|
Lê Thị Thái Uyên. |
Đứng bên người "có H" từ thuở bé
“Lúc tôi được 6-7 tuổi, huyện Nhà Bè và Quận 7 (TP.HCM) có nhiều “gái nhảy tàu” (những cô gái bán dâm cho thủy thủ tàu viễn dương khi tàu cập cảng). Mẹ hay đạp xe chở tôi từ Quận 4 xuống đó để hỗ trợ các chị ấy…”, chị Lê Thị Thái Uyên (32 tuổi) bắt đầu câu chuyện về công việc hỗ trợ người có HIV (gọi tắt là "có H") bằng những ký ức từ thuở bé.
Chị Thái Uyên kể, hồi ấy, chị không biết sợ mà chỉ thấy vui bởi chị chưa hiểu về công việc của mẹ. Mãi sau này, lớn lên, chị tìm hiểu mới biết thêm về công việc của mẹ.
“Mẹ tôi là đồng đẳng viên ở Quận 4. Lúc tôi còn bé, mẹ vừa làm đồng đẳng vừa đi hỗ trợ cho các chị em mại dâm, chị em "có H". Những lúc như vậy, mẹ thường để tôi lên yên sau xe đạp, chở tôi đi theo”, chị kể.
Các hoạt động đậm tính nhân văn của bà đã có những tác động nhất định đến Thái Uyên để rồi sau này, chị quyết định tiếp nối hành trình của mẹ. Năm 22 tuổi, Thái Uyên trở thành đồng đẳng viên tại Quận 4. Từ đó trở đi, mọi vui buồn của chị đều gắn liền với những người có HIV.
|
Thái Uyên đến khoa Nhiễm, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để lấy ý kiến khảo sát về vấn đề kỳ thị với người "có H" để tìm hướng hỗ trợ tại các cơ sở y tế. |
Nhiệm vụ của Uyên là hỗ trợ cho các đối tượng có thể có HIV biết cách dự phòng lây nhiễm. Thời gian đầu, cô gái trẻ lân la tiếp cận, gặp gỡ những người phụ nữ hoạt động bán dâm ngoài đường để tư vấn, chia sẻ thông tin, phát vật phẩm y tế hữu ích cho họ.
Thái Uyên kể: “Khó khăn nhất vẫn là tiếp cận những người đang hoạt động tại các tụ điểm dành cho giới trẻ như quán cà phê, quán bia, massage… Bởi các tụ điểm này thường có quản lý. Để có thể tiếp cận, tôi phải vào quán nhiều lần”.
“Lắm lúc, lân la, ra vào nhiều ngày ở quán, tôi bị những người ở đây hiểu lầm là đi giành khách của các cô gái bán dâm. Tôi bị họ nhìn với những ánh mắt không thiện cảm. Hơn thế, việc thuyết phục các đối tượng này sử dụng biện pháp bảo vệ, an toàn rất khó. Có người, tôi thuyết phục mãi vẫn không nghe”, chị kể thêm.
Thế nhưng, chị không chịu sợ hãi để rút lui mà cố gắng đeo bám, tìm cơ hội chuyện trò với những người có nguy cơ có HIV. Kinh nghiệm của Uyên là trò chuyện, chia sẻ, tạo lòng tin với người đứng đầu rồi từ từ tác động họ thực hiện các biện pháp an toàn, điều trị nếu bị nhiễm.
|
Một người có HIV được Thái Uyên hỗ trợ. |
Chị nói: “Chỉ cần tạo được lòng tin với người “thủ lĩnh” của nhóm đối tượng, người này sẽ tự động truyền tải thông điệp của mình đến các thành viên trong nhóm. Cách này thường nhanh và hiệu quả hơn việc thuyết phục từ từ từng đối tượng”.
Khi biết chị đồng hành cùng người có HIV, không ít người có cái nhìn kỳ thị. Bởi họ cho rằng, chỉ có người nhiễm mới “đủ gan” để làm công việc này. Tuy nhiên, chị không buồn thậm chí cảm thấy hạnh phúc vì có thể mở được cánh cửa khác cho người có HIV.
