|
Tính đến 17h ngày 15/8, cả nước đã có 43,10 lượt tải ứng dụng Bluezone. |
Ngay trước đó, Sở TT&TT Hà Nội đã cho biết, trong báo cáo của Sở Y tế Hà Nội ngày 16/8, qua giám sát 13.579 trường hợp ho, sốt được người dân phản ánh qua các ứng dụng công nghệ phòng chống dịch như Bluezone, tokhaiyte.vn, thành phố đã ghi nhận 95 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Từ các ca F0 này, cơ quan y tế đã mở rộng rà soát, tiếp tục xét nghiệm những trường hợp liên quan và phát hiện thêm 691 ca mắc tại cộng đồng. Tổng số ca F0 phát hiện được từ hoạt động giám sát người có triệu chứng nghi ngờ chiếm khoảng 40% số ca mắc ghi nhận của toàn thành phố trong đợt dịch thứ tư.
Không chỉ tại Hà Nội, việc ứng dụng khai báo y tế điện tử, quét QR để kiểm soát người ra vào các bệnh viện, cơ quan, công sở, địa điểm công cộng… cũng đã giúp nhiều địa phương, tiêu biểu như Hải Dương, Bắc Giang nhanh chóng phát hiện các trường hợp liên quan ca mắc Covid-19, từ đó kịp thời khoanh vùng, dập dịch.
Các cơ quan, đơn vị phải kiểm soát vào ra bằng quét mã QR
Trong “Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vị” mới ban hành, Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phải tạo mã QR điểm kiểm dịch để quản lý người ra vào đơn vị và khai báo y tế theo quy định tại Quyết định 2666 ngày 29/5 của Bộ này.
Trường hợp người ra vào không thể quét mã QR, đơn vị bố trí nhân viên kiểm soát có smartphone cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone/NCOVI) để thực hiện quét mã QR trên thẻ bảo hiểm y tế/bản sao thẻ bảo hiểm y tế/thẻ căn cước công dân của của người ra vào hoặc mã QR được sinh ra bởi hệ thống phần mềm.
Tại khu vực cửa vào của đơn vị, Bộ Y tế hướng dẫn, cần tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động, khách đến làm việc phải khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; bố trí đủ nước sát khuẩn tay; bố trí khu vực vào đơn vị có kẻ vạch giãn cách giữa các khách theo quy định; kiểm soát và quản lý thẻ khách vào đơn vị; có biện pháp kiểm soát mật độ người vào đơn vị đảm bảo quy định phòng, chống dịch.
|
Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng QR Code là 1 trong 3 nền tảng phòng chống dịch được Bộ TT&TT và Bộ Y tế chọn triển khai thống nhất toàn quốc. |
Trường hợp có nhiều đơn vị khác nhau trong cùng tòa nhà làm việc, người đứng đầu đơn vị hoặc Trưởng Ban quản lý tòa nhà chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin người ra vào, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.
Đồng thời, bố trí khu vực khai báo y tế, trang bị các bàn máy tính, ki-ốt, máy quét mã QR (tùy theo điều kiện cụ thể) và bố trí nhân viên kiểm soát có smartphone để quản lý người ra vào tại các vị trí ra, vào các tòa nhà.
Bộ Y tế cũng hướng dẫn cần lắp đặt camera tại các khu vực công cộng có nguy cơ (trừ các khu vực nhà tắm, vệ sinh, khu vực thay đồ...), đặc biệt là khu vực quét mã QR điểm kiểm dịch để theo dõi, giám sát và nhắc nhở tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.Khuyến khích giảm số người làm việc tại đơn vị, tăng cường làm việc, họp trực tuyến, làm việc tại nhà, làm việc từ xa.
Trước đó, trên cơ sở nhận thức rõ ứng dụng công nghệ là giải pháp hữu hiệu để đáp ứng thần tốc việc phát hiện các ca nhiễm và nghi nhiễm dịch, vào cuối tháng 5, Bộ Y tế đã có hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bao gồm: Ứng dụng VHD và tokhaiyte.vn, các ứng dụng Bluezone và NCOVI.
Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế cũng đã đề nghị người dân có smartphone cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế để khai báo y tế điện tử và sinh mã QR. Khi đến nơi công cộng, tập trung đông người phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone và bật chế độ Bluetooth. Người thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có smartphone phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế VHD và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần.
Cùng với đó, người dân cũng cần dùng mã QR được in ra hoặc đã lưu trong điện thoại để khai báo y tế và chịu trách nhiệm về những thông tin mình khai báo. Khi đến các địa điểm cần khai báo y tế, người dân có thể dùng điện thoại quét mã QR tại điểm đó.
