Trần Ngọc Anh - Thủ khoa toàn quốc thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Ngọc Anh đạt 9,2 điểm môn Toán; 9,25 điểm môn Ngữ văn; 9,5 điểm ở hai môn Lịch sử và Địa lý; điểm 10 tuyệt đối ở môn Ngoại ngữ và Giáo dục công dân.
Nữ sinh này cho biết đã lựa chọn theo học tại Trường ĐH Ngoại thương. Trước đó, em đã trúng tuyển vào trường này theo phương thức xét học bạ và điểm IELTS. Điểm IELTS của Ngọc Anh là 7.5.
Thủ khoa khối A có nguyện vọng vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Với việc giành được tổng điểm 29,55, Trần Cao Sơn (học sinh lớp 12A1, Trường THPT Hùng Thắng, Hải Phòng) trở thành thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển khối A cao nhất cả nước sau kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021.
Trần Cao Sơn - Thủ khoa khối A
Cụ thể, Cao Sơn đạt 9,8 điểm môn Toán; 9,75 điểm môn Vật lý và 10 điểm môn Hóa.
Với ước mơ trở thành một lập trình viên trong tương lai, Sơn cho hay em dự định sẽ đăng ký nguyện vọng vào ngành Khoa học máy tính của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thủ khoa khối B có nguyện vọng vào Trường ĐH Y Hà Nội
Với việc giành được 3 điểm 10 ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Võ Thị Kim Anh (học sinh lớp 12 Toán 1 của Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) không chỉ trở thành thủ khoa khối B mà còn là thủ khoa duy nhất giành 3 điểm 10.
Nữ sinh Hà Tĩnh và thầy giáo Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh
Điểm thi các môn thi khác của Kim Anh cũng rất tốt. Cụ thể, điểm thi môn Vật lý là 7,25 điểm, điểm trung bình của bài thi Khoa học Tự nhiên đạt 9,08 điểm. Điểm thi môn tiếng Anh của em cũng đạt 8,6 điểm.
Với kết quả này, Kim Anh sẽ đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào ngành Y khoa của Trường ĐH Y Hà Nội.
“Giai đoạn này, chứng kiến những cố gắng, nỗ lực và cả sự hy sinh thầm lặng của các y bác sĩ để chống lại dịch bệnh Covid-19, em càng thêm yêu nghề này và vững tin với mơ ước được giúp người, giúp đời”, Kim Anh nói.
Hai thủ khoa khối C đều muốn theo ngành luật
Bùi Quốc Bảo - học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (Khánh Hòa) là 1 trong 2 thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tổ hợp khối C cao nhất toàn quốc.
Bùi Quốc Bảo và cô giáo
Quốc Bảo đạt 9,25 điểm môn Ngữ văn, 10 điểm môn Lịch sử và 10 điểm môn Địa lý. Em cũng là thí sinh duy nhất đạt 2 điểm 10 của khối C.
Các môn thi còn lại Quốc Bảo đạt kết quả cũng khá cao với 8 điểm Toán, 9,75 điểm Giáo dục công dân và 8,2 điểm Tiếng Anh.
Quốc Bảo dự định sẽ ra Hà Nội theo học ở Trường ĐH Kiểm sát. "Em hay xem phim truyền hình, trước đây thấy có nhân vật kiểm sát viên rất thú vị nên rất thích. Sau đó, em tìm hiểu kỹ hơn và quyết định theo đuổi ngành học này" - Bảo cho biết.
Cùng với Bùi Quốc Bảo, thí sinh Đinh Thị Kim Ngân, học sinh lớp 12C3 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An là thí sinh thứ hai đạt 29,25 điểm ở khối C. Trong đó, em đạt điểm 9,5 môn Ngữ văn, 10 điểm môn Lịch sử và 9,75 điểm môn Địa lý.
Thủ khoa khối C toàn quốc Đinh Thị Kim Ngân vừa được kết nạp Đảng sáng 26/7
Kim Ngân cũng đạt điểm Toán là 8,2 điểm, Giáo dục công dân 9,75 điểm và Tiếng Anh là 8,8 điểm.
