Ở phương thức này, đối với ngành Ngôn ngữ (các chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Nhật thương mại, Tiếng Trung thương mại) mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là tổng điểm của tổ hợp ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và điểm ưu tiên nếu có (trong đó môn Ngoại ngữ nhân hệ số 1).
Điểm sàn của Trường ĐH Ngoại thương
Với mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (phương thức 3), thí sinh cần đáp ứng 2 điều kiện.
Về điều kiện điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021, đối với chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại, trường yêu cầu tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển), trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ (bao gồm một trong các môn Vật lý, Hóa học và Ngữ Văn) phải đạt từ 18 điểm trở lên.
Đối với chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh, chương trình tiên tiến Tài chính - Ngân hàng, thí sinh cần đạt từ 17,5 điểm trở lên; chương trình chất lượng cao và chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế cần đạt từ 17 điểm trở lên.
Với chương trình Chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại, tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 Toán và Văn (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) đạt từ 16,5 điểm trở lên.
Về điều kiện chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế, đối với chương trình tiên tiến, định hướng nghề nghiệp quốc tế và chất lượng cao (không bao gồm các chương trình CLC Tiếng Nhật thương mại, CLC Tiếng Trung thương mại, CLC Tiếng Pháp thương mại), thí sinh cần có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn đạt IELTS (Academic) từ 6,5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge có điểm đạt từ 176 điểm trở lên, hoặc đạt từ giải ba học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh trở lên.
Đối với chương trình CLC Tiếng Nhật thương mại, thí sinh cần có chứng chỉ tiếng Nhật trong thời hạn đạt trình độ từ N3 với mức điểm từ 130/180 điểm trở lên của kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản và Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản phối hợp tổ chức hoặc đạt từ giải ba học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Nhật trở lên.
Đối với chương trình CLC Tiếng Trung thương mại, thí sinh cần có chứng chỉ tiếng Trung trong thời hạn đạt trình độ từ HSK4 với mức điểm 280/300 điểm trở lên do Hanban cấp hoặc đạt từ giải ba HSG quốc gia môn Tiếng Trung trở lên.
Đối với chương trình CLC Tiếng Pháp thương mại, thí sinh cần có bằng tiếng Pháp trong thời hạn từ DELF - B2 trở lên do Đại sứ quán Pháp cấp hoặc đạt từ giải ba học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Pháp trở lên.
Thời gian đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến tại website của trường từ ngày 2/8 đến 17h ngày 4/8.
Thời gian công bố kết quả dự kiến ngày 5/8. Thời gian nhập học dự kiến ngày 10 – 13/8.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Thúy Nga
Nhìn lại báo cáo Xu hướng Toàn cầu của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ vào năm 2021, các chuyên gia đã hình dung một vài kịch bản cho thế giới vào năm 2040, bao gồm: (1) sự phục hưng của các nền dân chủ toàn cầu, (2) một thế giới trôi dạt trong các hệ thống quốc tế hỗn loạn, (3) sự cùng tồn mang tính cạnh tranh (competitive coexistence) giữa các nước lớn, (4) thế giới bị chia cắt thành các khối kinh tế an ninh, và (5) thế giới được thống nhất để giải quyết biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên, hai vấn đề có ảnh hưởng đến toàn nhân loại. Những kịch bản này, mặc dù được dự đoán cho năm 2040, có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các xu hướng dài hạn có thể hình thành từ năm 2024.
Các cuộc bầu cử diễn ra trên khắp thế giới sẽ thách thức hiện trạng chính trị tại nhiều nền dân chủ, trong khi niềm tin vào hệ thống dân chủ có nguy cơ bị xói mòn ở nhiều quốc gia đang phát triển – đặc biệt tại Châu Phi. Tại Châu Á-Thái Bình Dương, một cuộc chiến trạnh lạnh mới đang hình thành, với căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng. Hai điểm nóng trong cuộc chiến này hiện là vấn đề Đài Loan và việc Washington ngày càng hạn chế khả năng tiếp cận của Bắc Kinh với các công nghệ tiên tiến. Trong khi đó, các cuộc chiến nóng sẽ tiếp tục tại Ukraine và Gaza, trong khi một loạt điểm nóng xuất hiện vào năm 2023 sẽ có nguy cơ bùng nổ vào năm 2024 như Azerbaijan, Bangladesh, Myanmar, DR Congo, hay Ethiopia.
