您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo AS Roma vs Napoli, 2h45 ngày 3/2: Trở ngại lớn
NEWS2025-02-05 07:01:21【Bóng đá】1人已围观
简介 Chiểu Sương - 02/02/2025 03:47 Ý thời trangthời trang、、
很赞哦!(472)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Rizespor, 23h00 ngày 2/2: Chủ nhà khẳng định sức mạnh
- 'Vai nào của Hồng Diễm cũng làm khán giả ức chế'
- Tài xế sạc ô tô điện quá 85% dung lượng bị phạt phí quá thời gian
- Hậu trường trái ngược cảnh Lương Thu Trang bị Hồng Diễm quật ngã, túm tóc dạy dỗ
- Nhận định, soi kèo Motherwell vs Celtic, 22h00 ngày 2/2: Khách gặp khó
- Dòng tranh truyện Hàng Trống có tuổi đời cả trăm năm tái xuất
- Học hè hay 'nghỉ cho khỏe'?
- Cách làm gà xào kiểu Đài Loan
- Kèo vàng bóng đá Girona vs Las Palmas, 03h00 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
- 3 gương mặt ấn tượng tại Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al
Bài Mắc cái lườilà tự sự của cô gái lười vận động, sợ tăng cân nhưng không cưỡng nổi sức hút của những món ngon. Vì vậy, cô hay tự ti, lo lắng đến khi gặp chàng trai yêu mình thật lòng, không màng ngoại hình.
Qua bài hát, Yinee muốn gửi thông điệp cho phái nữ hãy làm điều mình thích, yêu bản thân trước khi yêu người khác.
Hình ảnh, ý tưởng MV hướng đến phong cách dễ thương, nhí nhảnh kiểu tuổi teen. Cốt truyện cũng xoay quanh tình yêu "gà bông" của hai người trẻ.
Chia sẻ với VietNamNet, Yinee thừa nhận sự bất nhất giữa ngoại hình không quá trẻ với giọng hát, phong cách nhí nhảnh đang theo đuổi. Theo cô, một phần chịu ảnh hưởng từ phong cách chung của nhóm Mắt Ngọc.
"Ban đầu, tôi sợ khán giả không hiểu sẽ nói mình làm lố, "cố đấm ăn xôi" hay "cưa sừng làm nghé" nhưng giờ không ngại nữa. Ngoại hình chỉ là bề ngoài, tuổi tác chỉ là những con số, tôi dần thấy không quan tâm lắm. Tôi cũng chuẩn bị sẵn tâm lý rồi, nếu đọc bình luận trái chiều sẽ ghi nhận và cố gắng nhiều hơn nữa trên con đường âm nhạc sắp tới", cô cho hay.
Yinee cũng được các chị trong nhóm Mắt Ngọc "động viên, khen dễ thương nhưng có chút chưa quen vì khác với hình tượng bên ngoài".
Trong MV, Yinee kết hợp rapper Young D - tên thật Tống Hồ Bảo Định, sinh năm 1998, cựu thí sinh show sống còn Vote for five. Anh thể hiện phần rap kiêm diễn vai nam chính.
Lần đầu gặp và nghe giọng Young D, Yinee đã quyết định chàng trai kém 9 tuổi này là "một nửa" của mình trong MV mới bởi màu sắc đáng yêu tương đồng. Cô tin phần góp giọng của rapper giúp bài hát thú vị và dễ gần hơn.
Trở lại thị trường, Yinee thấy nhẹ nhàng, không còn nhiều khao khát sự thành công hay nổi tiếng sau hơn 10 năm hoạt động nghệ thuật.
Giai đoạn đầu sự nghiệp, cô đi lên từ tay trắng, không có tiền, mối quan hệ hay sự ủng hộ từ gia đình. Từng xem nghệ thuật là lẽ sống, ca sĩ dành trọn tuổi trẻ theo đuổi đam mê, vượt qua nhiều khó khăn.
