|
Theo nhà phê bình ẩm thực kiêm blogger, Tomako Shiratori: “Người Nhật có mối liên hệ đặc biệt với lá vàng khi sử dụng nó để bày tỏ sự tôn kính trong các ngôi chùa bằng cách mạ nhiều lớp lá vàng lên tượng Phật để chúng lung linh trong ánh nắng. Điều này khiến các đầu bếp cao cấp nảy ra ý tưởng thêm vàng vào các món ăn khiến chúng trở nên tinh tế và sang trọng hơn".
Shimatori sống ở Tokyo nhưng cô thích du lịch khắp đất nước để thử và viết về những món ăn yêu thích, bao gồm nhiều bữa ăn được dát vàng ở Kanazawa. Kanazawa, được biết đến như một Kyoto thu nhỏ với những khu vườn được cắt tỉa cẩn thận, là nguồn cung cấp lá vàng hàng đầu của Nhật Bản. Thành phố sản xuất 98% tất cả các loại vàng lá của đất nước, thu hút khách du lịch đến thưởng thức các loại ẩm thực đặc biệt cũng như các công viên và lâu đài từ thời Samurai nổi tiếng.
Vàng lá (hay maiko trong tiếng Nhật) được đặt trên sushi, kem ốc quế hoặc bất cứ món ăn nào bằng cách sử dụng nhíp đặc biệt. Lá vàng mỏng đến mức có thể bao phủ mọi đường nét của thực phẩm mà không cần bất kỳ loại chất kết dính nào. Nó tan chảy trên thức ăn nóng, và khi phủ lên đồ lạnh nó sẽ đông lại nhưng không mang mùi vị và hoàn toàn vô hại.
Shimatori gợi ý nên bắt đầu từ món korokke mới nướng, bánh croquette hoặc một bữa trưa thông thường của Nhật Bản được phục vụ với kem béo vàng tại Ville de Croquettes. Cô cũng gợi ý mọi người nên thử món sushi bọc vàng từ Kirari, sữa lắc bánh castella với vảy vàng ở Ukeain, và tất nhiên là kem bọc vàng.
Ngoài kem và sushi, còn có chocolate và dâu tây nhúng vàng, cà phê phủ vàng, thậm chí cả đồ ăn nhẹ như rong biển vẩy lá vàng. Trên thực tế, có những phiên bản bọc vàng của hầu hết mọi thứ bạn có thể muốn mua ở Kanazawa: đồ trang điểm, vỏ điện thoại di động và thậm chí cả thẻ nhớ USB.
Kanazawa, dịch theo nghĩa đen từ tiếng Nhật là "đầm lầy vàng" đã sản xuất vàng lá trong hơn 400 năm và trở thành khu vực sản xuất hàng đầu của Nhật Bản trong quá trình trùng tu lâu đài Kanazawa, sau khi nó bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn vào thế kỷ 19. Kể từ đó, thành phố đã hoàn thiện quy trình tinh xảo trong sản xuất và lá vàng của nó rất được săn đón trên khắp thế giới.
Vàng lá được sản xuất bằng cách trộn vàng với bạc và đồng, được kẹp giữa giấy thấm và được đánh nhiều lần bằng máy thành các tấm có độ dày 0.0002mm. Vì có độ mỏng như vậy nên nó sẽ biến mất giữa các ngón tay khi bạn cọ xát mạnh, do vậy bạn có thể thưởng thức các món ăn được dát vàng mà không hề có cảm nhận khó chịu nào.
Ngành công nghiệp lá vàng rất quan trọng ở Kanazawa, có cả một bảo tàng lá vàng trong thành phố dành riêng cho quá trình tạo ra nó. Bảo tàng mở cửa vào năm 1974 bởi Yasue Takaaki, một người địa phương rất nổi tiếng và ông hy vọng, phong tục truyền thống không biến mất trong thời hiện đại. Bảo tàng có hơn 300 tác phẩm được trưng bày.
Cách làm kim chi Hàn Quốc ngon đúng chuẩn, ăn là mê
Gần giống với món dưa muối ở Việt Nam, Kim chi được làm từ rau lên men có vị chua dịu hoà quyện với vị cay nồng của ớt chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn khi thưởng thức.
" alt="'Chói mắt' trước những món ăn dát vàng vô cùng sang trọng và tinh tế"/>
'Chói mắt' trước những món ăn dát vàng vô cùng sang trọng và tinh tế
|
|
Khi bạn hâm nóng một quả trứng luộc trong lò vi sóng, hơi nước tích tụ từ các phân tử nước gây ra sự tích tụ áp suất. Vì trứng có màng và vỏ mỏng nên chúng không giữ được tất cả áp suất. Điều này dẫn đến việc trứng bị nổ trong lò vi sóng, hoặc khi đã đặt lên đĩa, thậm chí là nổ ngay khi bạn cắn nó.
