Tuy vậy, có một đặc điểm khác biệt ở thị trường Việt Nam, đó là số lượng người bán hàng không được thống kê chính thức trên các nền tảng mạng xã hội là rất lớn. Bốn mặt hàng chủ yếu được bày bán trên các trang mạng xã hội là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thời trang và đồ gia dụng.
Người Việt Nam sử dụng Internet trung bình 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, chủ yếu thông qua smartphone. Mục đích sử dụng Internet chính của người Việt là để vào các mạng xã hội. Điều này dẫn tới việc mạng xã hội đang trở thành một trong những kênh bán hàng hiệu quả nhất hiện nay.
Dựa trên những số liệu thống kê của mình, vị chuyên gia này cho rằng, các nền tảng (sàn) thương mại điện tử hiện chỉ chiếm 40% tổng số giao dịch trực tuyến tại Việt Nam. 60% tổng giao dịch còn lại thuộc về các tài khoản cá nhân, các trang fanpage và group trên mạng xã hội.
Điều này dẫn tới một thực tế là việc thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa trên mạng xã hội tại Việt Nam hiện vẫn còn rất sơ khai, chủ yếu qua hình thức COD (nhận hàng - trả tiền), ông Bình nói.
Phát triển thanh toán số trên mạng xã hội sẽ thúc đẩy TMĐT
Tại các thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, hình thức thanh toán qua COD chiếm tỷ trọng rất thấp, dưới 40% số giao dịch thương mại điện tử. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hòa Bình, khoảng 90% số giao dịch qua mạng xã hội hiện nay tại Việt Nam được thực hiện qua hình thức COD, chỉ 10% còn lại được thực hiện thông qua chuyển khoản.
Ở Việt Nam, các hãng vận chuyển gần như miễn phí dịch vụ COD. Nhiều doanh nghiệp logistic coi hình thức thanh toán COD như một dịch vụ giá trị gia tăng khi vận chuyển, trong khi ở các thị trường khác, phí COD chiếm khoảng 3% giá trị đơn hàng.
Chuyên gia công nghệ Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Trọng Đạt |
Hình thức thanh toán qua dịch vụ COD có một điểm yếu là số lượng khách hàng bỏ đơn nhiều, thời gian quay vòng vốn chậm. Tỷ lệ hoàn đơn của loại hình này rơi vào khoảng từ 8-10%, cá biệt, một số sản phẩm, dịch vụ có tỷ lệ hoàn đơn lên tới 25-30%.
Nguyên nhân của tình trạng này là bởi, người dùng Việt thường thay đổi quyết định mua hàng do việc chốt đơn theo cảm xúc. Bên cạnh đó, các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ hoàn đơn khi mua hàng online cao còn do người mua hết tiền lúc nhận hàng, shiper không gọi điện được cho người mua hoặc người mua “bom đơn” không nhận.
Từ đây, có thể thấy, tính trách nhiệm trong việc đặt đơn hàng theo hình thức giao hàng - nhận tiền (COD) rất thấp. Thực tế này gây thiệt hại lớn cho các cá nhân, doanh nghiệp bởi những thiệt hại về chi phí marketing và cơ hội doanh thu.
Theo ông Nguyễn Hòa Bình, việc phát triển công cụ thanh toán số trên môi trường mạng xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chốt đơn hàng, giảm tỷ lệ hoàn đơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.
Trọng Đạt
" alt=""/>60% đơn hàng online tại Việt Nam diễn ra trên mạng xã hộiĐồng quan điểm, chuyên gia Lê Vương Thịnh (kênh XeTV) nhận định, VF 7 là một trong những chiếc xe có cảm giác lái thú vị nhất phân khúc. Sở hữu sức mạnh động cơ “khủng”, nhưng người lái vẫn dễ dàng kiểm soát xe nhờ hệ thống lái chính xác.
“Tôi bất ngờ với khả năng vận hành của xe, cực kì mạnh mẽ, cực kì chính xác. Đặc biệt, phản hồi vô-lăng rất thật tay, đảm bảo tính chính xác trong từng pha lái”, anh Vương Thịnh nhận xét.
Sau khi trải nghiệm, reviewer Phạm Ngọc Tân (kênh Đường 2 Chiều) cho biết: “VF 7 có hai điểm rất đáng giá là sức mạnh động cơ và tính thẩm mỹ vượt tầm phân khúc”.
Được chắp bút bởi Torino Design, VF 7 từng là một trong những mẫu concept ấn tượng nhất khi lần đầu được trưng bày tại Los Angeles Motor Show 2022. Thể thao, cá tính và thời thượng là những từ được nhiều chuyên gia đánh giá về thiết kế của chiếc C-SUV điện. Tuỳ chọn trần kính toàn cảnh là điểm nhấn thú vị kết hợp với khoang lái rộng rãi, nội thất cao cấp, VF 7 gần như không có “điểm chết”.
Anh Tùng Trịnh (diễn đàn Tinh Tế) cho rằng, studio danh tiếng Torino Design (Ý) đã đưa xu hướng thiết kế thời thượng trong làng xe hơi quốc tế vào VF 7.
“Với tổng thể thiết kế thể thao, hiện đại và nổi bật, VF 7 cân đối và bắt mắt. Những đường nét thiết kế tài tình và tinh tế khiến VF 7 phù hợp với đa số khách hàng từ cá nhân đến gia đình”, anh Tùng Trịnh nói.
Mẫu xe điện “đáng tiền”
Chi phí lăn bánh của VF 7 được giới quan sát cho rằng cạnh tranh trong bối cảnh “chật chội” của phân khúc C-SUV hiện tại.