"Hiện tại, tôi không thể nói mình thành công hay thất bại, tạm gọi đang ở giữa. Dĩ nhiên, sau nhiều năm cố gắng vẫn không được gì, tôi gần như không còn tham vọng nhưng thẳm sâu bên trong vẫn ấp ủ chút hy vọng nhỏ nhoi", Yinee trải lòng.
Giai đoạn này, Yinee hoạt động song song vai trò ca sĩ solo và thành viên nhóm nhạc Mắt Ngọc. Ngoài hoạt động nhóm, cô có công ty quản lý hoạt động solo, được định hướng ca sĩ biểu diễn trong thời gian tới.
Yinee tên thật là Nguyễn Yến Nhi, sinh năm 1989 ở Kiên Giang. Năm 2010, cô bắt đầu hát nhạc nhẹ, bolero ở phòng trà, 2 năm sau chuyển hướng sang sân khấu ca nhạc và sự kiện với các thể loại sôi động.
Năm 2014, Yinee thành lập nhóm nhạc G-Shine theo mô-típ Kpop, tham gia nhiều sự kiện, show truyền hình trước khi gia nhập nhóm Mắt Ngọc vào năm 2017. Các sản phẩm solo trong 2 năm gần đây có thể kể đến: Lonely, Vitamin A, Mưa đừng ngừng rơi, Và rồi ta cũng chia tay...
Cựu thành viên Mắt Ngọc: 8 năm 'cầu con', giờ viên mãn bên chồng bác sĩSau thời gian lui về chăm lo cho gia đình, Thanh Ngọc trở lại hoạt động nghệ thuật. Mới đây, ca sĩ gây chú ý khi xác nhận tham gia chương trình 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023'.">Em út nhóm Mắt Ngọc phản hồi nhận xét 'cưa sừng làm nghé'
Hình ảnh Bác Hồ rất đỗi giản dị trong các tác phẩm của họa sĩ Đào Trọng Lý. Họa sĩ Đào Trọng Lý sinh năm 1951 trong một gia đình Việt kiều yêu nước tại tỉnh Nakhon Phanom, nguyên quán huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Cha ông được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, còn họa sĩ được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì. Ông từng là Chủ tịch Hội người Thái gốc Việt tỉnh Nakhon Phanom, là thầy giáo dạy tiếng Việt cho con em Việt kiều. Hiện nay, ông quản lý Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan.
Xuất phát từ sự ngưỡng mộ và tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ và quê hương, đất nước, từ năm 2018 khi chuyển sang quản lý Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, họa sĩ Đào Trọng Lý bắt đầu vẽ Bác theo tâm thức của mình và dựa một phần vào những tư liệu, hình ảnh tìm kiếm được.
Triển lãm Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồcũng là cơ hội để công chúng trong nước và quốc tế hiểu thêm về cuộc đời bình dị, về tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Qua đó góp phần giáo dục các thế hệ trẻ không ngừng học tập và noi gương Bác.
Sau khi triển lãm kết thúc, 55 bức tranh sẽ được họa sĩ Đào Trọng Lý dành tặng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Một số tác phẩm của họa sĩ Đào Trọng Lý sẽ được giới thiệu tại triển lãm:
Hoạ sĩ Lê Duy Ứng và bức chân dung Bác Hồ vẽ bằng máu- Đến thăm hoạ sĩ Lê Duy Ứng một ngày cận sinh nhật Bác Hồ, những ký ức về vị lãnh tụ tài hoa được hiện hữu rõ nét qua tác phẩm và lời kể của ông.
">55 hình ảnh Bác Hồ giản dị qua góc nhìn của hoạ sĩ Việt kiều
Hòa nhạc hợp xướng "Việt Nam thương mến - Loving Vietnam 2024" được tổ chức tại Nhà hát Sông Hương, TP. Huế tháng 6 vừa qua. Hành trình 5 năm của Gió Xanh là hành trình của những ước mơ. Năm 2020, Gió Xanh tổ chức hòa nhạc đầu tiên - Giáng sinh Xanh với gần 700 khán giả, trong đó 164 thanh thiếu niên đến từ các trung tâm bảo trợ tại Hà Nội. 10 em thuộc Trung tâm REACH Hà Nội (Trung tâm dạy nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn) được chị Hải Yến trực tiếp tập hát, sau đó biểu diễn cùng hơn 100 thành viên dàn hợp xướng.
