn thi sinh lên thẳng phòng thi (không tụ tập xem sơ đồ phòng thi, xem danh sách thí sinh); không cho tụ tập, trao đổi trước và sau khi thi; giám sát sức khỏe của từng cán bộ, nhân viên và thí sinh trước khi vào điểm thi. Yêu cầu rửa tay sát khuẩn ngay tại cổng các điểm thi, tại cửa phòng thi, phòng Hội đồng... Cán bộ, nhân viên, thí sinh phải đeo khẩu trang trong toàn bộ thời gian ở tại điểm thi. Sắp xếp tối đa 24 thí sinh/phòng, mỗi học sinh ngồi một bản hoặc đảm bảo giãn cách, các phòng thi phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh. Không tổ chức khai mạc kỳ thi; tổ chức hướng dẫn quy chế thi, kiểm tra thông tin thí sinh tại các phòng thi. Phải hướng dẫn thí sinh vào phòng thi và ra về ngay sau khi thi, không tụ tập trao đổi trước và sau khi thi. Tổ chức phân luồng, bố trí cho người nhà đưa - đón thí sinh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, không tập trung đông người xung quanh điểm thi. Thực hiện khai báo y tế tại nhà trước các buổi thi và khai báo các trường hợp sốt cho trưởng điểm thi để xử lý phù hợp... Bố trí nhân viên y tế trực và 2 phòng thi dự phòng để xử lý các trường hợp có các biểu hiện bệnh.. Tuy nhiên, hiện tại dịch Covid-19 ở TP.HCM đang rất phức tạp. Tính từ 6h ngày 24/6 đến 6h ngày 25/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM ghi nhận 667 trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Minh Anh Bộ GD-ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021Hôm nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. " alt="Ngày 28/6, TP.HCM sẽ chốt phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2021"/>Ngày 28/6, TP.HCM sẽ chốt phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2021 Lịch thi đấu AFF Cup 2020 | | ||||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | |||||
25/12 | |||||||||||
25/12 | 19:30 | Indonesia | 4:2 | Singapore | Bán kết | VTV6, On Sports+ | |||||
26/12 | |||||||||||
26/12 | 19:30 | Thái Lan | 0:0 | Việt Nam | Bán kết | Xem chi tiết |
Lịch thi đấu AFF Cup hôm nay 26/12: Việt Nam tử chiến Thái Lan
Trong số 10 đội tuyển Đông Nam Á có mặt ở Singapore, Lào mang theo đội ngũ trẻ trung nhất, với nhiều gương mặt U20 hoặc thậm chí đủ điều kiện đá các giải U18.
Lào thay đổi rất nhiều so với giải đấu năm 2018 |
Sự gián đoạn của Lao Premier League trong nửa năm qua khiến HLV Selvaraj gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng đội tuyển.
Rất nhiều cầu thủ Lào đến AFF Suzuki Cup 2020thậm chí chưa từng thi đấu trận quốc tế nào.
Có lẽ, đội ngũ 30 cầu thủ đến Singapore chỉ mang ý nghĩa học hỏi kinh nghiệm, chuẩn bị cho SEA Games 31 - diễn ra ở Hà Nội, tháng 5/2022.
Tập thể gồm nhiều gương mặt trẻ của Lào được dẫn dắt bởi những thủ lĩnh Phoutthasay Khochalern, Bounphachan Bounkong, Soukaphone Vongchiengkham và Mitsada Saytaifah. Họ đều đang chơi bóng tại Thái Lan.
Trong 4 người kể trên, Khochalern và Bounkong thuộc biên chế các đội bóng mạnh ở Thai League 1.
Ngoài ra, một số tài năng trẻ được xem là niềm hy vọng trong tay HLV Selvaraj như Anantaza Siphongphan, Kaharn Phetsivilay, Aphixay Thanakhanty, Vannasone Douangmaity, Somxay Keohanam. Những gương mặt này từng dự SEA Games ở Philippines cách nay hai năm.