Vân Anh
Địa phương áp dụng bộ giải pháp công nghệ để phát hiện sớm, khoanh vùng dịch hiệu quả
Cùng với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và các biện pháp hành chính, triển khai bộ giải pháp công nghệ phòng chống Covid-19 sẽ góp phần giúp phát hiện sớm trường hợp nhiễm, nghi nhiễm, khoanh vùng hiệu quả.
" alt=""/>Khai báo ho, sốt qua Bluezone và tokhaiyte.vn là kênh hiệu quả giúp phát hiện ca Covid
Điều chỉnh quy hoạch vì ai?Mới đây, hàng trăm hộ dân Khu đô thị Ciputra đã có đơn kiến nghị gửi Chủ tịch Hà Nội, các sở: Quy hoạch- Kiến trúc; Xây dựng; Kế hoạch và Đầu tư… về việc điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số ô đất thuộc khu đô thị Ciputra - giai đoạn 2, tại quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội).
|
Chủ đầu tư xin xây cao ốc “chọc trời” 68 tầng tại Khu đô thị Ciputra Nam Thăng Long. |
Nêu tại đơn kiến nghị, người dân cho biết, chủ đầu tư Khu đô thị Ciputra là Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long đã xây dựng đồ án quy hoạch điều chỉnh các ô đất trong khu đô thị.
Cụ thể, theo đề nghị của chủ đầu tư ô đất P-14 diện tích 13.389m2 có chức năng là bãi đỗ xe tập trung nay xin điều chỉnh, chuyển sang hạ ngầm kết hợp kinh doanh thương mại, diện tích mặt đất để trồng xây xanh kết hợp đồng bộ với ô TM-13.
Ô đất I.B.29-NO có diện tích 35.420m2, quy hoạch năm 2004 để xây dựng nhà cao tầng nay chuyển sang nhà thấp tầng (5 tầng). Mật độ xây dựng từ 25,7% tăng lên khoảng 65%.
Còn tại ô đất TM-13 diện tích 54.977m2, vốn quy hoạch làm khu thương mại hỗn hợp, sân, vườn và đường nội bộ không có cư dân nay chuyển thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng với dân số gần 3.000 người để cân đối từ ô đất I.B.29-NO sang.
Đáng lưu ý là ô đất TM-13 trước quy hoạch 5 tòa (cao từ 5 đến 47 tầng) thì nay được đề xuất điều chỉnh tăng thành 8 tòa cao từ 45 đến 68 tầng.
Bà Nguyễn Thị Xuyên, Tổ trưởng tổ dân phố Nam Thăng Long cho biết, ngay từ ngày 18/4, dân cư tổ dân phố đã họp để cho ý kiến về phương án điều chỉnh này. Tại cuộc họp, 100% ý kiến cộng đồng dân cư không đồng ý việc điều chỉnh.
Cộng đồng dân cư tại đây cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch là vì lợi ích nhóm của nhà đầu tư không phải vì lợi ích của người dân.
|
Việc thay đổi quy hoạch các ô đất trong khu đô thị phải xin ý kiến của cư dân. Nếu cư dân phản đối, Hà Nội không duyệt cho thay đổi quy hoạch. |
“Việc thay đổi mục đích sử dụng đất đối với ô đất I.B29 –NO từ đất xây dựng nhà cao tầng sang đất xây dựng nhà ở thấp tầng nhìn vào thì dân số điều chỉnh giảm hơn 1000 người so với quy hoạch trước đây nhưng là để tăng lợi nhuận từ việc xây dựng khu nhà ở thấp tầng, giá trị thương mại cao hơn. Rồi lại dồn khu cao tầng vào ô đất TM-13 bằng việc tăng số tòa nhà (từ 5 lên 8) và tăng số tầng (từ 47 tầng lên 68 tầng) thì rõ ràng chủ đầu tư đang muốn thu lợi một cách triệt để trên các khu đất chưa xây dựng” – bà Xuyên nói.
Cũng như nhiều cư dân khi mua nhà tại khu đô thị, bà Phạm Thị Thi – Tổ Phó tổ dân phố Nam Thăng Long cho hay người dân bỏ tiền ra mua căn hộ ở đây là mua tất cả tiện ích, không gian và hạ tầng kỹ thuật nay lại có nguy cơ bị phá vỡ không khác gì bị lừa. Theo bà Thi tất cả những thay đổi này không phục vụ lợi ích cư dân, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân.
Trong khi đó, ông Đỗ Đức Du (nhà 15T6) cho rằng, phương án điều chỉnh mà chủ đầu tư đưa ra là vi phạm Luật Quy hoạch. “Việc điều chỉnh quy hoạch không được làm ảnh hưởng đến tính chất, không gian, cảnh quan, môi trường và khả năng đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật xã hội. Nhưng theo phương án điều chỉnh dân số tăng gần gấp đôi trong khi đó hạ tầng kỹ thuật không thay đổi. Đó là điều cấm kỵ trong việc phát triển đô thị đang quá tải hiện nay” – ông Du bức xúc.