Đến nay, Gió Xanh đã tổ chức 10 chương trình hoà nhạc phi lợi nhuận tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hạ Long. Hơn 6.500 khán giả đã tới tham dự, hơn 1.200 em đến từ các trung tâm bảo trợ xã hội được mời đến thưởng thức hòa nhạc, trong đó có 120 em biểu diễn cùng dàn hợp xướng.
Năm nay, Gió Xanh tiếp tục dành khoảng 300 ghế mời các em đến từ 8 trung tâm bảo trợ tại Hà Nội tới thưởng thức hoà nhạc. Đặc biệt hơn, Gió Xanh sẽ tổ chức một chuyến xe đưa 70 em và thầy cô từ Trung tâm Bảo trợ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh tới Hà Nội tối 12/10 để cùng xem chương trình.
Dàn hợp xướng từng 2 lần đoạt thưởng giải quốc tế trở lạiNgày 16/12 tới tại Nhạc viện TP.HCM, Dàn hợp xướng Sài Gòn (Saigon Choir) tổ chức live concert thứ 7 "Flourish", đánh dấu sự trở lại sau giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh.">Hoà nhạc hợp xướng ‘Việt Nam thương mến
Siêu máy tính dự đoán MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2
Nhà máy Vinaxuki Mê Linh sau nhiều năm dừng hoạt động. Khu vực này trước đây gồm nhiều nhà xưởng lớn, với các dây chuyền dập chi tiết thân xe, hàn và sơn hiện đại, cùng các khu phụ trợ. Ngay cả ngôi nhà ông Huyên ở trên mảnh đất này cũng bị thu hồi. Giờ ông phải chuyển sang khu văn phòng của nhà máy ô tô con để sống. Ông Huyên cho biết, tổng diện tích Nhà máy Vinaxuki Mê Linh gần 150.000 m2, phần đất bị bán qua đấu giá hơn 53.000 m2.
Từ một nhà máy ô tô hiện đại, được doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư vào thời điểm 2008, với tham vọng đi đầu sản xuất xe thương hiệu Việt, sau nhiều năm dừng hoạt động đã xuống cấp nặng nề. Các ngân hàng phải chật vật xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản nợ vay của Vinaxuki.
Vào đầu năm 2004, Vinaxuki tiến hành xây dựng Nhà máy Ô tô tại huyện Mê Linh (Hà Nội) với công suất 20.000 xe/năm. Trong giai đoạn 2006-2008, nhà máy này đã sản xuất trên 20 dòng xe tải với tỷ lệ nội địa hóa 27%. Từ khi hoạt động, nhà máy đều có lãi; sau 3 năm đã thu hồi vốn, trả nợ cho các ngân hàng.
Giai đoạn từ 2006-2009 là “thời hoàng kim” của Vinaxuki. Theo ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki, khi ấy chỉ cần nhập linh kiện về lắp ráp ô tô, sản xuất một số chủng loại thùng xe tải, không đòi hỏi công nghệ cao nhưng cho “lợi nhuận khủng”. Năm thấp nhất Vinaxuki cũng lãi 90 tỷ đồng, năm cao nhất lãi tới 160 tỷ đồng.
Tuy nhiên, muốn bắt kịp các nước trong khu vực thì không thể làm mãi như vậy. Đến năm 2018, khi thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN về giảm xuống còn 0%, nếu không đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, xe không xuất khẩu được. Nguy cơ đóng cửa cao và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ chẳng có gì, ông Huyên khi đó nhìn nhận.