Điểm tựa của trẻ em "có H"
“Làm việc này, tôi luôn nhận được cảm giác người ta tìm đến mình vì không còn lựa chọn nào khác, không còn đường nào để đi nữa. Mình sẽ là người mở được cánh cửa khác cho họ. Điều này khiến tôi rất vui, hạnh phúc”, chị nói và kể về hoàn cảnh bi đát của một người mẹ trẻ "có H" ở Khánh Hòa.
Người phụ nữ ấy làm việc trong một tụ điểm mại dâm rồi yêu, có 3 con với bạn trai. Khi xét nghiệm, chị phát hiện mình có HIV và lây cho cả 3 con. Tuyệt vọng, chị lấy dao lam rạch tay để tự sát cùng các con.
|
Thái Uyên trong thời gian thực hiện cuộc khảo sát cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV. |
Tuy nhiên, khi được Thái Uyên tư vấn, cho biết nếu tuân thủ phác đồ điều trị, chị và các con đều có thể sống tốt, sống khỏe, người này đã thay đổi. Chị kiên cường và chọn cách sống lành mạnh, vui vẻ cùng các con.
Trường hợp khác, bạn nam tên Q. 20 tuổi cũng quyết định từ bỏ cái chết để làm lại cuộc đời sau khi được Thái Uyên tư vấn. Nam thanh niên có HIV từ cô bạn gái mới sống thử được 3 tháng.
Ngày phát hiện có HIV, Q. bị gia đình, người thân xa lánh, kỳ thị. Gia đình Q. không ăn chung, uống chung, không quan tâm đến Q. Họ bỏ mặc anh muốn làm gì thì làm vì nghĩ rằng anh chẳng sống được thêm bao lâu.
“Lúc ấy, em hụt hẫng, đau đớn lắm và muốn từ bỏ cuộc sống. Thế rồi em tìm đến, chia sẻ với tôi. Tôi khuyên, tâm sự với em rất nhiều để em chấp nhận điều trị. Đến bây giờ, tải lượng của em dưới ngưỡng phát hiện. Em sống khỏe, gia đình rất vui, không kỳ thị nữa”, chị kể thêm.
|
Hàng tuần, chị đều đến bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 để chia sẻ, trò chuyện, hỗ trợ các bệnh nhi có HIV. |
Sau này, Thái Uyên đồng hành cùng trẻ em 'có H' tại các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 TP.HCM. Vào thứ Hai và thứ Năm hàng tuần, chị có mặt tại các bệnh viện này để trò chuyện, sinh hoạt cùng bệnh nhi.
Thái Uyên rất đau lòng mỗi khi tiếp xúc với các bệnh nhi này. Thế nên, chị luôn tìm kiếm những điều tốt nhất cho các bé. Chị chia sẻ về mặt tinh thần, ngược xuôi lo xe đưa các bé từ nhà đến bệnh viện điều trị, ôm hồ sơ đi xin tiền viện phí cho các bé bệnh nặng… Miễn là có thể hỗ trợ cho các bé, khó khăn đến mấy, chị đều cố gắng vượt lên.
Thái Uyên nói rằng, tiếp cận với trẻ, chị hiểu hoàn cảnh và càng thương các em hơn. Trường hợp hai đứa con của người mẹ trẻ tên K. chị đã hỗ trợ khiến chị nhớ mãi. K. có 3 con nhưng khi xét nghiệm chỉ có 2 con sau "có H".
Biết tin, chồng K. nổi giận, đánh đập K. và hai đứa con vô tội của mình. Người này không đồng ý đi xét nghiệm đồng thời cấm vợ và 2 con điều trị. Không chịu nổi cảnh ấy, người mẹ dắt con trốn về quê. Biết tin, Thái Uyên tìm cách hỗ trợ công việc cho K., giúp cô và các bé điều trị thành công.
|
Bé trai trong ảnh bỏ điều trị, Thái Uyên và các đồng nghiệp của mình phải đến gia đình để tìm hướng hỗ trợ, để bé tiếp tục dùng thuốc. |
Dẫu vậy, đó không phải là những khó khăn Thái Uyên lo ngại. Điều chị quan tâm hơn cả là làm sao luôn để các trẻ bước vào tuổi dậy thì tuân thủ việc điều trị. Bởi ở tuổi này, tâm sinh lý thay đổi, các em dễ tổn thương, dễ nổi loạn… Trẻ có thể bỏ điều trị và lây nhiễm cho người khác.
