'Rủi ro lớn nhất là không đổi mới'
- Lời tòa soạn:Ngày 27/8,ủirolớnnhấtlàkhôngđổimớdortmund đấu với hoffenheim VietNamNet nhận được bài viết của ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT TP.HCM) nhân câu chuyện đề án sử dụng sách giáo khoa (SGK) điện tử cho học sinh lớp 1,2,3 của TP.HCM đang được dư luận quan tâm. Để rộng đường dư luận, VietNamNetgiới thiệu bài viết của ông và mong nhận được tranh luận, theo email: [email protected].
Đề án sử dụng sách giáo khoa điện tử cho học sinh lớp 1,2,3 cấp tiểu học đang được dư luận quan tâm trên các phương tiện truyền thông. Tôi cũng muốn nêu lên ý kiến của mình cũng là để trả lời với bạn bè đồng thời gởi gấm tấm lòng với đồng nghiệp với học sinh tiểu học thân yêu mà cả đời mình đã gắn bó đến lúc nghỉ hưu. Người đời thường nói, mọi sự đổi mới đều phải chịu đựng rủi ro nhưng rủi ro lớn nhất là không đổi mới. Nhiều ý tưởng mới xuất hiện, chưa nhích lên bước chân nào thì đã đón nhận thử thách
1.Chương trình Công nghệ Giáo dục
Khi chương trình Cải cách giáo dục triển khai ở cấp 1 Phổ thông cơ sở đến lớp 5 thì bắt đầu xuấthiện nhiều bất cập và sách giáo khoa phải điều chỉnh.
Thực hiện Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, để đáp ứng điều kiện học tập chophù hợp với nhiều đối tượng khác nhau ở các vùng miền. Chương trình chính khóa165 tuần và sách giáo khoa được soạn lại còn 120 tuần, 100 tuần. Đồng thời BộGD&ĐT cho phép triển khai chương trìnhCông nghệ giáo dụcdo GS Hồ Ngọc Đạivà các cộng tác biên soạn. Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng và tổchức giảng dạy thí điểm ở một số trường.
Một tiết học theo chương trinh Công nghệ giáo dục triển khai tại Nam Định (Ảnh: Kiều Oanh) |
Truyền thông lúc đó phản ứng gay gắt,cũng quy nhiều tội cho Sở đã có chủ trương cho dạy Tiếng Việt lớp 1theo mô hình hoàn toàn khác với học vấn truyền thống. Tổchuyên môn cấp 1 của Sở (sau này là Phòng Giáo dục Tiểu học) phải kiên trì chịu đựng với bao áp lực thực hiện rất tốt và dần dần đã thuyếtphục rất nhiều phụ huynh cho con theo học.
Đến năm thay sáchchương trình mới, đã có 60% học sinh họcmôn Tiếng Việt lớp 1 (CNGD). Ban đầu mọi người thấy CNGD quá khác lạ với chươngtrình hiện hành dù rằng chương trình cải cách giáo dục đang bộc lộ nhiều hạn chế mà cho đến năm học1999- 2000 buộc phải công bố giảm tải để học sinh tiếp thu được nội dung.
Kế tiếp, thay sách chương trình mới, thốngnhất toàn quốc chỉ còn 1 bộ sách. Một lần nữa, CNGD là một công trình nghiên cứukhoa học để đi đến với học sinh các vùng khó khăn và kếtquả được khẳng định, được Bộ công nhận và cho phép các địa phương giảng dạy.
Nhắc lại CNGD để thấy rằng việc đổi mới với ý tưởng sáng tạo, đầy tâmhuyết cũng bị biết bao thói quen, nề nếpcũ ngăn cản, chê trách và kết tội. Nhưng thực tiễn là chân lý, CNGD đã đóng góprất nhiều cho giáo dục và có những thành tựu ngày nay được sử dụng lâu dần đã thành quen CNGD cũng phải trải qua trăm cay nghìn đắng.
