Chelsea sa thải Giám đốc thương mại Damian Willoughby chỉ một tháng sau khi bổ nhiệm (Ảnh: Dailymail).
"Bằng chứng về những tin nhắn không phù hợp mà ông Willoughby đã gửi, trước khi được Chelsea bổ nhiệm vào đầu tháng này, đã được CLB cung cấp và điều tra.
Mặc dù tin nhắn được gửi trước khi anh ấy làm việc tại CLB, nhưng hành vi đó hoàn toàn trái ngược với môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp được thiết lập bởi quyền sở hữu mới của CLB.
Các chủ sở hữu của CLB đang làm việc không mệt mỏi để thiết lập và đạt được những tiêu chuẩn cao nhất cả trong và ngoài sân cỏ, đồng thời quyết tâm thiết lập và nuôi dưỡng một nền văn hóa minh bạch, trách nhiệm giải trình, hòa nhập, đa dạng và cơ hội. CLB cam kết tạo ra một môi trường thể hiện những giá trị này", thông báo của Chelsea giải thích về việc sa thải quan chức của mình.
Catalina Kim, đại diện thương mại bóng đá của Chelsea là người tố cáo Damian Willoughby có hành vi quấy rối tình dục đối với cô (Ảnh: Getty).
Theo tờ Dailymail, Giám đốc thương mại Damian Willoughby bị cáo buộc quấy rối tình dục bởi Catalina Kim, người đang giữ chức vụ đại diện thương mại bóng đá của Chelsea. Catalina Kim là một cô gái gốc châu Á, đã gửi 8 hình ảnh về tin nhắn quấy rối tình dục mà Damian Willoughby gửi cho cô tới chủ tịch kinh doanh của The Blues, Tom Glick.
Kim đã cung cấp cho Glick một loạt tin nhắn mà Willoughby hỏi cô có đồng ý khỏa thân không, gợi ý quan hệ tình dục, đăng một video khiêu dâm và đề nghị sẽ sắp xếp cho Kim một cuộc gặp với giám đốc điều hành của Man City là Ferran Soriano nếu cô sẵn sàng cùng Willoughby "nghịch ngợm".
Các nhân viên của Chelsea đã được thông báo về việc sa thải Willoughby thông qua một bản ghi nhớ nội bộ vào sáng nay (21/9). Hiện chưa có bình luận nào từ Damian Willoughby sau thông báo sa thải nói trên.
" alt=""/>Chelsea sa thải quan chức cấp cao vì quấy rối tình dục nữ đồng nghiệp"Tôi nhận thấy Chủ tịch CLB Bình Phước cũng có khát khao muốn phát triển bóng đá Việt Nam, có một số điểm chung với tôi. Chính vì thế, tôi quyết định đầu quân cho CLB bóng đá Bình Phước", Công Phượng nói thêm.
Công Phượng (7) khoác áo đội hạng dưới Bình Phước ở mùa giải 2024-2025 (Ảnh: Đỗ Minh Quân).
Theo tiết lộ của một số kênh truyền thông tại Thái Lan, Công Phượng nhận khoảng 18 tỷ đồng cho 3 năm khoác áo CLB Bình Phước. Tiền đạo này mang theo kỳ vọng của lớn của đội bóng miền Đông Nam bộ.
Bản thân Công Phượng cũng không ngần ngại đón nhận sức ép đang chờ anh ở phía trước, trong màu áo CLB mới: "Mùa giải này, tôi và toàn đội Bình Phước đặt ra mục tiêu thăng hạng lên V-League. Tôi cho rằng khi về thi đấu tại giải trong nước, tôi sẽ lấy lại được phong độ".
"Khi khoác áo bất kỳ đội bóng nào, tôi luôn nỗ lực trong tập luyện và thi đấu. Khi trở về khoác áo đội Bình Phước, tôi nghĩ rằng tôi sẽ hiện thực hóa nỗ lực của bản thân.
Trước mắt, tôi muốn cống hiến cho đội Bình Phước. Sau đó, nếu đội tuyển Việt Nam vẫn cần tôi, tôi luôn sẵn sàng. Tôi luôn muốn cống hiến cho đội tuyển quốc gia", tiền đạo xuất thân từ CLB Bình Phước khẳng định.
Thi đấu cho đội Bình Phước ở giải hạng Nhất 2024-2025, Công Phượng sẽ mang số áo 70. Đây là số áo khá lạ, bản thân Công Phượng cũng chưa bao giờ khoác áo số này ở các mùa giải trước đây.
" alt=""/>Tiền đạo Công Phượng mong ước được trở lại đội tuyển Việt NamNhóm các CĐV thích đi du lịch bụi từ Mexico đến Nam Mỹ có thể gặp khó về kinh phí tại World Cup 2022 ở Qatar (Ảnh: Getty).
Theo Bloomberg, để giải quyết tình trạng khan hiếm phòng ở, chính phủ Qatar đã lên phương án thuê 2 du thuyền cỡ lớn như những khách sạn nổi, cũng như dựng thêm khoảng 1.000 lều ngoài sa mạc, nhằm tạo thêm chỗ ở cho các CĐV.
Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi người hâm mộ từ khắp thế giới khi đi xem bóng đá không chỉ có vào sân rồi về khách sạn, mà họ còn hướng đến những lễ hội, những buổi tiệc ngoài trời, đúng tính chất "ăn bóng đá, ngủ bóng đá". Nên việc tiệc tùng và vui chơi ở những điểm công cộng như quảng trường, bãi biển là điều không hiếm.
Thế nhưng, điều này có thể gặp trở ngại, do quy định hạn chế rượu bia từ Qatar. Vả lại, chi phí để đến Qatar du lịch mùa World Cup không hề rẻ, vừa du lịch vừa tham gia các lễ hội nói trên dĩ nhiên càng đắt đỏ hơn.
Ngay ở Việt Nam, hiện cũng đã có một vài hãng lữ hành quảng cáo về các tour đến Qatar mùa Đông năm nay, nhưng với mức chi phí không hề dễ chịu, lên đến 150 triệu đồng - 200 triệu đồng/tour, chỉ để xem 1 trận đấu. Ở càng nhiều ngày, xem càng nhiều trận đấu, chi phí còn cao hơn.
Giá cao chủ yếu do tình trạng phòng ở, các chi phí ăn, nghỉ, di chuyển nội địa cũng cao hơn mức bình thường ở các xứ khác. Không phải CĐV nào cũng giàu có hoặc có sẵn thu nhập cao như người hâm mộ đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay các quốc gia phương Tây để có thể kham nổi chi phí đắt đỏ này.
Với các CĐV đến từ Nam Mỹ hay các quốc gia phía Đông châu Âu, nơi cũng có đại diện tham dự VCK World Cup 2022, chi phí đắt đỏ là thách thức lớn với người hâm mộ.
World Cup ở Qatar, lưu trú tại… Dubai
Cũng theo hãng tin Bloomberg, World Cup tại Qatar có thể làm lợi cho thành phố láng giềng Dubai, thuộc quốc gia láng giềng UAE.
Các lễ hội đường phố như thế này cũng khó diễn ra tại Qatar so với khi World Cup được tổ chức ở các nước khác, do quy định hạn chế rượu bia ở nơi công cộng của quốc gia sở tại (Ảnh: Getty).
Bloomberg hiện thống kê có khoảng 35% chuyến bay đến Doha (Qatar) trong mùa Đông năm nay, khoảng thời gian diễn ra World Cup 2022, đến từ Dubai (UAE).
Tức là thay vì chọn bay trực tiếp đến Qatar, CĐV từ các nước sẽ đến Dubai nghỉ ngơi, tổ chức lễ hội, và chỉ đến Qatar trong ngày diễn ra trận đấu, sau đó quay ngược trở về Dubai, vui chơi và chi tiêu tại đây.
Lý do đơn giản là vì Dubai phát triển du lịch trước Qatar, có nhiều kinh nghiệm và có lượng phòng khách sạn vượt trội so với Qatar, nên đây là địa chỉ quen thuộc hơn với người hâm mộ từ khắp thế giới hơn.
Ngành du lịch UAE vừa thông báo doanh thu của họ trong nửa đầu năm 2022 đạt hơn 5,2 tỷ USD. Họ dự báo con số này sẽ tăng vọt trong 2 tháng cuối năm, nhờ hưởng lợi từ World Cup 2022 ở quốc gia láng giềng Qatar.
Thậm chí, với các CĐV tiết kiệm, họ không cần phải đi máy bay từ Dubai (UAE) đến Doha (Qatar), mà hoàn toàn có thể di chuyển bằng đường bộ hơn 650km giữa 2 thành phố này, trên cung đường tuyệt đẹp dọc vịnh Ba Tư, mất khoảng 6 tiếng 30 phút chạy xe.
Thế nên, sẽ không lạ khi các CĐV chọn phương án kinh tế hơn, hợp túi tiền hơn, để thay vì chỉ xem 1 trận đấu nếu lưu trú tại Qatar, họ sẽ xem được nhiều trận đấu hơn, nếu lưu trú ở các quốc gia nằm sát với đất nước này.
Theo Bloomberg, tại Dubai, ngoài việc cung cấp gói nghỉ dưỡng kèm phương tiện di chuyển đến Qatar xem trận đấu, họ còn tổ chức các buổi chiếu bóng đá ở các tụ điểm công cộng, trên những màn hình khổng lồ, với đầy đủ rượu bia, để giữ chân người hâm mộ ở lại với Dubai càng lâu càng tốt.
Người hâm mộ ở lại càng lâu, họ chi tiền càng nhiều, đất nước càng thu lợi, đấy cũng là chiêu thức của các quốc gia lân cận Qatar, trong chiến dịch ăn theo World Cup 2022.
" alt=""/>World Cup 2022 tại Qatar sẽ cực kỳ đắt đỏ với người hâm mộ?