Vivian Hensley vốn là một nha sĩ ở Brisbane, Australia, thích biểu diễn những trò ảo thuật nhỏ cho cậu con trai. Ông nào ngờ trò chơi vô hại này cuối cùng đã cướp đi sinh mạng của chính mình.
Là một nhà ảo thuật nghiệp dư, Hensley thường "phù phép" với những lá bài và quả bóng, nhưng rồi ông muốn làm gì đó khiến con trai phấn khích hơn. Vì thế Hensley nghĩ ra trò mới có tên "nuốt lưỡi dao cạo". Ông dùng bàn tay khéo léo làm ra vẻ chiếc lưỡi dao được đưa vào trong miệng trong lúc ông ngửa đầu về phía sau, trong khi thực tế thì lưỡi dao đã trượt xuống ống tay áo của ông. Vào ngày 6/7/1938, Hensley biểu diễn màn ảo thuật này lần cuối trong đời khi ông vô tình để rơi tọt lưỡi dao xuống cổ họng. Dù được đưa đi cấp cứu, Hensley qua đời 4 ngày sau đó.
Balabrega và những con bướm đêm bốc cháy
John Miller, nghệ danh Balabrega, là một ảo thuật gia nổi tiếng người Thuỵ Điển, bị mê hoặc bởi một tiết mục biểu diễn công phu và đặc biệt nguy hiểm có tên “Bướm đêm bốc cháy”. Theo đúng kịch bản, màn trình diễn sẽ được Balabrega thực hiện cùng với 6 nữ trợ lý. Họ hóa trang giống những con bướm, rồi tự châm lửa và biến thành cánh bướm bập bùng tuyệt đẹp trước khi được Balabrega “hô biến”.
Trong buổi biểu diễn tại Brazil vào năm 1900, do nhà hát chưa kịp chuẩn bị một lượng lớn xăng để phục vụ tiết mục, Balabrega đã mang theo những túi chứa acetylene - một hợp chất hữu cơ rất dễ bắt lửa, để thay thế. Khi show diễn vừa bắt đầu, một túi đựng acetylene đã phát nổ, lập tức giết chết ảo thuật gia và trợ lý của ông.
Cái chết trong chiếc áo trói
Ảo thuật gia Charles Rowan, biệt danh Karr Bí ẩn, nổi tiếng vì kỹ năng thoát nhanh khỏi những lớp áo bó, trói chặt tay. Vào năm 1930, Rowan quyết định gây kịch tính hơn khi để chiếc xe ô tô tăng tốc về phía mình trong lúc đang thoát khỏi chiếc áo. Thật không may, Karr vẫn đang xoay sở thực hiện trò ảo thuật của mình và bị chiếc xe đâm phải khiến anh tử vong gần như ngay tức khắc.
Biểu diễn giả - trúng đạn thật
Là một ảo thuật gia, điều vô cùng quan trọng là phải tìm được một trợ lý "có tâm".
Rowan trước một màn biểu diễn. |
Ảo thuật gia mang biệt danh “Phù thủy đen” đã qua đời vài ngày sau màn ảo thuật đầy “âm mưu” vào năm 1922. Để thực hiện tiết mục này, ông phải chắc chắn rằng viên đạn không phải là thật, và phải tin tưởng vào người trợ lý sẽ cầm khẩu súng bắn vào mình. “Phù thủy đen” chọn vợ để thực hiện mánh khóe và cô này đã thay viên đạn giả bằng đạn thật, bắn chết chồng ngay trên sân khấu ở Deadwood, Nam Dakota (Mỹ) trước sự kinh hoàng của khán giả.
Chết đuối trong bình sữa
Một trong những màn trình diễn kinh điển của làng ảo thuật thế giới là tiết mục thoát ra khỏi bình nước. Trong tiết mục, các ảo thuật gia sẽ bị nhốt trong một chiếc bình được khóa nắp, chứa đầy nước hoặc sữa. Họ chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để thoát ra.