2. Dạy Tiếng Anh cho học sinh lớp 1 với thời lượng 8 tiếttuần
Môn học Tiếng Anh tăng cường được UBND TP đồng ý và xin phép Bộ dạy thí điểmvào năm học 1998- 1999 với 2 lớp 1 tại trường tiểu học Trần Hưng Đạo.
Đây là ý tưởng rất mới, có tầm nhìn xa nhưngBộ chưa làm và chưa nơi nào làm, không ai hình dung được chương trình, giáoviên, nội dung giảng dạy như thế nào.
Tất cả mới bắt đầu .Có rất nhiều ý kiếnphản bác, chê trách rất nặng lời là đem học sinh lớp 1 làm thí điểm.Không thểdạy Tiến Anh từ lớp 1 khi trẻ mới học từng chữ a, b.
Dư luận và báo chí chỉ trích. Vào các kỳ họp Quốc hội cử tri thắcmắc. Sở phải làm các báo cáo giải trình. Nhưng Sở vẫn kiên định thực hiện dạy vàđược UBND TP quan tâm đã nhận được báo cáo kết quả tốt nên ủng hộ.
Kết quảgiảng dạy tiếng Anh tăng cường được phụ huynh đón nhận và mở rộng thêm hàng năm. Sự lan tỏa của môn họctiếng Anh tăng cườngrất mạnh mẽ đến nhiều tỉnh thànhtrong cả nước và thuật ngữ tiếng Anh tăng cườngđược Bộ chính thức sử dụngtrong các công văn hành chánh, chỉ đạo và đặc biệt trong đề án 2020 dạy ngoạingữ của Chính phủ phê duyệt. Để có đượcmôn họctiếng Anh tăng cường thì Sở GD- TP.HCM cũng đã chịu bao sóng gió, nhưng thực tiễn sinh động luôn làchân lý.
3.Đề án sử dụng máy tính bảng để dạy SGK điện tử áp dụng cho học sinh lớp 1, 2, 3 cấp tiểu học của Sở GD-ĐT TP.HCM là một ý tưởng rất táo bạo, nhiều tâm huyết và đặt nhiều tham vọng cho tương lai.
Đề án mới nhịp bước khởi động là tổ chức hội thảo để đón nhận sự đóng góp ý kiến, lắng nghe và tiếp nhận.
Cũng như những cái mới đã qua, làn sóng dư luận dâng trào và theo một hướng nhìn có vẻ như một sự kết tội. Chưa tìm thấy sự phân tích khoa học thật nhiều mặt hoặc hiến kế phác thảo cho Sở GD-ĐT một kế hoạch khả thi, tránh rủi ro, đem lợi ích cho giáo dục cho con em mình.
Đây là tâm huyết, đừng để đám mây đen lợi nhuận tài chính bao trùm che khuất tất cả lối đi. Tôi tin rằng, thực tiễn sẽ là chân lý.Truyền thống giáo dục của thành phố luôn đi trước và luôn đón nhận thử thách khó khăn sẽ vượt qua.
Đầu tư khoa học công nghệ thông tin vào dạy và học ngay từ đầu cấp tiểu học là hình thức giúp trẻ tiếp cận với xu hướng của thời đại và sẽ giúp trẻ có thói quen với tư duy hiện đại.
Với tốc độ phát triển như hiện nay, trong 5 năm nữa, thao tác học sinh và cả người lớn sẽ thay đổi vô cùng . Đó chính là việc đặt móng xây dựng nền tảng cơ bản, vững chắc con người VN thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tôi tin sở GD-ĐT khi đã lắng nghe, tiếp nhận sẽ có định hướng và quyết tâm xây dựng kế hoạch chi tiết và lộ trình khoa học khả thi...
Về tài chính, còn có quy định pháp lý, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư…và có chính quyền và HĐND giám sát.
Tôi tin rằng, còn rất nhiều cha mẹ học sinh, những nhà giáo dục, những nhà khoa học cùng chia sẻ và ủng hộ cái mới.
- Lê Ngọc Điệp (nguyên trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM)