Văn Phượng 'Mẹ ghẻ' giành giải đầu tiên sau 13 năm làm diễn viên

Thế giới 2025-04-27 18:46:14 55
{ keywords}
Văn Phượng và Nhan Phúc Vinh giành giải Nam và Nữ diễn viên được yêu thích nhất tại Mai Vàng 2020.  

Văn Phượng được khán giả phía Nam yêu thích với vai người mẹ khắc khổ tên Diệu trong phim Mẹ ghẻphát sóng hồi tháng 5/2020. Nữ diễn viên đã phải làm xấu mình,ănPhượngMẹghẻgiànhgiảiđầutiênsaunămlàmdiễnviêtấn công lăn xả, thậm chí suýt chết đuối trong quá trình quay phim. Bù lại vai diễn của cô được khán giả đón nhận. 

Lần đầu nữ diễn viên sinh năm 1988 được đề cử giải Mai Vàng 2020 ở hạng mục Nữ diễn viên được yêu thích nhất.Tuy nhiên cô phải cạnh tranh với nhiều đối thủ nặng ký như:  Hồng Diễm (vai Khuê, phim Hoa hồng trên ngực trái), Ninh Dương Lan Ngọc (vai Miss Q, phim Gái già lắm chiêu 3),Quỳnh Lam (vai Thảo và Ngọc Bích, phim Luật trời),Thanh Hằng (vai Thiên Kim, phim Chị chị em em). Mặc dù vậy cuối cùng Văn Phượng vẫn được xướng tên là người chiến thắng. 

{ keywords}
 Nữ diễn viên phải làm xấu mình để trông thật khắc khổ khi lên phim. 

Phát biểu trên sân khấu trao giải, Văn Phượng cho biết cô còn nhiều mong muốn trong nghề như mong thành công hơn, muốn đáp lại tình cảm khán giả. Diễn viên luôn cố gắng, "không muốn phụ lòng khán giả bởi họ là người đã cho tôi sự động viên, tình cảm yêu mến. Tôi luôn muốn đáp lại tình cảm này".

{ keywords}
Văn Phượng chia sẻ giải Mai Vàng là mong ước bấy nhiêu năm qua nay đã thành sự thật. 

Văn Phượng đang tham gia quay hai dự án phim, trong đó có dự án của đạo diễn Trương Dũng. Lần hợp tác này, cô đóng hai vai và vai diễn đặc biệt, khác hoàn toàn so với vai diễn mình từng thể hiện trước đây. Người đẹp kỳ vọng mình sẽ lại tiếp tục ghi được dấu ấn trong lòng khán giả với hình ảnh mới này., khác hoàn toàn so với vai diễn tôi từng thể hiện trước đây. 

Văn Phượng sinh năm 1988, từng tốt nghiệp ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM. Với khuôn mặt ưa nhìn, ngay khi học năm nhất Đại học Sân khấu Điện ảnh, Văn Phượng được giao vai chính trong phim truyền hình Những khoảng trời riêng của đạo diễn Đỗ Mai Nhất Tuấn. Nhân vật người vợ đau khổ đã lấy được nhiều nước mắt của khán giả.

{ keywords}
Văn Phượng diện đầm gợi cảm tới nhận giải Mai vàng tối 14/1. 

Sau đó cô được đạo diễn Việt Trinh chọn vào vai chính trong phimTrở về 1.Bộ phim từng là hiện tượng truyền hình trên sóng HTV – Đài Truyền hình TP.HCM năm 2012 và đã giúp Văn Phượng giành được đề cử HTV Awards. 

Clip trích đoạn Văn Phượng trong "Mẹ ghẻ"

Mỹ Anh

Văn Phượng 'Mẹ ghẻ' lột xác khác hẳn hình ảnh khổ cực trên phim

Văn Phượng 'Mẹ ghẻ' lột xác khác hẳn hình ảnh khổ cực trên phim

Vào vai một người phụ nữ có số phận long đong, nữ diễn viên sinh năm 1988 đã phải làm xấu mình đi rất nhiều để phù hợp với nhân vật.

本文地址:http://play.tour-time.com/html/98f199539.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Siêu máy tính dự đoán Osasuna vs Sevilla, 00h00 ngày 25/4

 - Vật phẩm tượng đầu rồng tặng Tổng thống Obama của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải trải qua khoảng 50 công đoạn, qua nhiều khâu kiểm soát, với những tiêu chí rất đặc biệt.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Tổng thống Mỹ Barack Obama một món quà là bức tượng đầu rồng. Đây là vật phẩm bằng gốm phủ men mang tên “Thông điệp ngàn năm”, lấy cảm hứng từ hình tượng Rồng thời Lý đã được ông Trần Thanh Tùng, Giám đốc Cirle Group, chịu trách nhiệm thiết kế cùng cộng sự hoàn thành sau gần 3 tháng.