Riêng Siphongphan là một gương mặt đầy thú vị. Anh tham dự SEA Games 30 khi mới 15 tuổi và nằm trong số ít các cầu thủ dưới 20 tuổi của Lào có sự tiến bộ từ sau giải đấu ở Philippines.
Người hâm mộ Lào đặt kỳ vọng nhiều vào Vongchiengkham ở ngày hội bóng đá lớn nhất Đông Nam Á.
Vongchiengkham (7) tìm kiếm bàn thắng đầu tiên ở AFF Cup |
Vongchiengkham không phải cái tên xa lạ với nhiều CĐV bóng đá Việt Nam. Cầu thủ tấn công 29 tuổi này có lối đá rất đa dạng, với kinh nghiệm chơi bóng ở Thái Lan.
Hiện tại, Vongchiengkham thi đấu ở giải Thai League 2. Trước đây, anh có kinh nghiệm nhất định tại giải đấu mạnh nhất xứ sở chùa vàng.
Trong sự nghiệp chuyên nghiệp, Vongchiengkham xếp thứ 3 về thành tích ghi bàn cho đội tuyển Lào. Anh có 14 bàn, xếp sau Khampheng Sayavutthi (15) và Visay Phaphouvanin (18).
Vongchiengkham từng có những khoảnh khắc không thể quên, như khi làm tung lưới Philippines hay bàn thắng vào lưới Trung Quốc. Dù vậy, anh chưa có pha lập công nào ở AFF Cup.
Trên đất Singapore, Vongchiengkham khao khát có được bàn thắng đầu tiên trong lịch sử tham dự AFF Cup, cũng như cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng các cây làm bàn tốt nhất mọi thời đại của Lào.
Cùng với Vongchiengkham, hàng công đội tuyển Lào có một gương mặt đáng chú ý: Billy Ketkeophomphone.
Ketkeophomphone từng chơi bóng ở Ligue 1 |
Những ngày qua, báo chí khu vực quan tâm rất nhiều đến Ketkeophomphone, cầu thủ Pháp gốc Lào.
Ketkeophomphone hiện thi đấu cho CLB Dunkerque ở Ligue 2, giải bóng đá hạng nhì Pháp. Thời đỉnh cao sự nghiệp, anh từng nằm trong biên chế các CLB Ligue 1 như Strasbourg, Angers, Auxerre.
Khi còn trẻ, chân sút 31 tuổi này có thời gian được đào tạo bài bản tại Clairefontaine - một trong những học viện bóng đá danh tiếng nhất của Pháp, cái nôi của Nicolas Anelka, Louis Saha, William Gallas, Hatem Ben Arfa, Blaise Matuidi, Olivier Giroud Thierry Henry và đặc biệt là Kylian Mbappe.
Xuất phát điểm của Ketkeophomphone là điều mà những cầu thủ Đông Nam Á chỉ biết mơ ước.
Đội tuyển Việt Nam bước vào trận mở màn với mục tiêu chiến thắng để giải tỏa tâm lý sau chuỗi 7 thất bại liên tiếp ở vòng loại World Cup 2022 (6 trận ở giai đoạn 3).
Chiến thắng và đảm bảo giữ được đội ngũ tốt nhất trước khi đấu Malaysia là nhiệm vụ mà HLV Park Hang Seo hướng đến, trên đường bảo vệ ngôi quán quân AFF Cup.
Để tránh rủi ro có thể xảy ra, HLV Park Hang Seo phải chú ý kỹ Ketkeophomphone, với kinh nghiệm từ châu Âu và thể hình khá tốt (1,80 m).
Thiên Thanh
Tuyển Việt Nam cùng các đội bóng ở bảng B không được tập làm quen sân chính Bishan trước trận ra quân AFF Cup 2020.
" alt="Việt Nam vs Lào, nhân tố người Pháp ở tuyển Lào"/>