Sau màn chào sân Shark Tank ấn tượng, Coolmate gọi vốn thành công 2 triệu USD
Startup bán hàng qua kênh thương mại điện tử Coolmate vừa huy động được 2 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A với sự dẫn dắt của Access Ventures. Vòng gọi vốn Series A của Coolmate còn có sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng tại Việt Nam như Do Ventures,ànchàosânSharkTankấntượngCoolmategọivốnthànhcôngtriệronaldo al nassr CyberAgent Capital, và DSG Consumer Partners.
Thành lập vào đầu năm 2019, Coolmate đi theo mô hình thương mại điện tử D2C nhằm cắt giảm chi phí phân phối trong bán lẻ truyền thống, mang đến tay người tiêu dùng sản phẩm may mặc 100% sản xuất tại Việt Nam với chất lượng cao và mức giá hợp lý.
Đặc biệt, đánh giá của Access Ventures cho thấy, Coolmate đang ở vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thời trang tại Việt Nam.
Tên tuổi của startup này bắt đầu được biết đến rộng rãi sau khi lên sóng tại chương trình truyền hình Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ mùa 4 hồi giữa năm 2021.
Trong Shark Tank mùa 4, sau một màn cò kè mặc cả với “cá mập”, Coolmate đã chốt được thương vụ đầu tư trị giá 500.000 USD cho 10% cổ phần, cộng thêm 2,5% cổ phần tư vấn với sự tham gia của Shark Bình (Ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch tập đoàn công nghệ NextTech).
Sau ba năm hoạt động, từ một công ty với chỉ hơn 2,000 đơn hàng mỗi tháng, đến nay Coolmate đã xử lý hơn 10,000 đơn hàng mỗi ngày. Trong đó, hơn 50% lượng đơn hàng đến từ các khách hàng cũ. Với mức tăng trưởng doanh thu hơn ba lần mỗi năm, Coolmate đang trên đà đạt mốc doanh thu 19 triệu USD trong năm 2022.
Hướng đến đối tượng người dùng trẻ tuổi, sản phẩm của Coolmate được thiết kế tối giản với sự tập trung vào các chất liệu mang lại cảm giác thoải mái nhất cho người mặc, sử dụng được ở nhiều hoàn cảnh, và thân thiện với môi trường.
Điểm khác biệt của startup này còn nằm ở mô hình kinh doanh chuyên về thương mại điện tử. Theo đó, Coolmate đã phát triển một website thương mại điện tử độc lập được xây từ đầu bởi đội ngũ lập trình viên dày dặn kinh nghiệm.
Sự chú trọng đầu tư công nghệ cho phép nền tảng Coolmate thiết lập được các tính năng độc quyền như chọn size đồ thông minh, phân tích độ phù hợp của size, cùng với đó là các hình thức thanh toán đa dạng.
“Chúng tôi đặt mục tiêu không chỉ bán sản phẩm mà còn bán một trải nghiệm mua sắm khác biệt cho người tiêu dùng. Mô hình D2C cho phép Coolmate kết nối trực tiếp tới khách hàng, thường xuyên lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của họ”, Phạm Chí Nhu - CEO kiêm Đồng sáng lập Coolmate chia sẻ.
Ra đời giữa thời điểm bùng nổ thói quen mua sắm online, Coolmate đã xây dựng được một thương hiệu thời trang nội địa với những thế mạnh riêng trong bối cảnh thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam.
Số tiền 2 triệu USD vừa huy động sẽ được Coolmate sử dụng vào ba mục đích chính. Đó là nghiên cứu và mở rộng danh mục sản phẩm với những chất liệu mới, nâng cấp hệ thống vận hành để đáp ứng khâu đóng gói và giao nhận ở quy mô lớn, cuối cùng là nâng cao năng lực đội ngũ để đáp ứng tốc độ phát triển nhanh chóng của công ty.
Trọng Đạt
相关推荐
- Kèo vàng bóng đá Venezia vs Hellas Verona, 00h30 ngày 28/1: Đối thủ kỵ giơ
- Cả gia đình diễn viên Dwayne Johnson 'The Rock' nhiễm COVID
- Lộ hàng loạt tình tiết quan trọng 9 tập cuối 'Tình yêu và tham vọng'
- Phương Oanh bất ngờ công khai ảnh trước và sau chỉnh sửa mặt
- Nhận định, soi kèo Dagon Port vs Hantharwady United, 16h30 ngày 28/1: Chủ nhà chìm sâu
- Soi kèo phạt góc Kazakhstan vs Slovenia, 22h00 ngày 23/3
- Soi kèo phạt góc Grenada vs Mỹ, 7h00 ngày 25/3
- MC Tuấn Tú bị khán giả ghét vì vai phản diện