|
Dự án chống ngập TP.HCM đã hoàn thành trên 90% khối lượng. Ảnh: Nguyễn Huế. |
Ba lần tạm dừng thi công
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008 và chấp thuận triển khai theo cơ chế đặc thù.
Mục tiêu dự án là kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và Trung tâm TP.HCM.
Tổng mức đầu tư là gần 10 nghìn tỷ đồng, được khởi công giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018, tuy nhiên tới nay, dự án vẫn ngưng trệ dù khối lượng công trình đạt hơn 90%.
Đáng nói, trong quá trình thi công, dự án phải tạm dừng 3 lần (66 tháng) vì vướng mắc các rào cản pháp lý và nguồn vốn thanh toán.
Để hỗ trợ TP.HCM, ngày 1/4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 40 tiếp tục triển khai dự án. Còn UBND TP.HCM đã nhiều lần họp với các bên để tháo gỡ các vướng mắc. Tuy nhiên, dự án 'đắp chiếu' này vẫn chưa thể “chuyển động”.
Theo UBND TP.HCM, trong nhiều vướng mắc, nguyên nhân chính là chưa có nguồn vốn để hoàn thành công trình.
Cụ thể, việc huy động nguồn vốn thi công hoàn thành công trình xuất phát từ việc Ngân hàng BIDV không đủ cơ sở ký phụ lục hợp đồng tín dụng với nhà đầu tư để trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện gia hạn thời gian giải ngân tái cấp vốn.
Bên cạnh đó, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành thu nợ tái cấp vốn đối với BIDV khoảng 3.560 tỷ đồng nên trong trường hợp dù được Ngân hàng Nhà nước gia hạn thời gian giải ngân khoản vay tái cấp vốn, BIDV vẫn không thể tiếp tục giải ngân cho nhà đầu tư do dự án chưa được thanh toán.
Để tháo gỡ vướng mắc này, UBND TP.HCM kiến nghị Tổ Công tác Chính phủ xem xét trình Chính phủ ban hành Nghị quyết “chấp thuận cho thành phố thực hiện phương án ủy thác từ ngân sách thành phố cho Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước thành phố để cho Nhà đầu tư vay thực hiện hoàn thành công trình”.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính có ý kiến phương án nói trên chưa phù hợp do Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 không có quy định về việc sử dụng vốn ngân sách địa phương để ủy thác cho quỹ đầu tư phát triển địa phương.
Đồng thời, tại Thông báo số 370 của Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác Chính phủ thống nhất không có căn cứ pháp lý để tiếp tục ban hành một Nghị quyết mới của Chính phủ nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện nay của dự án như đề nghị của thành phố.
“Do đó, hiện nay chưa có cơ sở để huy động nguồn vốn ủy thác để nhà đầu tư tiếp tục hoàn thành công trình”, theo UBND TP.HCM.
|
Dự án chống ngập TP.HCM gần 10 nghìn tỷ đồng đang phát sinh lãi vay mội ngày 1,73 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Huế. |
Lãi vay phát sinh mỗi ngày 1,73 tỷ đồng
Còn theo nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam, việc tạm dừng và kéo dài dự án do các vướng mắc dẫn đến lãi vay phát sinh mỗi ngày 1,73 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nhận định, cho dù dự án được khơi thông nguồn vốn, tiếp tục thi công thì lãi phát sinh thêm khoảng 845 tỷ đồng.
Cụ thể, nếu dự án được tiếp tục, sẽ cần tổng thời gian là 28 tháng, bao gồm 12 tháng làm thủ tục điều chỉnh mức đầu tư, 4 tháng đàm phán Phụ lục Hợp đồng BT và 12 tháng thi công công trình.
“Với việc phát sinh lãi vay mỗi ngày 1,73 tỷ đồng, thì 16 tháng làm thủ tục pháp lý tương ứng tiền lãi khoảng 845 tỷ đồng. Do đó, khi nguồn vốn được khơi thông, thành phố phải thực hiện song song các thủ tục, để hoàn thành sớm dự án”, nhà đầu tư kiến nghị.