Những lúc như vậy, Thái Uyên phải trở thành người chị, người bạn luôn được các em tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ, mở lòng. “Để có thể hiểu và chia sẻ, khuyên nhủ các em ở tuổi này, ngoài việc hiểu tâm lý, tôi phải tìm được động lực sống của các em. Ví dụ các em thương ai nhất, tin tưởng ai nhất… để rồi phân tích, khuyên các em nhìn vào đó mà cố gắng thay đổi, cố gắng điều trị…”, chị chia sẻ thêm.
Gương sáng phụ nữ Sau hơn 10 năm dành thời gian, sức lực hỗ trợ người 'có H', Lê Thị Thái Uyên được đề cử Giải thưởng Nguyễn Thị Định năm 2019 và là điển hình thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020. Thái Uyên cũng là một trong những Gương sáng phụ nữ năm 2018. |
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Người phụ nữ có HIV ‘rũ bùn đứng dậy’ thành bà chủ cơ nghiệp tiền tỷ
Cuộc đời yên ả của chị bỗng dưng gặp “sóng” lớn khi lần lượt phải đối mặt với 2 nỗi bất hạnh: 2 mẹ con dương tính với HIV và người chồng cờ bạc mang về món nợ 16 tỷ đồng.
" alt=""/>8X xinh đẹp tiếp cận tụ điểm mại dâm, hỗ trợ người 'có H'
Tôi và chồng là bạn cùng lớp đại học, chúng tôi cảm mến nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên rồi nhanh chóng thành đôi. Được cả 2 bên gia đình ủng hộ, chúng tôi đám cưới ngay sau khi ra trường.Gia đình chồng tôi quê ở Thái Bình, điều kiện kinh tế bình thường nhưng hết lòng ủng hộ con cái. Khi vợ chồng tôi quyết định ở lại thành phố làm việc, bố mẹ chồng đã dồn hết tiền tiết kiệm đồng thời còn vay mượn thêm để giúp chúng tôi mua một căn hộ chung cư nhỏ để an cư lập nghiệp.
Cuộc sống lúc đó cũng hơi chật vật vì vừa lo làm vừa lo trả nợ số tiền bố mẹ vay hộ, nhưng chúng tôi thực sự rất hạnh phúc. Không chỉ chồng mà gia đình chồng đều rất tốt với tôi.
Gia đình tôi ở ngoại ô thành phố, kinh tế khó khăn hơn vì bố tôi mất sớm, một mình mẹ phải làm việc nuôi tôi và em trai kém tôi 4 tuổi ăn học.
Tôi cố gắng học hết đại học, còn em trai học kém hơn nên tốt nghiệp cấp 3 đã ra ngoài đi làm. Được vài năm, em lấy một cô vợ ở thành phố, có phần ăn chơi và coi thường người khác. Về nhà chồng, em dâu luôn ra vẻ con nhà giàu, đối xử lạnh nhạt và thiếu lễ phép với mẹ chồng và họ hàng nhà chồng.
Vì thế mối quan hệ của tôi và mẹ với em dâu không được tốt. Em trai tôi có phần nhu nhược thường nghe theo lời vợ nên tôi cũng giận, thỉnh thoảng tôi về thăm mẹ chứ cũng không thèm đoái hoài gì đến vợ chồng em trai.
Đến khi mẹ tôi bị tai biến cách đây 3 năm, dù được chữa trị kịp thời nhưng sức khỏe mẹ không được tốt nữa, bà đi lại khó khăn và không thể tự chăm sóc bản thân, cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của người nhà.
Sau khi mẹ tôi xuất viện về nhà vài ngày, em trai nghe vợ xui đã đến gặp tôi nói: "Mẹ là gánh nặng". Vợ chồng em ấy không thể chăm sóc mẹ tốt được, muốn đẩy mẹ cho tôi chăm sóc hoặc đưa mẹ vào viện dưỡng lão.
Tôi nghe mà vô cùng tức giận, không ngờ em trai tôi lại đối xử với mẹ như vậy. Tại sao có con cái mà mẹ tôi phải vào viện dưỡng lão? Vì thế, tôi đã bàn với chồng việc đưa mẹ về nhà tôi ở để tiện chăm sóc. Rất may chồng tôi hiểu chuyện và rất hiếu thảo, khi nghe tôi nói chuyện anh đồng ý ngay.