Ông Tùng cho biết, trước đó, Thủ tướng ngỏ ý muốn tặng Tổng thống Obama một món quà “mang đậm màu sắc văn hóa Việt”. 

"Với yêu cầu này, chúng tôi đưa ra 3 đề cử là đầu rồng, hình tượng chân đèn thời Lý và chú Tễu. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã chọn hình tượng đầu rồng bởi trong lịch sử và truyền thuyết đều ghi rất rõ rồng là cội nguồn của người Việt, người Việt đều nhận ‘cha Rồng mẹ tiên’. Rồng Việt cũng thể hiện nền văn hóa lúa nước, biểu trưng cho mưa thuận gió hòa, thời Lý hình tượng rồng đã đạt đến đỉnh cao của sự hoàn mỹ".

{keywords}

Bức tượng đầu rồng thời Lý được hoàn thành sau gần 3 tháng

Chia sẻ về bức tượng đầu rồng, ông Tùng nói: “Nhiều người thắc mắc tại sao chỉ là đầu rồng mà không phải cả con rồng? nhưng thực chất trong bức tượng này đã có cả con rồng. 

Mào chính là thân con rồng gấp khúc (rồng túi đặc trưng thời Lý) đồng thời chính thân rồng biểu tượng chữ ‘Lôi’ trong hán ngữ thể hiện sấm sét cầu cho mưa thuận gió hòa, thân rồng gấp khúc thể hiện cho dòng chảy sông Hồng ôm lấy toàn bộ kinh thành Thăng Long xưa. 

Rồng Việt Nam từ xưa đến này đều ngậm ngọc thể hiện sự minh triết, trí tuệ trong sáng, thể hiện người Việt luôn đặt tri thức lên hàng đầu".

{keywords}

2 trong số nhiều bức tượng đầu rồng bị nhóm chế tác loại vì không đạt tiêu chuẩn

Có một điều thú vị ông Tùng cũng tiết lộ, trong quá trình sáng tạo bức tượng, anh rất ít khi chia sẻ hình ảnh và nếu gửi cho mọi người mình phải chụp từ dưới chụp lên. Bởi lo ngại bị coppy, làm giả nên ông phải cẩn trọng. “Ngày 27/5, khi có việc qua làng gốm Bát Tràng, tôi vô tình phát hiện có người đã đến đây tìm mua tượng đầu rồng như phiên bản tặng tổng thống”, ông nói.

Hình tượng rồng thời Lý được lựa chọn để chế tạo nhưng việc chọn chất liệu cũng khiến nhóm chế tác đau đầu. Ban đầu nhóm định dùng chất liệu đồng dát vàng vốn được người Á Đông rất chuộng nhưng quan điểm phương Tây chưa hẳn đã vậy. 

Trong khi đó, qua các đợt khai quật tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) hiện vật hình tượng rồng Lý – Trần đều làm từ gốm. Nhóm chế tác đã quyết định làm song song Gốm và đồng dát vàng. Cuối cùng vật phẩm từ gốm được chọn.

Sau khi chọn gốm, nhóm lại phải băn khoăn bởi các hiện vật thời Lý Trần từ trước đến nay đều không phủ men nhưng nếu không phủ men hình tượng rồng sẽ không hấp dẫn. “Nếu phủ men thì men thời nào? màu men nào? Hoàng lưu ly (vàng), thời xưa chỉ vua chúa mới được dùng và Thanh lưu ly (xanh) đem lại sự dịu mắt, thân thiện. 

"Chúng tôi quyết định làm cả 2 màu để chế tác. Sau cùng, màu men Thanh lưu ly biểu trưng cho sự hòa bình, thân thiện đã được chọn” ông Tùng cho biết thêm.

{keywords}

Những bức tượng đầu rồng bị loại, ở giữa là tượng được chế tác từ đồng dát vàng.

Ngày ra lò sản phẩm cuối cùng là 5/5/2016, khi chọn được sản phẩm ưng ý, nhóm chế tác bắt tay thực hiện việc thiết kế và sản xuất làm đế và hộp đựng. Chiếc đế đặt đầu rồng phải có liên hệ nhất định với phần tượng. Dù 2 vật phải có mối liên hệ với nhau nhưng chiếc đế vẫn phải thiết kế đơn giản hơn để làm nổi bật phần tượng nếu đế quá phức tạp, sẽ làm lu mờ vật chính.