Phải đảm bảo sự đồng thuận của cộng đồng
Trong một diễn biến mới đây nhất, ngày 9/5, chủ đầu tư Khu đô thị Ciputra đã có văn bản gửi Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội trong đó nêu đề xuất giữ nguyên chức năng sử dụng đất của ô TM-13 là thương mại hỗ hợp theo quy hoạch đã được phê duyệt trước đó.
Tuy nhiên, cư dân tại Khu đô thị Ciputra cho rằng trong văn bản gửi Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội chỉ đề cập tới ô đất TM-13 và việc giữ nguyên chức năng sử dụng đất còn các vấn đề về số lượng công trình, tầng cao của ô đất và các ô đất khác chủ đầu tư hoàn toàn không đề cập đến.
|
Theo phản ánh của người dân, Khu đô thị Ciputra đã nhiều lần điều chỉnh quy hoạch nhưng người dân không biết và không được lấy ý kiến về các điều chỉnh trước đó (Các ô đất được điều chỉnh lần này – khoanh đỏ) |
“Ngay từ đầu trong các cuộc họp cộng đồng dân cư chúng tôi đồng đồng lòng thống nhất không đồng ý với việc điều chỉnh quy hoạch ở bất cứ ô đất nào theo với quy hoạch đã được phê duyệt trước đây. Chúng tôi kiến nghị UBND TP Hà Nội dừng việc điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ciputra giai đoạn 2 vì việc điều chỉnh trên là phục vụ lợi ích nhóm của chủ đầu tư, không phục vụ lợi ích của cộng đồng dân cư - vị Tổ trưởng tổ dân phố Nam Thăng Long nhấn mạnh.
Nhiều cư dân tại đây cũng bày tỏ, quyết định lựa chọn Khu đô thị Ciputra là chốn an cư với niềm tin vào sự quảng cáo, giới thiệu về môi trường sống đẳng cấp, tiện ích của khu đô thị nhưng giờ đây cư dân tại đây đang cảm thấy hoang mang và mất niềm tin.
Liên quan đến đề xuất điều chỉnh quy hoạch tại Khu đô thị Ciputra, theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước đó, ngày 27/2, UBND TP Hà Nội đã có thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố xem xét về việc điều chỉnh quy hoạch này. Nêu tại kết luận, Chủ tịch UBND thành phố thống nhất về nguyên tắc chủ trương điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số ô đất theo đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội.
“Riêng đối với các ô đất ký hiệu TM-13 và P-14 yêu cầu Sở Quy hoạch – Kiến trúc báo cáo, làm rõ sự phù hợp với quy hoạch, quy trình, thủ tục thực hiện đối với việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch, trường hợp đủ điều kiện điều chỉnh (sự phù hợp quy hoạch, khả năng đáp ứng hạ tầng) phải đảm bảo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi đề xuất điều chỉnh” – kết luận nêu rõ.
Và đến nay quá trình lấy ý kiến cộng đồng dân cư về việc điều chỉnh các ô đất nêu trên vẫn không nhận được sự đồng thuận.
Trao đổi về việc điều chỉnh quy hoạch này, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết, UBND Hà Nội đã giao cho Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội báo cáo, làm rõ sự phù hợp với quy hoạch, quy trình, thủ tục thực hiện… Theo vị này, trong quy trình đó có việc phải xin ý kiến cộng đồng. Sau này, cộng đồng không đồng ý, Hà Nội cũng không đồng ý thay đổi quy hoạch.
Khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra Hanoi được đầu tư bởi Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long, một liên doanh giữa Tổng Công Ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Đô thị Việt Nam (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia). Được giới thiệu là Khu đô thị quốc tế lớn nhất đầu tiên tại Hà Nội, đây cũng là khu đô thi mới đồng bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế phát triển theo quy hoạch tổng thể của thủ đô với tổ hợp nhà ở, trường học, khuôn viên xanh, câu lạc bộ thể thao giải trí, khu thương mại khách sạn cao cấp, tòa tháp văn phòng… Hiện tại Khu đô thị Ciputra có hơn 7.000 cư dân. Số cư dân dự kiến khi Khu đô thị được phát triển hoàn thiện là 50.000 người. |
Hồng Khanh
Thủ tướng chỉ đạo, khu Ngoại giao đoàn vẫn ‘nóng’ điều chỉnh quy hoạch
- Ngày 12/5, hàng trăm cư dân khu đô thị Ngoại giao đoàn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cùng nhau căng băng rôn phản đối việc điều chỉnh quy hoạch xây bệnh viện u bướu tại đây, yêu cầu chủ đầu tư Hancorp trả sổ đỏ…
" alt=""/>Đề xuất điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ciputra
- Người bình thường dùng thuốc lắc, ma túy thế hệ mới đã nguy hiểm, thai phụ bay lắc thâu đêm có thể mất mạng cả mẹ lẫn con.Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Bình Thuận vừa đột nhập vào căn biệt thự nghỉ dưỡng tại TP Phan Thiết bắt quả tang 29 đối tượng đang sử dụng ma túy tập thể, chủ yếu là thuốc lắc và ketamin. Đáng lưu ý, trong số này có một thai phụ ngoài 20 tuổi và sắp đến ngày sinh nở.