Ước mơ sau này của Kim Ngân là được làm việc trong bộ phận pháp chế của doanh nghiệp, do đó em dự định đăng ký vào Khoa Luật kinh tế (Trường ĐH Luật Hà Nội).
Thủ khoa khối D muốn vào ĐH An ninh Nhân dân
Đạt tổng điểm 29,15, Bùi Thị Ngọc Quỳnh (học sinh lớp 12A1, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Kon Tum) trở thành thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển khối D cao nhất cả nước sau kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021.
Bùi Thị Ngọc Quỳnh có tổng điểm 3 môn xét tuyển khối D cao nhất cả nước
Cụ thể, nữ sinh Kon Tum đạt 9,4 điểm Toán; 9,75 điểm Ngữ văn và 10 điểm môn Tiếng Anh.
Với kết quả này, Quỳnh dự kiến đăng ký nguyện vọng vào ngành Nghiệp vụ an ninh của Trường ĐH An ninh nhân dân. Lý do đơn giản chỉ là Quỳnh thích nghề này.
Thủ khoa khối A1 đã trúng tuyển Trường ĐH FPT
Là thủ khoa khối A1 của cả nước với tổng điểm 29,55, Thân Trọng An (học sinh Trường THPT Lục Nam) còn trở thành thủ khoa khối D của Bắc Giang khi đạt 28,55 điểm ở khối thi này.
Thân Trọng An - Thủ khoa khối A1 của cả nước “ẵm luôn” thủ khoa khối D của Bắc Giang
Tuy nhiên, An cho biết dự kiến sẽ không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học. Mới đây, An đã nhận được giấy báo trúng tuyển theo phương thức xét tuyển học bạ vào Trường ĐH FPT. An nói, đây là ngôi trường cậu đã mơ ước theo học từ lâu.
Dự định của thủ khoa khối A1 là vào ngành Công nghệ thông tin của trường này với trở thành lập trình viên trong tương lai.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Phương Chitổng hợp
Top 100 thí sinh có điểm cao nhất khối A toàn quốc
Thí sinh có điểm cao nhất khối A đạt 29,55 điểm. Có 96 thí sinh đạt điểm khối A từ 28,35 trở lên.
" alt="Các thủ khoa thi tốt nghiệp THPT năm 2021 chọn đăng ký xét tuyển vào đại học nào?" />
Nguyễn Thành Vinh trong phim Phía trước là bầu trời
Nguyễn Thành Vinh là Á quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia mùa đầu tiên (Ngọc Minh là quán quân). Lúc đó, Vinh là học sinh chuyên Hóa trường chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa.
Sau đó, Vinh giành được học bổng của chính phủ Úc và tiếp tục con đường du học, trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ tuổi nhất của Việt Nam ở nước ngoài.
Vinh khá quen thuộc khi đã vào vai chàng sinh viên tên Nam trong phim truyền hình “Phía trước là bầu trời”. Hiện anh có một công việc tốt ở Úc và có một cuộc sống rất hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình ở xứ sở này.
Người làm chuyên môn cần môi trường để làm việc
Là dân Olympia mùa đầu tiên cùng với Doãn Minh Đăng. Hẳn anh có theo dõi vụ lùm xùm liên quan đến thầy Đăng với nhà trường ở Cần Thơ vừa qua chứ?
Tôi có biết vụ này từ trước và cũng có dẫn vụ việc lên facebook của mình. Nhắc đến anh Đăng hầu hết dân Olympia mùa đầu ai cũng biết và ai cũng quý anh ấy.
Anh Đăng hơn tôi một tuổi. Anh ấy trẻ trung nhiệt huyết và đã gây được một ấn tượng đặc biệt về kiến thức, tư duy. Và trên hết, anh Đăng như một người anh cả bởi sự già dặn chín chắn, với lối hành xử rất người lớn, rất đàng hoàng.