Với sự khuyến khích của Chính phủ, cùng các chương trình ưu đãi, hỗ trợ như: Chương trình cơ khí trọng điểm, đầu tư công nghệ cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ,... Vinaxuki tự tin đầu tư cho dự án lớn: sản xuất ô tô, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Hơn 900 tỷ đồng từ vốn vay và lợi nhuận tích lũy được Vinaxuki rót vào luyện kim, đúc phôi, sản xuất khuôn mẫu, cùng các thiết bị tự động cho dây chuyền dập, cắt plasma, cắt laser, sơn tự động bằng robot,... Đầu tư thêm nhà máy tại Thái Nguyên và Thanh Hóa.
Giai đoạn này, Vinaxuki cũng hợp tác với các công ty Nhật Bản, nhận chuyển giao công nghệ thiết kế thân vỏ xe và xây dựng một trung tâm thiết kế các sản phẩm ô tô. Doanh nghiệp đã sản xuất được cabin, khung gầm xe tải và thân vỏ xe khách, xe con 5 chỗ. “Chúng tôi còn kết hợp với một số công ty của Bộ Quốc phòng, nghiên cứu để sản xuất xe bọc thép với khung gầm của CHLB Nga. Tuy nhiên, mọi việc phải dừng lại vào năm 2012”, ông Huyên cho biết.
Phá sản vì ô tô
Theo ông Huyên, Vinaxuki đầu tư nhiều nhưng lại không nhận được sự ưu đãi, hỗ trợ như các chính sách đã ban hành, dẫn đến khó khăn. Để sản xuất ô tô doanh nghiệp chỉ có thể bỏ ra 50-60% số vốn, còn lại phải vay ngân hàng. Tiền cho việc nghiên cứu phát triển, thuê chuyên gia lắp đặt, chế thử cũng chiếm từ 20-30% tổng chi phí của dự án. Sau khi ra sản phẩm, phải thực hiện chiến lược marketing từ 1-5 năm mới bán được hàng. Song, trước năm 2012, các ngân hàng thương mại chỉ cho Vinaxuki vay chủ yếu vốn ngắn hạn một năm. Nếu không trả đúng, hạn phạt 150%. Với doanh nghiệp tư nhân, được vay nhiều nhất là 50% tổng vốn dự án, lãi suất khi đó ở mức từ 17-20%/năm.
Không được hưởng chính sách ưu đãi, phải vay ngắn hạn với lãi suất cao, lúc bình thường còn quay vòng trả nợ được, nhưng vào thời điểm khủng hoảng tài chính năm 2011-2012, khiến thị trường ô tô suy giảm, hàng nghìn xe lắp ráp xong không bán được, xe bán được cũng phải giảm giá, dẫn đến khó khăn trong thu hồi vốn.
Năm 2012, Vinaxuki lỗ 45 tỷ đồng và bị nợ quá hạn các ngân hàng. Theo quy định, khi đã nợ quá hạn, thì cũng không thể tiếp tục được vay vốn nữa. Từ 2012 trở đi, Vinaxuki không thể vay được vốn ở đâu, dù chỉ là vốn lưu động.
Từ đi đầu trong đẩy mạnh nội địa hóa, Vinaxuki rơi vào thảm cảnh, trong khi các doanh nghiệp lắp ráp ô tô lại sống khỏe. “Đã nhiều lần các chủ nợ và bản thân tôi rao bán nhà máy, nhưng không ai mua. Lý do các nhà đầu tư còn phải chờ chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ; chờ quy mô thị trường ô tô Việt Nam tăng”, ông Huyên chia sẻ.
Ông Huyên ngậm ngùi: mấy chục năm qua, lúc nào tôi cũng nghĩ tới việc cho ra mắt những sản phẩm ô tô “Made in Viet Nam” đáp ứng nhu cầu khách hàng và thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp ô tô nước nhà. Nhưng mọi chuyện cuối cùng lại rất tồi tệ.
Tại sao một doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ cao từ năm 2008, sản xuất các loại phụ tùng cốt lõi cho ô tô như cabin, xát xi xe tải, thân vỏ xe con xe khách... đã cho ra đời những mẫu ô tô có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất khi đó, lại trở nên hoang tàn, vướng nợ xấu? Đặt câu hỏi xong, tự ông Huyên lại trả lời. Vấn đề chính là thiếu những chính sách đủ mạnh và doanh nghiệp không nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước.