Dưới đế có hai dòng chữ: “Thông điệp ngàn năm”, “Rồng thời Lý và niên đại”, mặt sau ghi lại giá trị nổi bật biểu trưng cho sự phồn vinh, sức mạnh dân tộc và sự phát triển được viết bằng tiếng Anh.

Chiếc hộp đựng cũng phải làm lại nhiều lần, lần thiết kế thứ 4 cả nhóm mới ưng ý. Hộp đựng sản phẩm bằng chất liệu mica dày 1,5cm có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu lịch sử văn hóa Việt Nam bằng hình ảnh và câu chữ ngắn gọn. 

Nắp hộp có gắn nam chân để đảm bảo tính an toàn cho sản phẩm bên trong. Đi kèm hộp là găng tay để người xem có thể dùng di chuyển sản phẩm. Chiếc hộp này lại được đặt trong một chiếc hộp gỗ bọc da để tránh va đập. Khi đặt 2 hộp đặt vào nhau phải đảm bảo khít hoàn toàn và khi lắc hộp không được phát ra âm thanh nào.

Người chịu trách nhiệm chính chế tác tiếp tục chia sẻ: “Chúng tôi còn “tập dượt” nhiều lần bằng cách thả rơi tự do chiếc hộp để đảm bảo vật phẩm bên trong không bị ảnh hưởng. Đặc biệt đây là vật phẩm sẽ di chuyển sang Mỹ bằng đường hàng không”.

{keywords}

Một trong những chiếc hộp đựng tượng đầu rồng bị loại do không đạt yêu cầu

Ông Tùng cũng nhấn mạnh, quan điểm làm gốm của người Việt khác người Trung Quốc và nhóm chế tác đã tạo nên vật phẩm riêng biệt để người phương tây nhìn vào phát hiện đây là sản phẩm được sáng tạo bởi người Việt chứ không phải người Trung Hoa.

Ngày xưa, làng Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc) được chọn để làm đồ cho vua dùng. Những sản phẩm nào được chọn sẽ được tiến vua, đương nhiên những sản phẩm bị loại đều phải đập vỡ, nhiều khi những vật phẩm đó bị loại không phải là do lỗi, bới đó là nguyên tắc. 

Chúng tôi chế tác ra bức tượng đầu rồng cũng đã phải làm rất nhiều mới chọn được bức ưng ý nhất. Ban đầu chúng tôi cũng có ý định hủy số tượng không được chọn nhưng chúng tôi lại quyết định sẽ giữ lại bởi cái được chọn là độc nhất, không thể có cái thứ 2. 

Chúng tôi sẽ đem những vật phẩm còn lại tặng lại các trung tâm tín ngưỡng phục vụ cho cộng đồng. Nhưng có một điều chắc chắn chúng tôi sẽ không dùng với mục đích thương mại, dù rằng có rất nhiều người ngỏ ý muốn mua lại. Thậm chí, một số anh em trong nhóm chế tác cũng muốn sở hữu các vật phẩm chưa đạt yêu cầu này với lý do: “Chúng ta đã góp sức làm, mối người muốn có một chút gì để lưu giữ làm kỷ niệm” Tôi giải thích rằng: “Chúng ta đã cùng nhau chế tác món quà này đó chính là kỷ niệm lớn nhất”.

Ngọc Trang –Thúy Nga

">

Những chuyện chưa kể về vật phẩm Thủ tướng tặng Obama

pexels rene asmussen 4181649.jpg
Tôi không thể nén giận khi thấy 2 bàn tiệc cưới toàn trẻ em ngồi. Ảnh minh họa: Pexels

Tính tới tính lui, chúng tôi chọn thuê nhà hàng giá phải chăng, làm lễ thành hôn, đãi khách nhà trai và nhà gái chung một tiệc.

Tổng số khách mời gói gọn khoảng 28 bàn tiệc. Tôi đặt thêm 2 bàn dự phòng nhưng đinh ninh sẽ không phải dùng đến.

Do tiệc ở nhà hàng, hạn chế trẻ em nên tôi nói chồng dặn bố mẹ chồng mời khách thì nói khéo để họ không dẫn theo con cháu. Tôi chỉ muốn hạn chế tối đa sự cố ngoài dự tính và không phát sinh chi phí.

Ngày cưới trời mưa khá to, nhưng khách đến đông đủ khiến vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm. Càng gần giờ làm lễ, họ hàng nhà trai đến càng nhiều. Tôi chưa kịp mừng thì thấy họ dẫn theo con cháu rất đông.

