
Đội hình ra sân
Indonesia (5-4-1): Paes; Walsh, Ridho, Idzes, Verdonk, Tjoe-A-On; Hubner, Jenner, Ferdinan, Oratmangoen; Struick.
Australia (4-3-3):Ryan, Behich, Souttar, Circati, Burgess, Irvine, Baccus, Silvera, Goodwin, Irankuda, Duke.
Đội hình ra sân
Indonesia (5-4-1): Paes; Walsh, Ridho, Idzes, Verdonk, Tjoe-A-On; Hubner, Jenner, Ferdinan, Oratmangoen; Struick.
Australia (4-3-3):Ryan, Behich, Souttar, Circati, Burgess, Irvine, Baccus, Silvera, Goodwin, Irankuda, Duke.
![]() |
Bà Tiền. Ảnh: 163.com |
Theo thông tin từ phía cơ quan cảnh sát Thượng Hải, ông Trung hồi tháng 8/2015 đã bị người thân trong gia đình bỏ mặc tại bệnh viện và qua đời trong cô độc.
Dù biết chồng mình từ trần, nhưng bà Tiền vẫn mạo danh ông Trung để nhận tiền lương hưu hàng tháng. Tổng số tiền bà Tiền đã chiếm đoạt trong nhiều năm qua lên tới 27 vạn Nhân dân Tệ (hơn 960 triệu VND).
Mọi chuyện vỡ lở vào cuối năm ngoái, khi nhân viên thuộc chi cục dân số quận Mẫn Hàng, Thượng Hải tiến hành điều tra nhân khẩu trong khu vực này đã phát hiện bất thường về thông tin cư trú của ông Trung.
![]() |
Dữ liệu số tiền lương hưu bị chiếm đoạt được các cơ quan chức năng phát hiện . Ảnh: 163.com |
“Tiến trình điều tra dân số quy định những người cư trú trong khu vực được điều tra phải tự ký tên xác nhận. Tuy nhiên, bà Tiền lại từ chối không để chồng bà, tức ông Trung, ký tên vào giấy xác nhận”, nhân viên chi cục dân số quận Mẫn Hàng, ông Thái Vi Dân nói.
“Chúng tôi sau đó báo cáo trường hợp này cho các ngành chức năng và gần đây họ điều tra ra bà Tiền đã có hành vi chiếm đoạt tài sản, lừa đảo, khi bà này nhận lương hưu của người chồng quá cố trong suốt nhiều năm qua”, ông Thái nói thêm.
Hiện Tòa án quận Mẫn Hàng đang xem xét tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và bỏ mặc thi thể thân nhân đối với bà Tiền.
Video: Haokan
Tuấn Trần
Ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc cảm thấy bất hạnh, bế tắc trong hôn nhân do phân chia việc nhà không đồng đều, bạo lực gia đình, các chính sách công bất bình đẳng.
">Ý tưởng tiếp thị này là một thảm hoạ với Li. Công ty cô đã phải trả trước 31.000 USD (hơn 700 triệu đồng) để có mặt trong chương trình phát sóng của người nổi tiếng này. Họ cũng đã chuẩn bị hơn 4.000 hộp thực phẩm cho các đơn đặt hàng. Nhưng cuối cùng, họ chẳng thu về được một đồng nào.
“Ngoài những thiệt hại về tài chính, chúng tôi còn cảm thấy bẽ mặt. Tất cả nhân viên trong công ty đều xì xào rằng bộ phận của chúng tôi đã bị lừa”.
Tuy nhiên, Li không phải là nạn nhân duy nhất. Một cuộc điều tra của tờ Sixth Tone phát hiện ra rằng ngành công nghiệp “live-stream” khổng lồ của Trung Quốc đang có đầy rẫy những gian lận, trong đó các công ty quản lý người nổi tiếng thường xuyên thuê người làm giả các tài khoản để tăng doanh số bán hàng và số lượt xem khi các ngôi sao lên sóng.
Hiện trạng này càng trở nên phổ biến hơn khi thương mại điện tử lên ngôi do sự bùng nổ của Covid-19.
Số lượng người xem “live-stream” của nước này ước tính tăng gấp 8 lần – lên hơn 500 triệu vào năm ngoái.
Vào thời kỳ đỉnh cao, dường như nhà nhà, người người đều bán hàng qua “live-stream”. Các ngôi sao âm nhạc, những ông trùm kinh doanh và thậm chí cả chủ tịch thành phố cũng bắt đầu có “sô” diễn của riêng mình. Nhiều chương trình thu hút lượng khán giả lớn, điều này càng làm kích thích thêm sự cường điệu.
![]() |
Sự bùng nổ của thị trường "live-stream" ở Trung Quốc |
Hồi tháng 4/2020, Luo Yonghao – một doanh nhân công nghệ nổi tiếng – đã phát trực tiếp lần đầu tiên trên Douyin và đạt doanh thu đáng kinh ngạc – 110 triệu nhân dân tệ (hơn 394 tỷ đồng). Tháng sau đó, nữ diễn viên Liu Tao đã vượt qua anh khi đạt doanh thu gần 150 triệu nhân dân tệ chỉ trong 1 lần lên sóng cho kênh bán hàng giảm giá của Alibaba – Juhuasuan.
