Đọc bài viết "Tôi không trông đợi thưởng Tết",ưởngTếtcủagiáoviên haikgđườngmộtlítdầuătin tennis mới tin tennis mới nhấttin tennis mới nhất、、
Đọc bài viết "Tôi không trông đợi thưởng Tết",ưởngTếtcủagiáoviên haikgđườngmộtlítdầuătin tennis mới nhất tôi biết chắc sẽ có những bình luận kiểu như "chê lương, thưởng thấp thì nghỉ đi, ai bắt làm công chức, viên chức mà than", hoặc "làm ít, không áp lực chỉ tiêu, lại được nghỉ thứ bảy, chủ nhật nên đừng đòi hỏi thưởng cao", hoặc "giáo viên được nghỉ hè ba tháng vẫn hưởng nguyên lương đấy thôi"... Nói chung, rất nhiều người ác cảm với công chức, viên chức, luôn kịch liệt phản đối mỗi khi họ than phiền lương thấp hay mong cầu thưởng này kia.
Cá nhân tôi làm tư nhân, nhưng vẫn thấy được hoàn cảnh của một số cán bộ làm việc trong nhà nước nên rất hiểu cho nỗi khổ của họ. Điển hình là chị tôi làm giáo viên công lập, thưởng Tết chỉ có vỏn vẹn hai kg đường và một lít dầu ăn. Bạn bè xung quanh tôi cũng có người làm nhà nước, nhiều người làm vị trí lương thấp nhưng trách nhiệm lại rất cao, khối lượng công việc cũng không ít như người ta vẫn nghĩ. Mang tiếng họ được nghỉ thứ bảy, chủ nhật, nhưng thực chất vẫn cứ phải làm đủ thứ (bản thân tôi cũng từng trải qua những công việc này rồi và đành phải từ bỏ vì không chịu nổi.
Với giáo viên thì khỏi nói. em tôi đi dạy, ngày nào cũng phải làm sổ sách liên quan đến dạy học tới tận gần 11h khuya. Là giáo viên môn phụ nên có vẻ em không được ưu ái nhiều, ngoài giờ dạy và làm hồ sơ, em còn phải kiêm nhiệm nhiều việc khác, từ thi cử đến văn nghệ giao lưu cho trường... và chỉ được tính thi đua chứ không được trả thêm đồng lương tăng ca nào.
Học sinh dạy sớm, thức khuya học bài, thì giáo viên cũng phải thức khuya, dậy sớm làm việc. Ai thử làm giáo viên đi rồi biết họ được nghỉ ba tháng hè nhưng có thảnh thơi du lịch hay dành thời gian cho gia đình được hay không?
>> Tôi nghỉ việc vì công ty không thưởng Tết
Nếu chỉ với mức lương đó mà công việc tương xứng thì cũng không nói làm gì, đằng này thực tế hoàn toàn ngược lại. Thật sự, nhiều giáo viên không than lương thấp gì cả vì chọn nghề này đã là một sự dũng cảm trong bối cảnh hiện tại (ngoài lương còn nhiều vấn đề khác). Nhưng cứ hễ nói ra thì họ sẽ người khác dè bỉu: "Ai bảo chọn rồi than" hoặc "lương thấp thì nghỉ đi".
Thử hỏi, nếu giáo viên nào cũng nghỉ hết thì ai sẽ dạy con của mọi người? Nhiều phụ huynh nói với em tôi rằng: "Gia đình không dạy được nên nhờ cô chỉnh đốn giúp". Rõ ràng, giáo viên đang ôm quá nhiều trọng trách, nặng vai, nặng đầu, trong khi đãi ngộ họ nhận được quá bèo bọt. Chỉ ai làm nghề hoặc có người thân làm giáo viên, nhìn thấy sự vất vả của họ thì mới hiểu hết những bất cập này, như người ta thường nói: "Ở trong chăn mới biết chăn có rận".
Tất nhiên, không phủ nhận nhiều vị trí cán bộ nhà nước rất được ưu ái do tính chất đặc thù của công việc, nhưng không phải tất cả công chức, viên chức đều được như thế. Thực tế, giáo viên, nhân viên y tế năm nay nghỉ việc, bỏ nghề rất nhiều, dẫn tới tình trạng khủng hoảng nhân lực. Nếu một ngày, công chức, viên chức lũ lượt nghỉ hết, thì ai sẽ chăm chúng ta khi ốm đau vào viện, ai dạy con chúng ta học hành nên người, ai giải quyết hồ sơ và rất nhiều thủ tục hành chính phức tạp cho bạn...?
Nói tóm lại, công hay tư thì cũng có người này, người kia. Chúng ta không thể lấy một vài cá nhân tiêu cực, làm ít hưởng nhiều mà đánh đồng toàn bộ lực lượng công chức, viên chức đều như vậy, cũng như cho rằng những than thở về lương thưởng quá thấp của họ là vô lý. Mong rằng xã hội sẽ có cái nhìn cảm thông hơn với những người làm việc trong khối nhà nước, để cùng hiểu và sẻ chia với những khó khăn mà họ đang gặp phải và cùng nhau tìm cách tháo gỡ.
Do Vo Than
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.