Tôi nghĩ thầm, chắc họ sẽ kê thêm ghế cho các cháu nhỏ ngồi chung bàn. 30 phút trước khi buổi lễ diễn ra, tôi choáng váng khi nhân viên nhà hàng ra báo phải dùng đến 2 bàn tiệc dự phòng.

Điều đáng trách, khách nhà trai dồn trẻ em đi kèm sang 2 bàn dự phòng, chứ không ngồi xen kẽ như tôi dự tính. 

Với 2 bàn trẻ em ngồi kín, tôi phải trả chi phí tính thêm là 6 triệu đồng. Như vậy, tiệc chưa tàn mà vợ chồng tôi đã mất trắng nửa tháng lương.

Không thể làm gì khác, tôi chuyển sang giận dỗi chồng, hỏi anh tại sao không nhắc bố mẹ nói khách hạn chế dẫn theo con cháu. Anh ấy thề thốt đã nhắc bố mẹ không dưới 3 lần.

Tôi không nén được cơn giận, mặt mày cau có. Lúc lên sân khấu làm lễ, vẻ mặt khó chịu của tôi rơi vào tầm ngắm của nhà chồng. 

Thế nên, trong lúc chúng tôi đến chào bàn, một người họ hàng bên chồng cợt nhả: “Chưa mở phong bì mừng cưới mà mặt cô dâu đã nặng như đeo đá thế kia”.

Cơn giận bị châm ngòi, tôi chẳng chịu thua, lên tiếng cạnh khóe: “Cần gì kiểm đếm nữa ạ? Nhìn khách thế kia thì xác định vui là chính thôi ạ”.

Tôi đang nói thì chồng giật tay ra hiệu dừng lại. Nụ cười chào khách của mẹ chồng đanh lại. Bà ra hiệu tôi vào phòng thay đồ nói chuyện.

Vào phòng, mẹ chồng trách tôi ăn nói thiếu chừng mực, hỗn láo với họ hàng. Tôi không nhịn, bật lại: “Bố mẹ hỗ trợ đồng nào cho vợ chồng con làm đám cưới không? Bố mẹ không phụ một đồng nào thì làm sao hiểu được cảm giác người ta dẫn con cháu đến “ăn chùa”. 

Chưa cần kiểm tra thùng tiền mà thấy gánh nợ 2 bàn tiệc toàn trẻ con. Chưa kể, đám trẻ con ấy toàn là người bên họ hàng nhà trai, nhà gái của con không có ai dẫn theo con cháu”.

Mẹ chồng quay sang chồng tôi đay nghiến: “Con chọn vợ giỏi lắm, chưa bước vào nhà đã dạy đời mẹ”.

Nói xong, bà vội vã ra ngoài tiếp khách. Từ đó đến nay, bà không hỏi han đến vợ chồng tôi. Có lần, chồng tôi hỏi thăm, hứa Tết về quê chơi thì mẹ chồng bảo không cần.

Tôi không biết mình sai chỗ nào mà mẹ chồng lại giận dỗi như thế. Đáng ra, bà phải xuống nước, nhận sai mới đúng.

Bà đâu có biết, sau đám cưới, vợ chồng tôi phải nhịn ăn nhịn mặc để trả thêm nợ cưới, trong khi bố mẹ chồng không cho một xu.

Tết này, tôi dự định vẫn về quê cho tròn bổn phận. Mẹ chồng đối xử ra sao thì ra, dẫu gì tôi cũng đâu có sống chung.

Mời độc giả chia sẻ ý kiến về câu chuyện này qua địa chỉ mail: bandoisong@vietnamnet.vn hoặc bình luận phía cuối bài. Trân trọng!

Độc giả giấu tên

Người phụ nữ cưới vợ cho con rể cũ, đón thêm thành viên nhí, nhà đầy ắp tiếng cười

Người phụ nữ cưới vợ cho con rể cũ, đón thêm thành viên nhí, nhà đầy ắp tiếng cười

Con dâu mới ngoan ngoãn, con rể hạnh phúc hẳn lên, con gái ruột vui vẻ đón nhận - đó là điều mong mỏi nhất của bà Sáu - người phụ nữ cưới vợ mới cho con rể cũ.">

Khách dẫn trẻ con ngồi kín 2 bàn tiệc, mẹ chồng nàng dâu khẩu chiến ở đám cưới

Nhận định, soi kèo Stoke City vs Sheffield United, 02h00 ngày 26/4: Hoàn thành nhiệm vụ

Moon Bok-hee (nickname Boki, 26 tuổi) là một mukbang (nghề phát sóng cảnh ăn uống) nổi tiếng tại Hàn Quốc. Mới đây, cô bị cư dân mạng tố gian dối khi thực hiện các vlog ăn uống trên kênh cá nhân.

Cụ thể, một bài viết trên trang The Qoo chỉ ra nhiều điểm đáng ngờ, chứng tỏ tất cả clip của cô đều đã được cắt ghép, chỉnh sửa.

Tác giả bài viết cho rằng dù nội dung các video này mô tả Bok-hee đã ăn hết lượng thức ăn lớn bày ra trước màn hình nhưng thực tế, cô nàng chỉ "giả vờ ăn", tức bỏ thức ăn vào miệng, giả vờ nhai sau đó nhổ ra.

mukbang han quoc anh 1
mukbang han quoc anh 2

Moon Bok-hee bị tố giả vờ ăn trong các vlog.

Tất nhiên, hình ảnh Bok-hee nhổ thức ăn đều đã được cắt và xóa để đánh lừa người hâm mộ. Bài viết trên trang The Qoo cho thấy mukbang người Hàn luôn ra dấu tay ở những phân cảnh cần cắt ghép. Không chỉ vậy, các clip ăn uống của Bok-hee đa số đều không liền mạch, thức ăn và nhiều đồ vật trong khung hình liên tục thay đổi vị trí.

Dưới bài đăng "lật tẩy" chiêu trò của mukbang Hàn Quốc, nhiều người để lại bình luận "ném đá" thể hiện sự tức giận. "Giả vờ ăn, vừa lãng phí thức ăn vừa lừa dối người hâm mộ", "Không thể chấp nhận được, cô ta xem khán giả như kẻ ngốc"... là những comment chỉ trích của dân mạng.

Trước sự phản đối của khán giả, Bok-hee mới đây lên tiếng rằng cô không chỉnh sửa video nhưng từ chối cung cấp các clip bản đầy đủ để chứng minh. Hiện, 9X đã xóa nhiều bài đăng, clip và chuyển trang cá nhân sang chế độ riêng tư.

Trước đó không lâu, Bok-hee cũng bị "ném đá" vì không minh bạch, công khai về các clip có trả phí quảng cáo hoặc nhận tài trợ. Cô nàng đã phải công khai tâm thư xin lỗi dài gần 1.000 từ trên trang cá nhân để xoa dịu người hâm mộ.

mukbang han quoc anh 3

Mukbang Moon Bok-hee có hàng triệu lượt theo dõi nhờ các clip "ăn thùng uống vại".

Mới tham gia làm mukbang một năm nay, Bok-hee đã sở hữu gần 4 triệu lượt theo dõi, mỗi video đều có trung bình 1-2 triệu lượt xem. Cô nổi tiếng với khả năng có thể ăn lượng thức ăn lớn chỉ trong một miếng, còn gọi là "Boki one-bite" (tạm dịch: một miếng của Boki).

Ngoài khả năng ăn uống, Bok-hee còn thu hút lượng người xem, theo dõi lớn nhờ vẻ ngoài xinh đẹp, ngoại hình thon thả với cân nặng chưa đầy 50 kg, cao 1,68 m.

Mukbang là từ ghép của "mukja" (ăn uống) và "bangsong" (phát sóng) trong tiếng Hàn. Bắt nguồn từ Hàn Quốc, phong trào này dần lan rộng sang các nước Mỹ, Trung Quốc. Trong mỗi video mukbang, các "diễn viên" sẽ ngồi trước màn hình, ăn một lượng thức ăn khổng lồ và giao lưu với khán giả thông qua khung trò chuyện trực tuyến.

Vì mức độ yêu thích lớn, nhiều người coi mukbang là công việc nghiêm túc và “cần câu cơm” quan trọng. Lý giải tại sao mukbang lại hot tới vậy, nhiều người cho rằng lý do yêu thích đơn thuần xuất phát từ việc thích nhìn người khác “nhúng đẫm miếng thịt vào bát nước sốt” và “ăn nó với thật nhiều hứng thú”.

“Lý do khiến mukbang được yêu thích là nó biến ăn uống thành một hoạt động tập thể. Ai cũng thích đồ ăn ngon và hành động này kết nối mọi người thông qua các bữa ăn dù họ ở khắp nơi trên thế giới”, Victor Chang, Giám đốc tiếp thị của chuỗi nhà hàng gà rán có trụ sở tại Hàn Quốc, cho biết.

Ảo thuật gia tiết lộ sở thích của các tỷ phú ở Mỹ

Ảo thuật gia tiết lộ sở thích của các tỷ phú ở Mỹ

Khách hàng của ảo thuật gia 42 tuổi là những người đĩnh đạc và tinh tế. Họ không thích các trò ảo thuật ngớ ngẩn, hài hước thông thường.