Những màn ảo thuật 'đen đủi' và chết chóc trong lịch sử |
Mấu chốt của tiết mục nằm ở chỗ phần cổ bình có thể tháo rời được, vì vậy các ổ khóa trên miệng bình sẽ có đôi chút khác biệt so với ổ khóa thường. Tuy nhiên, trong lần biểu diễn vào năm 1930, ảo thuật gia Royden Genesta không biết rằng lẫy của khóa đã bị gãy trong quá trình vận chuyển, khiến cổ bình bị cố định, không thể tháo rời. Nhà ảo thuật đã lặn ngụp không thể thoát ra và cuối cùng đã chết ngạt dù được cấp cứu.
Rủi ro đến từ… khán giả
Khán giả khi xem những màn ảo thuật thừa hiểu rằng đó là những tiết mục giải trí được dàn dựng, ngoại trừ Henry Howard.
Một màn biểu diễn ảo thuật cắt đôi người. |
Và có lẽ George Lalonde là nhà ảo thuật đen đủi nhất khi trình diễn trước mặt một thanh niên quá “nghiêm túc” như vậy. Năm 1993, tại Montréal, Canada, Henry Howard đã lao lên sân khấu, rút lấy một thanh gươm và đâm thẳng vào cổ Lalonde khi ông đang trình diễn tiết mục “cưa người”. Nhà ảo thuật may mắn sống sót, còn Henry thì giải thích với cảnh sát là anh đã không thể chịu được khi thấy cảnh một người phụ nữ yếu đuối bị xẻ làm đôi.
Chôn vùi cùng xi măng
Năm 1990, để tăng tính giật gân cho khán giả, nhà ảo thuật người Mỹ Joe Burrus đã chuẩn bị một màn trình diễn đặc biệt vào đêm Halloween tại California.
Theo kế hoạch, Joe sẽ bị trói trong một chiếc quan tài bằng kính, rồi bị vùi lấp bởi 9 tấn bùn đất và xi măng. Tuy nhiên màn trình diễn đã không như mong đợi. Sau khi quan tài được hạ xuống lòng đất, trợ lí của Burrus lái xe tải đổ bùn đất và xi măng lên. Nhưng áp lực từ 9 tấn xi măng đã làm vỡ quan tài, khiến Burrus tử vong vì ngạt thở.
Người bắt đạn
Ảo thuật gia người Mỹ Williams Ellsworth Robinson đã biểu diễn ảo thuật từ khi mới 14 tuổi. Vào khoảng năm 40 tuổi, năm 1901 ông sang châu Âu biểu diễn, lấy nghệ danh là Chung Ling Soo, nuôi tóc dài, ăn vận quần áo Trung Hoa và đóng vai một người gốc Hoa không biết nói tiếng Anh. Cả trên sân khấu lẫn ngoài đời Chung đều không nói tiếng Anh ngoại trừ một lần duy nhất.
Trong tiết mục của mình, hai trợ lý sẽ cầm súng nhắm thẳng vào Chung Ling Soo và nhả đạn. Tất nhiên, đó là những viên đạn giả và Robinson sẽ thể hiện trò bắt đạn. Nhưng lần này, một trong những khẩu súng đã được thay thế bởi đạn thật. Sau tiếng súng nổ, khán giả nghe thấy chung kêu lên bằng một thứ tiếng Anh hoàn hảo" "Tôi bị bắn rồi!"
Những thanh gươm xuyên người
Công chúa Tenko là nghệ danh của một nữ nghệ sĩ nổi tiếng người Nhật Bản. Cô nổi tiếng chủ yếu vì những bộ trang phục kỳ quặc khi biểu diễn. Màn trình diễn chủ đạo của Tenko là với những thanh gươm. Cô chui vào một chiếc hộp, sau đó sẽ phải tìm cách thoát ra khi người trợ giúp cắm 10 thanh gươm xuyên qua đó.
Một tiết mục của Tenko. |
Tuy nhiên, tiết mục đã thất bại trong một show diễn năm 2007, tại thành phố Sabae, Nhật Bản. Cô đã không thể thoát ra kịp và bị những thanh gươm sắc nhọn đâm gãy vài chiếc xương sườn.
