Tuy nhiên, ánh sáng đã đến với Sony vào năm 2012, khi CEO Howard Stringer đề cử ông Kazuo Hirai điều hành tập đoàn, người mà ông đánh giá là có “tư duy cứng rắn và kỹ năng lãnh đạo”, sẵn sàng thực hiện thay đổi.
Kazuo Hirai, thuyền trưởng hướng ngoại và lôi cuốn
Ngay sau khi nhậm chức, ông công bố chiến lược “One Sony” nhằm cải tổ và vực dậy Sony, với ưu tiên cao nhất đặt vào điện tử, khi đó chiếm khoảng 60% toàn bộ danh mục kinh doanh. Sony muốn là người dẫn đầu trong ba lĩnh vực: hình ảnh kỹ thuật số, game và sản phẩm, dịch vụ liên quan tới di động. Ông khẳng định không vứt bỏ bộ phận tivi bất chấp đây là năm thứ 8 liên tiếp “báo động đỏ”. 5 năm sau, Sony của ông Hirai đã đạt được 2 trong 3 mục tiêu, đó là hình ảnh kỹ thuật số và game. Ông cũng thẳng tay bán mảng kinh doanh laptop Vaio, tái cấu trúc các bộ phận khác, giảm 37.400 nhân lực toàn cầu xuống 125.300.
“Chúng tôi là một công ty làm mọi người cảm động”, ông Hirai phát biểu trong một cuộc họp báo cáo chiến lược với các nhà phân tích và nhà đầu tư năm 2017. Bí quyết để nhen nhóm sự trở lại của Sony là khơi dậy xúc cảm với các sản phẩm. Ông Hirai là “tín đồ” cuồng nhiệt của khái niệm Kando, đề cao thiết lập kết nối cảm xúc với khách hàng, tạo ra lòng trung thành.
Theo ông, các sản phẩm Sony cần có giá trị cả về mặt tính năng lẫn cảm xúc. Ông áp dụng Kando với mọi bộ phận và làm sống lại vinh quang đã phai nhạt. “Ai cũng có thể cung cấp chức năng song cảm xúc là thứ đã nằm trong triết lý thiết kế của Sony, một phần trong DNA Sony từ khi công ty thành lập 71 năm trước. Chúng tôi đã đánh mất nó một thời gian và công việc của tôi là làm sống lại niềm tự hào trong những gì chúng tôi làm để mang lại giá trị cảm xúc”, ông nói với The Guardian đầu năm 2018.
Trọng tâm trong chiến lược của ông Hirai là tạo ra các thương hiệu bền vững, ảnh hưởng lớn đến văn hóa thiết kế của Sony. Ông ngồi lại với giám đốc mỗi bộ phận và khuyến khích họ duy trì thiết kế nếu họ tin rằng đó là một thiết kế tốt. Cách tiếp cận đó đặc biệt hiệu quả với máy ảnh RX cao cấp và tai nghe Sony. Dù vậy, công ty cũng chuyển sự tập trung sang AI và robot, cảm biến hình ảnh và PlayStation.
Chiến lược “One Sony” cho thấy thành quả sau 5 năm nhưng không vì thế mà ông Hirai tự mãn. Ông không cho rằng đây là lúc diễu hành chiến thắng mà nhiệm vụ của Sony là không trượt chân như trong quá khứ.
Kenichiro Yoshida, chiến lược gia trầm lặng
Năm 2018, ông Hirai từ chức CEO Sony và trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị, nhường chỗ cho Giám đốc Tài chính Kenichiro Yoshida. Ông xem đây là “thời điểm lý tưởng để chuyển giao quyền lực cho ban lãnh đạo mới, vì tương lai của Sony”. Tháng 3/2019, ông Hirai thông báo rời Sony sau 35 năm gắn bó.
Ông Yoshida là cánh tay phải của ông Hirai và là Giám đốc cấp cao của Sony từ năm 2005. Theo ông Hirai, ông Yoshida sở hữu kinh nghiệm dày dạn và những phẩm chất lãnh đạo kiên định cần có để quản lý các mảng kinh doanh đa dạng tại Sony, cũng như là người lý tưởng để thúc đẩy công ty trong tương lai.