">

YouTuber Hàn bị tố 'giả vờ nhai' rồi nhổ thức ăn trong clip mukbang

Nhạc sĩ Vinh Sử qua đời sau thời gian dài mắc bạo bệnh. 

Trong ký ức của nhiều thế hệ nghệ sĩ, Vinh Sử là người tài hoa, sống chân tình và hết lòng với sự nghiệp sáng tác. Các ca khúc làm nên tên tuổi ông đều có ca từ bình dị, gần gũi đời sống, giai điệu dễ nghe dễ thuộc được đông đảo giới mộ điệu âm nhạc yêu thích qua mấy thập kỷ. 

'Vinh Sử là một dân chơi thứ thiệt của Sài Gòn!'

Chia sẻ với VietNamNet, ca sĩ Tuấn Hiệp bồi hồi nhắc lại kỷ niệm với cố nhạc sĩ Vinh Sử hồi năm 2011. Khi ấy, Vinh Sử đã chủ động liên hệ với Tuấn Hiệp ngỏ lời thể hiện ca khúc Hà Nội và Em. Vì quý mến nam nhạc sĩ, Tuấn Hiệp đã vui vẻ nhận lời ông.

Ca sĩ Tuấn Hiệp quý mến Vinh Sử vì sự chân thành, hào sảng của ông. 

Ca sĩ Tuấn Hiệp hoài niệm nhắc lại khoảnh khắc nam nhạc sĩ gửi phong bì cho mình và nói: “Hiệp ơi, anh biết là giá thu âm một bài hát của em cao hơn số tiền này nhiều, nhưng anh chỉ có thế này em nhận giúp anh nhé”. Hiểu được hoàn cảnh khó khăn của nam nhạc sĩ, Tuấn Hiệp đã từ chối nhận phong bì và khuyên ông giữ lại số tiền để lo cho sức khỏe.

“Hay tin Vinh Sử vừa qua đời tại Sài Gòn, tôi thương tiếc ông. Với tôi, nghệ sĩ Vinh Sử ngoài âm nhạc với hàng loạt những bài hát nổi tiếng đi cùng năm tháng như: Nhẫn cỏ cho em, Gõ cửa trái tim, Đêm lang thang, Tình đẹp mùa chôm chôm, Mưa bụi,..., ông còn còn là một dân chơi thứ thiệt của Sài Gòn” - Tuấn Hiệp chia sẻ cảm xúc khi hay tin ông ra đi. 

'Vinh Sử là người bạn của giới lao động bình dân!'

Trên trang cá nhân, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long đăng tải bài viết dài thể hiện niềm tiếc thương với cố nhạc sĩ.

Nguyễn Quang Long kể anh may mắn gặp được Vinh Sử ở cả Hà Nội và Sài Gòn. Qua những dịp tiếp xúc, anh thấy quý tính cách gần gũi, nghệ sĩ mà cũng rất "Anh hai Sài Gòn" của ông. Cả hai người có dịp tâm tình về nghề, về đời sống. Anh cũng được nhạc sĩ giải thích cặn kẽ về nguồn cơn sáng tác các ca khúc vang danh. 

Theo anh, danh xưng "Vua nhạc sến" được khán giả qua nhiều thế hệ dành tặng Vinh Sử là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, âm nhạc của ông qua nhiều thời đại, đổi thay của thị trường vẫn có sức lan tỏa sâu rộng, bền bỉ.

Anh nhận định những câu hát của nhạc sĩ thực sự là chỗ dựa cho những người lao động nghèo, lam lũ. Là chỗ để người thành đạt có địa vị, chức sắc đôi khi nao lòng nhớ lại chuyện ngày xưa. Là chỗ để nhiều khi trong cuộc sống bon chen, nhiều lo toan con người ta bỗng thấy dịu đi.

"Vĩnh biệt ông, một nhạc sĩ tài hoa, người bạn của giới lao động bình dân, một nhạc sĩ góp phần tạo nên tinh thần của đường phố Sài Gòn trong tâm hồn rất nhiều người Việt thế hệ trước chúng tôi, thế hệ chúng tôi và sau chúng tôi", anh bày tỏ. 

MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng nhắc về cái duyên được làm việc cùng Vinh Sử. Anh kể: "Tôi tình cờ được làm MC cho một show nhạc Vinh Sử tại Hà Nội. Tôi chỉ thuộc hàng con cháu của ông nhưng tôi xin phép cùng các khán giả yêu nhạc của ông thành kinh phân ưu cùng gia đình nhạc sĩ".