Theo ông Huyên, Nhà máy ô tô Mê Linh với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, sau nhiều năm dừng hoạt động, nhà xưởng dột nát, thiết bị hư hỏng; phải bán với giá rẻ mạt thật đau lòng.
Theo Trần Thủy/Diễn đàn doanh nghiệp
">Nhà máy ô tô Vinaxuki Mê Linh, từ hoàng kim ngắn ngủi đến bị bán để trừ nợ
Thú thực, khi đó, tôi không biết thông tin cá nhân về Mỹ Anh. Mấy ngày gần đây khi về Việt Nam, nghe mọi người nói tôi mới biết Mỹ Anh là con gái của Anh Quân, Mỹ Linh", nhạc trưởng Lê Phi Phi chia sẻ trong buổi họp báo Hòa nhạc Quốc gia "Điều còn mãi" 2022 diễn ra chiều 24/8 tại Hà Nội.
Ca sĩ Mỹ Anh cho rằng, đây là cơ hội lớn nên cô đã cẩn thận bay từ TPHCM ra Hà Nội, đích thân nhờ bố - nhạc sĩ Anh Quân lấy tông giọng chuẩn, gửi cho nhạc sĩ phối khí Lưu Quang Minh để tiến hành các công việc làm mới tác phẩm "Sống như những đóa hoa" của ca sĩ - nhạc sĩ Tạ Quang Thắng.
Mỹ Anh trải lòng: ''Bố mẹ tôi cũng nói biểu diễn ở Hòa nhạc Quốc gia "Điều còn mãi" là cơ hội rất đặc biệt". Tôi hơi run khi nghĩ đến phải hát cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và nhiều tên tuổi lớn. Tôi là nghệ sĩ mới, vẫn còn non nên khó tránh khỏi tâm lý áp lực.
May mắn, đây là một trong những ca khúc đầu tiên tôi từng trình diễn. Khi mang ca khúc trở lại Hòa nhạc "Điều còn mãi" 2022, tôi muốn phần thể hiện của mình vừa giữ chất riêng, vừa dung hòa với dàn nhạc gần 50 người''.
Khi được hỏi việc lựa chọn Mỹ Anh có phải một sự "liều lĩnh", nhạc trưởng Lê Phi Phi cho biết: "Nếu tôi giả định, ca khúc dành cho Mỹ Anh là "Bài ca hy vọng" hay "Bài ca người giáo viên nhân dân" mới phải đặt câu hỏi Mỹ Anh có đủ độ chín, trưởng thành hay không.
Nhưng với tác phẩm "Sống như những đóa hoa", tôi thấy rất hợp với Mỹ Anh. Cách Mỹ Anh thể hiện ca khúc thế nào, chúng ta cần chờ đến ngày hôm đó. Nhưng tôi tin Mỹ Anh sẽ xứng đáng với sự kỳ vọng của chúng ta".
Về phía nhạc sĩ phối khí Lưu Quang Minh, anh chia sẻ: "Khi anh Lê Phi Phi chọn ca khúc này, tôi thấy thực sự táo bạo. Đây vốn là một ca khúc thuần pop, khi chuyển soạn theo dòng nhạc giao hưởng sẽ có màu sắc khác. Hi vọng sự mới lạ này cùng cách hát của Mỹ Anh sẽ mang đến những điều thú vị".
Hòa nhạc Quốc gia "Điều còn mãi" 2022 trở lại với nhiều nét mới sau hai năm gián đoạn vì dịch Covid-19. Nhạc trưởng Lê Phi Phi đã đồng hành với chương trình trong nhiều năm qua, năm nay, anh còn tham gia vai trò cố vấn biên tập.
Chia sẻ về hai tác phẩm của cha mình - nhạc sĩ Hoàng Vân sẽ trình diễn trong hòa nhạc năm nay, nhạc trưởng Lê Phi Phi nói: ''Bố tôi, nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác hai bài hát Bài ca người chiến sĩ áo trắng và Hoa huệ trắngvề ngành y từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Người đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ viết hai bài ca này không phải nhân vật nhạc sĩ gặp khi đi thực tế sáng tác mà chính là mẹ tôi, bác sĩ Lê Thị Ngọc Anh".