Người hâm mộ và nhà đầu tư của Sony có thể bất ngờ. Tuy nhiên, ông Yoshida chính là ứng cử viên nặng ký nhất cho chức vụ CEO và tiếp tục hành trình vực dậy Sony mà ông Hirai khởi xướng 6 năm trước đó. Nguyên nhân là vì ông có mặt trong mọi đường đi, nước bước khi hãng điện tử Nhật Bản cắt giảm nhân sự, bộ phận không hiệu quả. Động thái được xem là rủi ro đối với các doanh nghiệp trong nước, nơi lịch sử và các mối quan hệ được đánh giá cao hơn tiền bạc.
Ông Yoshida hỗ trợ ông Hirai thực hiện nhiều phần trong chiến lược “One Sony”. Một trong những điều này là mang đến sự minh bạch hơn cho mỗi bộ phận. Ông cũng phụ trách bán đi những bộ phận hoạt động kém như máy tính cá nhân, sẵn sàng bút toán giảm khi cần thiết. Với thâm niên công tác từ năm 1983, ông hiểu rõ Sony “từ trong ra ngoài”.
Dưới sự lãnh đạo của ông Yoshida, Sony tiếp tục tăng trưởng bất chấp nghịch cảnh. Dịch Covid-19 kéo đến, gây ảnh hưởng trầm trọng tới kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Sony vẫn khép lại năm 2020 thành công. Kết thúc năm 2020, Sony chiếm 46% thị trường cảm biến hình ảnh smartphone trị giá 15 tỷ USD. Cũng trong năm này, PlayStation là máy chơi game phổ biến nhất thế giới với thị phần khoảng 57,5%. Trên thị trường tivi, Sony xếp thứ ba, sau Samsung và LG, với 8% thị phần. Từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021, Sony ghi nhận doanh thu thường niên tăng 9%, đạt 83,3 tỷ USD, thu nhập ròng thường niên đạt kỷ lục 10,8 tỷ USD. Lợi nhuận của các bộ phận phim ảnh, âm nhạc, game đều tăng.
Thành công của bộ phận cảm biến hình ảnh đã đền đáp quyết định cứng rắn của ông Yoshida trước áp lực ép bán của nhà đầu tư. Ông nhìn thấy tương lai lâu dài của Sony ở trong các mảng như bảo hiểm nhân thọ, thiết bị y tế, bù đắp cho tổn thất của mảng điện tử. “Trong quá khứ, chúng tôi đa dạng để sống sót. Bây giờ, tôi muốn đa dạng là một thế mạnh”, ông nói.
Theo ông Yoshida, một nhà lãnh đạo phải “đưa ra quyết định cần thiết vào thời điểm cần thiết và chịu trách nhiệm về kết quả”. Hai trọng trách khác là “vạch ra định hướng cho công ty, bao gồm mục tiêu và hướng đi” và “quyết định giao cho ai nhiệm vụ nào, trong bao lâu”.
Kết quả kinh doanh gần đây của Sony khiến các nhà đầu tư khó tính nhất cũng phải gật gù. Theo nhà phân tích Masahiro Ono, Sony là công ty điện tử Nhật Bản duy nhất vượt mốc lợi nhuận trước khủng hoảng Lehman. Năm 2019, Sony gây bất ngờ khi hợp tác với Microsoft trong game đám mây. Với một chiến lược gia tài ba như ông Yoshida, bắt tay với đối thủ là điều nên làm nếu dự báo tương lai của cả ngành không khả quan.
Dưới bàn tay của bộ đôi Hirai và Yoshida, Sony đã hồi phục một cách thần kỳ nhưng rất khác biệt so với trước. Chuyển đổi thường là một chuỗi các lựa chọn khó khăn, từ bỏ thị trường truyền thống. Những gì bạn chọn không làm cũng quan trọng không kém những gì bạn theo đuổi. Không có nhiều công ty sẵn sàng xoay trục kinh doanh hoàn toàn, song Sony đã làm được. Đúng như những gì ông Hirai tâm sự khi nghỉ hưu, “Tôi tự tin mọi người tại Sony được sắp đặt hợp lý dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của ông Yoshida và sẵn sàng xây dựng một tương lai tươi sáng hơn nữa cho Sony”.
Du Lam
Sony sẽ tham gia sâu hơn vào thị trường chip bán dẫn bằng cách cùng TSMC mở nhà máy trị giá 7 tỷ USD tại Nhật Bản.