Lễ tang nhạc sĩ Vinh Sử được tổ chức tại nhà riêng ở quận Bình Tân. Lễ nhập quan vào 9h ngày 10/9. Lễ di quan diễn ra ngày 13/10, an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.

'Vua nhạc sến' Vinh Sử U80 thích đeo vàng, sống vui dù ung thư di căn

'Vua nhạc sến' Vinh Sử U80 thích đeo vàng, sống vui dù ung thư di căn

Tuổi 77, nhạc sĩ Vinh Sử đối diện bệnh tật để sống thanh thản, không oán trách. Ông đã sẵn sàng để ra đi bất cứ lúc nào, mồ mả đã tự lo xong. Bên ông là người vợ tào khang đã không bỏ rơi ông lúc hoạn nạn.

">

'Vua nhạc sến' Vinh Sử trong ký ức người ở lại

Giây phút gặp mặt tình cờ cũng là thời điểm trái tim của hai con người có tâm hồn hòa hợp cùng bắt sóng chung nhịp đập.

Giây phút gặp mặt tình cờ cũng là thời điểm trái tim của hai con người có tâm hồn hòa hợp cùng bắt sóng chung nhịp đập. Sau đó không lâu, chàng kĩ sư quyết định bỏ phố về miệt vườn cưới cô gái tật nguyền làm vợ trước sự ngỡ ngàng của hết thảy mọi người.

{keywords}

Ngôi nhà hai anh Đặng và hai mẹ con chị Mai đang sinh sống

Xúc cảm trái tim

Chiều ngả bóng dần vào đêm, xóm nghèo ấp Cây Me (xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, Long An) bắt đầu le lói những ánh đèn điện mờ tỏ. Trong căn nhà nhỏ thưng bằng ván gỗ nằm khiêm tốn bên vệ đường vào ấp, chị Nguyễn Thị Tuyết Mai (28 tuổi) và người mẹ già đang lúi húi lo bữa tối. 

Mọi thứ đã xong xuôi nhưng cả nhà vẫn chưa ăn cơm vì còn chờ anh Nguyễn Văn Đặng (30 tuổi), chồng của chị Tuyết đi chăn bò về. Trong gian nhà nhỏ không có tài sản gì giá trị, vợ chồng Đặng niềm nở tiếp chúng tôi bằng tình cảm chân thật. Anh Đặng cho biết, kể từ khi về đây làm rể, anh chưa có điều kiện trở lại thăm người thân ruột thịt ở thành phố. Dù vậy cho đến nay anh chưa bao giờ ân hận với quyết định của mình dù tình yêu giành cho Mai có cả sự thương cảm vì hoàn cảnh éo le.

Trước khi có Đặng ở trong nhà, Mai là cô gái chịu nhiều vất vả khi bản thân bị bại liệt lại phải chăm sóc người mẹ mù lòa. Hai mẹ con phải dựa vào nhau, Mai phải làm mắt cho mẹ còn người mẹ lại làm chân tay cho con gái. Trước khi lâm hoàn cảnh bi đát như vậy, Mai từng là cô gái lành lặn, có một gia đình hạnh phúc. 

Quê gốc mãi Trà Vinh, vì nghèo khó, năm 1992 gia đình Mai lên ấp Cây Me này kiếm kế sinh nhai. Thời gian trôi đi, các anh chị em của Mai đều lấy vợ, lấy chồng rồi ra ở riêng. Năm 2000, trong lần đi đám giỗ người thân ở Trà Vinh, mẹ chị Mai bị bệnh cườm nước, không thuốc thang chạy chữa kịp thời nên đôi mắt bị mù lòa.

Cuộc sống khó khăn cứ thế trôi đi nhưng năm 2006, một tai họa khác lại tiếp tục dội xuống với gia đình Mai. Một hôm đi làm thuê cho chủ đất về, Mai cảm thấy trong người mệt mỏi, nóng sốt, cơ thể nhức buốt đặc biệt là đôi chân. Sau một ngày nằm li bì, lúc tỉnh dậy Mai thấy người mình mềm nhũn, chân không thể cử động được nữa. Lúc tỉnh dậy thì chỉ có mẹ bên cạnh nên Mai nhờ người mẹ mù lòa lần mò đến dùng tay véo mạnh vào da thịt. Lúc đó, đôi chân Mai không còn cảm giác nữa. Quá lo lắng, cha của Mai cố vay mượn khắp nơi mới có tiền đưa con gái lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) khám.