BS Lê Thị Kim Dung, Trưởng khoa sản, Trung tâm Y khoa Thái Hà (Hà Nội) cho biết, việc bà bầu dùng ma túy là hành vi vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
|
Thai phụ cùng 29 người khác bị bắt quả tang khi đang dùng thuốc lắc và ketamin trong một biệt tự tại Bình Thuận |
“Ma túy tổng hợp, ma túy thế hệ mới có độ độc gấp hàng trăm lần ma túy truyền thống, tác động rất mạnh đến hệ thống thần kinh gây phê, ảo giác... nên ảnh hưởng đầu tiên đến cả mẹ và thai nhi là ảnh hưởng thần kinh”, BS Dung phân tích.
Với thai phụ, dùng ma túy có thể gây nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, vỡ động mạch chủ, co giật, tử vong. Ngoài ra ma túy sẽ khiến cơ thể bị kích thích, gây rối loạn mạch máu, co mạch khiến thai nhi có nguy cơ bị thiếu oxy, không phát triển bình thường, dễ dị tật.
Theo BS Dung, ở từng giai đoạn thai kỳ, việc sử dụng ma túy sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Nếu ở giai đoạn sớm có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thiện các cơ quan, bộ phận, dễ sảy thai, thai chết lưu, ở giai đoạn cuối có thể sinh non, nhẹ cân, trẻ đẻ ra kém phát triển hoặc bị rối loạn chức năng thần kinh, sa sút trí tuệ, giảm khả năng học tập.
“Với người bình thường, phê lắc ma túy đã có thể tử vong do truỵ tim mạch thì với thai phụ còn nguy hiểm hơn nhiều”, BS Dung khuyến cáo.
Hiện nay, ma túy tổng hợp có sức hút đặc biệt với giới trẻ do “phê” và “bay” hơn với nhiều dạng khác nhau như ma túy "đá", thuốc "lắc", cỏ khát, “trà trữa”, bùa lưỡi...
Loại ma túy này tác động rất mạnh tới thần kinh, nếu dùng thường xuyên dễ dẫn tới các bệnh tâm thần.
Ma tuý tổng hợp dễ dàng phá huỷ cơ thể. Người sử dụng dễ dàng bị sốc, suy hô hấp, truỵ tim mạch, hệ thần kinh... Nếu không được cấp cứu kịp thời, người dùng rất dễ tử vong.
Trong đó thuốc lắc (MDMA, thuộc nhóm Amphetamin) là một trong những loại ma túy tổng hợp độc hại nhất, được chế xuất từ nhiều hoá chất khác nhau gồm cả dạng viên và dạng bột.
Sau khi dùng thuốc “lắc”, người dùng bị suy giảm về nhận thức chung ở vỏ não và giải phóng hoạt động bản năng dưới vỏ não gây rối loạn tâm thần, ảo giác và hoang tưởng khi dùng liều cao.
Loại ma túy này cũng gây rối loạn giấc ngủ và đặc biệt làm suy giảm trí nhớ. Dùng thường xuyên trong thời gian dài có thể ngộ độc thần kinh, tổn thương não và gan.
ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết thêm, trong vài năm trở lại đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện do ngộ độc ma túy thế hệ mới, trong đó phổ biến nhất là ngộ độc ma túy đá và thuốc lắc, thuộc nhóm Amphetamin.
Đây cũng là 2 chất mạnh nhất trong nhóm Amphetamin, đánh mạnh vào thần kinh, tim mạch gây tăng huyết áp, loạn nhịp tim, co thắt mạch các vị trí, nhồi máu cơ tim, xuất huyết các vị trí tim, não... Bệnh nhân thường vào viện trong tình trạng kích thích, vật vã, co giật, hôn mê với hàng loạt biến chúng lên cơ, tim, thận, não, rất dễ tử vong.
Thúy Hạnh
Hít 20 quả bóng cười mỗi ngày, nam sinh Hà Nội vào BV Bạch Mai điều trị
Thay vì mua từng quả bóng cười, nam sinh Hà Nội tự mua bình khí N2O về nhà sang chiết, hít dần.
" alt=""/>Bà bầu sắp đẻ bay lắc ma túy tập thể, phớt lờ nguy hiểm cho thai nhi