Sống ở nhà tôi, mẹ được chăm sóc đầy đủ và tinh thần vui vẻ nên cơ thể hồi phục khá tốt. Khi đi lại được bình thường, bà không để bản thân nhàn rỗi bao giờ, luôn giúp chúng tôi mọi việc có thể như nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa...
Vợ chồng tôi mừng, mẹ cũng rất phấn khởi, nhưng cứ nghĩ đến vợ chồng em trai, bà lại buồn. Kể từ khi mẹ về nhà tôi ở, vợ chồng cậu ấy hiếm khi gọi điện và cũng rất ít đến thăm, thậm chí đôi lúc tôi cảm thấy chúng tôi như những người xa lạ vậy.
Vừa rồi, khu vực nhà mẹ tôi có quy hoạch đất đai, cả mảnh vườn rộng phía trước nhà tôi nằm trong diện quy hoạch nên sẽ được đền bù. Mẹ tôi bảo ngôi nhà cho em trai, còn mảnh vườn này dù họ đền bù bao nhiêu mẹ cũng cho tôi hết và bà cũng đã làm di chúc. Đúng lúc này, em trai bỗng đến nhà tôi, ngỏ ý muốn đưa mẹ về nhà chăm sóc. Nó xin lỗi vì trước đó đã làm chuyện có lỗi với mẹ.
Mẹ tôi đoán ra lý do nên đã nói thẳng với em trai rằng, vợ chồng tôi có công chăm sóc mẹ thời điểm khó khăn nhất nên toàn bộ số tiền đền bù bà sẽ cho tôi. Mẹ sẽ về nhà nếu em trai tôi thực sự muốn, nhưng mảnh vườn kia bà đã làm giấy tờ xong xuôi nên sẽ không bao giờ thay đổi nữa.
Em trai tôi nghe xong sững sờ, ra sức phản đối vì tôi là con gái đã đi lấy chồng thì không có phận có phần nữa. Khi phản đối không được, em lại quay ra van xin mẹ và tôi trong nước mắt.
Nó nói rằng cuộc sống hiện tại của nó rất tồi tệ, lương thấp và luôn lép vế với nhà vợ, trong khi đó, vợ chồng tôi đang sống rất tốt. Vì vậy em cầu xin mẹ nghĩ lại, cầu xin tôi nhường số tiền đền bù…
Tóm lại chỉ vì tiền mà em trai tôi mới muốn đón mẹ về. Mẹ tôi thì vẫn dứt khoát, không thay đổi quyết định. Bản thân tôi giận thì có giận nhưng cũng thương em trai vì kém cỏi nên lép vế với vợ.
Hơn nữa nếu không nhường số tiền đền bù thì mối quan hệ giữa chị em tôi sẽ ngày càng căng thẳng, xa cách. Tôi nên làm gì bây giờ?
Độc giả giấu tên
Tôi muốn đón mẹ chồng về ở chung vì chị dâu quá đáng
Bức xúc với anh chồng và chị dâu, vợ chồng tôi đón mẹ chồng lên thành phố ở cùng nhưng tôi cũng lo lắng không biết quyết định này có đúng đắn không.
" alt=""/>Em trai nghe vợ bỏ rơi mẹ, 3 năm sau quay lại đòi chia tài sản
|
Nước sạch về làng giúp bà con ổn định cuộc sống sinh hoạt và sản xuất |
2 năm, 20.000 dân hưởng 7 công trình “khơi nguồn nước sạch”
Cứ đến mùa khô, người dân tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các địa phương thiếu nước sạch lại sống trong lo âu khi tình trạng hạn hán quay trở lại. Lượng mưa ít cộng thêm thời tiết nắng nóng kéo dài khiến mực nước tại các sông suối, hồ thủy điện liên tục rơi vào tình trạng khan hiếm.
Bên cạnh đó, nhiều công trình nước có sẵn ở địa phương do được xây dựng từ lâu hay bị hư hại trong thiên tai nay đã xuống cấp, hiệu suất hoạt động kém, gây không ít cản trở tới đời sống sinh hoạt, sản xuất và nuôi trồng của bà con nơi đây.