Theo Báo Tin tức
" alt=""/>Những màn ảo thuật 'đen đủi' và chết chóc trong lịch sửẢnh: M.A, VPF
HAGL thắng nghẹt thở CLB TP.HCMKết quả bóng đá - Quang Nho và Châu Ngọc Quang cùng nhau ghi bàn giúp HAGL vượt qua TP.HCM 2-1, thuộc vòng 13 Night Wolf V-League, chiều 9/3." alt=""/>Tiến Linh giúp Bình Dương thắng kịch tính, Bình Định cưa điểm Khánh HòaTrong top 20 có nhiều gương mặt rất nổi trội, xuất sắc, truyền cảm hứng cho giới trẻ. Điển hình ở lĩnh vực Học tập có Ngô Quý Đăng (cựu học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) và Võ Hoàng Hải (học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) đều giành Huy chương Vàng tại các kỳ thi Olympic quốc tế từ khi còn là học sinh lớp 10.
Ở lĩnh vực Nghiên cứu Khoa học – Sáng tạo có TS.Trương Thanh Tùng (Trường ĐH Phenikaa) hay TS Lê Thị Phương (Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với nhiều công trình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao, đóng góp lớn cho cộng đồng, được thế giới công nhận như phát triển thuốc điều trị HIV mới, tạo ra giống lúa ứng phó biến đổi khí hậu...
Ở lĩnh vực hoạt động xã hội nổi bật có Trung úy Dương Hải Anh, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Sơn La. Anh hiện là chủ nhiệm dự án “Nuôi em Mộc Châu” và “Hạnh phúc cho em”, đã kêu gọi các nguồn lực hỗ trợ cơm trưa cho hơn 4.000 học sinh mầm non tại 75 điểm trường của tỉnh.
Ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp có anh Nguyễn Văn Thiên Vũ (Giám đốc điều hành Công ty CP Thiết bị bay AgriDrone Việt Nam) đã chế tạo máy bay không người lái và ứng dụng công nghệ này vào nông nghiệp, góp phần tạo sinh kế bền vững cho nông dân.
Ngoài ra, anh còn phối hợp với Trung ương Đoàn ra mắt sàn nông sản Vũ trụ ảo AgriVerse, giúp kết nối sản phẩm nông nghiệp của thanh niên nông thôn đến với người tiêu dùng...
Anh Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chia sẻ: “Một đất nước muốn phát triển cần phải có những người tài đứng ra gách vác, xây dựng và gìn giữ. Sự cống hiến tài năng là nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, góp phần vào việc định vị vị trí của quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế”.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, trong thời gian qua, Trung ương Đoàn đã tổ chức nhiều giải pháp nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trong đó có Giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu”.
Anh Huy nhấn mạnh thành tích, sự đóng góp của các gương mặt trẻ cho đất nước, cho cộng đồng chính là những tấm gương để thanh thiếu niên noi theo; lan tỏa những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng, phát triển hình mẫu thanh niên Việt Nam trong thời kỳ mới.
Song anh Huy cũng nhắn nhủ tài năng phải gắn liền với phẩm chất đạo đức để tạo thành nhân cách toàn diện của mỗi con người.
“Tôi mong rằng, bên cạnh việc “luyện tài” các bạn cần hết sức quan tâm đến việc “rèn đức”. Đạt được các thành tích như hôm nay là việc rất khó, nhưng giữ và phát triển được thành tích đó càng khó hơn. Tôi mong các bạn tiếp tục tự tin dấn thân, bền bỉ bước tiếp trên con đường đầy khó khăn nhưng cũng đầy vinh quang mình lựa chọn”, anh Huy nói.
Cùng với những phần thưởng danh giá là Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Kỷ niệm chương Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022… phần thưởng bằng tiền mặt dành tặng các Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là 50 triệu đồng/người; với Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng là 20 triệu đồng/người.
Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là phần thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm ghi nhận, tôn vinh những điển hình thanh niên tiêu biểu dưới 35 tuổi, có thành tích nổi trội, xuất sắc trên 10 lĩnh vực: học tập; nghiên cứu khoa học - sáng tạo; lao động sản xuất; kinh doanh - khởi nghiệp; quốc phòng; an ninh trật tự; thể dục thể thao; hoạt động xã hội; văn hóa nghệ thuật; quản lý hành chính nhà nước.