Nhớ lại chuyện xưa, chị Mai nghẹn ngào kể: “Ngày đó bác sĩ nói bệnh của tôi muốn được chữa khỏi phải mất gần 60 triệu đồng. Số tiền ấy đến nằm mơ gia đình tôi cũng chẳng giám nghĩ tới nên cha đành nuốt nước mắt đưa tôi về nhà nằm…chờ chết. 

Những ngày sau đó, không nỡ ngồi nhìn con gái chết nên ba tôi ngược xuôi tìm những vị thuốc dân gian sắc cho uống. Nhờ những thang thuốc đó mà tôi giữ lại được mạng sống nhưng đôi chân thì không bao giờ cử động được nữa. Một thời gian sau nó cứ teo tóp và dị dạng đi”. Lúc ấy chị Mai mới 19 tuổi, cái tuổi đầy ước mơ và hoài bão, vậy mà căn bệnh đã cướp đi tất cả.

Bất hạnh chưa dừng lại ở đó, chỉ hơn một năm sau, người cha-chỗ dựa duy nhất của hai mẹ con Mai qua đời sau một cơn bạo bệnh. Cuộc sống của hai mẹ con Mai thực sự bi đát, con thì bại liệt chỉ ngồi một chỗ, mẹ thì mù lòa chỉ quanh quẩn xó nhà. Trong khi những anh chị khác thì đều có gia đình riêng, cũng không dư giả gì nên hai mẹ con đành tự xoay xở. Tuy nhiên, trên thực tế thì phần lớn cả hai mẹ con sống được là nhờ vào tình thương của bà con xóm làng.

Nhà ngoại cũng ngỡ ngàng

{keywords}

Chị Tuyết Mai lúc chưa bị bệnh

Anh Đặng cho biết đến với Mai cũng là sự tình cờ. Năm 2009, anh đang là kỹ sư cơ khí chuyên bảo trì máy cho một công ty ở Bình Dương với thu nhập khá cao. Vào giữa năm ấy, một người bạn nhà ở Đầm Sen có xuống thăm người quen tại xã Hưng Điền thì tình cờ biết đến hoàn cảnh của Mai. 

Khi người bạn này về thành phố thì đem câu chuyện kể cho anh. Nghe xong anh Đặng rất xúc động nên xin số điện thoại để hỏi han động viên Mai. Chính những lần trò chuyện ấy đã khiến hai người hiểu nhau hơn, rồi dần hình thành sợi dây tình cảm.

{keywords}

Anh Đặng

Tết năm 2009, anh Đặng đã vượt 200km về gặp Mai. Hai con người đã có cảm tình qua lời nó đã không kìm nén được tình cảm, ôm nhau khóc nức nở. Sau vài ngày ở chơi và chuyện trò, anh Đặng quy lại Sài Gòn trong sự hụt hẫng và giằng xé cảm xúc của cả hai. Trong khi Mai mặc cảm về bản thân quá lớn thì Đặng cũng chưa đủ dũng cảm để quyết định. 

Nhưng sau mấy ngày về thành phố suy nghĩ một cách chín chắn, anh Đặng đã quyết định quay trở lại miệt vườn ngỏ lời với Mai. Nghe xong, Mai đã khóc òa vì hạnh phúc. Người mẹ già cũng không cầm được nước mắt những vẫn khuyên anh nên tìm một cô gái khác vì con bà không xứng với anh. Dù vậy Đặng nhất tâm với ý định và tình cảm của mình, muốn được ở lại miệt vườn sống để chăm sóc hai mẹ con Mai.

Quyết định của anh Đặng không chỉ làm mẹ con Mai mà khiến mọi người bất ngờ. Thậm chí, những anh em của Mai ở nơi xa khi biết chuyện đã kịch liệt phản đối vì không thể có chuyện vô lí đó được. Họ lo sợ Đặng có âm mưu hòng chiếm đoạt đất đai. Thế nhưng, bằng tình yêu thương chân thành, chàng trai phố thị đã hoàn toàn thuyết phục được mọi người hiểu ý định của mình. 

Không lâu sau một lễ cưới đạm bạc được tổ chức cho Đặng và Mai. Khi cả hai cùng cúi lạy gia tiên, thề sống bên nhau trọn đời, nhiều người không cầm nổi nước mắt. Đó là minh chứng để họ tin rằng trên cuộc đời này vẫn luôn có những tấm lòng thơm thảo và những tình cảm thuần khiết bằng chính những giá trị của con người.

(Theo Giadinh.net.vn)

">

Chàng kĩ sư bỏ phố về quê dệt tình yêu cùng cô gái tật nguyền

友情链接