Hai ca khúc này sẽ vang lên dưới sự trình diễn của hai ca sĩ nữ trẻ Bùi Trang và Trần Trang cùng với hợp xướng nữ của Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam và Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.
Phần phối khí lại cho ca sĩ, hợp xướng và dàn nhạc đảm nhiệm bởi nhạc sĩ Trọng Đài, người rất am hiểu về các tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân.
''Có những tác phẩm giao hưởng tôi đã chỉ huy hàng chục lần nhưng khi chỉ huy lại, tôi dựng nó một cách "chín" và thú vị hơn theo tư duy âm nhạc "lớn" dần theo năm tháng. "Điều còn mãi" cũng không ngoại lệ. Không bao giờ có chuyện tôi "lơ là, xao lãng" khi đã nhận trách nhiệm làm bất cứ công việc gì'', nhạc trưởng Lê Phi Phi nói.
Ông Phạm Anh Tuấn - Tổng Biên tập báo VietNamNet cho biết, với chủ đề "Khát vọng Việt Nam", chương trình sẽ có một phần tôn vinh đội ngũ y bác sĩ và cho thấy một Việt Nam vươn lên với khát vọng được sống, hồi sinh, xây dựng đất nước trở nên hùng cường, thịnh vượng.
Năm nay với sự tham gia của nhạc sĩ Quốc Trung trong thành phần Ban Cố vấn, nội dung chương trình đã có những thay đổi khi bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng đi cùng năm tháng phối khí mới thì những ca khúc sáng tác gần đây, nhiều người trẻ yêu thích cũng được lựa chọn. Có thể kể đến bài hát Con cò của nhạc sĩ Lưu Hà An và Sống như những đóa hoa của ca sĩ - nhạc sĩ Tạ Quang Thắng.
Ông Trịnh Tùng Linh - thành viên Ban Tổ chức, Giám đốc Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam cho biết, chương trình xen kẽ những ca khúc cũ và mới. ''Mỗi năm chúng tôi đều đưa những ca sĩ trẻ, những ca khúc mới vào nhưng không quá nhiều và không làm xáo trộn tiêu chí chương trình. Yếu tố mới năm nay là ca sĩ trẻ Mỹ Anh và một số ca khúc mới sáng tác gần đây của những nghệ sĩ trẻ. Đó là điểm mới và cũng là thách thức", ông Trịnh Tùng Linh nói thêm.
Các nhạc sĩ hàng đầu về lĩnh vực phối khí như nhạc sĩ Trọng Đài, Quốc Trung, Trần Mạnh Hùng, Lưu Hà An, Lưu Quang Minh... được Ban Tổ chức tin tưởng để phối khí các tác phẩm: Dáng đứng Việt Nam, Bài ca hy vọng, Hà Nội ngày trở về, Hoa huệ trắng và Bài ca người chiến sĩ áo trắng, Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam, Đất nước tình yêu, Người là niềm tin tất thắng, Biển hát chiều nay, Em có nghe âm thanh ngày mới,...
Các tác phẩm khí nhạc Hà Nội niềm tin và hy vọng (Phan Nhân, chuyển soạn cho dàn dây: Lê Bằng), Người về đem tới ngày vui (Trọng Bằng)...
Chương trình có sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi tiếng trong giới âm nhạc như Thanh Lam, Tùng Dương, Đăng Dương, Vũ Thắng Lợi, Phạm Thu Hà, Đào Tố Loan, Phạm Khánh Ngọc, Đào Mác, Trần Trang, Trang Bùi, Mỹ Anh, Dàn Nhạc giao hưởng Việt Nam, Hợp xướng Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam...