Có thể trong thành tích của cuộc thi mà chúng tôi được vinh danh, anh Đăng không có nhiều điều đáng nói nhưng những kiến thức chuyên môn sau này của anh Đăng, quả thật rất đáng nể.
Anh ấy đi học ở Hà Lan, học Tiến sĩ rồi về nước làm việc. Chúng tôi cũng hơi bất ngờ.
Sự bất ngờ phải chăng là vì Đăng là một trong số hiếm hoi dân Olympia đi du học mà trở về còn đa số là tìm cơ hội làm việc ở nước ngoài?
Cái này tôi phải nói rõ, thực ra dân Olympia có cơ hội du học bằng chương trình ấy thì chỉ có quán quân thôi. Á quân đa số phải tự xin học bổng, hoặc theo một chương trình nào đó của địa phương.
Hồi xưa tôi đi du học, tôi xin học bổng của chính phủ Úc.
Cho đến năm nay, quán quân có 15 người, không biết 2 bạn mới đã đi chưa. Nhưng Á quân, có người xin được học bổng, có người không như đa số mọi người đều nỗ lực xin học bổng đã đi du học cả và cũng không nhiều người trở về nước làm việc.
Khi chúng tôi đã đi du học, nhất là những người chọn con đường làm chuyên môn nghiên cứu thì ít ai quay về. Đó là điều tôi bất ngờ ở trường hợp của anh Đăng. Dĩ nhiên, mỗi người có một lý do để về, điều này tôi không ý kiến.
Anh có thể cho biết lý do tại sao anh không quay về?
Tôi cũng định quay về sau khi học xong đại học. Nhưng khi đó tôi nhận thấy tôi không có một cơ hội công việc nào rõ ràng cả.
Tôi vốn thích làm nghiên cứu nên tôi tiếp tục xin học bổng Tiến sĩ và ở lại học tiếp. Rồi tôi chuyên tâm với con đường nghiên cứu giảng dạy, nên về Việt Nam khó cho tôi làm được trọn vẹn con đường tôi chọn nên tôi quyết định ở lại nước ngoài.
Có cực đoan quá không vì cũng rất nhiều người trở về và thành đạt đấy chứ, thưa anh?
Tôi vẫn nhắc lại mọi người có một lựa chọn nhưng như tôi hay anh Đăng đều chọn làm chuyên môn. Dân chuyên môn thì cần môi trường chuyên môn đúng nghĩa chứ không phải thành ông này bà nọ.
Tôi thấy suy nghĩ của tôi và cơ chế giáo dục của nước nhà không thực sự gặp nhau. Đó là lý do lớn nhất mà mỗi lần nghĩ đến chuyện quay về tôi đều cảm thấy khó có thể ổn.
Những cái tôi muốn thực hiện chắc chắn sẽ khó thực hiện, khó phù hợp. Mà khó phù hợp thì rất dễ làm mất thời gian của cả đôi bên.
Tôi đã từng tự hỏi mình rồi tự trả lời rằng nếu học xong đại học mà về ngay thì chắc chắn tôi không làm nghiên cứu nhưng nếu tốt nghiệp tiến sĩ mà về thì chắc chắn tôi sẽ theo đuổi con đường nghiên cứu.
Khi làm tiến sĩ xong, nếu tôi về chắc là dạy học ở một trường đại học nào đó. Con đường nghiên cứu chắc sẽ khó rộng mở với tôi.
Lương thì như anh cũng biết, mấy triệu một tháng. Muốn sống khỏe, muốn lo được cho gia đình thì chắc phải dạy thêm, làm thêm một số thứ như các giảng viên khác vẫn làm để kiếm thêm thu nhập thôi.
Tức là anh sợ mình bị lãng phí nếu quay về?
Lãng phí thì rõ ràng rồi. Vì chúng tôi đã bỏ hết tuổi trẻ ra để học, để đeo đuổi một con đường và muốn làm những thứ chuyên môn đúng nghĩa nhưng ở Việt Nam thì chắc chắn là khó làm được.