" alt=""/>Ông trùm điện tử Sony tái sinh sau thời kỳ tăm tốiStarve Arena - ứng cử viên sáng giá trong dòng Idle - RPG
Starve Arena có nhiều nét tương đồng với thiết kế của series game “Don’t Starve ” đình đám. Tuy nhiên, dưới bàn tay linh hoạt của NPH THIENBAO, “lính mới” Starve Arena vẫn có những nét đặc trưng riêng của mình. Đến với Starve Arena, để chiến thắng ác quỷ viễn cổ ở lục địa Aldur, nhiệm vụ chính của người chơi là trở thành chỉ huy thông qua quá trình vượt ải để thu thập thẻ Hero, tạo dựng đội hình hoàn chỉnh, nâng cấp sức mạnh từ những nguyên vật liệu thu được trong chuỗi hệ thống nhiệm vụ cùng các hoạt động đa dạng.
Starve Arena dựa theo lối chơi thẻ bài hành động truyền thống, sở hữu lối chơi đơn giản nhưng vẫn đảm bảo người chơi có thể trải nghiệm rất nhiều loại nhiệm vụ hằng ngày, hằng tuần và các ải mang tính thử thách cao, kích thích người chơi cố gắng làm mọi cách để vượt qua.
Các nhiệm vụ chính tuyến (Quest) và nhiệm vụ Hiệp sĩ (Quest Knight) sẽ hướng dẫn Chỉ Huy về những hoạt động cơ bản ngay từ những ngày đầu tiên bước vào thế giới khói lửa Aldur. Hoạt động Khiêu chiến tại Vực Vô Tận giúp cho người chơi tích luỹ thêm kinh nghiệm khi chiêu mộ và sắp xếp đội hình Hero.
Ghi chép mạo hiểm mang đầy kích thích khi mà đây là thử thách thuộc loại khó nhằn bậc nhất trong Starve Arena, nơi mà các chỉ huy phải vừa sở hữu đội hình hero mạnh mẽ vững chắc, vừa phải kết hợp chiến thuật hợp lý với mỗi bước đi để cuộc hành trình kéo dài nhất có thể… Các hoạt động đều sẽ mang đến sự kích thích cho game thủ tham gia.
Điểm cộng cho game chính là dù có AFK (treo máy hoặc không đăng nhập vào trò chơi) thì các anh hùng của họ vẫn chăm chỉ “tuần tra” và thu được tài nguyên hữu ích giúp tăng sức mạnh lên tầm cao mới. Do đó, dù có bận rộn thì người chơi cũng không phải lo lắng sẽ bị “tuột” lại so với những người chơi khác: các anh hùng vẫn sẽ “tự thân vận động” để lên level, sẵn sàng cùng chỉ huy chiến đấu với các thế lực tà ác đang bao trùm ở thềm lục địa Aldur.
Thêm vào đó, Starve Arena cũng xây dựng nên một cộng đồng đông vui, gắn kết với tính năng Bang hội và tính năng PVP giúp người chơi so tài, tích luỹ kinh nghiệm và đạt được thứ hạng cao cùng các phần thưởng thật hấp dẫn. Với phương thức phát triển phóng khoáng tự do, người chơi có thể tiếp cận Starve Arena theo cách riêng của mình để tận hưởng những giờ phút thư giãn thoải mái sau một ngày bận rộn giữa việc học và làm.
“Chỉ huy” sẽ hài lòng với hiệu ứng “mãn nhãn” cùng bộ nhân vật chất lừ
Game thủ sẽ “phải lòng” Starve Arena ngay từ lần đầu “sơ kiến” bởi phong cách đồ họa 2D đậm chất nghệ thuật như lật mở cuốn truyện tranh đậm màu thần thoại. Từng nhân vật và bối cảnh game đều được đầu tư đẹp mắt và hoành tráng.
Đồng thời, bộ nhân vật “ngầu” chính là điểm giữ chân người chơi. Hero trong Starve Arena được phân chia thành bốn phe chính bao gồm: phe Hoàng Gia, phe Săn Mồi, phe Du Hành và phe Mật Giáo. Song song đó, các Hero cũng được phân theo 4 nhánh nghề như: Phong (Tanker đứng mũi chịu sào nhận sát thương cho đội) - kiếm (Cận chiến, tấn công chí mạng vào địch) - Cung (Ưu thế tấn công tầm xa, nhắm vào kẻ địch yếu nhất) và Trợ (Hồi sức đồng đội, kèm thêm có khả năng khống chế hoặc quấy nhiễu địch).