2. Cà rốt
Mặc dù cà rốt có thể được nấu chín và làm nóng trong lò vi sóng nhưng cà rốt sống, đặc biệt là những loại vẫn còn vỏ, có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nếu không được rửa đúng cách và còn cặn bẩn, các khoáng chất trong đất có thể gây ra tia lửa trong lò vi sóng - hay còn gọi là phóng điện hồ quang. Phóng điện hồ quang có thể gây hư hỏng lò nếu nó liên tục xảy ra.
3. Thịt đã chế biến
Trước tiên, thịt đã chế biến sẵn không phải là loại thực phẩm bỗ dưỡng nhất vì chúng chứa nhiều muối, chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản.
Và khi bạn thêm bức xạ vi sóng vào các loại thịt nguội và đồ hộp, mức cholesterol của bạn có thể tăng lên - nguyên nhân gây ra các vấn đề tim mạch.
Cách an toàn nhất để làm nóng dăm bông hay xúc xích là nướng trên bếp.
4. Nước
Làm nóng nước nghe có vẻ đơn giản, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều trường hợp bỏng nước xuất phát từ việc làm nóng nước trong lò vi sóng, đặc biệt là khi trẻ em cầm nắm chúng.
Sóng điện từ trong lò vi sóng có thể làm cho nước bị quá mức nhiệt, khiến các phân tử nước không ổn định và có thể gây sôi dữ dội, thậm chí gây nổ.
5. Ớt
Ớt, đặc biệt là những loại cay, chứa hàm lượng capsaicin cao và dễ cháy. Khi capsaicin tiếp xúc với sóng điện từ trong lò vi sóng, nó bắt đầu bốc khói và có thể dễ bị bắt lửa. Lửa và khói tỏa ra từ lò vi sóng có thể gây kích ứng da và cảm giác bỏng rát.
6. Thịt gà
Thịt gà là một trong những thủ phạm phổ biến làm lây lan vi khuẩn salmonella, đặc biệt là khi nó không được nấu chín đúng cách. Khi bạn nấu một miếng gà sống trong lò vi sóng, cơ hội đã nấu chín đều và kỹ là rất thấp, vì vậy nó có nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Tốt nhất là nên nấu thịt chín kỹ trên nhiệt trực tiếp như trong chảo, trên vỉ nướng hoặc trong lò nướng.
7. Cà chua
Cũng giống như trứng luộc, cà chua có thể nổ tung trong lò vi sóng.
Dùng lò vi sóng có lợi hay hại cho sức khỏe, lý giải từ tạp chí ĐH Havard
Một số người vẫn nghi hoặc về việc liệu thực phẩm trong lò vi sóng có an toàn cho sức khỏe không.
" alt="7 loại thực phẩm không bao giờ được quay trong lò vi sóng"/>
7 loại thực phẩm không bao giờ được quay trong lò vi sóng
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-TW và Nghị quyết 70/NQ-CP, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi người có công (NCC) và an sinh xã hội ở tỉnh Bắc Ninh năm 2020 đạt được nhiều thành tựu.Nâng thu nhập, cải thiện điều kiện sống của người nghèo
Thực hiện mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ người nghèo. Qua đó, điều kiện sống, thu nhập của người nghèo trên địa bàn tỉnh được cải thiện rõ rệt.
Năm 2020, hàng nghìn hộ nghèo ở Bắc Ninh đã được thụ hưởng chính sách, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Ngoài kinh phí của Trung ương, nguồn xã hội hóa đối với công tác an sinh xã hội, tỉnh Bắc Ninh đã chi ngân sách bảo đảm xã hội tính với kinh phí hơn 609 tỷ đồng (tính đến ngày 15/11/2020).
Ngoài những đối tượng được ngân sách nhà nước chi trả, thì Bắc Ninh còn hỗ trợ cho một số đối tượng đặc thù được hưởng 100% kinh phí tham gia BHYT như người cao tuổi từ đủ 65 tuổi đến dưới 80 tuổi (sớm hơn 15 tuổi so với quy định của Trung ương), hộ cận nghèo, đảng viên dưới 75 tuổi được tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng... Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 1,3 triệu người tham gia BHYT, đạt hơn 93,5% dân số, cao hơn mức bình quân cả nước.