Một Nam toàn cầu ngày càng mạnh mẽ sẽ tiếp tục lên tiếng chỉ trích tiêu chuẩn kép của phương Tây trong chính trị toàn cầu, đặc biệt đối với hai cuộc xung đột ở Ukraine và Gaza. Điều này có thể dẫn đến việc các quốc gia tái cơ cấu liên minh với nhau, hay thậm chí tách khỏi trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo để xoay trục sang Trung Quốc – một cường quốc vẫn tiếp tục trỗi dậy bất chấp các vấn đề kinh tế và nhân khẩu học. Xu hướng này sẽ ngày càng rõ vào năm 2024, thể hiện sự vỡ mộng của các quốc gia ở nam bán cầu đối với cách tiếp cận truyền thống của phương Tây trong quan hệ quốc tế và mong muốn có một trật tự toàn cầu công bằng hơn.
Nền kinh tế thế giới vẫn còn mong manh và không chắc chắn, và thế giới sẽ tiếp tục vận lộn với ảnh hưởng lâu dài của đại dịch COVID-19 và căng thẳng địa chính trị trong năm 2024. Đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bộc lộ và làm trầm trọng thêm những điểm yếu về cơ cấu nền kinh tế toàn cầu, khiến cho nhiều quốc gia đưa ra các chính sách bảo hộ và thế giới ngày càng rạn nứt thành các khối đối thủ. Do vậy, một trong những đặc điểm nổi bật của địa chiến lược năm 2024 sẽ là xu hướng các quốc gia đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các chính phủ, từ Mỹ đến Ấn Độ và Châu Âu, đang ngày càng tập trung vào việc thúc đẩy sản xuất các sản phẩm quan trọng trong nước và tích hợp chính sách kinh tế với chính sách an ninh quốc gia và đối ngoại. Xu hướng này sẽ có tác động lớn đến chuỗi cung ứng và các mối quan hệ thương mại, góp phần tạo nên các cuộc cạnh tranh mới, không chỉ giữa các nước lớn, mà còn giữa các trung cường quốc tranh giành ảnh hưởng và cơ hội phát triển.
Công nghệ AI sẽ tiếp tục phát triển theo cấp số nhân, hứa hẹn nhiều đột phá sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta trong khi trở thành một vấn đề địa chính trị hàng đầu vào năm 2024. Một công nghệ chủ chốt như AI sẽ được các nước lớn tận dụng như một vũ khí địa chính trị, đóng vai trò hàng đầu trong cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu.
Cùng lúc đó, quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đang tạo ra những siêu cường xanh mới, và COP28 ở UAE là ví dụ lớn nhất cho thấy bản đồ tài nguyên năng lượng toàn cầu sẽ được vẽ lại bởi các quốc gia nằm ngoài thế giới phương Tây. Cuộc cạnh tranh tài nguyên xanh đã bắt đầu tái định hình địa chính trị và thương mại, và sẽ tạo ra một số người thắng và thua cuộc mới trong những năm tới.
Đón đọc Phần 1: Các xu hướng địa chính trị năm 2024
" alt=""/>Hướng tới một năm 2024 đầy biến độngNhiều học sinh của trường THCS Lê Văn Thiêm giành giải Nhất thi học sinh giỏi tỉnh. |
Xuất sắc giành vị trí thủ khoa đầu vào lớp chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh là em Nguyễn Lê Lâm Nguyên với tổng điểm 53,75 (Toán 9, Văn 8, Anh 9 và môn chuyên Vật lý 9,25 nhân hệ số 3).