“Trải nghiệm lái VF 7 gần gấp đôi với các đối thủ cùng tầm giá lăn bánh. Xe tăng tốc vọt, cấu trúc AWD giúp xe giữ độ chắc chắn mỗi khi vọt đi hay vào cua, phanh êm ái. Nền tảng cơ khí của xe vô cùng dày dặn, thiết kế hầm hố, VF 7 là chiếc xe đáng tiền trong phân khúc C”, chuyên gia Trịnh Lê Hùng (AutoDaily) nhận định.
Phân tích kỹ hơn về chi phí lăn bánh và sử dụng, reviewer Hoàng Vũ (kênh Xe Hay) cho rằng, VF 7 thu hút người dùng bởi chính sách giá tốt và chi phí sử dụng rất rẻ khi so với xe xăng.
“Chi phí lăn bánh thậm chí còn thấp hơn giá niêm yết vì ô tô điện vẫn được miễn 100% phí trước bạ, cộng thêm ưu đãi 30 triệu đồng khách đặt cọc VF 7 tiên phong”, anh nói.
Cụ thể, nếu khách hàng mua bản Base thuê pin giá 850 triệu đồng, bản Plus thuê pin giá 999 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí lăn bánh tại Hà Nội thấp hơn cả giá niêm yết, chỉ khoảng 842 triệu đồng với bản Base và 991 triệu đồng với bản Plus. Trong khi xe xăng đến hết 2023 sẽ hết ưu đãi 50% phí trước bạ khiến tương quan so sánh càng lợi thế hơn cho VF 7 khi đặt lên bàn cân so sánh.
Về chi phí sử dụng, xe điện có ưu thế hơn rất nhiều bởi chi phí nhiên liệu hay bảo dưỡng đều rẻ hơn hẳn so với xe xăng cùng phân khúc.
Vượt trội từ hàm lượng trang bị, công nghệ an toàn, nhất là sức mạnh động cơ, nhưng giá lăn bánh của VF 7 giá chỉ tương đương các xe cùng phân khúc chạy động cơ đốt trong. “VF 7 là chiếc xe đáng tiền”, chuyên gia Chu Hữu Thọ (kênh Autobikes) kết luận.
Thế Định
" alt=""/>VinFast VF 7Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh nên vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ cho trẻ. Giữ ấm cơ thể và cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng để tránh nhiễm bệnh. Ảnh minh họa
Nên cho trẻ đi kiểm tra tai - mũi - họng
Chia sẻ về các bệnh liên quan đến đường hô hấp của trẻ nhỏ, PGS.TS. Chu Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Việt Nam khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mùa hay gặp các tình trạng bệnh hô hấp thường là khi chuyển mùa thu sang đông, đông sang xuân, không khí lạnh và ẩm là điều kiện cho virus phát triển.
Cơ thể chưa thích nghi ngay được với thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, hệ miễn dịch kém rất dễ mắc bệnh. Do vậy, nên tiêm phòng cúm, thường vào đầu mùa thu và đầu mùa xuân để phòng bệnh.
Về hiện tượng trẻ thở khò khè khi ngủ, chuyên gia cho biết, khò khè là một triệu chứng hô hấp báo hiệu đường thở của trẻ đang có vấn đề. Nguyên nhân có thể do viêm tiểu phế quản, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản hoặc việc hít phải dị vậy nhỏ cũng gây ra thở khò khè ở trẻ nhỏ.
Còn hiện tượng có đờm trong cổ họng, với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy. Vì thế, trẻ phải ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra. Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.
TS. Chu Thị Hạnh cho hay, có những cháu bé rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu bé có các triệu chứng khò khè, ho có đờm, phụ huynh nên cho bé kiểm tra tai mũi họng xem có bị amidan quá to hay bị hen phế quản hay không? Tốt nhất nên cho cháu đi khám chuyên khoa nhi để bác sỹ phát hiện sớm.
"Trong trường hợp mũi họng của bé bị nhiễm trùng thì vẫn phải dùng kháng sinh, nếu không sẽ lan ra các cơ quan khác như viêm tai giữa, viêm phổi... Kháng sinh có thể chữa bệnh nhưng cũng ảnh hưởng nên các bác sỹ sẽ cân nhắc để cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý", bác sỹ Hạnh cho biết thêm.
Để tránh cho trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong mùa lạnh, PGS.TS. Chu Thị Hạnh tư vấn, phụ huynh nên dùng khăn và nước muối sinh lý ấm để rửa mũi và vệ sinh răng miệng cho trẻ để không bị nhiễm trùng. Quàng khăn mỏng ở cổ cho trẻ, giữ ấm cơ thể khi ra bên ngoài để trẻ không bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất để trẻ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống lại các virus gây bệnh.
Với tình trạng trẻ thở khò khè do có đờm trong cổ họng, bố mẹ có thể chữa trị cho bé bằng những phương pháp dân gian rất hiệu quả như dùng quả quất hay lá hẹ. Một số cách đơn giản sau để khắc phục tình trạng thở khò khè và cổ họng có đờm ở trẻ: - Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày. - Hấp cách thủy quất với đường phèn hoặc mật ong, chắt lấy nước cốt cho bé uống 2-3 lần/ngày. Tuy nhiên nếu những hiện tượng trên không có dấu hiệu giảm thì bố mẹ nên cho con đi kiểm tra để các bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. |
(Theo Gia đình & Xã hội)
'Thần dược' tự nhiên chữa ho cho trẻ" alt=""/>Trẻ ho nhiều kèm đờm, thở khò khè, xử lý thế nào?