">Nhạc trưởng Hòa nhạc Quốc gia ngạc nhiên khi biết Mỹ Anh là con gái Mỹ Linh
Tác phẩm ‘ Chân dung cô Phượng’ của họa sĩ Mai Trung Thứ. Ảnh: Sotheby’s Nhóm họa sĩ Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ còn được mệnh danh là “tứ kiệt trời Âu” của hội họa Việt Nam. Vì thế, chẳng mấy ngạc nhiên khi họ có tranh được giao dịch với giá cao nhất hiện nay trên các sàn đấu giá quốc tế.
Tuổi đời “dày dặn” của bức tranh - tác phẩm Chân dung cô Phượngđược tác giả vẽ vào những năm 1930 - cũng là một trong những yếu tố giúp cho buổi đấu giá thành công. Nhưng có một điều không thể không nhắc đến giúp tạo ra con số trong mơ 3,1 triệu USD chính là sự chuyên nghiệp trong khâu tổ chức.
Thị trường non trẻ và thiếu sự chuyên nghiệp
Người viết đã trao đổi với các chủ phòng tranh nhằm tìm hiểu đối tượng khách hàng của các gallery hoặc studio của họa sĩ, thấy rằng người sưu tập tranh được chia ra hai nhóm chính: khách hàng chơi tranh trực tiếp và khách hàng chơi tranh gián tiếp.
Khách hàng chơi tranh trực tiếp có thể hiểu là những người yêu thích hội họa, tìm kiếm sưu tầm để treo trong nhà, làm đẹp không gian tiếp khách, các phòng ngủ. Đối tượng này phần lớn tìm đến các bức tranh vừa tầm mắt, tầm tiền... có thể vui vẻ chấp nhận mọi hình thức như tranh chép, tranh giả, tranh in…
Nhóm khách hàng này phần đông là người Việt mua tranh của người Việt “làm ra”. Họ giao dịch trực tiếp theo kiểu thuận mua vừa bán mà không quan tâm nhiều đến các vấn đề khác như danh tiếng họa sĩ, tuổi tranh, giám tuyển... Tuy nhiên, ở nhóm này cũng xuất hiện dân chơi tranh có số má và trước khi “xuống tiền” trong đầu họ luôn tồn tại 2 sự tính toán: tính nghệ thuật của bức tranh và khi cần tiền có thể bán lại bức tranh đó không? Tư duy này gọi là chơi có tính toán đến mục đích sinh lời.
Nhóm chơi tranh gián tiếp là nhóm khách hàng chơi tranh theo nghĩa đầu tư. Yếu tố lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu và họ đủ kiến thức, thông tin để đầu tư vào tranh của họa sĩ nào, chất liệu gì, xu hướng nghệ thuật trong nước, quốc tế. Nhóm này mua tranh bằng cả chiến lược có “lập trình” rõ ràng và luôn xác định đây là cuộc đầu tư dài hơi bởi từ xưa đến nay, từ Tây đến ta phần lớn “các họa sĩ giàu hơn sau khi đã lìa trần”.
Họa sĩ đương đại Việt không ít người tài năng. Tranh đương đại không ít bức có thể trở thànhChân dung Cô Phươngcủa họa sĩ Mai Trung Thứ, hoặc Nude của họa sĩ Lê Phổ, Vỡ mộngcủa Tô Ngọc Vân. Song để “đủ tuổi” cho tranh thì ngoài thời gian các vấn đề khác như: giám tuyển, truyền thông, quảng bá đều phải song hành một cách chuyên nghiệp và có chiến lược hiệu quả.
Thời nay, có nhiều người Việt sưu tầm tranh đương đại Việt, đây là tín hiệu đáng mừng cho nền hội họa của chúng ta. Nhưng nếu chỉ người Việt đầu tư tranh Việt rồi lại giao dịch trao tay cho người Việt... coi đó như hàng hóa tiêu dùng phổ thông thì rất lâu và rất khó để các tác phẩm hội họa Việt Nam đủ tầm vươn ra thị trường thế giới.