Xu hướng này trao quyền lực to lớn cho các công ty chuyên quản lý người nổi tiếng. Hiện có hơn 28.000 công ty như vậy ở Trung Quốc.
Khi các thương hiệu bắt đầu thừa nhận “live-stream” là một kênh tiếp thị thiết yếu, các công ty đại diện cho người nổi tiếng có thể yêu cầu thương hiệu trả tiền trước giống như Li Hui đã trả để đặt chỗ cho sản phẩm của mình trên chương trình của người nổi tiếng, cộng với khoản hoa hồng khổng lồ theo doanh số.
Song Chao – nhân viên của một công ty quản lý ngôi sao cho biết, giá cả cho 5-15 phút lên sóng đã tăng đáng kể trong vài năm qua. “Chi phí trung bình trong chương trình của Weiya – một trong những “live-streamer” hàng đầu của Alibaba – dao động từ 200.000 – 300.000 tệ, trong khi giá của Li Jiaqi thậm chí còn cao hơn” – Song chia sẻ.
Nhưng vào cuối năm 2020, tình thế bắt đầu thay đổi. Trung Quốc dần phục hồi sau đợt bùng phát Covid-19, khiến việc cách ly trên diện rộng chỉ còn là ký ức xa vời. Sự thèm muốn của người tiêu dùng với các buổi phát sóng trực tiếp dường như cũng giảm dần.
Số lượt xem giảm xuống. Các thương hiệu bắt đầu phàn nàn về việc thua lỗ lớn trong các chiến dịch. Ngay cả chính phủ nước này cũng than phiền.
Trong giai đoạn hoàng kim, các quan chức trên khắp đất nước đã thuê người quảng bá các món ngon hoặc các điểm du lịch của địa phương. Nhưng sau đó chính họ cho biết những buổi phát sóng đôi khi tạo ra doanh thu chỉ bằng một phần nhỏ chi phí quảng cáo.
“Chi phí tỷ lệ nghịch với hiệu quả. Nó không đáng” – Hong Tianyn, một quan chức chia sẻ trong cuộc họp báo hồi tháng 8.
![]() |
Một "live-streamer" đang quảng cáo đặc sản địa phương của tỉnh Hắc Long Giang. |
Với ông Pan Helin, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu kinh tế kỹ thuật số của ĐH Kinh tế và Luật Zhongnan, ngành công nghiệp “live-stream” vẫn có một tương lai tươi sáng, nhưng sự tăng trưởng của nó vào năm ngoái là không hợp lý và tạo ra bong bóng trên thị trường.
“Nhiều mặt hàng có giá trị lớn xuất hiện trên ‘live-stream’, ví dụ như xe cô, máy điều hoà. Theo quan điểm của chúng tôi, chúng vốn không phù hợp với các buổi phát trực tiếp”.
Làm giả dữ liệu là một vấn đề vượt ra ngoài ngành công nghiệp “live-stream” ở Trung Quốc. Trong những năm gần đây, các nhà bán lẻ thương mại điện tử, các nhóm người hâm mộ, thậm chí cả các chương trình truyền hình cũng bị cáo buộc có các hành vi gian lận.
Đóng vai một khách hàng tiềm năng, phóng viên của tờ Sixth Tone tiếp cận với một công ty chuyên làm giả dữ liệu ở tỉnh An Huy. Chủ sở hữu công ty này cho biết anh ta có thể tăng 10.000 người theo dõi trong vòng 6 giờ.
Một số cơ sở làm công việc này thu về lợi nhuận rất lớn. Hồi tháng 10, tỉnh Chiết Giang đã phát hiện ra một nhà điều hành kiếm được 2,7 triệu tệ trong 1 năm nhờ làm giả lượt “like”, bình luận và người theo dõi. Chủ sở hữu của nó bị phạt 500.000 tệ (gần 1,8 tỷ đồng).
Các nhà chức trách Trung Quốc đã thực hiện một số bước trấn áp các hành vi bất hợp pháp trong ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, chủ sở hữu cơ sở này cho biết, đến nay anh ta vẫn có thể trốn tránh được các cơ quan chức năng.
Với tình trạng lừa đảo đang diễn ra quá rộng rãi, các thương hiệu của Trung Quốc đang cố gắng tự bảo vệ mình bằng mọi cách có thể. Nhiều người đang làm việc này bằng cách lập các nhóm trò chuyện trên WeChat để chia sẻ “danh sách đen” những kẻ lừa đảo.
Đăng Dương(Theo Sixth Tone)
Youtuber người Mỹ, Tim C. Inzana, vừa dành 100 ngày đầu tiên của năm 2021 nhốt mình trong nhà kho và “live-stream” trực tiếp 24/7 cho những người đăng ký theo dõi mình trên ứng dụng Twitch.
">