Nhưng còn những lý do khác. Thứ nhất, cuộc sống bên này sẽ tốt hơn cho những ai đã học xong. Gia đình tôi sẽ sống thoải mái hơn và các con tôi sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt hơn.
Và, điều kiện, môi trường làm việc chắc chắn tốt hơn.
Bên này, tôi không phải lo lắng đến việc phải làm thêm một cái gì đó để sống cả. Làm đúng công việc của mình có thể sống khỏe, sống yên. Những người có chuyên môn chỉ cần sống với chuyên môn, không cần phải chạy đua chức tước hay gì cả.
Nên, tôi hoàn toàn hiểu lựa chọn của anh Đăng khi mà từ chối những thứ tưởng như là rất tốt đẹp mà nhà trường nơi anh ấy giảng dạy, muốn dành cho anh ấy.
Gia đình hạnh phúc của Nguyễn Thành Vinh
Nên nghĩ rộng hơn khái niệm quê hương và cống hiến
Anh có nhắc đến vợ con trong lựa chọn của anh. Phải chăng, lý do ở lại của anh còn là cả vấn đề an sinh xã hội?
Tôi phải nghĩ đến con tôi. Về mặt giáo dục, y tế và về mặt tương lai của các con nữa.
Khi người ta đưa ra khái niệm cống hiến cho đất nước, anh thấy thế nào?
Nói chung nơi nào tốt hơn thì cứ thế làm việc thôi vì trong lĩnh vực mà tôi làm việc thì làm ở đâu cũng là cống hiến. Tôi ở Mỹ hay Úc hay bất cứ nước nào thì cũng đóng góp cho nhân loại.
Đừng tự bó hẹp không gian sống của mình khi thế giới là của chung và chúng ta có những người Việt đáng tự hào khi họ thành công ở nước ngoài
Còn ủng hộ cho Việt Nam thì tôi có nhiều cách, không nhất thiết là phải về. Nếu tôi có học bổng làm Tiến sĩ thì có thể mời sinh viên Việt Nam sang. Nhóm tôi bây giờ cũng có một sinh viên Việt Nam sang làm Tiến sĩ.
Hay có những dự án liên kết với Việt Nam như dự án với viện khoa học vật liệu chẳng hạn, chúng tôi vẫn hợp tác tốt.
Còn nếu trở về để làm một người bình thường như bao nhiêu người khác và sự đóng góp của mình bị giảm thiểu đến mức thấp nhất thì tại sao phải chọn con đường trở về?
Còn nếu ai đó hỏi tôi khái niệm tình yêu quê hương trong sự trở về đó, tôi nói ngắn gọn thế này: quê hương- yêu thì vẫn yêu nhưng mà công việc và tình yêu quê hương là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Đem vào bàn cân đó còn nhiều thứ để đo đếm.
Bi kịch nhất của những người giỏi chuyên môn là không được làm chuyên môn của mình. Nhưng ai cũng nghĩ vì chưa được làm nên chưa về thì có cực đoan lắm không anh?
Tôi bắt đầu đi du học 12 năm trước và đi làm ở Đức, rồi về Úc.
Tôi cảm thấy rất thú vị với những nơi tôi đã đi qua, đã từng làm mà cái thú vị đó không phải ở vị thế của một người tự ti dân tộc mà chiêm ngưỡng cái cao sang nào đó như người ta hình dung.
Môi trường làm việc, đời sống an sinh, kiến thức xã hội… đều là những cái mới mà tôi khám phá hàng ngày và nhất là công việc mỗi ngày. Tôi được đam mê, được sáng tạo, được tuyển lựa những thế hệ sinh viên tiên tiến để truyền thụ.
Những điều này về Việt Nam chắc là khó.