Vai trò trung gian đang bị đứt gãy
Bàn về vai trò của các chủ thể trung gian, nhà sưu tập Việt Ngô nhấn mạnh: “Trong thị trường tranh, vai trò của các chủ thể trung gian là một mắt xích quan trọng. Họ là ai? Họ là những sàn giao dịch, các nhà giám tuyển (curator) và các phòng tranh. Ngoài việc môi giới tranh, những đơn vị trung gian còn phát hiện tác giả tài năng và tác phẩm chất lượng. Họ tạo ra sân chơi chuyên nghiệp và sàng lọc tác phẩm trước khi đến tay nhà sưu tập. Ở thị trường quốc tế, vai trò của đơn vị trung gian rất được đề cao, gần như không thể thiếu sự xuất hiện của họ trong các thương vụ giao dịch. Nhưng ở nước ta, rất tiếc là nhiều khi vai trò của họ bị bỏ qua. Có nhiều lý do để biện giải, nhưng tôi nghĩ lợi nhuận là một trong những vấn đề chính”.
Chủ của một trong số ít phòng tranh đương đại còn hoạt động tại Hà Nội cho biết: “Quy trình làm việc theo chuỗi, theo hướng chuyên nghiệp hóa để bổ trợ nhau đang bị đảo lộn, phá vỡ. Hiện giờ, tôi chủ yếu chỉ bán những bức tranh đầu tiên của họa sĩ, sau đó các nhà sưu tập tự liên hệ với họa sĩ. Đã có câu chuyện hậu trường đau lòng, đôi khi người ta đi tắt, bỏ ngang vai trò trung gian vì lợi nhuận dù phòng tranh phải đầu tư chi phí ban đầu cho họa sĩ rất lớn. Đây là một sự tổn thương ghê gớm”.
“Đầu tư cho họa sĩ trẻ ở một thị trường mới như Việt Nam là một cách đầu tư mạo hiểm, vai trò của trung gian rất dễ bị bỏ qua, vì nhiều lý do nhưng đa số là do lợi nhuận. Có những phòng tranh hỗ trợ họa sĩ ở các giai đoạn khó khăn nhất nhưng khi thành công không có mấy nơi được nhớ tới. Đây là một vấn đề nan giải cản trở sự chuyên nghiệp hóa của thị trường. Các tổ chức trung gian là một mắt xích quan trọng để đưa tác phẩm chất lượng đến với công chúng. Không như lĩnh vực kinh doanh khác, những đơn vị trung gian này hiểu về nghề, am hiểu thị trường và cả nghệ thuật, họ làm việc chuyên nghiệp và tôi nghĩ rằng họa sĩ trẻ cũng nên hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn”, họa sĩ Trần Lâm Bình chia sẻ.
Thực tế, đây không phải tình huống hiếm gặp trong bất kỳ lĩnh vực nào, nhưng đối với thị trường nghệ thuật điều này vô tình tạo ra hệ lụy, vai trò trung gian bị mất sẽ thiếu đi đánh giá khách quan và việc tổ chức tác phẩm một cách chỉn chu. Nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp thường giao phó cho những đơn vị trung gian làm việc với họa sĩ để các tác phẩm trước khi đến với tay họ đã được sàng lọc.
Chơi tranh, dù trực tiếp hay gián tiếp vẫn là cuộc chơi của tầng lớp có tiềm năng kinh tế và mỹ cảm cao. Đích đến cuối cùng của cuộc chơi là trả lại đúng giá trị nghệ thuật của một loại hàng hóa đặc biệt. Bỏ qua chuyện may rủi thì “yếu tố nào tạo nên giá trị một bức tranh?” vẫn là một câu hỏi lớn.
Đông Phong
Kỳ 2: Câu chuyện ẩn sau những bức tranh triệu đô
Cách vẽ dị thường của họa sĩ sáng tác bức tranh rồng đắt hiếm cóHọa sĩ Trần Dung được đánh giá vẽ rồng đẹp bậc nhất Trung Quốc với cách dùng khăn vẽ rồng, vẩy mực làm mây, phun nước thành sương mù. Bức 'Lục Long Đồ' của ông có giá gần 49 triệu USD.">Thị trường tranh Việt Nam: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