Ngoài ra, có 3 thí sinh trúng vị trí Á khoa đầu vào là Nguyễn Tường Vy (Á khoa môn Ngữ Văn), em Nguyễn Thị Trúc Ngân (Á khoa môn chuyên tiếng Anh), và em Đinh Mạnh Hùng (Á khoa môn Toán và Tin học).
Trước đó, năm học 2020-2021 trong cuộc thi học sinh giỏi tỉnh, Trường THCS Lê Văn Thiêm vẫn giữ ví trí “chủ lực” với 58 học sinh đạt giải, trong đó có 17 giải Nhất ở các môn văn hóa.
Đội tuyển Toán của trường xuất sắc giành vị trí dẫn đầu với 13/15 em đoạt giải, đây cũng là đội có số lượng giải nhất nhiều nhất với 4/8 giải Nhất toàn tỉnh.
Trường THCS Lê Văn Thiêm luôn thu hút số lượng lớn học sinh đăng ký dự xét tuyển trong mỗi mùa tuyển sinh. |
Trong số thành viên của đội tuyển học sinh giỏi tỉnh khối 9, trường Lê Văn Thiêm có sự xuất hiện của 8 gương mặt học sinh lớp 8. Không phụ niềm mong mỏi, kỳ vọng của các thầy cô, ngay trong lần thử thách đầu tiên, cả 8 em đều đạt giải.
Ông Trần Thanh Kiên, Hiệu trưởng Trường Lê Văn Thiêm cho biết: “Thành tích trên là kết quả bền vững của nhà trường nhiều năm liền. Năm nào, trường cũng nằm trong tốp đầu có số lượng học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh, trên 70% học sinh đậu vào Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh”.
Vị hiệu trưởng này nói thêm, phương châm của trường là không chỉ đào tạo kiến thức mà còn hướng tới nhiều giá trị cốt lõi như nâng cao kiến thức, phát triển nhân cách, kỹ năng sống và biết vận dụng kiến thức vào khoa học ứng dụng…
Căng thẳng cuộc đua vào lớp 6
Mỗi mùa tuyển sinh có hàng nghìn học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Tĩnh tranh suất vào lớp 6 trường Lê Văn Thiêm.
Học sinh trường Lê Văn Thiêm hoạt động ngoài trời. |
Một giáo viên tiểu học trên địa bàn TP Hà Tĩnh cho biết, số học sinh đăng ký thi vào trường Lê Văn Thiêm đông hơn rất nhiều so với chỉ tiêu, nên cuộc đua vào lớp 6 rất gay gắt.
Từ năm học 2018- 2019 trường Lê Văn Thiêm bắt đầu tuyển sinh khối 6 bằng hình thức xét tuyển điểm học bạ và thi đánh giá năng lực môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh. Nhà trường tuyển 180 học sinh nhưng có tới 589 thí sinh vào. Năm học 2020- 2021, gần 800 học sinh lớp 5 tham gia làm bài kiểm tra đánh giá năng lực để 'tranh suất' 180 em vào trường. Năm nay, số học sinh tham gia tuyển sinh vào lớp 6 Trường THCS Lê Văn Thiêm cũng lên tới 529 em, chỉ tiêu là 200 em.
Theo bà Trần Thị Thủy Nga, Trưởng phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh, sở dĩ 'tỉ lệ chọi' vào Trường THCS Lê Văn Thiêm cao, vì đây là ngôi trường có chất lượng cao, nhiều thành tích được khẳng định qua hàng năm.
Đậu Tình
Theo kế hoạch, bắt đầu từ tuần sau, thí sinh sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, trong đó 2 ngày thi chính thức sẽ diễn ra vào 7 - 8/7. Dự kiến đến ngày 26/7, điểm thi sẽ được công bố tới các thí sinh.
" alt=""/>Ngôi trường ở Hà Tĩnh có 70% đỗ chuyên, học sinh giỏi tốp đầu