Năm 2020 Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã triển khai tổ chức vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” đạt trên 13 tỷ đồng (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra). Mặt trận Tổ quốc các cấp đã triển khai xây dựng 155 nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở với số tiền hỗ trợ trên 10 tỷ đồng.
|
Vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2019 tại Bắc Ninh |
Cùng với xây dựng nhà ở, người nghèo trên địa bàn còn được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục và đào tạo, nước sạch, thông tin truyền thông, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn việc làm, trợ giúp pháp lý...
Nhờ sự quan tâm, nỗ lực vì người nghèo, người nghèo ở Bắc Ninh được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: BHYT, giáo dục đào tạo, nước sạch nhà ở, thông tin truyền thông, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn việc làm, trợ giúp pháp lý. Đến cuối 2020, toàn tỉnh còn 3.816 hộ nghèo, bằng 1,04%; giảm 749 hộ (bằng 0,23%) so với đầu năm 2020. Hộ cận nghèo còn 5.524 hộ, giảm 1.155 hộ, hiện còn 1,50%. Trong đó, TP.Bắc Ninh là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm nhiều nhất, còn 0,09%. Huyện Gia Bình tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, 2,10%.
Người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn cộng đồng nơi sinh sống
Thực hiện các chính sách, chế độ quy định tại Pháp lệnh ưu đãi NCC, tại tỉnh Bắc Ninh, 100% người đủ điều kiện hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi NCC được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng. Cùng với đó, Bắc Ninh áp dụng các chính sách, ưu đãi, hỗ trợ phù hợp đối với NCC và thân nhân về phát triển sản xuất, việc làm, học nghề, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Đến năm 2020, đời sống của NCC và gia đình NCC được đặc biệt cải thiện: hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với NCC là 3.325 nhà, nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà ở NCC từ 48 triệu đồng/hộ lên 72 triệu đồng/hộ; bảo đảm NCC và gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
100% người dân được sử dụng nước sạch đạt vệ sinh
Năm 2016, thực hiện “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sau 5 năm thực hiện, 100% người dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 99,8%; Tỷ lệ trạm y tế khu vực nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100 %; Tỷ lệ hộ nông dân có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 80%.
|
Năm 2020, Bắc Ninh sẵn sàng trở thành tỉnh nông thôn mới |
Để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch, Bắc Ninh còn phối hợp với báo, đài trung ương và địa phương tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn nhằm tuyên truyền để người dân thay đổi hành vi sử dụng nước sạch và ứng xử với môi trường. Kết hợp tổ chức các chương trình tuyên truyền Hưởng ứng tuần lễ Quốc gia nước sạch và VSMT năm tại các huyện, thị trong Tỉnh. Qua đó người dân hiểu, nhận thức được về nước sạch và VSMT ngày càng cao.
Bảo đảm thông tin: Thêm 400.000 thuê bao điện thoại di động
Thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tỉnh đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, mở rộng đa dạng các loại hình dịch vụ với hệ thống tổng đài kỹ thuật số hiện đại, tuyến truyền dẫn giữa các huyện, thành phố trong tỉnh đã được cáp quang hóa, sử dụng công nghệ tiên tiến và đấu vòng riêng. Mạng ngoại vi đã từng bước được quy hoạch xây dựng ngầm hóa trên phạm vi toàn tỉnh. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng đến tất cả các xã…
Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh, năm 2020 toàn tỉnh đã phát triển thêm khoảng 400.000 thuê bao điện thoại di động, tăng 7% so với năm 2019.
Đến nay, tỉnh Bắc Ninh có gần 2,2 triệu thuê bao điện thoại, đạt tỷ lệ mật độ 156 thuê bao/100 dân. Thuê bao sử dụng internet đạt mật độ 73 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh là 130.000 thuê bao, đạt mật độ 9 thuê bao/100 dân.
Hạ tầng viễn thông - CNTT tiếp tục được đầu tư xây dựng đồng bộ, trong năm 2020, tỉnh triển khai Đề án tái cấu trúc mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ chính quyền điện tử và thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh; triển khai thí điểm 5G tại Khu công nghiệp Yên Phong I; lắp đặt gần 300 camera tại các điểm trọng yếu, cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, các trường học, địa điểm công cộng và điểm nút giao thông quan trọng. Công tác an toàn, an ninh thông tin mạng được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Đình Sơn
" alt="Đảm bảo an sinh xã hội, Bắc Ninh không để ai ‘bị bỏ lại phía sau’"/>
Đảm bảo an sinh xã hội, Bắc Ninh không để ai ‘bị bỏ lại phía sau’