Sân khấu hóa tác phẩm văn học, đổi mới phương pháp dạy và học Ngữ văn
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn,ânkhấuhóatácphẩmvănhọcđổimớiphươngphápdạyvàhọcNgữvăn lịch đá champions league TP Vũng Tàu vừa tổ chức chương trình ‘Dưới ánh đèn sân khấu’ nhằm chuyển thể các tác phẩm văn học thành loại hình kịch sân khấu. Từ chương trình, nhiều câu hỏi về cách dạy - học chuyên đề môn Ngữ văn được đặt ra.
Sau hơn 1 tháng lên ý tưởng và luyện tập, với sự hướng dẫn của thầy cô cùng thái độ, tinh thần tôn trọng các tác phẩm Văn học của các em học sinh, chương trình “Dưới ánh đèn sân khấu” đã diễn ra với 4 vở kịch, gồm: Chiếc thuyền ngoài xa, Tấm Cám, Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt và Chiếc lược ngà.
Cô Nguyễn Thị Kim Dung, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, cho biết, sân khấu hóa tác phẩm văn học không chỉ là một dự án phục vụ cho việc dạy và học môn Ngữ văn mà còn hướng đến chuyện rèn luyện các kỹ năng tổ chức sự kiện, làm việc nhóm… cho học sinh.
“Để giữ gìn được những loại hình truyền thống, xin đừng “nói suông”, đừng chỉ tuyên truyền miệng. Thầy cô hãy trao cho học sinh cơ hội được “sống” với văn học, nghệ thuật, các em sẽ tìm ra cách để giữ gìn truyền thống một cách thông minh và đầy sáng tạo” - cô Kim Dung chia sẻ.
Phạm Tiến Sơn, học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, cho biết: “Trên sân khấu, mỗi khoảnh khắc đều là duy nhất nên mình rất tận hưởng vở kịch. Sân khấu hoá tác phẩm văn học đã đem đến cho mình cơ hội hình tượng rõ hơn nhân vật trong bài”.
Hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học đã được thể nghiệm ở nhiều nơi với quy mô khác nhau. Tuy nhiên, ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì đây là lần đầu tiên chương trình được tổ chức.
Các giáo viên bộ môn Ngữ văn tại trường đã kết hợp cho học sinh tìm hiểu giữa tri thức Văn học và thực hành qua các dự án khác nhau. Cụ thể, trước đó, các em được “Đọc, viết, giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết”, sau đó đăng tải bài giới thiệu của mình trên các nền tảng mạng xã hội.
Chương trình “Dưới ánh đèn sân khấu” quy mô lớn nhằm sân khấu hóa các tác phẩm văn học chính là dự án thứ hai tại trường này.
Chia sẻ về quá trình dạy - học chuyên đề môn Ngữ văn, cô Hoàng Đào Ngọc Trinh, giáo viên môn Ngữ văn cho biết: “Qua các chuyên đề, chúng tôi nhận thấy Văn học không còn quá xa lạ với học sinh mà đã được các em tiếp nhận theo một cách riêng đầy sáng tạo”.
Là người đã “trải nghiệm” các buổi học chuyên đề tại trường, em Nguyễn Viết Dũng cho hay: “Sự mới mẻ này khơi gợi hứng thú học môn Ngữ Văn cho em và các bạn rất nhiều. Chúng em được chủ động tiếp nhận kiến thức, thay vì chỉ thụ động nghe - chép, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn”.
Năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Theo Công văn số 3175 của Bộ GD-ĐT, các trường THPT cần xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm tiếp nhận và vận dụng kiến thức Tiếng Việt, Văn học thông qua các hoạt động học ở trong và ngoài lớp học. Cùng với đó, việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.