Là thương hiệu bia “đậm tình” luôn thấu hiểu và đồng hành cùng người dân miền Trung, từ năm 2019, Huda đã khởi động chương trình dài hạn mang tên “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương”, với mong muốn san sẻ bớt gánh nặng nước sạch với bà con các địa phương.
Sau hành trình 2 năm gặt hái nhiều thành công ngoài mong đợi, 7 công trình nước sạch lần lượt đi vào hoạt động đã đem lại những đổi thay rõ rệt cho đời sống của hơn 20.000 người dân miền Trung.
|
Nước sạch về làng giúp người dân tăng gia sản xuất, đời sống kinh tế ngày một ổn định |
Khi địa phương đón nước sạch từ dự án của Huda, người dân nơi đây ai cũng vui mừng, phấn khởi vì từ nay sẽ không còn phải lo lắng, chắt chiu từng giọt nước như trước kia nữa.
Chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc, thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa (Quảng Trị) chia sẻ: “Có nước về thì chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn, mình có thể trồng thêm một số cây ăn quả như chôm chôm, vải thiều cho con cái”.
Với nguồn nước sạch đảm bảo, người dân cũng an tâm cải thiện đời sống, phát triển kinh tế. Bác Phạm Thành Tựu, người dân thuộc xã Mỹ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho hay: “Dự án về hỗ trợ, gia đình hết sức phấn khởi vì có nước chủ động quanh năm, tạo điều kiện đời sống vật chất ổn định, cải thiện sinh hoạt của từng gia đình, mức sống được nâng cao. Gia đình chúng tôi hết sức vui mừng”.
2021, ‘Khơi nguồn nước sạch’ về 5 tỉnh miền Trung
Trải qua hành trình 2 năm triển khai, chương trình CSR dài hạn “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” của thương hiệu bia “đậm tình” đã nhận được sự tham vấn, hỗ trợ của các chuyên gia, cùng sự đồng hành của chính quyền địa phương. Chương trình ngày càng được bà con trên khắp dải đất quê hương đón nhận và tin tưởng.
Năm 2021, Huda sẽ tiếp tục triển khai chương trình năm thứ 3 với những giải pháp thiết thực, kịp thời, kỳ vọng sẽ giúp thêm hàng ngàn hộ dân miền Trung cải thiện đời sống sinh hoạt và sản xuất, nhất là trong bối cảnh mùa khô hạn ở Trung bộ đang đến gần.
Thời gian thi công và lắp đặt công trình dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 4/2021 tại các địa phương thiếu nước sạch của 5 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
|
Chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” tiếp tục triển khai năm thứ 3, kỳ vọng giúp thêm hàng ngàn người dân tiếp cận nguồn nước mát lành |
Trải qua hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển tại miền Trung, Huda tự hào là người con luôn đồng hành và sát cánh cùng sự phát triển bền vững của mảnh đất nghĩa tình thông qua nhiều hoạt động cộng đồng giàu ý nghĩa, đem lại những đổi thay tích cực cho đời sống bà con.
Với các công trình và dự án nước sạch đã và đang đi vào hoạt động, thương hiệu bia “đậm tình” lại một lần nữa khẳng định sự thấu hiểu sâu sắc, tình cảm trân trọng và cam kết gắn bó lâu dài đối với sự phát triển giàu đẹp của quê hương miền Trung.
Huda là thương hiệu trực thuộc công ty TNHH bia Carlsberg Việt Nam, một thành viên của tập đoàn Carlsberg Đan Mạch. "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương" là chương trình CSR dài hạn do thương hiệu bia Huda thực hiện từ năm 2019, với mong muốn san sẻ gánh nặng thiếu nước sạch mà người dân miền Trung phải đối mặt hàng ngày. Trong 2 năm đầu triển khai, 7 dự án đã được hoàn thành giúp hơn 20,000 người dân miền Trung tiếp cận được nước sạch. Năm 2021, chương trình bước sang năm thứ 3 với thêm 5 dự án triển khai tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, kỳ vọng giúp thêm hàng ngàn người tiếp cận nước sạch, từ đó tạo điều kiện để bà con ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Để biết thêm thông tin về Huda và chương trình "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương", truy cập: https://carlsbergvietnam.vn/vi/csr/hudavimientrung/ |
Doãn Phong
" alt=""/>Huda đưa nước sạch về làng, dân miền Trung không ngại hạn mặn