Theo CNN, tỷ lệ sinh (số con trung bình của một phụ nữ sinh ra suốt cuộc đời) của Hàn Quốc nhiều lần xuống mức thấp kỷ lục và xếp gần cuối trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất trên thế giới. Trong khi đó, dân số tiếp tục già hóa, đẩy nước này vào suy thoái nhân khẩu học.
Tuy nhiên, dữ liệu thống kê năm 2020 do Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc công bố hôm 4/1 cho thấy tình hình dường như còn đáng báo động hơn. Cụ thể, xứ sở kim chi chỉ đón 275.815 trẻ chào đời năm ngoái, mức thấp kỷ lục trong khi ghi nhận tới 307.764 trường hợp tử vong, tăng 3% so với một năm trước đó.
Đây là lần đầu tiên xứ sở kim chi có số ca tử vong vượt quá số ca sinh trong một năm và cũng là lần đầu tiên dân số nước này bị suy giảm. Ngoài ra, theo nhà chức trách, dân số tiếp tục già hóa nhanh chóng với 32,7% dân số trong độ tuổi ngoài 40 - 50 và gần 25% trên 60 tuổi.
"Sự suy giảm liên tục tỷ lệ sinh phản ánh, tỷ lệ sinh thấp vẫn là một vấn đề lớn ở Hàn Quốc. Do đó, chúng ta cần phải có thay đổi căn bản trong các chính sách của chính phủ như phúc lợi xã hội, giáo dục và quốc phòng", trích báo cáo của Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc.
Tuy nhiên, báo cáo không đề cập tới các nguyên nhân gây tử vong hay đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến các số liệu thống kê năm ngoái. Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến thời điểm hiện tại, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 981 người ở nước này.
Trong một báo cáo hồi tháng 12/2020, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc khuyến cáo, tỷ lệ sinh đang suy giảm cùng tình trạng già hóa dân số của nước này nhiều khả năng sẽ "tăng tốc" do tác động tiêu cực của Covid-19 đến nền kinh tế, việc làm, thu nhập và tâm lý của người dân, đặc biệt là nhóm người trưởng thành trong độ tuổi sinh đẻ.
Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc lâu nay còn xuất hiện xu hướng trì hoãn hay lảng tránh kết hôn. Khảo sát của Viện Sức khỏe và các vấn đề xã hội Hàn Quốc phát hiện, đa số người dân trong độ tuổi từ 20 - 44 độc thân vì muốn dành thời gian theo đuổi học hành, sở thích cá nhân hay cảm thấy không có đủ điều kiện, cảm xúc để xây dựng gia đình.
Nhằm giải quyết thực trạng trên, Chính phủ Hàn Quốc đã cho triển khai một số chính sách mới và sáng kiến. Ví dụ, chính phủ đã giảm số giờ làm tối đa từ 68 giờ/tuần năm 2018 xuống 52 giờ/tuần vào năm ngoái. Cuối năm 2020, nhà chức trách công bố Kế hoạch cơ bản lần thứ 4 cho xã hội đang già hóa và có mức sinh thấp, đề ra các chính sách và chương trình hành động để thúc đẩy dân số tỏng 5 năm tới, bao gồm cả thưởng tiền mặt khi sinh con, trợ cấp chăm sóc trẻ em và tăng phúc lợi xã hội cho các gia đình sinh nhiều con.
Tuấn Anh
Trên thế giới, nhiều quốc gia có diện tích rộng lớn, dân cư vẫn thưa thớt nhưng giàu tài nguyên.
" alt=""/>Hàn Quốc báo động giảm dân số kỷ lụcBệnh án điện tử giúp giám đốc bệnh viện có thể biết được dữ liệu tức thời. Ví dụ, bác sĩ nào ngồi phòng khám, việc kê đơn thực hiện ra sao. Trước đây, một bệnh viện có hiện tượng bác sĩ kê đơn thuốc BHYT lên tới hàng triệu đồng, mỗi ngày kê vài chục đơn thuốc nhưng không có công nghệ nên không thể kiểm soát được.
Khi áp dụng khoa học công nghệ, bệnh án điện tử, nếu bác sĩ kê đơn thuốc bất thường, giám đốc bệnh viện có thể nắm bắt. Vì vậy, một số bệnh viện quy định nếu bác sĩ kê đơn thuốc 5 triệu đồng trở lên sẽ có “nút báo” về ban giám đốc. Công nghệ thông tin quản lý được tất cả các vấn đề bất cập như xu hướng xét nghiệm tăng, lạm dụng đơn thuốc hay danh mục kỹ thuật… giúp công tác quản lý minh bạch.
Ngoài ra, bệnh án điện tử cũng là cơ sở dữ liệu y tế quan trọng để Việt Nam phát triển trí tuệ nhân tạo. Nếu không đủ dữ liệu, chúng ta phải sử dụng công nghệ của nước ngoài.
Phó giáo sư Tường cho biết, điểm mạnh của bệnh viện không giấy tờ là minh bạch trở thành thách thức của công tác chuyển đối số trong ngành y, bệnh án điện tử. Theo Thông tư 46/2018/TT-BYT, hết năm 2023 phải triển khai xong bệnh án điện tử ở tất cả các bệnh viện hạng 1.
Nhưng đến nay mới có 52 bệnh viện thực hiện bệnh án điện tử, trong đó có 20 bệnh viện hạng 1.
Theo ông Tường, có nhiều nguyên nhân dẫn tới chậm trễ triển khai bệnh viện không giấy tờ:
Thứ nhất, ban giám đốc bệnh viện chưa quan tâm, chưa hiểu hết về bệnh án điện tử, thậm chí chưa biết tới Thông tư 46 của Bộ Y tế.
Thứ hai, nhiều người e ngại tính minh bạch của bệnh viện không giấy tờ như vấn đề thuốc, tài chính, lạm dụng chỉ định.
Thứ ba, hiện chưa có cơ chế tài chính cho chuyển đổi số của bệnh viện, một số đơn vị cho biết gặp khó khăn về tài chính.
Ông Tường thông tin, bệnh viện không giấy tờ cũng thực hiện luôn chữ ký số để tránh tình trạng ban ngày ký điện tử, tối lại ký giấy tờ bổ sung hồ sơ như nhiều ngành đã làm. Chữ ký của bác sĩ, các lãnh đạo bệnh viện đều được bảo vệ và ký số sẽ công khai, minh bạch biết rõ thời điểm ký, không thể ký lại.
Để công tác chuyển đổi số trong các bệnh viện nhanh chóng thành công, lãnh đạo các bệnh viện cần quan tâm sâu sát đến số hóa, chuyển đổi số y tế. Ông Tường cho hay, theo lộ trình, triển khai được bệnh án điện tử, bỏ được bệnh án giấy thì chuyển đổi số thành công đến 70%; 30% còn lại đến từ việc ứng dụng thêm các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ cao.