Trong Starve Arena, một số Hero nổi bật có thể kể đến như Jack Thợ săn thuộc phe Săn Mồi - Nhánh Cung với độ tinh ranh cùng cặp mắt cú vọ, kẻ không để ai thoát khỏi viên đạn của hắn. Nhân vật xuất sắc tiếp theo chính là Otter Quạ Đen - phe Mật Giáo, thuộc Nhánh Kiếm với khả năng cận chiến đơn thể tốt và kỹ năng khống chế quần thể rộng. Hay cũng có thể người chơi sẽ “fall in love” nàng Lyanna Vệ Nữ - phe Hoàng Gia - Nhánh Kiếm có thể tăng tốc áp sát cung thủ địch cho bộ binh phe ta, cũng có thể khiến chúng bị sát thương nhiều hơn, đồng thời cắm cọc buff hồi máu liên tục cho đồng minh.
Ngoài ra, còn rất nhiều nhân vật với kỹ năng “tuyệt cú mèo” như Maglov Tường Thép - phe Hoàng Gia - Nhánh Phong; Meve Chủ Tế - phe Hoàng Gia - Nhánh Trợ...
Giờ đây, người chơi đã có thể tải bản chính thức của Starve Arena từ CH Play hoặc App Store và tận hưởng thế giới game thú vị dành cho mình.
Rất nhiều thông tin giao lưu và những phần quà hấp dẫn mừng sự kiện ra mắt đang chờ người chơi tham gia tại Fanpage Starve Arena.
Link CH Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.mobileevosaigon. starvearena
Link App Store: https://apps.apple.com/vn/app/id1570750557" alt=""/>Phiêu lưu vào thế giới đậm màu thần thoại với Starve Arena
![]() |
Theo tiết lộ của cặp đôi, chiếc đầm cưới chính lấy cảm hứng từ trang phục cưới của phụ nữ Lebanese toát lên vẻ vương giả, được thiết kế riêng cho cô dâu. Đội ngũ thực hiện đã mất 400 tiếng may đầm với tất cả 15 lớp vải. |
![]() |
Hiện tại, đạo diễn Nhất Trung và hôn thê đã gửi thiệp cưới đến hơn 400 khách mời bao gồm gia đình, bạn bè và các nghệ sĩ đồng nghiệp. |
![]() |
Đám cưới được ấn định tổ chức vào ngày 31/5 sắp tới tại một khách sạn 6 sao sang trọng bậc nhất ở trung tâm Quận 1 (TPHCM) có mặt tiền hướng ra phố đi bộ Nguyễn Huệ. |
![]() |
Về chi phí chuẩn bị lễ cưới, đại diện của nam đạo diễn chỉ có thể tiết lộ là lên đến hàng tỷ đồng. |
![]() |
Trấn Thành sẽ đảm nhận vai trò MC giao lưu dẫn dắt khách mời ở thảm đỏ còn nghệ sĩ Trường Giang sẽ làm MC hoạt náo, tổ chức trò chơi trong đám cưới. |
![]() |
Thiệp cưới của đạo diễn "Cua lại vợ bầu" thiết kế khá đơn giản với tông màu chủ đạo nâu - trắng mang phong cách châu Âu. Trên thiệp có tấm ảnh nam đạo diễn hôn lên trán Ngọc Huyền ở Pháp. |
![]() |
Rất nhiều nghệ sĩ vừa xác nhận đến chung vui cùng đạo diễn Nhất Trung: vợ chồng Trấn Thành - Hari Won, vợ chồng Trường Giang - Nhã Phương, vợ chồng Thu Trang - Tiến Luật, Ninh Dương Lan Ngọc, Ngô Kiến Huy, Trương Thế Vinh, Khả Như... |
![]() |
Ninh Dương Lan Ngọc, nữ chính phim trăm tỷ "Cua lại vợ bầu" do Nhất Trung bấm máy, trêu nam đạo diễn: "Lo bao năm thắng phim cái vợ liền, anh thiệt nha anh Nhất Trung. Hết được lêu lổng rồi, lêu lêu anh". |
![]() |
Đạo diễn Nhất Trung và bà xã Lê Ngọc Huyền đã tìm hiểu và yêu nhau 4 năm trước khi tiến đến hôn nhân. Ngọc Huyền sinh năm 1993, theo học và làm việc ở lĩnh vực thiết kế thời trang. Cặp đôi biết nhau trong thời gian đạo diễn Nhất Trung bấm máy phim "49 ngày" phần 1 ở Đà Lạt. |
Gia Bảo
Đạo diễn Nhất Trung và bà xã Lê Ngọc Huyền vừa sang Pháp chụp bộ ảnh cưới theo phong cách, lãng mạn hồi tháng 4.
" alt=""/>Đạo diễn 'Cua lại vợ bầu' tổ chức đám cưới trong khách sạn 6 sao