Dĩ nhiên, tôi nhắc lại, mỗi người có một lựa chọn và ai cũng phải sống với lựa chọn đó. Một khi họ đã lựa chọn thì chẳng thể phán xét đó là sai hay đúng, đáng tiếc hay là không. Ai ở trong hoàn cảnh của chính họ thì mới có thể hiểu.
Đừng cướp đi nhiệt huyết của những người như anh Đăng
Vậy, nếu anh là Doãn Minh Đăng, anh sẽ làm gì, lúc này?
Tôi muốn nhấn mạnh ý này, cái đáng tiếc nhất của anh Đăng không phải là trở về hay ở lại nước ngoài, mà chính là anh đã lựa chọn như thế mà những tác động từ môi trường làm việc khiến nhiệt huyết biến mất.
Đau hơn, môi trường khiến những người như anh Đăng phải nghi ngờ chính lựa chọn của họ. Nó chẳng khác gì sự hủy hoại.
Những người đã từ bỏ cơ hội ở nước ngoài quay về nước làm việc, theo tôi, họ rất dũng cảm. Như anh Đăng, đã không được làm điều mình muốn làm mà dinh vào ba chuyện linh tinh vớ vẩn, thì mới thực sự lãng phí một con người, một con đường.
Anh có nhận xét gì về chuyện xảy ra với Doãn Minh Đăng không?
Tôi cảm thấy hơi nực cười và vô duyên, vô lý. Từ chuyện nhỏ, như đi một cuộc hội thảo vài ngày, thì từ một phó khoa bị thôi việc không cho giảng dạy nữa, chuyển qua một phòng không liên quan đến chuyên môn.
Tôi không tin nổi. Và không hiểu sao trong môi trường đại học thời nay rồi mà còn những điều như thế.
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện
(Theo Hoàng Nguyên Vũ/Tri Thức Trẻ)
Xem thêm:
Cựu thí sinh Olympia:"Tôi từ bỏ mọi cơ hội chỉ để làm khoa học"" alt="Á quân Olympia nêu lý do không trở về nước làm việc" />
Tạo hình con hươu được dàn UAV tạo ra trên bầu trời Scotland. Ảnh: Reuters
“Các phần mềm đã được sử dụng để lập trình chuyển động của dàn UAV, qua đó tạo ra các hình ảnh trên bầu trời”, người tổ chức hoạt động, nhà thiết kế đồ họa Gary Wilson nói.
Video: Reuters
Tuấn Trần
Mát-xa với rắn, biện pháp trị liệu giúp khách hàng vui khỏe
Theo chủ spa, mát-xa với rắn không chỉ giúp lưu thông máu, giảm đau nhức, mà còn giúp tiết ra một loại hóc-môn khiến khách hàng thêm yêu đời.
" alt="Xem dàn máy bay không người lái tạo hình đón năm mới trên trời" />
Đoạn phim về trải nghiệm kinh hoàng trên sau đó đã được Maurice đăng tải trên Instagram cá nhân. "Tôi vô cùng sửng sốt về độ lớn của nó và thật may mắn vì tôi vẫn còn sống. Thật lòng mà nói, độ lớn của trận tuyết lở này nếu không gây chấn thương nặng, thì cũng sẽ chôn vùi và giết chết bạn", anh cho biết với CNN.
Các trận tuyết lở vốn khó có thể đoán định và thường rất nguy hiểm. Không phải ai cũng có thể may mắn sống sót như Maurice khi gặp phải hiện tượng trên. Theo Trung tâm Thông tin về Tuyết lở tại Colorado (CAIC), ít nhất 23 người đã thiệt mạng trong các vụ tuyết lở xảy ra tại Mỹ vào năm ngoái.
Video: 9News
Việt Anh
Trung Quốc trình làng mẫu tàu siêu tốc 620 km/giờ
Trung Quốc mới đây đã hé lộ hình mẫu tàu cao tốc đệm từ mới có khả năng đạt tốc độ lên đến 620 km/giờ.
" alt="Sống sót thần kỳ sau tuyết lở từ sườn núi cao hàng trăm mét" />