Qua đó, đơn vị này đề xuất thành phố sớm điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án dự kiến là 14.398 tỷ đồng (theo tiến độ dự kiến hoàn thành cuối năm 2025), nhằm tránh kéo dài dự án, phát sinh thêm lãi vay.
Để gỡ vướng dự án, UBND TP.HCM đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp.
Trong đó, đề xuất thực hiện điều chỉnh điều khoản về thanh toán trong hợp đồng song song với việc điều chỉnh tổng thể dự án; điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để làm cơ sở ký kết Phụ lục Hợp đồng BT thay đổi phương án thanh toán.
Nếu được thông qua, thành phố có thể thực hiện việc thanh toán bằng quỹ đất, giải quyết được nguồn vốn cho nhà đầu tư thực hiện hoàn thành công trình và giảm bớt chi phí phát sinh lãi vay trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án.
Đề xuất tháo dỡ cầu thép 50 năm tuổi ở cửa ngõ TP.HCMCầu thép Long Kiểng ở TP.HCM được đề xuất tháo dỡ, thanh lý để giúp tiết kiệm chi phí quản lý và đảm bảo an toàn giao thông. 17:00 29/10/2024 ">
Dự án chống ngập TP.HCM kéo gần 10 năm, 'lãng phí' thêm hàng nghìn tỷ
|
Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù những mục tiêu bị tấn công ít có khả năng chi trả cho một khoản tiền chuộc lớn, nhưng họ có xu hướng đồng ý với các yêu cầu mà tin tặc đưa ra - như chặn một dịch vụ nào đó của thành phố. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của công dân, cũng như dẫn đến hậu quả không chỉ về tài chính mà cả những vấn đề xã hội nhạy cảm khác.
Theo số liệu được công khai, hiện tại số tiền chuộc ở nhiều mức khác nhau, có thể lên đến 5.300.000 USD tùy trường hợp. Các nhà nghiên cứu cho rằng những số liệu này không thể hiện chính xác chi phí cuối cùng cần chi trả cho một cuộc tấn công, vì hậu quả chúng gây ra sẽ kéo dài và nặng nề hơn nhiều.
"Xu hướng tấn công vào các thành phố đang tăng lên, tuy nhiên chúng có thể bị kìm hãm và ngăn chặn bằng việc điều chỉnh cách tiếp cận với bảo mật mạng. Quan trọng hơn hết là nên từ chối trả tiền chuộc và đưa ra quyết định này như một tuyên bố chính thức”, ông Fedor Sinitsyn, Nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky cho biết.
Các phần mềm độc hại đến từ các thủ phạm khác nhau, tuy nhiên, ba họ mã độc khét tiếng nhất, theo các nhà nghiên cứu của Kaspersky là: Ryuk, Purga và Stop.
Ryuk xuất hiện hơn một năm trước, và kể từ đó, Ryuk đã hoạt động trên toàn thế giới, cả về tấn công tổ chức và cá nhân. Mô hình phát tán của Ryuk thường thông qua mã độc cửa sau, từ đó lây lan bằng các phương tiện phishing với tệp đính kèm độc hại được ngụy trang dưới dạng tài liệu tài chính.
Purga đã được biết đến từ năm 2016, nhưng chỉ gần đây, các thành phố mới được phát hiện là nạn nhân của trojan này. Purga có nhiều vector tấn công khác nhau - từ lừa đảo đến tấn công dò mật khẩu.
Stop cryptor là mã độc mới xuất hiện được 1 năm. Chúng được phát tán bằng cách ẩn bên trong trình cài đặt phần mềm. Phần mềm độc hại này đang trở nên phổ biến, đứng thứ 7 trong số 10 họ mã độc Trojan phổ biến nhất theo bảng xếp hạng Q3 2019.
Hải Nguyên
Dọa người dùng lộ ảnh sex, hacker phát tán mã độc tống tiền
Mã độc Android/Filecoder.C được phát tán bằng danh bạ của nạn nhân, sau khi “tung tin đồn” họ bị lộ ảnh trên các trang web khiêu dâm.
">